Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Friday, December 16, 2016

CHÂU THẠCH: TÁC PHẨM &TÁC GIẢ - M.Loan Hoa Sử & Chu Vương Miện

      
                Nhà thơ Châu Thạch



CHÂU THẠCH: TÁC PHẨM &TÁC GIẢ

                     M.Loan Hoa Sử & Chu Vương Miện thực hiện

Châu Thạch tên thật là Trương Văn Trạn.
Sanh ngày 15.1.1943 [tuổi Ngọ].
Chánh quán xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Thơ và Bình Thơ đã được đăng trên một số web & blog VHNT trong và ngoài nước.
Tác phẩm đã xuất bản: "Tuyển Tập Thơ Văn Một Thời Để Nhớ" chung với 14 tác giả.

Nhà Thơ Châu Thạch cũng đã bước vào cái tuổi "Thất thập cổ lai hy", đó là quan niệm thời Trung cổ, bây chừ thế kỷ 21, tuổi 70 cũng chỉ là thanh niên. Mới đây vài năm, Đại họa sĩ Trịnh Cung [tức nhà thơ Thương Nguyệt hồi 1960] cũng vào tuổi này. Gọi anh là Đại họa sĩ có nghĩa là anh cao hơn các họa sĩ thường một bực. Năm 67, anh được giải Huy chương bạc, triển lãm hội họa Quốc Tế ở Pháp, nên anh thường bỏ hai tay vào túi quần, không bao giờ bắt tay với những họa sĩ nội địa. Phu nhân của anh phiêu diêu miền cực lạc, anh mới lập gia đình với một giai nhân tuổi chừng 20, và sau đó anh có thêm một đứa con nhỏ, cả nước ăn mừng "và hải ngoại cũng ăn mừng luôn".

Anh cứ mơ về thời quá khứ
mái trường xưa thành gạch vụn lâu rồi
áo trắng xưa bay về phương trời áo trắng
bờ Cổ Thành loang lổ một vầng trăng

Anh cứ mơ về thời quá khứ
bụi cỏ xôn xao dưới gót ngọc sân trường
áo trắng bồng bềnh phố nhỏ mờ sương
em cứ đi đi về phương trời áo trắng
          "Phương áo trắng, trang 142"

Ôi những tà áo trắng, những con đừơng trắng qua cầu qua sông, là cả một chuỗi Tình Sử dài vô cùng vô tận. Tại sao lại gọi là Tình Sử mà không là Tình Địa? Xin thưa là như vầy: Tình Địa có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất Địa là Đất thì rất là thê lương ai oán, cứ vài mươi năm thì sông Hòang Hà chuyển dòng [khi chuyển về Hoa Bắc, khi chuyển về Hoa Nam], mỗi lần chuyển như thế là kéo theo bên bờ sông ít nhất cũng vài ngàn thước chiều dài ăn sâu vào vài trăm thước chiều ngang, thành ra cái Tình Địa này Vĩ Đại quá, chỉ có nước đứng mà khóc. Còn nghĩa thứ hai Địa là Tiền thì như sau: "Đêm đông đứng đợi đào, đào đếch đến, bèn đứng đái, đang đái đào đến, đào đòi địa đếch đưa, đào đánh, đào đấm, đào đá, đánh đầu đỡ đầu, đá đít đỡ đít, đánh đâu đỡ đó, đào đánh đúng điểm độc đành đưa Địa đào đi. Với cái "Tình Địa" kiểu này thi thơ mà làm cái nỗi gì?

hãy đến thăm tôi những buổi giao mùa
trời có mưa và có nắng
để xoa dịu linh hồn tôi câm lặng
chưa từng nói lời tha thiết yêu em
được say sưa rất lạ rất êm đềm
và rạo rực lời tỏ tình ong bướm
"Trích Lời xin kỳ lạ, trang 164 "
-
Cánh bèo không bến không bờ
thân tằm quằn quại nhả tơ cho đời
               "Nghe Hát, trang 166"

     Ôi một phiến tài tình đa cổ lụy, nào những pho Tình Sử
Đầu Điển, Cổ Điển như Chiêu Quân, Tây Thi, Dương Ngọc Hoàn, Tư Mã Tương Như & Trác Văn Quân, Thôi Oanh Oanh & Trương Quân Thụy trong Mái Tây … và mới đây, thời tiền chiến ở nước ta, nào Tha La Xóm Đạo của nhà thơ Vũ Anh Khanh, Nhà Tôi của nhà thơ Yên Thao, Hoa Trắng Thôi Cài Lên Áo Tím của nhà thơ Kiên Giang Hà Huy Hà, và Mầu Tím Hoa Sim của đại thi hào Hữu Loan, những bài thơ này vốn đã hay và nổi tiếng trong giới yêu thơ, lại được các nhạc sĩ tài danh phổ ra nhạc, phổ biến trong quảng đại quần chúng. Nguyên một bài thơ của Hữu Loan "Mầu Tím Hoa Sim", các nữ ca sĩ hát đớt đớt là Ghoa Xiêm, nghe cũng vẫn hay? Nào nhạc sĩ Dũng Chinh soạn vào năm 67, kế ngay sau đó là Ca nhạc sĩ Duy Khánh,  kế đó là Đại nhạc Sĩ tài ba lỗi lạc Phạm Duy và sau 1975 thì ở Hải ngọai có nhạc sĩ Anh Bằng, nhưng theo ý của Hữu Loan thì thi sĩ chịu nhất là bài của nhạc sĩ Dũng Chinh, còn bài phổ nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy dù là bạn thân thiết, nhưng Hữu Loan chỉ mỉm cười cho là được được.  
    Mỗi một nhà thơ là có một pho Tình Sử y như chiếc khăn quàng rằn ri đeo nơi cổ, hay nói giản kép là "Cuộc Tình Vắt Vai", thơ của Châu Thạch cũng mang dấu ấn là như thế, vừa trong sáng vừa thanh cao. Thơ Châu Thạch có vóc dáng và tầm cỡ, phê bình cảm nhận thơ thiên hạ rất trù phú và chuẩn xác. Xin mời nhà thơ cứ lên đường, đại lộ rộng thênh thang.

NGHE HÁT

chiều qua ghé quán Cội Nguồn
ngồi nghe em hát nhạc buồn thủa xưa
giọng trầm nhớ nắng thương mưa
giọng thanh trăng nước gió đưa mây vàng
cho anh hồn đắm mơ màng
nghe câu ca tiếng thời gian quay về
dậy lòng lại những đam mê
bỗng dưng anh thấy tràn trề hồn yêu
cám ơn em rất diễm kiều
cho anh xuân ấm một chiều tàn đông

Bạn đưa đến quán Cội Nguồn
một chiều gió lạnh mưa phùn miền Nam
anh từ một chốn xa xăm
áo xanh đã bạc tháng năm với đời
hồn mang bao nỗi đầy vơi
đến nghe em hát tuyệt vời nhẹ đau
nhẹ từ vùi dập vàng thau
nhẹ trong ký ức dãi dầu gió mưa
nhạc vàng vừa dứt đong đưa
nhẹ lời em đến chào thưa tiếng vàng

à qua câu chuyện miên man
hai hồn, hai nẻo muôn ngàn nổi trôi
em từ đũa gẫy duyên đôi
người nam nằm lại núi đồi quê anh
đa nghề cầm cọ vẽ tranh
xướng ca không dỗ đựơc lành niềm đau
anh từ thời thế qua mau
cũng tan ước vọng, cũng nhàu kiếp thơ
cánh bèo không bến không bờ
tấm thân quằn quại nhả thơ cho đời

mưa còn bay mãi ngoài trời
hai hồn cùng lạnh một lời chia tay
hẹn nhau hẹn sẽ một ngày
nhưng chia ly biết phút này đã xa
mắt ai như có lệ nhòa
quay lưng trời bỗng đổ òa mưa tuôn
   "Trích Tiếng Hát trang 165-166"

                                 M.Loan Hoa Sử & Chu Vương Miện


CHÙM THƠ CHÂU THẠCH



EM NHAN BIỀU

Gió tự Nhan Biều gió thổi qua
Thơm hương hoa cúc hương hoa cà
Thuyền ai tách bến ngang sông Thạch
Áo trắng đi về chung với hoa.

Ai đã qua sông để đến trường
Và ai giăng ánh mắt tơ vương
Ai nghiêng vành nón che khuôn mặt
Để cả hồn tôi ngập nhớ thương,

Chợ tỉnh em ôm cặp dạo quanh
Cho tôi quay gót cũng không đành
Lần theo guốc mộc quên giờ học
Quên cả chiều buông xuống cổ thành

Thuở ấy trong tôi bóng tịch liêu
Em mang qua nắng bãi Nhan Biều
Đem theo hết thảy màu xanh ngọc
Cho biếc hồn tôi một chữ yêu.

Rồi một ngày kia rất hải hùng
Lửa về theo hạ vượt qua sông
Tôi đi biền biệt theo chinh chiến
Em đến rừng thiên đón gió đông.

Tàn cuộc binh đao tôi trở về
Tin buồn, đâu đó chốn sơn khê
Em nằm ở lại nghe mưa gió
Để hết tim tôi nhớ não nề

Tôi vẫn thường hay đến bến sông
Chờ em mòn mõi tháng năm ròng
Bên kia "sương khói mờ nhân ảnh"
Em sắp về chưa hay vẫn không?

                                Châu Thạch

HOA LIÊU TRAI

Đêm tỉnh lặng, đêm vô cùng tỉnh lặng
Con suối reo như rót nước xuống trần
Vươn lên trời cổ thụ áo màu trăng
Từng tua áo xuyên cành loan xuống đất.

Đêm tỉnh lặng, đêm vô cùng tỉnh lặng
Những vì sao rơi lọt xuống vòm xanh
Tắm mình trong con nước chảy an lành
Đàn cá thở li ti vàng bọt nước.

Em hồn hoa trong rừng hương dạo bước
Ta hồn người yêu vẽ đẹp Phong Lan
Suốt đêm thanh âu yếm dưới trăng ngàn
Hôn ngàn nụ những mùi thơm nhụy phấn.

Trời mờ sáng hương hoa rừng trộn lẫn
Khói ô dơ của mùi cháy bay về
Đỏ một vùng quỷ lửa đốt sơn khê
Em gục xuống trong tay người yêu dấu.

Trời xanh hỡi trên cao người có thấu
Mỗi hoa rừng là sắc một giai nhân
Ai đem chôn trong lớp lớp mộ phần
Cùng với cỏ, với cây, với loài thú vật!

                                     Châu Thạch

BỐC MỘ NGƯỜI TÌNH

Nắng trời chiếu xuống mộ trinh
Xương em chưa lộ nguyên hình tan ngay
Lão già bốc mộ say say
Người thân lệ ướt khăn tay sụt sùi
Có ai đây đứng bùi ngùi
Mộng yêu đất đã chôn vùi bao năm
Giấy vàng tiểu mới em nằm
Tro kia có thấy ngỡ ngàng hay chăng
Em về chốn mới xây lăng
Bỏ khe róc rách, bỏ trăng lên đồi
Chắc là bỏ cả luôn tôi
Xa xôi đâu dễ đến ngồi cùng em.
Từ em đi cảnh buồn thêm
Chỗ nằm em trống trăng đêm lọt vào
Quách xưa lành lạnh hư hao
Đồi nghiêng gió lộng, rì rào rừng thông
Một mình anh giữa mênh mông
Một mình anh với viển vông mơ màng
Em về lăng mộ cao sang
Đắp rồng vẽ phượng khang trang chốn nào
Chắc chi nơi ấy ngọt ngào
Biết đâu nghĩa địa ồn ào hồn em
Nơi đây một cõi êm đềm
Em còn thương nhớ hay quên tháng ngày?
Từ em đi đất đá say
Cùng anh chuốc rượu ngồi ngay mộ phần
Để nghe tiếng suối phân vân
Để nghe sương xuống thấm dần rừng hoang
Để nghe trăng chiếu võ vàng
Để nghe thao thức đêm tàn chờ ai.

Kìa bình minh rạng sớm mai
À ra thì đã đêm dài mộ không

                         Châu Thạch 

LỜI KHUYÊN KỲ DỊ

Hãy trang bị cho mình chiếc gậy
Như thêm chân để đi giữa cuộc đời
Và chiếc túi như chiếc hồ lô nhỏ
Bạn lên đường làm hành khất rong chơi.

Bạn bước xuống đi con đường nhân ái
Nẽo yêu thương gót rãi những nhân lành
Đến từng nhà xin chớ gỏ tay nhanh
Cứ từ tốn như ngày xưa Chúa gỏ.
Ai tiếp bạn và ai lòng mở ngõ
Bạn nhân danh công lý tạ ơn người
Ai quay lưng chế nhạo, bạn tươi cười
Phủi hết bụi, đi xa vùng ô trọc,
Bạn sẽ thấy tay mình ngăn tiếng khóc
Nếu đi xin vì trái đất nhân danh
Băng vết hằn đang rũa cả màu xanh
Lấy tình nghĩa trồng hoa vườn khổ nạn.
Cả nhân lọai nếu ai đồng như bạn
Nhanh bàn tay với gậy, túi yêu thương
Thì thế gian nay đã biến thiên đường
Và đau khổ đâu còn trên mặt đất,
Xin hết thảy đăng quang làm hành khất.

                                Châu Thạch

RƯỢU DƯỚI TRĂNG
Dốc ngược chai, rượu long lanh chảy
Ta nâng ly uống cạn cả ngàn trăng
Khà một cái hơi bay mờ mặt đất
Còn một trăng treo mộng ở trên cao.

Em ngồi lại cùng ta đừng đi vội
Nửa vầng trăng ta đã cắn làm đôi
Nghe vị ổi vừa chua và vừa chát
Trong miệng ta nguyệt đã vỡ tan rồi.

Đừng, đừng bảo ta say là tăm tối
Linh hồn ta trôi nổi rượu, trăng, thơ
Những đam mê đắm đuối tự bao giờ
Những ân tứ từ khai sinh thế kỷ.

Ở trong ta có ba người mộng mị
Một yêu trăng tràn ngập cả đường tim
Một yêu thơ lặn lội tháng năm tìm
Một yêu rượu lấy men làm tri kỷ.

Ba khờ dại biến ta thành thi sĩ
Thoát hồn ta du nhập cõi mơ huyền
Ngồi dưới trần mộng đến chốn thiên tiên
Rượu trong máu và trăng tràn sông núi.

Em ngồi lại cùng ta thêm chút nữa
Để cơn say đủ độ biến thành thơ
Để lời hay soi tỏ ánh trăng mờ
Và hết thảy gởi vào đôi mắt đẹp.

Em ngồi lại cùng ta thêm chút nữa
Để men yêu dậy sóng phút em chờ
Với rượu nồng, thơ đẹp, với trăng mơ
Ta uống trọn tràn lan cơn cảm xúc.

                          Châu Thạch

READ MORE - CHÂU THẠCH: TÁC PHẨM &TÁC GIẢ - M.Loan Hoa Sử & Chu Vương Miện

MẤY NHỊP CẦU TRE (2) - Ảnh Võ Thạnh Văn



READ MORE - MẤY NHỊP CẦU TRE (2) - Ảnh Võ Thạnh Văn

RƯỢU DƯỚI TRĂNG - Thơ Châu Thạch

 



   RƯỢU DƯỚI TRĂNG 
   (Gởi các người thơ nam uống rượu mà tôi cảm mến:
   Kha Tiệm Ly, Hoàng Anh 79, La Thụy, Đặng Xuân Xuyến)

   Dốc ngược chai, rượu long lanh chảy
   Ta nâng ly uống cạn cả ngàn trăng
   Khà một cái hơi bay mờ mặt đất
   Còn một trăng treo mộng ở trên cao.


   Em ngồi lại cùng ta đừng đi vội
   Nửa vầng trăng ta đã cắn làm đôi
   Nghe vị ổi vừa chua và vừa chát
   Trong miệng ta nguyệt đã vỡ tan rồi.


   Đừng, đừng bảo ta say là tăm tối
   Linh hồn ta trôi nổi rượu, trăng, thơ
   Những đam mê đắm đuối tự bao giờ
   Những ân tứ từ khai sinh thế kỷ.


   Ở trong ta có ba người mộng mị
   Một yêu trăng tràn ngập cả đường tim
   Một yêu thơ lặn lội tháng năm tìm
   Một yêu rượu lấy men làm tri kỷ.


   Ba khờ dại biến ta thành thi sĩ
   Thoát hồn ta du nhập cõi mơ huyền
   Ngồi dưới trần mộng đến chốn thiên tiên
   Rượu trong máu và trăng tràn sông núi.


   Em ngồi lại cùng ta thêm chút nữa
   Để cơn say đủ độ biến thành thơ
   Để lời hay soi tỏ ánh trăng mờ
   Và hết thảy gởi vào đôi mắt đẹp.


   Em ngồi lại cùng ta thêm chút nữa
   Để men yêu dậy sóng phút em chờ
   Với rượu nồng, thơ đẹp, với trăng mơ
   Ta uống trọn tràn lan cơn cảm xúc


                                     Châu Thạch

READ MORE - RƯỢU DƯỚI TRĂNG - Thơ Châu Thạch

BÀN THÊM VỀ BÀI THƠ TẶNG UÔNG LUÂN CỦA LÝ BẠCH - Nguyễn Ngọc Kiên


 

 BÀN THÊM VỀ BÀI THƠ TẶNG UÔNG LUÂN 
                            CỦA LÝ BẠCH

贈汪倫
李白乘舟將欲行,
忽聞岸上踏歌聲。
桃花潭水深千尺,
不及汪倫送我情!
.
Phiên âm:
.
Tặng Uông Luân
.
Lý Bạch thừa chu tương dục hành,
Hốt văn ngạn thượng đạp ca thanh.
Đào hoa đàm thuỷ thâm thiên xích,
Bất cập Uông Luân tống ngã tình.
.
Dịch nghĩa:
.
Tặng Uông Luân
.
Lý Bạch cưỡi thuyền sắp sửa ra đi
Bỗng trên bờ giếng có tiếng chân nhảy nhịp và hát
Nước đầm đào hoa sâu hàng ngàn thước
Không bằng tình Uông Luân tiễn ta.
.
Dịch thơ:
.
Tặng Uông Luân
.
Lí Bạch xuống thuyền sắp sửa xa
Bỗng nghe điệu nhảy quyện lời ca
Đầm Đào hoa thẳm sâu ngàn thước
Sao sánh tình Uông tiễn biệt ta!
(Bản dịch của Nguyễn Ngọc Kiên)
.
Về xuất xứ bài thơ, giai thoại kể rằng, vào năm 754 (năm Thiên Bảo thứ 13) đời nhà Đường, có Uông Luân là một Hào sĩ ở Kinh Xuyên, tuy tài năng không thể so sánh với Lý Bạch, nhưng ông cũng là dòng dõi hào kiệt. Ông từng làm Huyện Lệnh ở Kinh huyện, nay thuộc tỉnh An Huy, rất thích giao du với các danh sĩ, vô cùng hâm mộ Lý Bạch. Một lần nghe nói Lý Bạch sắp đi chơi qua đây, Uông Luân bèn gửi thư đón mời, trong thư có nói rằng: “Trộm nghe thơ, mỗ ngưỡng mộ tiên sinh đã lâu. Biết tiên sinh vốn yêu thích những nơi phong cảnh đẹp, lạ lùng, kỳ thú. Nếu tiên sinh không quản đường xa hiểm trở mà tới hàn gia, tại hạ sẽ đưa tiên sinh ghé một vạn tửu lầu, cùng tiên sinh cưỡi sóng ngắm hoa đào giữa tiết thu. Xin chắp tay đứng chờ trước cửa.”
.
Lý Bạch háo hức, vui vẻ đến, Uông Luân bèn nói thật rằng : “Xin tạ tội cùng tiên sinh! Tại hạ đã dùng xảo ngôn để dụ rước tiên sinh về đây chứ thực ra ở nơi thôn quê hẻo lánh này cả xóm chỉ có duy nhất một quán rượu cóc nhà lão Vạn, còn cái đầm trước mặt nhà có tên là đầm Mực nước sâu không thấy đáy, dân sính chữ trong thôn gọi là đầm Đào hoa, tại hạ từ nhỏ tới giờ chưa một lần dám bơi ra giữa đầm. Chỉ có tấm tình ngưỡng mộ, quyến luyến nhau là thật mà thôi!”
.
Lý Bạch nghe xong cả cười, ở lại chơi với Uông Luân vài ngày.
.
Họ nói với nhau những gì không thấy sách nào nhắc đến. Sau đó, Uông Luân tặng 8 con ngựa và 10 cuộn gấm đẹp rồi đích thân tiễn biệt Lý Bạch.
.
Buổi tiễn đưa là một sớm mùa thu ảm đạm. Hơi lạnh lảng bảng trong màn sương mỏng giăng giăng trên mặt nước, trên tấm vải buồm bạc thếch quấn quanh mép thuyền. Con thuyền từ từ rời bờ, trông ra chỉ thấy một ông lão mặc áo bông cũ , mắt dõi theo, giậm chân hát mà từ biệt. Phía sau lưng là bờ lau bời bời trắng xóa.
.
Lý Bạch cảm kích vì tấm lòng chân thành của Uông Luân nên đã hạ bút xuất thần làm bài tuyệt cú tuyệt cú “桃花潭” (Đầm Đào hoa) đề “Tặng Uông Luân” mà nghìn năm sau vẫn làm xúc động lòng người.
.
Đây là bài thơ được nhiều người yêu thích và thuộc lòng. Câu 1 tác giả tự nói về mình, ba chữ “將欲行” [tương dục hành] diễn tả cảnh lưu luyến, bịn rịn lúc chia tay. Câu 2, miêu tả cảnh tượng lúc lên đường, chữ [hốt] (bỗng nhiên, đột nhiên, hốt nhiên) dùng ở đây quả là có thần. Khi dịch sang tiếng Việt, Trần Trọng San đã chuyển chữ này thành “chợt”: “Chợt nghe trên bến có người hát ca.”
.
Một số dịch giả khác khi dịch đã lược mất chữ này. Chẳng hạn:
.
Trên bờ chân giậm, nghe liền tiếng ca. (Tản Đà)
.
Trên bờ nhịp nhảy rộn lời ca (Ngô Văn Phú)
.
Trên bến nghe bài hát “Dậm chân”, (Lê Nguyễn Lưu)
.
Cũng trong câu 2, tác giả miêu tả chủ nhà với động tác “踏歌” [đạp ca], một lối hát nhiều người cùng dang tay giậm chân làm nhịp. Chữ “” [thanh] chỉ âm thanh mà tác giả – người được tiễn, nghe được lúc lên thuyền.
.
Cũng cần nói thêm rằng, Lí Bạch rất thích khoa trương(*) – một thủ pháp tu từ nói quá sự thật – đôi khi đến mức không thể tin được. Cái đích người nói hướng tới người nghe không phải là điều “nói ra” mà là điều “nói lên”. Khoa trương trong thơ Lí Bạch hết sức đa dạng, phong phú. Trong hai câu 3 và 4 của bài thơ này, tác giả sử dụng thủ pháp tỉ dụ khoa trương, ví tình cảm của Uông Luân đối với Lí Bạch như nước đầm Đào Hoa sâu tới ngàn thước; trên thực tế, ai cũng hiểu rằng đầm Đào Hoa không sâu đến như vậy. Cụm từ “千尺” (ngàn thước) ở đây không phải là con số cụ thể, chính xác như trong toán học mà là con số ước lượng chỉ “rất nhiều thước”, ý nói đầm rất sâu; đó mới chính là điều “nói lên”. Từ ngữ so sánh “不及” (bất cập, không sánh kịp) dùng rất độc đáo biểu thị tình cảm giữa hai người là vô cùng sâu sắc và quý giá, khiến người đọc có thể tưởng tượng ra được nó sâu đậm đến mức nào. Hơn thế nữa, cách lựa chọn hình ảnh “đầm Đào Hoa” cũng rất tinh tế và đầy ý nghĩa; màu hoa đào đỏ rực, còn nước đầm sâu thì trong vắt, những hình ảnh này được dùng để so sánh với tình bạn khiến ta liên tưởng tới tình bạn đẹp, ấm áp thuần khiết. Cái hay của bài thơ này là ở chỗ, nó vô cùng giản dị, câu chữ không hề “đao to búa lớn”, nhưng nhờ có thủ pháp khoa trương mà đã nêu bật tình cảm chân thành thân thiết giữa Lý Bạch và Uông Luân. Chẳng thế mà hơn một ngàn năm nay, người đời đã tốn khá nhiều giấy mực để bình luận về bài thơ này. Đặc biệt là hai chữ “tương” và “hốt” nổi bật là dạng “nhãn tự” (chữ mắt) như có thần tỏa sáng cả bài thơ.
.
Thế mới biết, cái sự quyến luyến đâu chỉ là tình cảm giữa nam và nữ; đúng như Tú Xương đã viết “Tương tư lọ phải là trai gái”. Qua bài thơ, có người còn suy rộng ra, kiếp con người cũng thật cô đơn giữa bao nhiêu đồng loại!
.
Truyện Sử còn kể tiếp, đến đời Thanh (Khang Hy thứ 55) trở đi, Viên Mai đã chép: “今潭已壅塞” (Ngày nay thì Đầm Đào hoa đã cạn, đường qua đây đã tắc nghẽn). Nhà thơ Trương Tinh Trai (张惺斋) đã cảm thán rằng:
.
蝉翻一叶坠空林,
路指桃花尚可寻。
莫怪世人交谊浅,
此潭非复旧时深。
.
Phiên âm:
.
Thiền phiên nhất diệp truỵ không lâm
Lộ chỉ đào hoa thượng khả tầm
Mạc quái thế nhân giao nghị thiển
Thử đàm phi phục cựu thời thâm.
.
Dịch thơ:

.
Rừng vắng ve chuyền chiếc lá rơi
Đào Hoa nẻo ấy dễ tìm thôi
Lạ gì tình bạn nay hời hợt
Đầm cũ xem ra cạn khác rồi.
(Bản dịch của Trương Đình Chi)
.
Bài thơ “Tặng Uông Luân” của Lý Bạch thật mộc mạc, giản dị nên dễ nhớ dễ thuộc, nhưng nó xứng đáng được xếp vào danh sách những bài thơ bất hủ của Lí Bạch nói riêng, thơ Đường nói chung và trường tồn với thời gian.

                                                                     Nguyễn Ngọc Kiên
.
(*) Xem thêm: “Khoa trương trong thơ Lí Bạch”, Nguyễn Ngọc Kiên, Ngôn ngữ và Văn học (Kỉ yếu Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc năm 2013).

READ MORE - BÀN THÊM VỀ BÀI THƠ TẶNG UÔNG LUÂN CỦA LÝ BẠCH - Nguyễn Ngọc Kiên

ĐÊM ÁM ẢNH - Thơ Nguyễn Lâm Cẩn


          
                           Nhà thơ Nguyễn Lâm Cẩn


ĐÊM ÁM ẢNH

Đêm nở vàng bông cúc
Xòe ra một khóm
Mênh mang
Mênh mang…

Mùa đông cánh cúc dịu dàng
Ý niệm thời gian níu thu vào giấc ngủ
Thướt tha
Ấp ủ

Lạnh giá trốn vào hương
Thoang thoảng
Hơi thở vừa đủ
Ấm nồng vừa đủ
Thu dẫn ta mộng mị đêm trường

Cánh vàng vấn vương
Tà áo mỏng
Bông cúc vàng bay bay
Một đêm tỉnh
Một đêm say
Một đêm thức tận cùng xao xuyến
Em, bông cúc vàng ẩn hiện

Đêm rồi đêm
Thu bốn mùa không tiễn
Nở vàng cúc tím, cúc xanh
Cúc trắng lung linh trên cành
Đêm tinh khiết cả trong hồn mộng
Đêm thu không trăng vàng gió lộng
Vẫn mênh mông
Em ơi
Em biết không
Nở đêm ra vàng rực cánh đồng.

Hà Nội, 12-12-2016
NGUYỄN LÂM CẨN


READ MORE - ĐÊM ÁM ẢNH - Thơ Nguyễn Lâm Cẩn

DẪU XA HUẾ NHƯNG VẪN NHÌN THẤY HUẾ - thơ Phan Minh Châu




DẪU XA HUẾ NHƯNG VẪN NHÌN THẤY HUẾ
(Viết tặng cho một người lính nằm lại ở cổ thành Quảng Trị)


Dẫu xa Huế nhưng vẫn nhìn thấy Huế
Những tháng năm lửa đạn chảy điên cuồng
Ôi Quảng Trị cổ thành thơm tiếng hát
Tiếng ru hời … còn đó những màu quân
Tôi thương chị, thương anh, thương bầu bạn
Mấy mươi năm vật đổi với sao dời
Anh từ độ lên đường xa đất mẹ
Để Cổ Thành sáng lại tuổi đôi mươi
Ơi Thành Cổ mấy mươi năm rồi nhỉ ?
Tám mốt ngày đêm lửa đạn trập trùng
Anh nằm lại bên kia bờ vĩ tuyến
Chị bên này thương nhúm cỏ quê hương
Tám mốt ngày đêm trời như giông bão
Tiếng đạn gầm xé nát Cổ Thành xưa
Là phận lính giữ giòng ranh Tổ Quốc
Để Cổ Thành sáng mãi với nghìn sau
Đất Quảng Trị từng lưu danh muôn thuở
Tuổi thanh xuân phút chốc hóa anh hùng
Ôi mảnh đất bạn tôi nằm lại đó
Để bốn mùa hoa cỏ vẫn thơm hương
Những năm tháng chưa vương màu áo lính
Bạn tôi yêu nơi ấy rất vô cùng
Cô gái Huế ôm nỗi lòng rất Huế
Đôi mắt buồn năm tháng chảy xa xăm
Bạn nằm xuống nơi cổ thành Quảng Trị
Đường đạn đi không biết tự phương nào
Đôi mắt vẫn hướng về vùng đất mẹ
Nơi có người con gái vẫn hằng mong
Dẫu xa Huế nhưng vẫn nhìn thấy huế
Bước chân ai qua mấy nhịp cầu Tràng
Phải em tôi một thời yêu áo lính
Khăn sô buồn không nỡ bước sang ngang...

PHAN MINH CHÂU
Nha Trang  
READ MORE - DẪU XA HUẾ NHƯNG VẪN NHÌN THẤY HUẾ - thơ Phan Minh Châu

CÁM ƠN NGƯỜI DƯNG - thơ Trúc Thanh Tâm

Ảnh tác giả


   CÁM ƠN NGƯỜI DƯNG

  Quen nhau gọi theo tuổi tác
  Chú - cháu nhưng là người dưng
  Thế gian còn nhiều ngang trái
  Lửa yêu ngầm cháy, không chừng 

  Cháu ngồi mắt buồn rười rượi
  Chú nhìn vạt nắng chiều rơi
  Con chim vô tình lảnh lót
  Không gian nín lặng tuyệt vời

  Trên con đường dài gió nhẹ
  Hai người chẳng nói điều chi
  Có chiếc lá vàng rơi xuống
  Trái tim như muốn nói gì

  Có lẽ tình yêu là thế
  Luôn là bí ẩn vây quanh
  Có lẽ yêu nhau cũng thế
  Luôn ghen, cất giấu, để dành

  Cám ơn tình yêu không tuổi
  Ngại ngùng cứ gọi bằng tên
  Cám ơn người dưng yêu dấu
  Xa rồi cứ gọi bằng quên!

  TRÚC THANH TÂM
( Châu Đốc )


READ MORE - CÁM ƠN NGƯỜI DƯNG - thơ Trúc Thanh Tâm