Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Tuesday, March 28, 2017

CHÙM THƠ CHU VƯƠNG MIỆN



              Nhà thơ Chu Vương Miện


NGUYỄN CÔNG TRỨ

Một bụng rau lang no kềnh
vỗ mãi cùng trời đất
cái thân hèn chờ tẩm quất đấm lưng
Một cái khăn lúc làm chiếu lúc làm chăn
đời đáng ghét và đời đáng chán
cứ dập dềnh chìm trong bể hoạn
nằm không giường ngủ mãi ổ rơm
cõi đời này toàn rau luộc không cơm
mà chữ nghiã thánh hiền nhai khó nuốt
mòn cái chân già cái đầu gần nửa kiếp
xôi thì không mà bỏng cũng không
chán cho ta hồ thỉ tang bồng
uổng nến sáp đèn cầy cùng lều chõng
bao lần thi lần nào cũng hỏng
nợ áo cơm rau cháo nợ hoài
chả đêm nào thoát tiếng trống canh hai
kêu réo mãi nghe mà đứt ruột
buồn biết mấy mà không dám khóc
ôi trượng phu vác gạo thời nay
cửu vạn à ? sao lại có ta đây
từ bến sông bến tàu ngồi ngủ gục
có đôi lúc thèm bún riêu bánh đúc
ly trà xanh chiếu bát điếu cày
trưóc bốn vùng nam bắc đông tây
đi mãi mãi chưa bao lần đến
đã quá đủ thời khố dây khố bện
y chang chàng Trần Minh khố chuối thời xưa
Một chiếc thân khổ biết mấy chưa vừa
Ôi lều chõng lều ơi và với chõng
Uy Viễn ta bây chừ vẫn còn nằm chỏng gọng

                                           Chu Vương Miện

ĐỌC THƠ ĐỖ MỤC

Thương nữ bất tri vong quốc hận
Thương nam cũng vậy ? chả hơn gì ?
Cặn bã bồng bềnh trôi trên nước
Bạc Tần Hoài lặng lẽ trôi đi

vẳng bên sông khúc Hậu Đình Hoa
đời Trần Hậu Chủ mất bao giờ ?
một mảnh chia hai vùng nam bắc
triều đại này qua triều đại kia

Nước mất thì kệ cha nước mất!
vẫn bia với rượu vẫn chơi bời
nhạc nhõe trống kèn cùng với rượu
trần truồng múa hát thoả vui chơi

Bên sông còn mãi bầy trâu chó
Thương nữ phàm phu ngoác miệng cười ?
Nước mất cũng đành cho nước mất
lỡ nào để xổng mất cuộc vui

Nghìn năm Bắc thuộc giờ gặp lại
Xã hội ngày nay Chó lẫn người ?

                     Chu Vương Miện


TẠP CÚ 1

ngựa chạy nơi rú là ngựa hoang
ngựa có hàm thiếc dây chằng
là thiên lý mã
ngựa kéo xe là ngựa hèn
ngựa không nghe lời chủ là ngựa chướng
ngựa chạy không tự do
là ngựa đua
ngựa nhớ quê xưa
là ngựa hồ
ta ước là người Hung Nô

         Chu Vương Miện


TẠP CÚ 2

Đời nhà giáo viết bao nhiêu phấn
trắng trên bảng đen
rồi lấy khăn lau đi bằng hết
đời con dã tràng
xây bao nhiêu lâu đài
trên cát
sóng lùa đi bằng hết 
bao nhiêu nhà cách mạng
chết rục trong nhà tù
có người không còn xác
bao nhiêu tấm lòng yêu nưóc
chả khác chi
quạ đen kêu quàng quạc?

        Chu Vương Miện

READ MORE - CHÙM THƠ CHU VƯƠNG MIỆN

CHÙM THƠ THỦY ĐIỀN


  
        Tác giả Thủy Điền



VỊ ĐẮNG CUỘC ĐỜI

Cạn ly Cà-Phê đen
Mới thắm dần vị đắng
Qua trọn hết đêm trăng
Mới hay tình giả, thật

Lời đầu tiên ngọt mật
Chỉ chót lưỡi, đầu môi
Ly Cà-phê bốc khói
Đắng ! Bỗng chốc lại thôi

Tình hiến dâng gian dối
Đắng ! Suốt cả một đời.

                Thủy Điền
               22-03-2017 

ĐÊM VÔ VỊ

Đêm Dạ hội mùa đông
Dưới đèn trăm thiếu nữ
Sắc màu khoe đủ thứ
Choá mắt và chóa mắt

Chỉ trong vòng khoảnh khắc
Người đã vội quên tôi
Đi tìm loài hoa mới
Vui sướng giữa rừng người

Chiếc váy hồng nửa cởi
Vô vị thả buông lơi.

         Thủy Điền
        22-03-2017
  
THIẾU BÓNG ANH

Thiếu bóng anh, màn đêm tôi cảm....lạnh
Rét rung người như đứng giữa trời đông
Dẫu, căn phòng đang ấm nhạc, lời ca
Dẫu, dạ hội đêm về đang rộn rã
Thiếu bóng anh đêm nay sao buồn quá
Ngồi một mình rượu đắng, lắm kẻ qua
Tay ôm chặt chẳng nói lời vâng dạ
Tiếc bao chàng muốn được nhẩy cùng ta.

                                            Thủy Điền
                                           22-03-2017

NHƯ CHIM


Chiều ngồi nhìn ngọn cây cao
Thấy con chim nhỏ đang nhào lượn quanh
Tung tăng cất tiếng trên cành
Dường như gọi bạn nhanh nhanh mau về
Màn đêm sắp phủ tư bề
Cùng chung quấn quýt cận kề bên nhau
Tránh sương, tránh gió thổi nhào
Tránh mưa, tránh bão thét gào đêm đông

Chiều nhìn về phía bờ sông
Thấy ai lặng lẽ lang thang một mình
Như mang tâm sự buồn tênh
Muốn nhe răng hỏi? Sợ phiền có khi
Muốn theo một đỗi tù ti
Muốn làm người bạn cùng đi trên đường
Nhưng rằng có biết người ưng ?
Đành như chim nhỏ nhìn, trông những chiều.

                                                    Thủy Điền
                                                   28-03-2017

READ MORE - CHÙM THƠ THỦY ĐIỀN

NHƯ GIẤC LIÊU TRAI: ÉP LÀM THẦY BÓI - Đặng Xuân Xuyến


          


NHƯ GIẤC LIÊU TRAI: ÉP LÀM THẦY BÓI

Đêm hôm kia (17/06/2013) mơ giấc mơ thật lạ.
Lang thang một mình đến một khu vườn lạ, gặp rất nhiều nam thanh nữ tú đang dập dìu ong bướm. Tôi cứ tha thẩn đi, mặc mọi người rủ rê, bỡn cợt.
Bất chợt một cơn mưa ập đến, mọi người nháo nhác tìm nơi trú mưa. Có ai đó cứ kéo tôi nép vào gốc cây để tránh mưa nhưng tôi gạt ra. Chạy đến ngôi nhà 2 tầng, gần giống kiểu nhà sàn, làm bằng tre nứa, tôi vội leo lên.
Lên tầng 2, tôi hốt hoảng khi thấy mái nhà xiêu vẹo, dột nát, định chạy xuống thì cầu thang không còn nữa, ngôi nhà như lơ lửng giữa không trung.
Vội chạy vào góc nhà nhìn có vẻ tươm tất nhất để tránh mưa thì nghe thấy giọng sang sảng của một phụ nữ, rất giống giọng chị Đông:
- Nhà của cái Tho đấy. Thánh định cho nó ăn lộc nhưng thấy nghiệp nó còn quá nặng mới thu lại nên nhà cửa giờ mới hoang vắng như thế.
Ngơ ngác nhìn quanh, không thấy người đâu chỉ thấy cuốn sách có tựa: CHÂN TRUYỀN TỬ VI LÝ SỐ đặt trên chiếc chõng tre, tôi cầm lên đọc.
Thấy hay, tôi vội lấy điện thoại để chụp nội dung cuốn sách thì bị một bàn tay chặn lại. Một cụ bà không biết từ đâu xuất hiện trước mặt, miệng bỏm bẻm nhai trầu, tủm tỉm nói:
- Lạy ta 3 lạy, gọi ta là sư phụ ta sẽ cho cuốn sách đó.
Tôi cười cười:
- Bà cho cháu mượn thì cháu cám ơn chứ lạy bà, tôn bà làm sư phụ thì cháu không làm đâu.
Bà cụ quắc mắt:
- Bay không lạy ta, không gọi ta là sư phụ mà dám cầm sách của ta đọc à?
Tôi cười:
- Thì cháu trả lại bà. Cháu không có số để làm thầy bà ạ.
Bà cụ quát:
- Bay láo nhỉ. Dám cãi lời của ta à!
Rồi cầm gậy, nhằm đầu tôi phang tới tấp.
Vừa giơ tay đỡ, vừa cuống quýt bỏ chạy, tôi hốt hoảng kêu:
- Có ai không? Cứu tôi với!
Vấp phải bậu cửa, ngã, tỉnh giấc.
Tỉnh mộng mà vẫn thấy lạnh cả người.
Chép lại để ngẫm xem sao.
*.
Hà Nội, 19 tháng 06 năm 2013
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

READ MORE - NHƯ GIẤC LIÊU TRAI: ÉP LÀM THẦY BÓI - Đặng Xuân Xuyến

HOA VƯỜN NHÀ - Chu Vương Miện




 


 




READ MORE - HOA VƯỜN NHÀ - Chu Vương Miện

NHỜ CÓ SAI LẦM MÀ YẾN LAN ĐƯỢC NHẮC TỚI - Lâm Bích Thủy

 
Tác giả Lâm Bích Thủy



NHỜ CÓ SAI LẦM MÀ YẾN LAN 
ĐƯỢC NHẮC TỚI


   Lâm Bích Thủy


  Ngày Tết nguyên tiêu 11/2/ 2017 được tổ chức tại Văn Míếu Quốc Tử Giám-Hà Nội. Dẫu chương trình năm nay có nhiều điểm mới, hay so với các năm, nhưng đáng tiếc là Hội Nhà văn VN đã để xảy ra vài sự cố là: in nhầm ảnh và tiểu sử thi nhân. Sự nhầm lẫn này đã làm nóng lên nhiều dư luận, gây tranh cải nhiều nhất, bức xúc nhất từ người yêu văn chương. Người ta cho rằng như vậy là Hội Nhà văn xem thường độc giả. Thí như nhầm từ thường dân thì không sao; đằng này lại nhầm từ Hội. Bởi vì khi nói đến từ Hội Nhà văn người ta nghĩ ngay: đây là nơi có lãnh đạo cao nhất, hội tụ những người ưu tú nhất, hiểu biết và thông thái nhất về văn học và lịch sử văn học v.v


 Một trong những sự cố đó là dưới bức ảnh nhà thơ Yến Lan lại trích dẫn thơ Hàn Mặc Tử! Ồ! Sao lại là Yến Lan mà không phải là ai khác nhỉ?! Việc này xem ra đó là ý trời chăng? Bởi qua đây, cho thấy, dù mấy chục năm, tôi–con gái ông, rất cần cù, nhẫn nại, kiên trì giới thiệu với độc giả yêu thơ về cha mình - một trong tứ kiệt của “Đất võ trời văn” - Bình Định ở các bài trích từ Hồi ký “Về người cha thi sĩ”. Bài trích đôi khi có ảnh của ông kèm theo; vậy mà có ăn thua gì! cái tên Yến Lan, mặt mũi ông vẫn xa lạ ngay với cả những người đã từng làm việc cùng ông!!!...
  
Nhưng thành thật mà nói, việc này có lẽ là điềm may cho Yến Lan cũng nên. Bởi vì, sau này nhiều thế hệ nữa, khi nhắc tới lịch sử văn học người ta sẽ nhớ tới giai thoại này... và cái tên Yến Lan lại được nhắc tới! Ngoài những phản hồi chê cười còn có bài thông tin rất kỹ về tên, tuổi, công lao đóng góp của Yến Lan đối với nền văn học nước nhà như:

Yến Lan – Người bị BTC Ngày thơ Việt Nam “nhầm lẫn” với Hàn Mặc Tử là ai?

Và tôi cho rằng “Thôi thì nhờ có cái sai/ Thơ Hàn giúp khách biết tài Yến Lan.” Và đây nhé. Có bạn đọc đã gửi tin nhắn cho tôi: “Tôi cũng như bao độc giả khác sẽ biết được thêm nhiều thông tin hơn về thi sĩ tiền bối Yến Lan.”


  Vì vậy, nói sự nhầm lẫn này là điềm may mắn cho cha tôi, vì năm ngoái vào 1/3/2016 trong lễ kỷ niệm 100 năm sinh Yến Lan, do Hội Nhà văn tổ chức, cũng có chút nhầm lẫn tương tự (sẽ nói sau). Tuy nhiên, nhờ đó chúng tôi đã đính chính được 2 việc mà hàng chục năm trước không thể:          
  1/ Được Chủ tịch Hội Nhà Văn Viêt Nam ông Nguyễn Hữu Thỉnh và phó CT Trần Đăng Khoa tuyên bố trước các nhà văn, nhà thơ, nhà soan kịch v.v…rằng tác phẩm Bóng giai nhân - vở kịch thơ đầu tiên của nền Văn học Việt Nam do Yến Lan chấp bút chứ không phải Nguyễn Bính.
 2/ Chỉnh lại ngày sinh chính xác: Yến Lan sinh (22/4/1917). Không phải 2/3/1916  như báo  chí đã ghi. Khi đề nghị chính ngày sinh của cụ, tôi đã gặp vài phản ứng từ gia đình và một số bạn đọc. Vì cho đây là cơ hội tốt nhất không thể có cơ hội nào hơn để gia đình tôi đính chính lại những sai lầm trong quá trình biên soạn văn học. Chả là khi còn sống, ba tôi có nói với con, với bạn văn như nhà thơ, nhạc sĩ Thụy Kha, nhà thơ Pham Văn Phương về năm sinh:    
       “Tôi sinh vào năm Đinh tỵ chứ không phải Bính Thìn.”
Điều này cho thấy trong tâm trí nhà thơ  vẫn mong có dịp sửa lại sai lầm này.
 Sự cố về ngày năm sinh; thư gửi Nhà Nghiên cứu VH Hiện đại Đinh Tấn Dung; ba tôi giải thích:  -Bức thư bảo đảm của anh đến hôm 1/3/1988. Tôi đọc dẫn đến cuối ngày 2/3. Bài viết về “Thơ Yến Lan” của anh tự nhiên đặt nhiệm vụ tôi phải đọc kỹ và nghiêm túc cho xứng với tâm sức và thịnh tình anh đối với tôi. Có những lúc cần giở tập thơ ra đối chiếu, tình cờ thấy ở dưới nhiều bài có ghi “Nhân kỷ niệm sinh nhật”. Thì nhớ ra hôm ấy là ngày sinh nhật của tôi. Nói và viết thế, chứ từ trước đến nay tôi chưa thiết bày một ngày lễ nào sinh nhật của tôi cả. Cả hôm tôi đúng 70 tuổi, Hội cũng có dự định, nhưng cũng không làm được. Sau đó gửi quà. Nhớ ra là đang ngày sinh nhật – thực ra thì 2 / 3 là ngày của âm lịch năm Đinh Tỵ. Nhưng hồi ấy ông thân sinh tôi khai ở trường lúc xin tôi “nhập môn”, nhà trường ghi vào hồ sơ tính theo dương lịch, nên vẫn giữ như thế. Tra cứu kỹ, chắc ngày ấy nhằm đâu chừng khoảng 20.4 hay 22 gì dương lịch ấy. Thôi, chẳng có gì quan trọng. 


Vậy Yến Lan là ai???  Trong 18 bài tham luận của Bình Định trong ngày Lễ kỷ niệm 100 năm sinh Yến Lan có bài của Trường Định và nhà thơ Hoài Thu giới thiệu về ông rằng:      
 - “Ông là người rất yêu quê hương mình nên phần lớn những sáng tác, những bài thơ được đánh giá hay nhất của ông đều bắt nguồn từ những cảm hứng sáng tác của đất và người Bình Định như: Bến My Lăng; chùm thơ về Bình Định (Bình Định 1935, Bình Định 1945, Bình Định 1947, Bình Định 1975...); Đi trong nắng mới, Lại về tỉnh nhỏ, Uống rượu với bạn đồng hương… Những hình ảnh, sự kiện diễn ra trên quê hương trong thơ ông có vẻ đẹp lung linh của ngôn từ, của cảm xúc chất ngất.”

Ông là một trong bốn nhà thơ của Bàn Thành-Bình Định: gồm Hàn Mặc Tử-long; Yến Lan - lân;  Quách Tấn – qui; Chế Lan Viên - phụng;  gọi là “Tứ hữu Bàn Thành. Bốn người tên tuổi rành rành như vậy, nhưng nhắc đến tên Yến Lan thì ít người biết ! Cho đến nay vẫn còn có người tưởng ông là nữ sĩ nữa kia!  Thế mới tội chứ!...

 Mấy chục năm sống ở Hà Nội, rồi đất nước giải phóng hoàn toàn, ông trở về sống tại thị trấn An Nhơn - Bình Định (nay là thị xã). Cho đến những năm tháng cuối đời, trên quê hương, cuộc sống của ông không hơn gì; vì quê vẫn luôn có định kiến với ông về vấn đề đã tham gia vào Nhân Văn Giai Phẩm. Cho nên để có được buổi lễ kỷ niệm 100 năm sinh Yến Lan vào 2016 gia đình tôi rất chật vật chứ không xuôi chèo mát mái như bạn ông:  

  Ba tháng trước; vào rằm trung thu 15/8 âm lịch, tức khoảng 5-6 /10/ 2015  chị em tôi từ Sài Gòn, Hà Nội về quê làm giỗ thứ 17 cho cha. Trong ngày giỗ chợt nhớ đến 2/3/2016 sắp tới. Vậy chỉ còn 3 tháng. Ba tháng để chuẩn bị cho một nhà thơ tiền chiến tên tuổi như Yến Lan thì không kịp. Nếu không nhắc chắc bị quên. Thế nên gia đình tôi đi gặp lãnh đạo Hội Văn Học Nghệ Thuật tỉnh; xem họ có ý kiến gì về vấn đề này?  

 Hôm ấy, ông An Pha - CT Hội vừa đi công tác xa về nên tiếp chúng tôi là ông Phó - Trần Quang Khanh. Quang Khanh nói: Hội sẽ tổ chức, nhưng mức độ như đã tổ chức các kỷ niệm 10, 15 năm ngày mất của cụ mà thôi. Quang Khanh gợi ý:  

- Nếu muốn tổ chức lớn thì gia đình phải đề nghị ông CT Hội Nhà văn gửi công văn cho lãnh đạo tỉnh thì Hội mới xin được kinh phí để tổ chức. Khanh còn vẻ đường đi nước bước là: Việc này chị nên nhờ anh Nguyễn Thế Khoa bên Tạp chí Văn Hiến lo dùm, vừa rồi ảnh làm rất tốt cho Ông tổ ngành Hát Bội Đào Tấn.

 Như vậy, không có công văn của ông Hữu Thỉnh thì không xong!. Trước khi nhờ Thế Khoa,  tôi gặp Lãnh đạo Văn hóa thị xã. Và rồi, Phó Chủ tịch thị xã cũng với cách trả lời đó !!!...

 Không dám trách ai cả, đây là thời gian mà lãnh đạo các ngành, các cấp trong cả nước đều tất bật cho việc chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ XII. Lâm Huy Nhuận nói:
-Thôi chị ơi, ba mình làm sao có cửa để lãnh đạo tỉnh nhớ tới mà tổ chức, chị nên từ bỏ ý nghĩ ảo tưởng viễn vong đó đi.



 Chắc là Nhuận sai rồi. Với nhà thơ Yến Lan, trong cuộc sống đời thường, trong cái nghiệp  cầm bút, ông là người có cái tâm với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao với lớp trẻ, đã cống hiến không mệt mỏi với thơ ca và quê hương; luôn vượt qua nỗi bất hạnh để vươn lên. Ông đã và sẽ là tấm gương để các thế hệ nhà thơ trẻ noi theo. Không thể để ông gặp bất hạnh mãi được ! Nếu có thể làm gì được cho cha thì cố mà làm vì không còn cơ hội nào hơn!


 Qua Quang Khanh tôi có số điện thoại Thế Khoa, anh Hữu Thỉnh và Trần Đăng Khoa.
 Với Nguyễn Thế Khoa - em bà con bên chồng, là con trai của nhà lý luận Mịch Quang - bạn  ba tôi. Tôi điện nhờ em liên hệ với lãnh đạo HNV Việt Nam. Em bảo : Ừ để em xem rồi báo lại với anh chị. Chờ mãi không có phản hồi, tôi đành trực tiếp điện ra Hội gặp anh Hữu Thỉnh và Đăng Khoa.

   Quá bất ngờ! khi tiếp xúc với CT Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam; CT Hội NV Việt Nam - ông Nguyễn Hữu Thỉnh, tôi có thiện cảm với anh. Anh không tỏ vẻ cao ngạo như tôi tưởng; anh vui vẻ, xởi lởi, biết người biết ta, nói :
- “Tôi rất quí bác Yến Lan. Có lẽ Bình Định chưa hiểu về bác đó thôi. Tôi sẽ nhanh chóng gửi công văn vào.”  
Còn Trần Đăng Khoa:
- Em đã bàn với anh Thỉnh rồi, chúng em sẽ làm, chị cứ yên tâm vì nhà thơ Yến Lan là một trong tứ kiệt Bình Định và là nhà thơ lớn của Việt Nam mà chị.


Thỉnh thoảng Mai Thìn giục: Chị nhắc ông Hữu Thỉnh gửi công văn vào, cận ngày rồi chị!”
Tôi điện ra Hội, anh Thỉnh giọng yếu ớt nói:
- “Chị thông cảm, tôi đang bị mệt”.
Còn Đăng Khoa:
- Chị Yên tâm, đừng lo gì cả.

Rồi một hôm, di động của tôi có 4 cuộc gọi nhỡ từ anh Hữu Thỉnh. Tôi cầm lên định trả lời  thì liền đó Nhà Báo, Nhà thơ Mai Thìn ở Đài Phát thanh, Truyền hình Qui Nhơn gọi ra, báo:  
- HVHNT Qui Nhơn kết hợp với lãnh đạo UBND thị xã sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ Bến My Lăng-Yến Lan vào 2/3/2016. Mời chị và anh Lâm Huy Nhuận về dự.”  Tôi trả lời:- “Chị chưa thể trả lời về hay không, đợi nghe anh Hữu Thỉnh nói thế nào đã. Rồi điện hỏi anh Thỉnh: - Anh đã điện cho em ư? Anh vui vẻ đáp:
- “Vâng, Hội NV Việt Nam mời chị ra dự lễ kỷ niệm 100 năm sinh cụ Yến Lan vào 2/3/2016.”.


Đây là dịp tốt nhất để thông tin cho Hội Nhà văn biết những vấn đề còn tồn tại và bức xúc
từ gia đình Yến Lan nên tôi chấp nhận ra dự ở Hà Nội. Nhân lúc đó tôi thành thật khai báo luôn với anh Thỉnh rằng:
-Thực ra ba em sinh vào ngày 22/4/1917 chứ không phải 2/3/1916 . Việc này sẽ xử lý thế nào anh?. Nghe tôi nói anh hoạt bát vừa cười vừa đùa:
- “Thế thì năm nay tổ chức, năm sau lại tổ chức. Mình tổ chức sớm để kịp thời gian lên kế hoạch lập tên đường cho cụ Yến Lan.”
 Đây là điều gia đình tôi hằng mong mỏi. Tuy chưa biết con đường Yến Lan anh nói tới sẽ ở Qui Nhơn hay Hà Nội? nhưng câu nói này khiến lòng tôi ấm áp và mừng vô hạn. Nghĩ lại, cách đây vài năm, khi thị trấn An Nhơn sắp lên thị xã; một số danh nhân Bình Định được đề xuất lập tên đường. Song tên Yến Lan lại bị loại ra ngay từ đầu, ngay nơi ông được sinh ra:
       Quê ngoại bên kia bãi cát vàng
Mẹ tôi về, lỡ chuyến đò ngang
Cơn đau trở dạ không giường chiếu
Tôi lọt lòng ra giữa bãi trăng   
 Việc này đã gây bức xúc cả những người yêu thơ đang sống ở nước ngoài. Cuối cùng không thể không có con đường mang tên Yến Lan đối với “một nhà thơ có sức sáng tạo dẻo dai đã cống hiến không mệt mỏi cho quê hương” nên lãnh đạo thị xã mới chừa một cái ngõ độ 5 ngôi nhà, nếu đi bộ chỉ mất 5 phút mang tên Yến Lan…  


Sự kiện mà Hội NV đứng ra Tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm sinh cho Yến Lan; gia đình tôi hân hoan vô cùng. Chúng tôi có 6 chị em nhưng ra Hà Nội mất 5 người, còn ở quê có vợ con của trưởng nam Lâm Huy Ánh. Thấy số người quá chênh lệch em dâu tôi gửi tin nhắn, rằng tôi chê quê tổ chức nhỏ nên không về.


Em dâu tôi nói sai rồi. Quang Khanh – phó CT HVHNT tỉnh đã nói qua cho tôi biết chương trình ngày lễ này được Hội VHNT Qui Nhơn kết hợp với UBND thị xã An- Nhơn tổ chức rất trang trọng, chu đáo và bảo đảm thành công nhất. Có người đã kêu lên rằng “Đây là một hiện tượng”. Ngày lễ được tổ chức với  3 nội dung:.
1/     Buổi sáng dâng hương, hoa tại nhà,
2/    Buổi chiều tổ chức tọa đàm thơ Yến Lan (có 18 bài tham luận)
3/   Buổi tối là chương trình văn nghệ “Đêm thơ của thi sĩ bến sông trăng.”


Vì sao tôi dự ở Hà nội mà không về quê. Nói thật, trong chuyện này có ẩn chút tâm linh mà tôi nhận ra. Một đêm tôi nằm mơ gặp cha. Ông dặn: - Con nhớ mang theo những gì cần thiết. Tỉnh dậy, nghĩ mãi điều cha dặn; ý ông muốn thứ gì cần mang đi, mà đi đâu? về quê hay Hà Nội? Chắc ông bảo ra Hà Nội, nếu về quê thì cần gì, không lẽ mang củi về rừng? vì tất cả tư liệu đều có ở Nhà Lưu Niệm Yến Lan tại quê .  
 
Khi ra Hà Nội tôi mang theo 4 tấm ảnh của Tứ Hữu Bàn Thành: - Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Quách Tấn , Yến Lan – (tôi tặng lại cho Hội) và thư của nhà thơ Hoàng Cầm - Đính chính những sai lầm trong Văn học, thư của Yến Lan gửi Nhà Nghiên cứu Văn học hiện đại Đinh Tấn Dung-giải thích vì sao tác phẩm kịch thơ Bóng giai nhân phải mang tên hai tác giả: Yến Lan và Nguyễn Bính và hồi ký  Chiều chiều mây kéo về kinh - kể lại quá trình sáng tác kịch thơ Bóng giai nhân. và giải th ích Tại sao ng ày sinh lại là ngày 22/4/1917.                                                                              
Tôi tới Hà Nội vào sáng 27/2/2016. Nhà thơ Vũ Quần Phương điện gặp tôi than:
- Anh là Vũ Quần Phương được Trần Đăng Khoa giao viết bài tham luận về thơ Yến Lan để đọc đầu tiên mà trong tay anh chỉ có một tập Tứ tuyệt Yến Lan. Em có tài liệu gì cho anh mượn. Tôi mang đến tận nhà anh biếu Tuyển tập Yến Lan và Hồi ký của má tôi: Yến Lan, nhớ mãi về anh và cho anh mượn thêm những gì tôi đã mang ra  


 Tôi chưa bao giờ được dự buổi lễ quan trọng nào nên rất lo, song anh Phương đã ân cần dặn: - “các em nên mời thêm bạn bè cho đông. Theo anh biết thì hiện giờ chỉ mới mời được khoảng  20 người. Có mời thì mời người nào chịu khó ngồi nghe hết buổi lễ, đừng mời các ông chỉ ngồi độ 20’ rồi bỏ ra ngoài nói chuyện riêng và uống rượu như Lâm Huy Nhuận và bạn hắn. (Chính nhờ lời khuyên chân thành và quá cụ thể của anh Vũ Quần Phương mà buổi lễ kỷ niệm 100 sinh của ba tôi diễn ra trang trọng và viên mãn)    
Sáng 28/2 chị em tôi đến Hội, xem phía gia đình có phải làm gì hay không? Anh Thỉnh và Đăng Khoa bảo:- “Gia đình không phải làm gì hết” và báo lại buổi lễ sẽ tổ chức vào ngày mai tức 1/3/2016 vì ngày 2/3 lãnh đạo Hội bận họp.

Ngay lúc đó, tôi đã nói với anh Thỉnh và Đăng Khoa về ngày, năm sinh của Yến Lan và đặt biệt đề cập tới “Nghi án Bóng Giai nhân” Song chắc anh Hữu Thỉnh không nghe được, nên trong bài phát biểu mở đầu buổi lễ, anh nói:
không biết Yến Lan gặp Nguyễn Bính lúc nào mà đã viết chung vở kịch thơ hay như vậy.


Tôi giật mình, thế là công tôi mấy chục năm tìm cách chứng minh rằng tác phẩm này chỉ do  cha tôi –nhà thơ Yến Lan chấp bút. Anh Thỉnh thấy tôi phản ứng liền trách: “Sao chị và Lâm Huy Nhuận không nói gì với chúng tôi cả vậy”.

   Tật tình mà nói là anh Thỉnh trách oan cho tôi. Bởi, sự kiện này đã đăng trên báo VNCA, VNTP… với tựa đề “Ai là tác giả Bóng giai nhân, hay “Nghi án về Bóng giai nh ân” v.v... Và có nhiều tranh cải, sẻ chia vô cùng thông cảm, bức xúc cho tác giả Yến Lan. Nếu anh Hữu Thỉnh và Trần Đăng Khoa không bận trăm công nghìn việc thì có thể xem, và đã biết lâu rồi mới phải.

Trong tất cả những phản hồi đó, mọi người đều lên tiếng đề nghị Hội Nhà Văn sớm đính chính lại sai lầm này. Bài viết của Nhà Nghiên cứu Văn học Hiện đại Lại Nguyên Ân đã giải thích rành mạch, khoa học vì sao tác phẩm lại mang tên Yến Lan và Nguyễn Bính mà Hội Nhà Văn lại không hề biết gì mà lại trách chị em tôi.                  .                           


 Nhưng nghĩ lại là gia đình tôi nên cảm ơn anh Hữu Thỉnh hơn là trách. Vì nếu anh không lỡ nói ra: -“không biết Yến Lan gặp Nguyễn Bính lúc nào mà đã viết chung vở kịch thơ hay như vậy.” Thì làm sao tôi có cơ hội đưa ra các tư liệu cần thiết mà ba tôi dặn mang theo trong giấc mơ của tôi để minh chứng một cách thấu tình đạt lý; không thì mọi vấn đề lại vẫn nguyên như cũ.
 Lời dặn của ba tôi thật sự đã trở nên hiệu nghiệm để anh Thỉnh tuyên bố trước các Nhà văn  nhà thơ, nhạc sĩ, nhà soạn kịch một cách rõ ràng rằng:
“Từ nay chúng ta phải sửa lại ngày sinh của Yến Lan là 22/4/1917 và tác phẩm kịch thơ Bóng giai nhân chỉ độc một tác giả là Yến Lan.


Khi tôi về lại Sai Gòn, anh Hữu Thỉnh có nhắn tin xin lỗi với lời lẽ:
 “Tôi thành thật xin lỗi về sự nhầm lẫn nói Nguyễn Bính viết chung với Yến Lan. Chị công bố lá thư đúng lúc quá. Cảm ơn chị”
  Đó là lý do tại sao tôi nói sự sai lầm ở Văn Miếu Quốc Tử Giảm là đều may mắn cho ba tôi. Bài thơ “xuân muộn” của ông lúc này sao đúng với tâm trạng và hoàn cảnh ông vào thế kỷ 21 này đúng đến thế.   
Vụng sắm cành đào không kịp tết
Ra giêng mới hé một vài bông
Xuân người lã tã bay đi hết

        Ngoảnh lại xuân ta mới chớm hồng

Lâm Bích Thủy    

READ MORE - NHỜ CÓ SAI LẦM MÀ YẾN LAN ĐƯỢC NHẮC TỚI - Lâm Bích Thủy