Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Friday, May 9, 2014

HAI NGẢ - thơ Chu Vương Miện

Chu Vươg Miện


HAI NGẢ
thơ chuvưongmiện
*

hạt muối mặn 3 năm còn mặn
lát gừng cay 9 tháng còn cay
[ca dao]

bây chừ kẻ Việt người Tây
người treo đỉnh núi người mây bay rồi
lầu hoàng hạc còn nơi uống rượu
hạc bay rôì chưa dịu cơn say
tình xuyên lịch lịch còn đây
lê thê phương thảo áo bay giữa giòng
thị nhật mộ hương quan hà xứ ?
yên ba giang thượng xử nhân sầu
hạc vàng ngươì cưỡi đi đâu ?
trên sông khói sóng gợi đau dài dài
chiều tối đến củ khoai trong tráp
chốn quê nhà còn gặp nhau không
ruộng đồng lúa nổi 3 giăng
quay qua qẩn lại đồng không không đồng
hạt muối mặn ở không cũng mặn
lát gừng cay hoạn nạn cùng cay
đôi đường nước Việt cờ lay

lầu không ngươì hạc chốn này mất tăm


READ MORE - HAI NGẢ - thơ Chu Vương Miện

ĐOẢN KHÚC THÁNG SÁU - thơ Linh Thy



ĐOẢN KHÚC THÁNG SÁU

Ve buồn trổi khúc vu vơ
Để cho tháng sáu đợi chờ tin nhau
Mưa buồn lất phất mưa mau
Người buồn chờ đợi nhạt màu nhớ thương
Phượng buồn mấy cánh vấn vương
Ta buồn về lại mái trường xa xưa
Tay run đếm mấy giọt mưa
Để cho thương nhớ ... ướt vừa bờ mi...!!!!

Linh Thy

Bến Tre
READ MORE - ĐOẢN KHÚC THÁNG SÁU - thơ Linh Thy

PHẠM NGỌC THÁI VÀ SỰ ĐA SẮC VỀ NHỮNG BÀI THƠ TÌNH BIỂN - Cô giáo Hoàng


          Riêng chủ đề thơ "tình biển" Phạm Ngọc Thái có một chùm 4 bài: Em về biển, Biển hát, Thông và biển, Đêm trăng biển. Có bài thì anh xây dựng theo thủ pháp nhân cách hoá như "thuyền và biển" của Xuân Quỳnh. Đó là bài Thông Và Biển - Cây thông đứng trên bờ biển, thân đã chai sạn, xù xì... trong tiếng gào thét của biển cả tình em. Cây thông chính là hình ảnh của người con trai, còn thiếu nữ thì đã được hoá thân thành biển:
                   Biển thì xô. Thông suốt đời quạnh quẽ
                   Thân xù xì, nắng héo, mưa giông...
                   Tháng năm xa em hoá biển vô cùng
                   Cùng dấu trong lòng một loài hoa tan vỡ!
     Loài hoa tan vỡ ấy chính là... "hoa trái tim"! Thông và Biển như đôi trai gái ngàn năm vẫn quấn quít bên nhau. Khi biển lặng sóng êm, thông vi vút hát vọng gọi người yêu. Nhưng cũng nhiều khi biển cuồng lên đầy bão tố, lòng thông quặn xót trong tiếng sóng biển cào xé, dập vùi. 
     Cũng có bài nhìn biển nhà thơ lại nhớ người yêu. Như bài "Đêm trăng biển" - Anh viết trong một đêm trăng ở biển Sầm Sơn. Lòng người thi sĩ cô đơn:
                  Anh ngồi biển một mình ngắm bóng
                  Trăng trên đầu sóng ở dưới chân
                  Lòng những vắng mênh mang cát trắng
                  Trong thầm thì khẽ gọi tên em!...
     Ở bài Em Về Biển thì hình ảnh biển vừa là "tình em biển cả", vừa là "bãi biển đời người". Đời cát bụi, tình thì bèo dạt mây trôi. Đây là bài thơ khi anh nhớ lại mối tình với một cô nữ sinh trường sư phạm ngoại ngữ xa xưa:
                  Tháng năm trôi... tình cũ cháy như khêu
                  Dòng suối thần tiên nuôi đời ta mục ải...
                  Tóc nửa bạc rồi. Tình vẫn đó, em ơi!
     Một tình thơ biển nhưng thấm đầy nước mắt. Đọc thơ mà trái tim ta cũng không khỏi quặn đau và xa xót.
     Còn trong bài Biển Hát - Tiếng biển đã hòa vào trong tiếng hát vọng của người thiếu nữ năm xưa:
                  Biển có thể không biết mình hoá sóng
                  Để cho bờ chìm đắm giữa lênh đênh...
      Những tháng năm trôi trên bờ bến lênh đênh ấy, tâm hồn anh thi sĩ vẫn đắm chìm trong dạt dào biển cả tình em. Để vào một đêm trái tim anh thổn thức và tiếng nhạc lòng đã cất lên thành một áng thi ca.
     Ngoài ra có một số bài thơ tuy không phải chủ đề về "biển", nhưng hình ảnh biển trong bài thơ cũng hết sức đậm nét và da diết. Thí dụ như bài "Em bán xoài" - Nhà thơ viết về những kiếp đời cát bụi lang thang. Những cô gái bán xoài đêm mà anh gặp trên bãi biển Nha Trang. Đó là những thân phận lạc loài, nổi trôi trong bể nhân tình thế thái này. Những linh hồn vất vưởng, nhỏ bé và yếu ớt trong cả biển đời đầy sóng bão:
                  Biển to lớn. Bóng em nhỏ thẫm.
                  Linh hồn treo ngoài thế giới em đi...
     Hay là:
                  Em bán xoài đi đêm trên cát trắng
                  Bãi biển chập chờn kiếp đời các cô gái lang thang
     Để rồi bài thơ được kết thúc trong lời ru, sự cảm đồng của nhà thơ cùng với hàng dừa quê hương quanh những người con gái bán xoài:
                  Biển ru ta và ta ru em
                  Dưới hàng dừa xứ sở gió ngàn năm.
     Nói về bài Trước Núi Mỹ Nhân cũng được anh viết trên bờ biển Nha Trang, sát với bán đảo Hòn Chồng. Những ngày sau chiến tranh khi còn là một người lính trận trên đường trở về, nhà thơ đã có dịp qua đó. Hình ảnh biển khơi xanh bao la sóng vỗ, cùng với đỉnh núi Mỹ Nhân đã trở thành một tượng thần trong trắng, tạc vào năm tháng. Chính là hình tượng tình yêu bất diệt của người đàn bà đã thấm đẫm trong thơ anh với khát vọng muôn đời. Như nhà thơ đã viết:
                 Ta, con chim đã trúng bao vết đạn
                 Dừng chân nghỉ bên bờ xanh hữu hạn...
                 Nghe cả biển, tình yêu và đời vỗ
                 Nhúm cỏ lòng xé rách bụi thơ bay.
     Những thương tích chiến tranh, dù bom đạn có bắn vào thân thể anh cũng chỉ là nỗi đau thể xác. Chính nỗi đau nơi nhân tình thế thái này đã bắn cả vào trái tim, tâm hồn anh còn đau đớn, nặng nề hơn. Chỉ có tình yêu của người đàn bà mới xoa được vết thương sâu nhói đó trong anh. Bởi thế mà anh ru nàng:
                 Em nằm đây, em hỡi! Em nằm đây
                 Làm núi đợi ngàn năm cùng với bể
                 Tình yêu vỗ muôn đời trong sóng vỗ
                 Không vấn vương bụi bặm cõi trần đời.
         Vân vân...
     Để bạn đọc cảm nhận được sâu sắc hơn. Trong bài viết này tôi xin giới thiệu lời bình của hai tác giả về hai thi phẩm trong chùm thơ tình biển của anh. Cả hai bài bình ấy đều đã được nhà thơ cho in vào tập "Phê bình & tiểu luận thi ca", Nxb Văn hóa Thông tin 2013 vừa qua.


THAI hình ok
                      Nhà thơ Phạm Ngọc Thái  

       A.        BIỂN HÁT

    
  Biển tít tắp sao sóng còn vỗ mãi

     Anh nhặt chút tình vương lại thời xa
     Treo hồn lên nửa vành trăng lấp
     Thả lòng bay lặng bến bơ vơ.

     Biển có thể không biết mình hóa sóng
     Để cho bờ chìm đắm giữa lênh đênh
     Em có thể không còn nhớ đến...
     Như làn mây trôi mãi vô tình.

     Biển ba phần cho trái đất tươi xanh
     Em trong anh một mùa thu huyền ảo
     Khi anh hóa hàng phi lao trong sóng bão
     Là đã hòa biển cả với cô đơn!

     Trời đêm nay không mưa nhưng mà gió
     Gió đêm nay không mạnh nhưng mà xô
     Trăng đêm nay hơi vàng, xao và động
     Anh lại nằm nghe biển hát ngày xưa…
                                                    
                                       Phạm Ngọc Thái


                  Lời bình của XUÂN HÙNG:
                    
    
    "Biển hát" là tiếng hát của người con trai ru vọng người yêu trong một đêm trăng ảo. Ngay những hình ảnh thơ đầu tiên đã gợi ta về những gì của êm đềm và dan díu bên em:
                    Biển tít tắp sao sóng còn vỗ mãi
                    Anh nhặt chút tình vương lại thời xa
                    Treo hồn lên nửa vành trăng lấp
                    Thả lòng bay lặng bến bơ vơ.
      Trái tim chàng thi sĩ như một kẻ không nhà, không cửa... lang thang trên bãi vắng bơ vơ. Ta hãy nghe anh tả về hình ảnh người yêu:
                    Biển ba phần cho trái đất tươi xanh
                    Em trong anh một mùa thu huyền ảo
      Đó là một mùa thu thăm thẳm có in bóng hình em ở đó. Như biển cả chiếm ba phần tư trái đất. Cũng có nghĩa em là sự sâu sắc nhất của cuộc đời anh. Phải chăng như nhà thơ Thổ Nhĩ Kỳ F.K.Đaglargia, trong một bài thơ tình nổi tiếng với nhan đề “Tình yêu“ chỉ vẻn vẹn có bốn câu thơ ngắn, ông định nghĩa:
                    Yêu, có nghĩa
                    Là cùng người yêu
                    Chia đều
                    Trái đất thành hai nửa.
    Hai người yêu nhau là cả trái đất này. Còn nhà thơ Nga M.Lermôntốp (1814-1841) bằng một cách nói khác trong thi ca, đã ví về tình yêu bất hủ đối với người đàn bà:
                    Tượng thờ dù đổ vẫn thiêng
                    Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
     Trở lại với bài Biển Hát - Tình yêu thật huyền diệu biết bao, đã mang cho ta cả bàu trời và trái đất tươi xanh, cuộc sống ngập tràn hạnh phúc cùng những vần thơ đẹp nhất! Nhưng khi không còn em? Tác giả viết:
                    Khi anh hóa hàng phi lao trong sóng bão
                    Là đã hòa biển cả với cô đơn!
      "Biển cả" ở đây là hình tượng về tình yêu của người thiếu nữ đối với nhà thơ. Khi anh đã hoà tình yêu em vào trong nỗi cô đơn, thì lòng anh sẽ bị giằng xé bởi trăm ngàn cơn bão tố. Hay là:
                    Biển có thể không biết mình hóa sóng
                    Để cho bờ chìm đắm giữa lênh đênh
                    Em có thể không còn nhớ đến...
                    Như làn mây trôi mãi vô tình.
     Có thể như làn mây trôi vô tình kia, em đã quên đi những tháng năm đẹp đẽ ấy? Nhưng trong lòng anh thì  kỉ niệm tình yêu đôi ta mãi mãi không bao giờ phai nhoà. Với nỗi tình mơ mộng của một trái tim da diết giữa đêm trăng mờ tỏ, nhà thơ lại chạnh nhớ về tiếng biển, tiếng của tình yêu xưa:
                   Trời đêm nay không mưa nhưng mà gió
                   Gió đêm nay không mạnh nhưng mà xô
                   Trăng đêm nay hơi vàng, xao và động
                   Anh lại nằm nghe biển hát ngày xưa...
      Bài thơ đã được kết thúc ở đó. Tháng năm, như bến bờ lênh đênh, chìm đắm trong biển cả tình em... người thi sĩ đã treo hồn mình lên tận nửa vành trăng xa.  Biển Hát là một bài thơ tình có nhiều hình tượng đẹp, sống động. Làn điệu thi ca huyền ảo có thể làm xao xiết trái tim đời.
                          *  Trích "Phê bình & tiểu luận thi ca - Phạm Ngọc Thái"

  
 
     Cô giáo Nguyễn Thị Hoàng


              B.       EM VỀ BIỂN 

                         Bờ bãi đời người - Cuộc sống tình yêu
                         Trái tim nhỏ em dựng cả toà sen chân phật tổ!
                         Ta cũng thể loài cua còng trong bể cả
                         Yêu thương nhiều hưởng đã bao nhiêu. 

                              ( kỉ niệm K.A:  Người nữ sinh trường SPNN năm xưa.
                                                              Quê hương thành phố biển)                   
Em về biển để vùi vào trong cát
Nỗi buồn nước mắt
Những nát tan vòm ngực đã thương đau.

Biển cứ vỗ tan... nát tình biển cả
Xô mãi bờ với lá thông reo
Người thiếu nữ ấy dần thành cát trắng
Mang nỗi niềm không biết đã đi đâu?

Tháng năm trôi…tình cũ cháy như khêu
Dòng suối thần tiên nuôi đời ta mục ải
Đôi gót đỏ ánh mắt nhìn thơ dại
Đã thổi thành bão tố ở trong anh.

Hàng bạch đàn năm xưa còn đó
Anh còn đây. Em hỡi, anh còn đây!
Nhớ những buổi đón em bên cổng trường sinh ngữ
Tóc nửa bạc rồi chỉ thấy gió mưa bay...

Tóc nửa bạc rồi. Tình vẫn đó, em ơi! 

                                   Phạm Ngọc Thái


               Lời bình của PHƯƠNG TUẤN:

          Bài thơ kể về mối tình của một cô nữ sinh trường Sư phạm Ngoại ngữ với nhà thơ. Nỗi thơ đầy lệ:
                        Em về biển để vùi vào trong cát
                        Nỗi buồn nước mắt
                        Những nát tan vòm ngực đã thương đau.
     "biển" ở đây là thành phố quê hương của người con gái (như trong tựa đề bài thơ đã viết), nhưng hình ảnh biển còn là biểu tượng của bãi-biển-đời-người hay là tình-em-biển-cả:
                        Biển cứ vỗ tan... nát tình biển cả
                        Xô mãi bờ với lá thông reo
      Cái hàng thông năm tháng đứng trên bờ biển hát, vừa như sự vô tình mà lại hữu tình của thiên nhiên, với con sóng xô nát bờ khắc khoải mãi về người trinh nữ. Một biển cuộc đời đầy sóng bão, người sống trong nó và... nó có thể nghiền nát con người:
                        Người thiếu nữ ấy dần thành cát trắng
                        Mang nỗi niềm không biết đã đi dâu?
     Người con gái ấy đã đi không trở lại. Hình ảnh "cát" trong bài thơ này mang màu sắc thơ siêu thực, tức là dạt vào trong chốn cát bụi đời người...
     Tôi xin phân tích bốn câu thơ làm tựa đề:
                          Bờ bãi đời người - Cuộc sống tình yêu
                          Trái tim nhỏ em dựng cả toà sen chân phật tổ!
                          Ta cũng thể loài cua còng trong bể cả
                          Yêu thương nhiều hưởng đã bao nhiêu.
     Tình yêu của em đưa ta về nơi thánh thiện. Em chính là cả toà sen nát bàn phật tổ của đời anh! Thế mà, trên "bờ bãi đời người" thân phận em vẫn nổi chìm như kiếp rong rêu. Thì ra tình yêu không chỉ mang cho ta hạnh phúc, mà còn là bi kịch đớn đau trong cuộc đời. Đây là bốn câu thơ hay nhất bài, hình tượng đã đạt đến điểm đỉnh, khái quát nội dung tư tưởng của toàn bài để đưa tấm phẩm bích Em Về Biển vào trong miếu mạo của thi ca.
     Xin bình tiếp vào bài:
                           Tháng năm trôi…tình cũ cháy như khêu
                           Dòng suối thần tiên nuôi đời ta mục ải
                           Đôi gót đỏ ánh mắt nhìn thơ dại
                           Đã thổi thành bão tố ở trong anh.
       Tình cũ như ngọn đèn càng khêu càng cháy. Người con trai cũng như cây thông mòn mỏi mãi, năm tháng dần thành mục ải... thì mối tình trong trắng thơ ngây, thơm mát như ban mai của người con gái xưa lại hiện về xoa lên nỗi đau của lòng anh. Hình bóng người sinh nữ cứ lặng lẽ, âm thầm mà cào xé tưởng như những trận bão lòng không dứt.
    Em Về Biển tuy không đi sâu vào miêu tả tấm thân bên trong của người con gái, hồi ức chỉ phục lại những ấn tượng có tính điển hình, như:
                        Đôi gót đỏ ánh mắt nhìn thơ dại
    Hay là:
                       Những nát tan vòm ngực đã thương đau
    Nghĩa là không thấy những hình ảnh yêu thương trần tục xuất hiện trong tình thi này, chỉ có những hương vị thơm tho, thanh thoát, nên thơ... nhưng vẫn đầy cảm xúc da diết, mộng mơ mà năm tháng không phai nhoà trong anh.
     Đời hiện hữu mà tình yêu lại là ảo ảnh. Cuộc sống chỉ còn là một bãi cát vô vi, trắng phau để những trận bão tố lòng anh thổi mãi không thôi. Đến đây một mảng thơ hiện thực được tràn vào, tình thơ lại càng thêm tha thiết:
                         Hàng bạch đàn năm xưa còn đó
                         Anh còn đây. Em hỡi! Anh còn đây,
                         Nhớ những buổi đón em bên cổng trường sinh ngữ...
      Những buổi đón người yêu bên cổng trường... gợi lại bao nhiêu kỷ niệm để nói về một thời đôi trai gái đã say đắm yêu nhau. Ta có thể mường tượng, bóng trăng huyền diệu thuở ấy, bước chân em đi nhè nhẹ, những chiếc lá rơi khẽ khua lên xào xạc. Ôi! Tấm thân của người con gái như một tảng thiên thạch trinh trắng vô vàn, cuốn hút cả những linh hồn. Chạm vào thiên thạch ấy, mọi sức mạnh đều tiêu tan mềm nhũn để tan hoà thành nước. Ánh mắt, đôi môi, cả cặp "tuyết lê" trắng ngần, trinh khôi của người thiếu nữ tựa như đôi mỏm núi kỳ vĩ nhô lên làm nên luỹ thành sừng sững nghìn năm, là thiên kiệt tác nhân sinh của loài người.  Khi ta áp môi hôn, khi đôi bàn tay man dại của tạo hoá đặt vào đó, nó nóng hổi và huyền thoại...
      Nhà thơ đã từng sống qua nửa thế kỉ, chứng nhận bao điều lớn lao cùng những điên đảo xẩy ra trong thế giới loài người, để cuối cùng anh lại quay về, chỉ ngợi ca người yêu bất tử hơn mọi thứ trên đời. Thế mà đời người như bóng câu bay qua trong vòm trời vô định, tất cả đều tan vỡ lẫn vào trong cát bụi cuộc đời - Như những dòng thơ kết thúc trong Em Về Biển này :
                         Tóc nửa bạc rồi chỉ thấy gió mưa bay...
                         Tóc nửa bạc rồi. Tình vẫn đó, em ơi!
    Mái tóc sương nhà thơ soi xuống dòng sông vô cùng, vô tận của thời gian, lẫn nhoà trong tiếng gió mưa phủ kín đất trời. Năm tháng qua đi lặng lẽ mà héo úa, như bao chiếc lá vàng rơi rụng xuống, phủ lên trên những hồi ức về người con gái xưa một nấm mồ tình.

                                   Trích "Phê bình & tiểu luận thi ca - Phạm Ngọc Thái"

          Hà Nội - 5/2014
               N.T.H
    Giảng viên Trường ĐH Sư phạm
READ MORE - PHẠM NGỌC THÁI VÀ SỰ ĐA SẮC VỀ NHỮNG BÀI THƠ TÌNH BIỂN - Cô giáo Hoàng

CHỈ CÁCH ĐẢO LÝ SƠN HAI TRĂM CÂY SỐ - thơ Phạm Xuân Dũng

Phạm Xuân Dũng


CHỈ CÁCH ĐẢO LÝ SƠN HAI TRĂM CÂY SỐ

Chỉ cách đảo Lý Sơn hai trăm cây số
Là chiến thuyền Đại Hán nghênh ngang
Là gian khoan lũ cú diều lang sói
Muốn ăn tươi nuốt sống Việt Nam.

Máu của đồng bào ta lại đổ
Giữa biển Đông sóng vỗ muôn trùng
Chỉ cách đảo Lý Sơn hai trăm cây số
Hỏi ai còn mê ngủ nữa không?

Hỏi ai là con cháu đội hùng binh giữ biển
Xiết chặt tay nhau chuẩn bị lên tàu
Hãy đồng lòng khi nước nhà nguy biến
Quét sạch bọn xâm lăng ngay ở trận đầu.

Không nhân nhượng, không thể nào nhân nhượng nữa
Trước ngoại bang hiếu chiến, bá quyền
Khi Tổ quốc mẹ hiền cơn nước lửa
Nhớ hội nghị Diên Hồng đại phá Mông Nguyên.

Hỡi dân Việt trẻ, già, trai, gái
Ở chân trời góc bể gọi tên nhau
Xin nối lại một vòng tay lớn
Chung một lời thề “Sát Thát”  mau mau.

Chỉ cách đảo Lý Sơn hai trăm cây số...

                            Phạm Xuân Dũng
                                 dpthachthao@gmail.com


READ MORE - CHỈ CÁCH ĐẢO LÝ SƠN HAI TRĂM CÂY SỐ - thơ Phạm Xuân Dũng

THƯƠNG VỀ XÓM NHỎ - thơ Phạm Bá Nhơn

Tác giả PHẠM BÁ NHƠN


THƯƠNG VỀ XÓM NHỎ

Thuyền ai đang đậu phía bên sông
Hỏi có sang đây hãy chở cùng
Tiện bước tôi về thăm xóm nhỏ
Từ lâu người vẫn mõi mòn trông
  
Tôi thả hồn theo ngọn gió đông
Bầy trâu gọi nghé ở trên đồng
Giữa lòng chạnh nhớ chiều lá rụng
Dạo ấy trao em một đoá hồng
  
Nét mặt thẹn thùng em bảo: Không!
Bàn tay khép nép má thêm hồng
Giây phút ban đầu hơi lúng túng
Ôm yếm nhìn nhau chút ngại ngùng
  
Tôi ngỡ rồi dây những tháng ngày
Cuộc đời nối tiếp tuổi thơ ngây
Gởi hồn một nữa cùng xóm nhỏ
Một nữa tang bồng mộng gió mây
  
Đò gác mái chéo buổi chợ tan
Cánh chim phiêu bạc khắp non ngàn
Người đi xóm nhỏ buồn man mác
Ước mộng ngày xưa sớm vội tàn./.


                                  PHẠM BÁ NHƠN
                                                   phambanhon2012@yahoo.com
READ MORE - THƯƠNG VỀ XÓM NHỎ - thơ Phạm Bá Nhơn

MÊNH MANG QUẢNG TRỊ - Tâm Nhiên

Lang thang sĩ
             Ảnh tác giả Tâm Nhiên



MÊNH MANG QUẢNG TRỊ

Nghe tâm sự bên dòng Thạch Hãn
Mà xót đau bao nỗi ngược xuôi
Thành Cổ rêu phong rờn máu lệ
Kể làm sao cho hết ngậm ngùi ?

Xa tăm tắp dặm dài ngun ngút
Bóng hoàng hôn đỏ áy Đông Hà
Cam Lộ Gio Linh tình Cửa Việt
Những địa danh chạnh gót ta qua

Xuống Cửa Tùng vòng lên Lao Bảo
Ngợp rừng hoang rú dại mang mang
Ngàn sương Hương Hóa chiều biên giới
Phố rưng rưng màu nắng bụi vàng

Rồi về đây nơi miền thôn dã
Lặng cùng em Hải Quế quê hương
Vườn xưa chốn cũ hồn trăng hỡi
Lời thơ bay đầu ngõ cuối đường
                                  Tâm Nhiên



READ MORE - MÊNH MANG QUẢNG TRỊ - Tâm Nhiên