Trường Bồ Đề, Quảng Trị
GIANG ĐÔNG là bút hiệu của ĐOÀN VĂN ĐÔNG, sinh năm 1954, chánh trú quán Đâu Kênh, Triệu Long, Triệu Phong, Quảng Trị, đang công tác tại UB MTTQ VN Xã Triệu Long. Là người yêu quê hương làng nước và yêu văn học, nên ngoài công tác xã hội và việc gia đình như một nông dân, anh dành hết thì giờ cầm bút ghi lại những cảm xúc của mình về sinh hoạt của làng xóm và những kỷ niệm riêng tư để giao lưu vui vẻ với bạn bè lúc nhàn hạ. Hiện anh là Ủy viên BCH CLB THƠ VN tại Quảng Trị.
ĐT: 0169 981 9670.
VNQT xin giới thiệu một số sáng tác do tác giả gởi tặng.
NGÀY ẤY ĐÂU RỒI?*
Ngày ấy đâu rồi?
Tuổi ấu thơ tôi trôi bồng bềnh trong chiếc nôi và vòng tay ấu yếm của các chị và tiếng ru của mẹ:
Cầu mô cao cho bằng cầu danh vọng
Nghĩa mô trọng cho bằng nghĩa thầy mẹ sinh con
Vi dầu nước chảy, đá mòn
Trăm năm đi nửa lòng còn thương nhớ
Rồi lớn lên dần bước chân đi chập chững, nói bi bô, tiếng cu ơi nghe dễ thương làm sao. Mỗi độ xuân về được mẹ mua cho đôi guốc gỗ, chiếc mũ nhựa, bộ quần áo mới là quá mừng.
Tuổi lên 8 lên 10 theo cậu tôi đi cuốn toóc ở đồng trong làn gió mồm mát rượi với những cánh diều no gió bay cao. Tôi thường đến ngồi học bài ở nhà thờ họ Đoàn đằng sau chiếc cổng tam quan uy nghi. Nhà thờ lợp bằng ngói liệt, bên trong có khán thờ trang nghiêm, lộng lẫy. Năm 1972 nhà thờ đã bị chiến tranh tàn phá, đến nay đã được con cháu trong và ngoài nước trùng tu lại khang trang. Trước mặt nhà thờ có bàu nước và hàng tre rất đẹp, lại có thêm một dãi đất gọi là tháp bút mà đến nay câu ca dao còn lưu truyền:
Bao giờ bút nọ mòn râu
Dĩa nghiêng, lưng cạn mòn câu cung tài.
Xóm Rào thượng, Rào Hạ có bầu sen đầy nước. Mùa hạ về hoa sen, hoa lục bình thoang thoảng hương thơm. Vào tháng 6 âm lịch, khi nước cạn, làng tổ chức phá bầu để bắt cá,với đủ đồ nghề như : chơm, rớ, oi … Tiếng reo hò vui như ngày hội. Giờ thì bàu sen bị lấp cạn, dần trở thảnh vườn rau, ruộng lúa. Hai bên bờ, nhiều hộ đấu thầu làm hồ nuôi cá. Cảnh thơ mộng và vui nhộn ngày xưa không còn nữa.
Ngày ấy đâu rồi?
Cái tuổi rong chơi, bắt bướm, hái hoa trốn nhà đi bắt cá ở các vùng ruộng: Điển Điển, Ổ Gà, Thượng Đuồi. Vào tháng 10 âm lịch, ruộng đã cày phở, ngăn từng ô để tát, ngoài cá có đam (cua đồng) nhiều lắm bắt về làm nước mắm chắm với đọt rau khoai, ăn rất ngon.
Làm sao quên được tuổi học trò hiền lành, vô tư bên những bạn đồng trang lứa, đầy ắp những kỷ niệm, trong đó, có những trò chơi đánh bi, ô làng, tàu bay … Rồi chia phe ném nhau bằng đất ruộng vại vụ trái (hè thu) mỗi chiều tan học về.
Ngày ấy đâu rồi?
Người con gái ở cạnh nhà tôi, tóc còn bỏ thỏng, tính nết hiền từ, dễ thương của cái tuổi mà:
Môi em có cặp trăng rằm
Tóc chưa đầy nữa búi
Trời trong trong mắt trong
(Tuổi mười lăm – Đông Hồ)
Còn tôi vẫn cứ vô tư với những trò nghịch ngợm, có lúc giận hờn vu vơ.
Năm 1971 tôi lên thị xã Quảng Trị học ở Trường Bồ Đề, mà qua cuộc chiến tranh ác liệt, nay vẫn còn lại dấu vết:
Thì thôi thời vận cũng may.
Trường xưa tàn tích, hôm nay vẫn còn
Ngọc em dấu vết chân son
Thầy xưa, bạn cũ sống còn nơi đâu?
(Thăm trường – Giang Đông- 1982)
Những kỷ niệm nơi phố thị ồn ào ngày ấy cứ xa dần trong tôi, kể cả những trò chơi của một thời sau ruộng lúa, lũy tre, dòng sông bến nước …mà mỗi khi ngồi một mình bỗng dưng nhớ lại.
Giờ thì đã mấy mươi năm, tuổi đã gần 60, tóc đã pha màu , mặc dù phải vật lộn với nợ áo cơm nhưng may mắn vẫn hạnh phúc bên vợ con, các cháu. Biết bao người như tôi trong ở tuổi này cũng như vậy. Người mất, người còn với những hoàn cảnh khác nhau.
Những kỷ niệm của một quãng đời hoa niên đẹp đẻ, thơ mộng, dễ thương ấy vẫn còn mãi trong tôi, nhưng đôi khi lại tự hỏi: Ngày ấy đâu rồi ?!
Tháng 6 năm 2010
*Ngày ấy đâu rồi: tên cuả một ca khúc.
DÁNG XUÂN
Gió đưa mưa nhẹ bay về
Hoa mai nở thắm tràn trề hương xuân
Trên đồng lúa mượt màu xanh
Nước về tắm mát dòng kênh quê nhà
Con đò đưa khách lại qua
Cô em nghiêng nón nhẹ khua mái chèo
Lưa thưa cánh én buông chiều
Chao đôi cánh lượn dệt nhiều ước mơ
Quê hương đẹp tựa vần thơ
Dáng xuân in dấu vỗ bờ tháng năm.
XUÂN SANG
Ngoài sân điểm mấy nụ mai vàng
Trong nhà nghi ngút khói trầm nhang
Mưa bụi từng cơn rây hạt nhẹ
Rượu nòng nâng chén đón xuân sang.
ĐÂU KÊNH LÀNG TÔI
Công đức làng tôi đã khai sinh
Thiêng liêng hai tiếng gọi Đâu Kinh (1)
Chín xóm liền nhau xây nên nghĩa
Hội làng kết lại dựng thành tình
Đình làng lễ tế vui ngày hội (2)
Năm miếu trang nghiêm đấng tiên linh (3)
Dù cho dâu bể bao thay đổi
Đá làng vẫn giữ mãi Đâu Kênh (4)
2004
(1) Theo Châu Ô Cận Lục khi mới lập làng có tên Đâu Kinh.
(2) Còn gọi Đình Trung.
(3) Miếu thờ 5 ngài khai khẩn là: Đoàn, Võ, Đỗ, Lê và Nguyễn.
(4) Theo câu ca “Đá trôi làng không trôi”.
TÔI YÊU
Tôi yêu nước Việt của tôi
Những trang lịch sử một thời liệt oanh
Dòng sông – Bến nước – Con kênh
Lũy tre đồng lúa, nghĩa tình quê hương
Yêu nền văn hóa Đông Sơn
Tổ tiên tỏa sáng, nước non một thời
Xã tắc bền vững đời đời
Hồn thiêng đất nước sáng ngời Thăng Long
Biết bao oanh liệt chiến công
Cờ đào khởi nghĩa non sông yên lành
Tôi yêu mãnh đất Hà Thành
Thủ đô hữu nghị, hòa bình vươn lên
Xứng danh nòi giống rồng tiên
Chung tay xây dựng vững bền Việt Nam.
GIANG ĐÔNG
4/2010
READ MORE - GIANG ĐÔNG - NGÀY ẤY ĐÂU RỒI?
GIANG ĐÔNG là bút hiệu của ĐOÀN VĂN ĐÔNG, sinh năm 1954, chánh trú quán Đâu Kênh, Triệu Long, Triệu Phong, Quảng Trị, đang công tác tại UB MTTQ VN Xã Triệu Long. Là người yêu quê hương làng nước và yêu văn học, nên ngoài công tác xã hội và việc gia đình như một nông dân, anh dành hết thì giờ cầm bút ghi lại những cảm xúc của mình về sinh hoạt của làng xóm và những kỷ niệm riêng tư để giao lưu vui vẻ với bạn bè lúc nhàn hạ. Hiện anh là Ủy viên BCH CLB THƠ VN tại Quảng Trị.
ĐT: 0169 981 9670.
VNQT xin giới thiệu một số sáng tác do tác giả gởi tặng.
NGÀY ẤY ĐÂU RỒI?*
Ngày ấy đâu rồi?
Tuổi ấu thơ tôi trôi bồng bềnh trong chiếc nôi và vòng tay ấu yếm của các chị và tiếng ru của mẹ:
Cầu mô cao cho bằng cầu danh vọng
Nghĩa mô trọng cho bằng nghĩa thầy mẹ sinh con
Vi dầu nước chảy, đá mòn
Trăm năm đi nửa lòng còn thương nhớ
Rồi lớn lên dần bước chân đi chập chững, nói bi bô, tiếng cu ơi nghe dễ thương làm sao. Mỗi độ xuân về được mẹ mua cho đôi guốc gỗ, chiếc mũ nhựa, bộ quần áo mới là quá mừng.
Tuổi lên 8 lên 10 theo cậu tôi đi cuốn toóc ở đồng trong làn gió mồm mát rượi với những cánh diều no gió bay cao. Tôi thường đến ngồi học bài ở nhà thờ họ Đoàn đằng sau chiếc cổng tam quan uy nghi. Nhà thờ lợp bằng ngói liệt, bên trong có khán thờ trang nghiêm, lộng lẫy. Năm 1972 nhà thờ đã bị chiến tranh tàn phá, đến nay đã được con cháu trong và ngoài nước trùng tu lại khang trang. Trước mặt nhà thờ có bàu nước và hàng tre rất đẹp, lại có thêm một dãi đất gọi là tháp bút mà đến nay câu ca dao còn lưu truyền:
Bao giờ bút nọ mòn râu
Dĩa nghiêng, lưng cạn mòn câu cung tài.
Xóm Rào thượng, Rào Hạ có bầu sen đầy nước. Mùa hạ về hoa sen, hoa lục bình thoang thoảng hương thơm. Vào tháng 6 âm lịch, khi nước cạn, làng tổ chức phá bầu để bắt cá,với đủ đồ nghề như : chơm, rớ, oi … Tiếng reo hò vui như ngày hội. Giờ thì bàu sen bị lấp cạn, dần trở thảnh vườn rau, ruộng lúa. Hai bên bờ, nhiều hộ đấu thầu làm hồ nuôi cá. Cảnh thơ mộng và vui nhộn ngày xưa không còn nữa.
Ngày ấy đâu rồi?
Cái tuổi rong chơi, bắt bướm, hái hoa trốn nhà đi bắt cá ở các vùng ruộng: Điển Điển, Ổ Gà, Thượng Đuồi. Vào tháng 10 âm lịch, ruộng đã cày phở, ngăn từng ô để tát, ngoài cá có đam (cua đồng) nhiều lắm bắt về làm nước mắm chắm với đọt rau khoai, ăn rất ngon.
Làm sao quên được tuổi học trò hiền lành, vô tư bên những bạn đồng trang lứa, đầy ắp những kỷ niệm, trong đó, có những trò chơi đánh bi, ô làng, tàu bay … Rồi chia phe ném nhau bằng đất ruộng vại vụ trái (hè thu) mỗi chiều tan học về.
Ngày ấy đâu rồi?
Người con gái ở cạnh nhà tôi, tóc còn bỏ thỏng, tính nết hiền từ, dễ thương của cái tuổi mà:
Môi em có cặp trăng rằm
Tóc chưa đầy nữa búi
Trời trong trong mắt trong
(Tuổi mười lăm – Đông Hồ)
Còn tôi vẫn cứ vô tư với những trò nghịch ngợm, có lúc giận hờn vu vơ.
Năm 1971 tôi lên thị xã Quảng Trị học ở Trường Bồ Đề, mà qua cuộc chiến tranh ác liệt, nay vẫn còn lại dấu vết:
Thì thôi thời vận cũng may.
Trường xưa tàn tích, hôm nay vẫn còn
Ngọc em dấu vết chân son
Thầy xưa, bạn cũ sống còn nơi đâu?
(Thăm trường – Giang Đông- 1982)
Những kỷ niệm nơi phố thị ồn ào ngày ấy cứ xa dần trong tôi, kể cả những trò chơi của một thời sau ruộng lúa, lũy tre, dòng sông bến nước …mà mỗi khi ngồi một mình bỗng dưng nhớ lại.
Giờ thì đã mấy mươi năm, tuổi đã gần 60, tóc đã pha màu , mặc dù phải vật lộn với nợ áo cơm nhưng may mắn vẫn hạnh phúc bên vợ con, các cháu. Biết bao người như tôi trong ở tuổi này cũng như vậy. Người mất, người còn với những hoàn cảnh khác nhau.
Những kỷ niệm của một quãng đời hoa niên đẹp đẻ, thơ mộng, dễ thương ấy vẫn còn mãi trong tôi, nhưng đôi khi lại tự hỏi: Ngày ấy đâu rồi ?!
Tháng 6 năm 2010
*Ngày ấy đâu rồi: tên cuả một ca khúc.
DÁNG XUÂN
Gió đưa mưa nhẹ bay về
Hoa mai nở thắm tràn trề hương xuân
Trên đồng lúa mượt màu xanh
Nước về tắm mát dòng kênh quê nhà
Con đò đưa khách lại qua
Cô em nghiêng nón nhẹ khua mái chèo
Lưa thưa cánh én buông chiều
Chao đôi cánh lượn dệt nhiều ước mơ
Quê hương đẹp tựa vần thơ
Dáng xuân in dấu vỗ bờ tháng năm.
XUÂN SANG
Ngoài sân điểm mấy nụ mai vàng
Trong nhà nghi ngút khói trầm nhang
Mưa bụi từng cơn rây hạt nhẹ
Rượu nòng nâng chén đón xuân sang.
ĐÂU KÊNH LÀNG TÔI
Công đức làng tôi đã khai sinh
Thiêng liêng hai tiếng gọi Đâu Kinh (1)
Chín xóm liền nhau xây nên nghĩa
Hội làng kết lại dựng thành tình
Đình làng lễ tế vui ngày hội (2)
Năm miếu trang nghiêm đấng tiên linh (3)
Dù cho dâu bể bao thay đổi
Đá làng vẫn giữ mãi Đâu Kênh (4)
2004
(1) Theo Châu Ô Cận Lục khi mới lập làng có tên Đâu Kinh.
(2) Còn gọi Đình Trung.
(3) Miếu thờ 5 ngài khai khẩn là: Đoàn, Võ, Đỗ, Lê và Nguyễn.
(4) Theo câu ca “Đá trôi làng không trôi”.
TÔI YÊU
Tôi yêu nước Việt của tôi
Những trang lịch sử một thời liệt oanh
Dòng sông – Bến nước – Con kênh
Lũy tre đồng lúa, nghĩa tình quê hương
Yêu nền văn hóa Đông Sơn
Tổ tiên tỏa sáng, nước non một thời
Xã tắc bền vững đời đời
Hồn thiêng đất nước sáng ngời Thăng Long
Biết bao oanh liệt chiến công
Cờ đào khởi nghĩa non sông yên lành
Tôi yêu mãnh đất Hà Thành
Thủ đô hữu nghị, hòa bình vươn lên
Xứng danh nòi giống rồng tiên
Chung tay xây dựng vững bền Việt Nam.
GIANG ĐÔNG
4/2010