TRANG THUẦN TÚY VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CỦA NGƯỜI QUẢNG TRỊ VÀ NGƯỜI YÊU MẾN QUẢNG TRỊ.
Chúc Mừng Năm Mới
Tuesday, May 25, 2021
ĐỌC “DÒNG NHỰA THƠM NGUYỆN ƯỚC”, TẬP THƠ CỦA NGUYÊN BÌNH - Châu Thạch
Cầm tập thơ “Dòng Nhựa Thơm Nguyện Ước” của nhà thơ Nguyên Bình do bưu tá vừa đưa đến trên tay. Ngoài kia chiều xuống, phòng máy điều hòa chưa tắt, món ăn tinh thần biết là ngon đã đến, thôi thì cứ thưởng thức ngay.
Ăn ngấu nghiến thì biết ngon nhưng khó biết đủ đầy hương vị. Đọc ngấu nghiến thì biết hay nhưng khó biết hay vì sao. Viết ngấu nghiến, tức là viết ngay khi đọc chưa tròn một tác phẩm, thì viết không hết ý. Thế nhưng, với tập thơ nầy tôi phải viết ngay.
Tôi phải viết ngay vì muốn giữ lại những cảm xúc dào dạt. Cảm xúc ấy khiến tôi không thể kèm chế được sự háo hức của lòng mình muốn viết. Những cảm xúc bất ngờ đến vì bất ngờ đọc được thơ hay thường rất dễ bị lịm tắt, quên đi nếu mình chưa kịp viết.
Vậy tôi sẽ viết ngay, viết ngắn gọn về một số câu thơ mà tôi bắt gặp và yêu mến trong “Dòng Nhựa Thơm Nguyện Ước” của Nguyên Bình.
Như nhà thơ Trúc Linh Lan đã viết ở phần giới thiệu tác phẩm: “Thơ Nguyên Bình phần lớn là thơ tình, trong trái tim anh đau đáu nỗi nhớ, yêu thương, chờ đợi”. Tôi viết thêm, thơ Nguyên Bình là thơ tình lãng mạn, ươm mầm tinh hoa từ dòng thơ Mới, gởi vào đó tâm tư tình cảm của thi nhân ngày nay, cống hiến cho đời những tấm lụa, một thứ lụa tơ tằm lung linh, bắt mắt trong cái nhìn của thế hệ hôm nay.
Để nói về người con gái chải tóc bên hiên, Nguyên Bình viết:
chải tơ mà mượt xuống miền thảo thơm
Bếp tro con mướp dỗi hờn
sân vàng con mực cũng chờn vờn mơ
Và tôi hồn bỗng dại khờ
gõ bài thơ xuống phím tơ đây này…
(Nàng thơ)
Đây đích thị là một bài ca dao với hình ảnh nổi bật, ngộ nghĩnh, bình dân và thân thiện. Tóc nhà thơ gọi là “tơ”. Chải mái tóc buông xỏa xuống gọi là “chải tơ mà mượt xuống miền thảo thơ”. Ba từ “miền thảo thơ” làm cho không gian dưới mái tóc trở nên bao la như một khung trời lý tưởng, chứa đầy niềm vui và hạnh phúc. Thế rồi bếp tro, con mèo, con chó được đưa vào thơ, làm cho cái khung cảnh lý tưởng đó gần gũi và thân thiện với ta biết bao nhiêu. Tất cả thành thơ ngay dưới ngón tay của tác giả. Nhà thơ trở nên ông tiên nhìn cái đẹp. thấy cái đẹp và biến hóa cái đẹp thành bài ca dao thi vị.
Để nuôi hy vọng về một ngày tái ngộ với người yêu, Nguyên Bình viết:
ong rót mật óng vàng lên mái tóc
nắng hạ xanh vời mây trong mắt ngọc
trái tim hiền không dấu nỗi anh đâu
(Rồi một ngày)
Hẹn người yêu một ngày tái ngộ ở tuổi đã cao. Tả mái tóc ngả màu của nàng óng ánh như tóc một nàng tiên. Tả đôi mắt của nàng như cả một bầu trời, và tả trái tim dịu hiền của nàng thắm thiết trong trái tim yêu dấu của mình. Đây là một cách miêu tả dát vàng lên gỗ, để gỗ thành tượng vàng, chỉ đôi bàn tay của thợ điêu luyện tài hoa mới làm nên được thế. Đọc thơ, ta thấy hình ảnh người phụ nữ trở nên hình tượng cao quý, và trái tim thi nhân chung tình, sâu xa, nhân ái đến vô cùng.
Để tả mùa xuân đang tới, Nguyên Bình viết:
trời đất cụng ly nhắp chén giao mùa
ngàn tia nắng rải tơ lòng gieo hạt
mơn mởn đồng xanh ngàn cải đong đưa
Vạt chiều nghiêng khép giấc mơ vĩnh cửu
bóng mây xa ửng đỏ nét môi gần
ngày cuối năm chiều lên hương bát ngát
khói sương ngại ngùng bên nhánh phù vân
Đồi ngực trái nức đóa hình khai nhụy
dấu xuân ngời sau cúc áo cài khuy
em lung linh… phố chạy tràn xuân sắc
lộng lẫy mùa yêu xanh biếc xuân thì…
(Xuân Tới)
Khổ thơ thứ nhất: Trời và đất thành đôi tri kỷ đối ẩm với nhau. Ánh nắng không chiếu trên đất. Ánh nắng được nhân cách hóa thành người, đi gieo hạt tơ lòng của mình.
Khổ thơ tứ hai: Mây xa và môi em là một. Mây hồng và môi son được đồng hóa trong nhau. Mây tan dần thành sương khói. Nhà thơ nhân cách hóa mây và khói sương bằng hai chữ “ngại ngùng”.
Khổ thơ thứ ba: Ngọn đồi và nhủ hoa của người yêu được đồng hóa cùng nhau, tất cả là dấu xuân ngời hương sắc. Con phố và bước chân em dạo phố cũng quyện vào nhau, tất cả đầy sức sống xuân thì.
Nếu không sợ ném đá, tôi dám nói rằng tiếng thơ trong “Xuân Tới” mang đầy đủ tinh hoa của tiếng thơ Tự Lực Văn Đoàn thuở trước, ngoài ra trong “Xuân Tới” còn cho ta những hình ảnh sống động, tươi vui, tràn sinh lực của mùa xuân đang tới.
Để nói về sự vô thường, Nguyên Bình viết:
Trên viên gạch lát cũ Khổ thơ tứ hai: Mây xa và môi em là một. Mây hồng và môi son được đồng hóa trong nhau. Mây tan dần thành sương khói. Nhà thơ nhân cách hóa mây và khói sương bằng hai chữ “ngại ngùng”.
Khổ thơ thứ ba: Ngọn đồi và nhủ hoa của người yêu được đồng hóa cùng nhau, tất cả là dấu xuân ngời hương sắc. Con phố và bước chân em dạo phố cũng quyện vào nhau, tất cả đầy sức sống xuân thì.
Nếu không sợ ném đá, tôi dám nói rằng tiếng thơ trong “Xuân Tới” mang đầy đủ tinh hoa của tiếng thơ Tự Lực Văn Đoàn thuở trước, ngoài ra trong “Xuân Tới” còn cho ta những hình ảnh sống động, tươi vui, tràn sinh lực của mùa xuân đang tới.
Để nói về sự vô thường, Nguyên Bình viết:
trầm tích mùa xuân rêu bám
có tiếng guốc cung phi
mùi thơm bông bưởi rụng
có sầu em trên xác lá vàng
(Trầm Tích)
Không như bà Huyện Thanh Quan nhắc khung cảnh quá khứ trong dấu xưa, trong hồn thu thảo, trong lâu đài, trong bóng tịch dương, Nguyên Bình ghi dấu quá khứ chỉ vào trong viên gạch. Viên gạch là trầm tích của một thời đại, ghi dấu đến cả tiếng guốc, hương thơm của hoa và cả nỗi buồn của người xưa lên đó. Tưởng tượng như vậy là một sự lãng mạn vô biên, liên tưởng như vậy là một ý thơ tác tuyệt, cấu tứ như vậy là môt sự độc đáo hiếm thấy trong thơ. Có thể nói là một khổ thơ cô đọng, nhà thơ đúc viên gạch lung linh như một tấm kính diệu kỳ.
Để nói về sự đợi chờ người yêu dài năm tháng, Nguyên Bình viết:
tôi về mây trắng cũng theo tôi về
Từ em vạn dặm sơn khê
nắng miên man nắng mưa dầm dề mưa
Còn trong dạ khúc xửa xưa
thì thầm câu hát thuở chưa hẹn hò
Tri âm lỡ mấy chuyến đò
vầng trăng cổ độ buồn xo đợi người.
(Đợi Người)
Để ý bài thơ, ta thấy rằng Nguyên Bình đã tạo ta một phong cách mới cúa thơ, đó là một phong cách mà tôi xin mạo muội đặt tên là “Nhị Tuyệt”. Ta thấy bài thơ được ghép bởi 8 cặp đôi lục bát, mỗi cặp đôi chỉ cần một câu 6 và một câu 8, đã nói trọn tâm tư của người thi sĩ. Mỗi cặp thơ lục bát ấy, tách ra vẫn đầy đủ ý nghĩa, ghép lại thì bài thơ xúc tích, diễn đạt lũy thừa được những diều muốn nói của thi nhân.
Cuối cùng xin mời đọc bài thơ “Niệm Khúc”, bài thơ “Yêu một lần để gởi lại ngàn năm”:
Cuối cùng xin mời đọc bài thơ “Niệm Khúc”, bài thơ “Yêu một lần để gởi lại ngàn năm”:
Anh hát cho em nghe bài ca mê say
Bài tình ca mặn mòi gọi thanh xuân trở lại
Bi khúc thiết tha “những ngày xưa thân ái”
Nắng chơi vơi khi mây trắng giao mùa
Trên ngực trái em gối đầu xỏa tóc
dòng thanh âm dập dìu mê hoặc
rạo rực ân tình réo rắt suối khe sâu
lời hẹn hứa từ ngày xưa thơ dại
lời trối trăn cho mai nầy rồi mãi mãi
yêu một lần để gởi lại ngàn năm…
hương tóc ai còn vấn vương trong gió
lời yêu thương từ trái tim bé nhỏ
chở tình về bát ngát cả mùa yêu.
Niệm khúc là gì? Niệm có nghĩa là tưởng nhớ, niệm khúc là một khúc thi ca tưởng nhớ hay suy nghiệm về tình yêu, về cuộc đời, về tất cả những điều chất chứa trong lòng. Bài thơ “Niệm Khúc” là một “khúc đời nhau” mà “anh hát cho em nghe”, là một khúc “rạo rực ân tình” réo rắt như dòng chảy của “suối khe sâu”, như “nắng chơi vơi”. Như “mây trắng giao mùa”, như “từng nhịp võng đong đưa” mà âm thanh như phím đàn phát ra thành “dòng thanh âm dập dìu mê hoặc”.
Bài thơ tuyệt vời, tuyệt vời đến độ nó làm tê liệt suy tư của tôi, không cho tôi tìm ra lời ca tụng nó, chỉ còn trong tôi sự cảm xúc, khiến tôi nằm yên để nghe sự vuốt ve của bàn tay thơ làm mê mẫn tâm hồn. Nếu nói thêm, thì tôi xin dùng hai câu thơ cuối “lời yêu thương từ trái tim bé nhỏ/ chở tình về bát ngát cả mùa yêu”, sửa vài từ để nói về bài thơ nầy: “Lời yêu thương từ bài thơ trác tuyệt/ chở tình về bát ngát cả hồn tôi”.
Châu Thạch tôi có thể viết 10 trang, 20 trang cho tập thơ “Dòng Nhựa Thơm Nguyện Ước” của Nguyên Bình mà không thấy chán chút nào, bởi vì nó có đến 107 bài thơ hay mà tôi chỉ trích ra đây có mấy bài. Nhưng thôi, tôi không chán nhưng người đọc thấy bài viết dài sẽ chán. Xin ngừng ở đây, để những vần thơ còn lại cho ai bước vào vườn trong trẻo, vô biên và quyến luyến của Nguyên Bình.
Châu Thạch
Bài thơ tuyệt vời, tuyệt vời đến độ nó làm tê liệt suy tư của tôi, không cho tôi tìm ra lời ca tụng nó, chỉ còn trong tôi sự cảm xúc, khiến tôi nằm yên để nghe sự vuốt ve của bàn tay thơ làm mê mẫn tâm hồn. Nếu nói thêm, thì tôi xin dùng hai câu thơ cuối “lời yêu thương từ trái tim bé nhỏ/ chở tình về bát ngát cả mùa yêu”, sửa vài từ để nói về bài thơ nầy: “Lời yêu thương từ bài thơ trác tuyệt/ chở tình về bát ngát cả hồn tôi”.
Châu Thạch tôi có thể viết 10 trang, 20 trang cho tập thơ “Dòng Nhựa Thơm Nguyện Ước” của Nguyên Bình mà không thấy chán chút nào, bởi vì nó có đến 107 bài thơ hay mà tôi chỉ trích ra đây có mấy bài. Nhưng thôi, tôi không chán nhưng người đọc thấy bài viết dài sẽ chán. Xin ngừng ở đây, để những vần thơ còn lại cho ai bước vào vườn trong trẻo, vô biên và quyến luyến của Nguyên Bình.
Châu Thạch
HẾT RỒI! – Nguyên Lạc
Tranh Gustave Klimt
* Lời vào bài của tác giả:
Chủ đề của bài viết này là bàn về vấn đề “thân xác”, liên hệ đến “bản năng” của con người; không phải là truyện X, xin các bạn hiểu cho. Bản năng có thể được kiểm soát, thăng hoa hay buông thả là tùy theo mỗi cá nhân.
***
Hằng ngày vang tiếng cười giòn tan trong căn nhà ấm cúng, trung lưu của cặp đôi hoàn hảo – người vợ xinh đẹp và người chồng trí thức, chức vụ, lương cao, tương lai đầy hứa hẹn – sau giờ làm việc, sau bửa cơm chiều trước giàn tivi.
Một buổi chiều nọ, cũng vẫn những tiếng cười hạnh phúc; thình lình một tên cướp lực lưỡng phá cửa xông vào, tay cầm vũ khí. Hắn uy hiếp rồi trói cặp vợ chồng lại. Sau đó hắn lục soát căn nhà, tìm lấy tư trang, tiền bạc.
Trấn lột xong, vừa định bỏ đi, chợt tên cướp quay mắt nhìn người vợ rồi vội đến lôi cô vào phòng ngủ, xô ngã ngữa ra giường. Có tiếng sột soạt của quần áo bị lột. Cô gái vùng vẫy, cào cấu, chống cự nhưng vô vọng trước sự lực lưỡng và hung bạo của tên cướp. Hắn đổ ập lên thân người cô, đôi môi tham lam cùng khắp… Cô gái cố gắng đẩy hắn ra, nhưng không thể trước sức mạnh và sự bạo cuồng. Hai tay cô cuối cùng đành phải buông xuôi, rồi phó mặc…
Có tiếng động nhịp nhàng, nhịp nhàng… Cô gái bất động, im lặng… Có tiếng thở càng ngày càng gấp của tên cướp. Tiếng động trong phòng ngủ càng lúc càng nhặt nhịp, nhặt nhịp… Một lâu sau chợt vọng lên tiếng rên của cô gái; lúc đầu yếu ớt, mơ hồ, sau càng ngày càng rõ thêm. Hai bàn tay cô gái đang buông xuôi, bất động thình lình nhúc nhích bấu mạnh vào drap giường. Tiếng động của nhịp độ lên xuống càng tăng và tiếng thở tên cướp càng dồn dập. Hình như thân hình cô gái cong rướn lên…
Xong việc, tên cướp mặc đồ lại rồi vội vã thoát đi, bỏ lại cô gái nằm sải chân tay bất động. Chợt đôi mắt cô ứa hai dòng lệ, và từ đôi môi cô, chợt phát ra lời than não lòng:
– Hết rồi anh ơi! Hết rồi anh ơi!
Và từ đó căn nhà không còn vang tiếng cười giòn tan nữa. Khuôn mặt cô gái luôn thẩn thờ, với đôi mắt xa xăm.
Nguyên Lạc
…………………..
* Tìm đọc thêm:
– “Ca Tụng Thân Xác”: sách của GS Nguyễn Văn Trung (1930?) - GS dạy văn học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn trước 1975.
– Phụ lục: Thụy Khuê viết về “Ca Tụng Thân Xác” của Nguyễn Văn Trung:
[ … Thân xác bị lãng quên, bị bỏ quên, con người đâm ra không biết gì về thể xác của mình: Con người xa lạ với thể xác của mình. Triết học hiện đại (hiện sinh) cho rằng không thể tách rời thể xác với tinh thần: Khi ốm đau, đói khát, thì tinh thần cũng chịu, không thể minh mẫn mà suy nghĩ được, cho nên: Tôi là thể xác tôi. Do đó có thể nói: con người hiện diện ở đời bằng thân xác, nhưng lại ở trong một tình trạng vong bản vong thân thường xuyên, nghiã là quên mình vì tâm trí lúc nào cũng ở nơi khác, ở đâu đó, chỉ chăm chú đến những đối tượng ngoài mình.
Vì vậy con người cần phải “khám phá” lại mình, khám phá thân xác, lúc ốm đau đói rét, lúc soi gương, lúc xấu hổ e thẹn… để thấy rằng “thân xác là một thực tại mở”.
Biện chứng mở giải thích vấn đề dục tính và đưa đến kết luận: thân xác là một giá trị. Ca tụng thân xác là ca tụng con người. Không chỉ có tinh thần mới thiêng liêng, thân xác cũng thiêng liêng. Vấn đề không phải là chối bỏ hay hủy diệt thân xác, nhưng phải làm sao đảm nhiệm được một cách đích thực sứ mệnh làm người trong thân phận của mình, là một vật có thân xác…]
– Link đưa đến bài viết về GS. Nguyễn Văn Trung
http://phannguyenartist.blogspot.com/2019/12/nguyen-van-trung.html
VƯƠNG VẤN HẠ XƯA - Thơ Nhật Quang
Vương Vấn Hạ Xưa
Phượng hồng thắm mênh mang màu nắng Hạ
Lũ sẻ nâu dưới vòm lá đùa vui
Chạm vô tình khúc ve sầu nức nở
Mùa tơ vương nghe kỷ niệm khôn nguôi
Trang lưu bút chưa nhạt nhòa mực tím
Thời hoa niên vội vã vụt trôi xa
Như còn đó chút tình thơ khờ dại
Cũng vội bay theo mây gió nhạt nhòa
Ước trở lại tuổi hồn nhiên đèn sách
Áo trắng bay như đàn bướm rong chơi
Trưa nắng Hạ hái bằng lăng tím nở
Ép vở hồng ươm mộng ước xuân tươi
Mỗi mùa về nghe rưng rưng lên mắt
Cả bầu trời phượng thắp lửa hồn ta
Người xưa còn mộng mơ thời áo trắng
Nụ tình đầu giờ chắc cũng phôi pha?
Nhật Quang
Subscribe to:
Posts (Atom)