Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Tuesday, August 21, 2018

BÀI CA MÙA THU XANH - Thơ - Trần Thiên Thị

 BÀI CA MÙA THU XANH  

Trần Thiên Thị

Cám ơn
Bờ môi trăng non
Dạy tôi
Bài ca mùa thu mãi xanh
Cảm ơn
Hàng sao lá non
Dạy tôi
Mùa thu đâu cứ phải buồn 

Cảm ơn ban mai trinh nguyên
Bay lên xôn xao đôi cánh sen hồng
Sen tàn đầu màu thu xanh
gởi lại trong em triều hương trong lành

T.T.T.
READ MORE - BÀI CA MÙA THU XANH - Thơ - Trần Thiên Thị

THÔI VỀ HÁI CHÚT MÀU THU - Thơ - Nguyễn Hữu Minh Quân

Ảnh của Mai Lĩnh



THÔI VỀ HÁI CHÚT MÀU THU
Nguyễn Hữu Minh Quân

Bao năm tìm nhau giữa dòng đời xuôi ngược
em lạc hướng nào cuối phía đa đoan?
chia tay chiều hôm cay mắt lá
sương phủ tóc anh, mây phủ đời người
thoảng hốt một ngày về thăm chốn cũ
liêu xiêu bóng đổ mồ côi
liêu xiêu nhà xưa ngõ vắng
mười năm lênh đênh mây trắng ngang trời …
Thôi về gom lá hong ngày cũ
khói sương bay thơm ngát những sớm mai
đưa tay hái chút màu thu nhè nhẹ
thả hết phiền ưu sau tiếng thở dài.

N.H.M.Q.
READ MORE - THÔI VỀ HÁI CHÚT MÀU THU - Thơ - Nguyễn Hữu Minh Quân

NGÀY CỦA MÙA THU - Thơ - Đình Thu

Ảnh của Nguyễn Đăng Đệ


Ngày của mùa Thu
                        Đình Thu  

Tháng ngày  
trở lại rồi em
Mùa Thu tung chiếc
quạt mềm chao nghiêng

Nắng trôi
qua nửa hiên thềm
Và đôi mắt biếc 
lặng nhìn xa xăm

Thu vàng lên
cả tháng năm
Bờ xao xuyến nhớ
Chòng chành giấc mơ

Níu nguyên
một khoảng trời thơ
Để bâng khuâng nhớ
hững hờ phôi pha

Giấu thời gian
cuối nẻo xa
Bỗng nghe miền nhớ
Trôi qua ngập ngừng

               Đ.T.                        
READ MORE - NGÀY CỦA MÙA THU - Thơ - Đình Thu

TẢO MỘ, NÉT ĐẸP VĂN HÓA TÂM LINH - Nguyễn Đại Duẫn



TẢO MỘ, NÉT ĐẸP VĂN HÓA TÂM LINH
Nguyễn Đại Duẫn

Hằng năm, nhằm ngày mồng 1, 2 tháng 7 âm lịch là người làng Nguyệt Áng quê tôi tổ chức đi tảo mộ (quê tôi còn gọi là dẫy mã).  Không biết có tự bao giờ, việc tảo mộ quê tôi đã trở thành một thông lệ được truyền từ đời này sang đời khác. Mặc dù làm việc ở đâu, nghề nghiệp gì mọi thành viên trong gia đình tạm gác công việc để về cùng lo toan  tảo mộ. Vào dịp này, người ta lo sửa sang, thăm viếng mồ mả, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của tổ tiên, ông bà, người thân của mình, tưởng nhớ người đã khuất.
Khi còn bé, tôi lẽo đẽo theo cha, theo các lão cao niên,  bác, chú... cùng mấy anh chị ngang lứa trong họ đi tảo mộ. Chúng tôi thích lắm, thích nhất là được các ông trưởng họ cho cầm con cún dùng để thắp hương. Theo các cụ truyền lại, người nào được cầm con cún tức là người cầm ánh sáng đưa đường nên sau này làm ăn thành đạt. Rồi được mẹ cho mặc áo mới, “trốn” được buổi học đi chơi thỏa thích.
Ngày đó, đi tảo mộ mọi người chuẩn bị cuốc, dao rựa để phát cỏ dại, chặt cây quanh mộ, vun lại những nấm mộ bị mưa lụt xói lở. Ở quê tôi, những người đã khuất được mai táng ở cồn Đồng và cồn Rậm. Ở nơi này cao ráo, không có nước ứ động khỏi ảnh hưởng đến long mạch. Ngày tảo mộ, người lớn tuổi thì dẫy cỏ, chặt cây, vun nấm. Trẻ con chúng tôi thì đi bắt dế, bắt chim, hái sim, hái mốc hay trèo hái đa, hái bàng... Ngày tảo mộ là một ngày thỏa thích của tuị trẻ chúng tôi, tha hồ chạy nhảy, trốn tìm. Thời đó, nghĩa địa là nơi cây cối um tùm rậm rạp, hoang vu. Nhiều cây cổ thụ to bằng người ôm. Trên các hốc cây có chim sáo, chim cu làm tổ. Nếu trẻ con chưa đến nơi này lần nào thì dễ bị lạc và sợ ma lắm. Chạy nhảy, chơi mệt mấy anh em tìm đám cỏ nằm nghỉ nghe dế kêu, chim hót chờ các bậc cao niên trưởng họ cúng xong để được phần chuối, bưởi hậu tàn.
Trong những năm chiến tranh, chỉ có các bác, các chú đi tảo  mộ từ sáng sớm. Vì sợ bom rơi đạn lạc nên không cho chúng tôi đi. Cha tôi, cũng như các anh trai tráng thanh niên trong làng đã lên đường nhập ngũ vào Nam. Mỗi lần, các bác, các chú đi tảo mộ là bà nội tôi nhờ họ khấn vái xin tổ tiên cho cha tôi và các anh tránh được “mũi tên, hòn đạn”, và trở về bình an. Bọn trẻ con chúng tôi lại “trốn” học, chơi ở cửa hầm chờ những người đi tảo mộ về cho phần cúng mộ.


Năm nay, tôi dẫn con cháu về tảo mộ từ sớm. Gọi là Hội làng thì đúng hơn vì từ sáng sớm, mọi người đủ độ tuổi, thành phần, áo quần chỉnh tề có mặt tại  nghĩa địa khi mặt trời lên độ cây sào. Xe máy, xe con đậu đầy đường, chỉ đi muộn một chút là không có chỗ để đi. Nay đi tảo mộ người ta không còn mang theo dao cuốc nữa. Mộ được đưa vào lăng, xây bằng xi măng, lát đá hoa hay đá men hiện đại. Nhiều họ phái có điều kiện người ta còn vẽ rồng rắn, hay bắt hình long, li, qui,  phụng rất công phu. Trẻ con không còn có nơi để chạy nhảy, bắt chim, bắt dế, không còn chờ đợi phần quà hậu tàn như chúng tôi ngày xưa nữa.... Các cây cổ thụ một phần già cỗi, phần bị người ta chặt bỏ để xây lăng, nên các lão cụ cũng không còn chỗ để tránh nắng, để tâm tư. Mọi người gặp nhau hỏi thăm tình hình làm ăn, sức khỏe, nhất là người đi xa về. Các cụ thắp hương, cúng tế tổ tiên…Xong việc thắp hương ngoài lăng mộ, mọi người  về nhà thờ họ để cúng tế, mời tổ tiên, ông bà về nhà. Sau phần cúng tế, trưởng họ lên giới thiệu về gia phả dòng họ, gốc tích tổ tiên. Rồi ông thay mặt dòng họ đánh giá hoạt động XH của các gia đình; khen thưởng cho các gia đình có con cháu học hành thành đạt; kêu gọi đóng góp tu sửa nhà thờ, đóng góp khuyến học họ tộc; động viên mọi người đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau tiến bộ, làm ăn phát đạt. Tảo mộ quê tôi đã trở thành nét truyền thống tốt đẹp. Đó cũng là thể hiện  tình cảm hướng về với nguồn cội. Các cụ thường nói: “Cây có cội, nước có nguồn , con người có tổ có tông” là vậy.
Theo quan niệm người xưa,  trong thời khắc thiêng liêng của việc hương đèn cúng tế,  âm dương giao hòa , con người có thể thả hồn với thiên nhiên và cảm ứng được với tổ tiên, những người đã khuất. Việc tảo mộ không chỉ phản ánh mối tương quan xã hội, giữa những người còn sống với nhau mà còn là bổn phận của con cháu đối với tổ tông, ông bà, người thân khuất mặt. Tảo mộ là dịp con cháu đến chăm sóc mộ phần, một nét đẹp văn hoá thường được người dân Việt chú ý coi trọng, gìn giữ từ bao đời nay. Truyền thống tâm linh người Việt tin rằng, khi tảo mộ sửa sang mới mẻ nơi an nghỉ của tổ tông, ông bà, người thân làm cho âm hồn người đã khuất được thỏa mãn mà phù họ cho người sống được thuận lợi về làm ăn, phát tài, sức khỏe...Tảo mộ còn thể hể hiện lòng kính trọng đối với các bậc tổ tiên và đấng sinh thành đã khuất. Tục tảo mộ hằng năm, ngoài một phong tục phổ biến của người dân Việt khắp mọi miền đất nước, còn là một hoạt động mang tính dòng tộc rõ nét. Giữ gìn phong tục tảo mộ là giữ gìn giá trị đạo nghĩa làm người, tạo nên nếp nhà, gia phong, cũng là góp phần tạo nên nét văn hoá làng Việt và bảo tồn được hồn thiêng của văn hoá dân tộc..
Thiết nghĩ, việc tảo mộ không chỉ là phong tục mà còn thể hiện nét đẹp văn hóa tâm linh. Mọi người cần có trách nhiệm bảo tồn để cho việc tảo mộ quê tôi cũng như các địa phương khác được giữ gìn. Thông qua tảo mộ còn giáo dục truyền thống dòng họ, truyền thống quê hương, sự yêu thương, đoàn kết của một dòng họ, của một dân tộc cùng giúp đỡ nhau, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng giàu mạnh.
Nguyễn Đại Duẫn
Hội viên Hội VHNT Trường Sơn
Tiểu khu 5, thị trấn Quán Hàu, H: Quảng Ninh, T: Quảng Bình
DĐ: 0977194533

READ MORE - TẢO MỘ, NÉT ĐẸP VĂN HÓA TÂM LINH - Nguyễn Đại Duẫn

Giới thiệu sách: Tuyển Tập THƠ TÌNH của tác giả NGUYỄN AN BÌNH



Bìa THƠ TÌNH.jpg
GIỚI THIỆU SÁCH
Tuyển Tập THƠ TÌNH
Thơ, tác giả NGUYỄN AN BÌNH
Bìa Khánh Trường, tựa Lê Ngọc Trác
Trình bày Lê Hân & Nguyễn Thành
kỹ thuật Tạ Quốc Quang
phụ bản: những bài thơ phổ nhạc từ:
Phan Bá Kiệt, Hồ Hoàng, Quốc Khanh, Vũ Thư Nguyên, 
cảm nhận từ: Trúc Linh Lan, Trần Hoàng Vy (in ở lưng bìa sau).
nhà xuất bản: NHÂN ẢNH, USA - năm ấn hành: tháng 8/2018
sách dày 206 trang, ấn phí US$ 14.00
Có bán trên hệ thống Amazon toàn cầu: https://www.amazon.com/Tho-Tinh-Nguyen-Binh-Vietnamese/dp/1721255494/ref=sr_1_1?s=books&ie=UTF8&qid=1533701759&sr=1-1&keywords=tho+tinh+nguyen+an+binh
Sách đã có mặt ở Việt Nam, có thể liên hệ tác giả qua mail:

LỜI TỰA CỦA NHÀ PBVH LÊ NGỌC TRÁC
NGUYỄN AN BÌNH, THEO CÁNH CHIM
VỀ TRONG CHIÊM BAO
Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, nhiều nhà thơ đã viết về quê hương và tình yêu. Tên tuổi của tác giả và tác phẩm của họ sống mãi trong lòng người yêu thơ. Nhà thơ Nguyễn An Bình của chúng ta cũng như thế!
Gần 50 năm đi vào con đường sáng tạo thơ ca, Nguyễn An Bình vẫn viết về quê hương và tình yêu. Thấm đẫm tình cảm, bình dị, sâu lắng là nét đặc trưng của thơ Nguyễn An Bình. "Thơ tình" là thi phẩm thứ bảy của Nguyễn An Bình, tuyển chọn từ những bài thơ tình sáng tác nửa thế kỷ làm thơ (1968-1-2018). Tiếp xúc với "Thơ tình" chúng ta bắt gặp những trang thơ viết về một tình yêu lung linh sắc màu, những hoài niệm của một thời đáng yêu trong cuộc đời. "Thơ tình" Nguyễn An Bình nhiều cung bậc, tình cảm trải dài theo tuổi đời. Người đọc bắt gặp tâm sự của chính mình trong những câu thơ của anh:
"Anh thấy một trời mơ ước cũ
Theo cánh chim về trong chiêm bao"
Tình như sợi nắng. Có buồn khổ đợi chờ, có hạnh phúc thơm ngọt môi hôn. Cũng có lúc là những sợi mưa tương tư ướt đẫm hiên đời:
"Tôi như người mắc nợ
Trang thơ buồn chia đôi
Một mùa trăng đã vỡ
Thu rớt trên tay người!"
Nguyễn An Bình trải lòng mình trên sóng "cho tình thành thiên thu", thủy chung trong tình yêu:
"Bao dâu bể trái tim còn nồng ấm
Vẫn yêu người dù qua tuổi đôi mươi"
Khi được đọc thi phẩm "Thơ tình" Nguyễn An Bình, chúng tôi thấy gần gũi. Xin được mạo muội trích một cách tản mạn. Các bạn hãy tự đọc thơ, tự thấm và tự cảm mới thấy thú vị và đáng yêu hơn. Chúng tôi xin trân trọng mời các bạn hãy đọc "Thơ tình" của Nguyễn An Bình để nghe tình yêu của đời mình vỗ cánh. Những hình ảnh thân thương, những hoài niệm lên tiếng trong con tim nhỏ đầy ắp yêu thương, như tâm sự của Nguyễn An Bình:


"Trông lại núi rừng một đời vẫn thức
Người ngàn sau còn nhớ một bài thơ"

Lê Ngọc Trác
Phố biển La Gi mùa phượng 2018.

READ MORE - Giới thiệu sách: Tuyển Tập THƠ TÌNH của tác giả NGUYỄN AN BÌNH