Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Thursday, April 19, 2012

Trần Hữu Thuần - CHUYỆN CỔ TÍCH MỚI : CHIẾC BÁNH CHƯNG KÌ DIỆU

Tác giả: Thu An Trần Hữu Thuần


Ngày xưa, vào thời Vua Hùng, có nàng công chúa thứ mười được vua yêu thương cưng chiều nhất, và được trăm họ cảm phục. Vua yêu thương và trăm họ mến phục không chỉ vì công chúa đẹp tuyệt trần, mà còn vì công chúa nhân từ đức độ. Quả thực, không ai nhìn công chúa mà không say đắm. Mắt công chúa long lanh như hai vì sao, nhưng lại toát ra một vẻ dịu dàng khiến ai cũng muốn gần gủi. Lời nói của công chịu dịu ngọt như mật ong. Công chúa không bao giờ lớn tiếng với kẻ hầu người hạ, nóng nảy nạt nộ, như các anh chị em hoàng tử công chúa khác thường làm. Khi có người dưới tay lầm lỗi, công chúa chỉ nhẹ nhàng chỉ bảo để điều đó không xẩy ra lần nữa. Vì vậy, mọi người chung quanh công chúa đều đáp lại bằng cách tận tụy làm theo ý muốn của công chúa, không từ nan bất cứ điều gì dù khó khăn đến đâu. Ngược lại, chẳng vì được chiều chuộng mà công chúa đòi “hái trăng hái sao” như anh chị em mình.
Đức tính của công chúa được các thần và nhất là Thần Bếp báo cáo lên Vua Trời. Trong muôn ngàn công chúa hoàng tử trên khắp cõi Người, Vua Trời chỉ chú ý đến Công chúa Mười con của Vua Hùng là vì thế. Và Vua Trời nhận thấy quả thực lời tâu của chư thần là đúng. Để chứng thực lòng tốt của công chúa, gần Tết năm đó, Vua Trời cho gọi một cô tiên đến dặn dò “như vậy, như vậy.” Cô tiên “vâng dạ,” vội vàng đến cõi Người thực hiện kế hoạch của Vua Trời.

Đã đến ngày hai mươi ba tháng chạp. Nhà nhà khắp đất nước cúng tiển Ông Táo về chầu Vua Trời, báo cáo lại công việc từng nhà đã làm tốt làm xấu một năm qua. Trời tháng chạp heo hắt lạnh, mưa như quất vào mặt dân làm nông đang trân mình chịu đựng dưới ruộng nước làm nốt công việc cuối năm chuẩn bị cho vụ chiêm. Trong hoàng cung, Vua Hùng cùng các hoàng tử công chúa cũng nghiêm chỉnh cử hành lễ tiển đưa Ông Táo, mong được Ông Táo báo cáo tốt trước Vua Trời để được Vua Trời đáp lại ân phúc mưa thuận gió hòa cho đất nước trong năm tới. Lễ tất, Vua Hùng cho phân chia lộc cúng cho các con để chuẩn bị mừng xuân mới. Cung nữ lão bộc lỉnh kỉnh mang phẩm vật về. Công chúa Mười cũng bái từ Vua Cha và các anh chị em, lững thững thả bước trên dãy hành lang ngắm nhìn sắc trời đang chuyển mình sang xuân. Gió vẫn lạnh, mưa vẫn lất phất rơi, nhưng đất trời đang có dấu báo hiệu mùa xuân đang tới. Các khóm đào khóm mai trong hoa viên, nụ đã đầy hé nở cho thấy sắc hồng sắc vàng e ấp trong đài hoa xanh đang túm lại như cố che chở nụ hoa khỏi mưa gió lạnh. Hoa hồng hoa hải đường hoa lan hoa cúc cũng đang sẵn sàng bừng nở đón chúa xuân. Tâm hồn Công chúa Mười cũng như đang phơi phới theo hoa theo lá, sẵn sàng đón một mùa xuân mới. Tuổi tròn trăng của công chúa cũng sắp đang nở rộ với hoa bướm ngày xuân.
Về đến cung riêng, Công chúa Mười mệt mỏi thay xiêm áo và lên giường nằm nghỉ. Lễ vật Vua Cha ban cho, tì nữ đang đem tất cả vào kho riêng. Trên bàn đặt trước giường công chúa, một bình pha lê cắm một vài đóa hồng đóa cúc. Trong hai góc phòng đối diện nhau, một cành đào và một cành mai đang hé nụ đặt cạnh bàn viết của công chúa. Trên bàn viết, một chồng sách, một nghiên mực bằng bích ngọc và một lọ đựng các quản bút bằng hồng ngọc. Bên cạnh chồng sách, một chồng giấy hoa tiên đang chờ đợi công chúa viết các câu đối mừng xuân để thị nữ trang trí trong phòng. Một tờ đặc biệt sẽ dành riêng để công chúa khai bút đầu xuân vào đêm giao thừa. Hương trầm  thoảng ru công chúa vào giấc ngủ. Trong giấc ngủ dịu dàng, công chúa mơ thấy một cô tiên đem quà của Vua Trời đến thưởng công chúa:
Vua Trời nghe báo cáo em người nhân từ hiền thục nên sai chị đến ân thưởng cho em. Chúc em một năm mới đầy lòng nhân ái.
Em cám tạ Vua Trời. Cám ơn chị. Em sẽ cố gắng.

Công chúa Mười nghe văng vẳng cung nữ ngoài màn đánh thức cô dậy:
Bẩm công chúa, đã giờ Tị. Mời công chúa tỉnh giấc.
Khác với các hoàng tử công chúa khác, ngủ lúc nào thì ngủ, thức lúc nào thì thức, Công chúa Mười đi ngủ và thức giấc đúng giờ công chúa tự qui định cho mình. Giờ Tị là giờ công chúa thức giấc, ngày nắng cũng như ngày mưa, không bao giờ muộn hơn, chỉ sớm hơn khi có nghi lễ của hoàng cung đòi buộc. Công chúa mỉm cười cám ơn người cung nữ, ngồi dậy vươn vai, rồi xỏ chân vào dép vén màn bước ra. Bỗng một ánh sáng lạ làm công chúa giật mình:
Cái kia?
 Chỉ tay lên chiếc bàn chính giữa phòng bình hoa, công chúa hỏi người cung nữ. Cung nữ nhìn theo ngón tay công chúa, chẳng thấy nên kinh ngạc hỏi lại:
Bẩm công chúa, đâu?
Sao lại không? cái sáng chói trên bàn kia.
Dạ, em đâu thấy gì?
Lạ chưa, em không thấy thật sao?
Dạ, thật. Em chẳng thấy khác lạ cả.
Em không thấy cái bánh chưng đang tỏa sáng trên bàn sao?
Dạ, quả thực em chẳng thấy gì.
Ngạc nhiên, công chúa bước vội đến bàn nhìn kĩ. Trên bàn, một chiếc bánh chưng vuông vức gói rất khéo bằng lá chuối xanh đặt trên một chiếc đĩa ngọc bích. Chiếc bánh chưng kì lạ tỏa ánh sáng chập chờn như thể nó là một viên ngọc tỏa sáng. Khi công chúa đặt tay lên chiếc bánh, người cung nữ cũng bỗng “ồ” lên:
Em thấy, bây giờ em thấy, chiếc bánh chưng.
Thế em không thấy tỏa sáng sao?
Không, em chỉ thấy chiếc bánh chưng bình thường.
Thực lạ lùng, người cung nữ chỉ thấy chiếc bánh khi công chúa đặt tay lên, và không thấy đó là một chiếc bánh khác thường đang tỏa sáng. Tại sao chỉ một mình công chúa có thể thấy được chiếc bánh và ánh sáng? Khi công chúa nhấc tay khỏi chiếc bánh, ánh sáng lung linh cũng tắt ngấm đi, còn lại chiếc bánh chưng bình thường như muôn vàn chiếc bánh chưng khác. Công chúa hỏi:
Ai đem chiếc bánh chưng vào đây? phải của Vua Cha ban cho không?
Người cung nữ trả lời:
Dạ, em không biết ai đem vào.  quày quả đến phòng cất giữ phẩm vật vua ban kiểm soát lại. Cung nữ giữ kho đếm đi đếm lại, không thấy thiếu món nào.
Dạ, thưa công chúa, phẩm vật Hoàng thượng ban cho vẫn còn nguyên trong kho.
Thế thế nào? Bánh này từ đâu đến?
Tò mò, công chúa bảo cung nữ mở chiếc bánh ra. Cung nữ tuân lệnh, nhưng vừa đưa tay đụng đến chiếc bánh thì nó biến mất, chỉ còn lại chiếc đĩa trống không. Cung nữ thất kinh giựt tay ra, chiếc bánh vẫn nằm y nguyên trên đĩa. Thử lại lần nữa, tay cung nữ vừa chạm đến là chiếc bánh không còn. Kinh ngạc, công chúa bảo:
Em để chị.
Công chúa đích thân bóc lá bánh; bên trong là một lớp nếp nhuốm màu xanh của lá chuối. Cầm con dao nhỏ do cung nữa đưa lại, công chúa cắt một góc bánh. Con dao ấn vào lớp cơm nếp mềm mại dinh dính. Bỗng, lưỡi dao ngừng phắt lại không chuyển động; công chúa cảm thấy chạm phải một vật gì cứng. Ngạc nhiên, công chúa lách lưỡi dao qua một bên, hé ra bên trong không phải nhân bánh như thường lệ mà là một thứ gì vàng óng ả. Tách hẵn lớp nếp, nhìn thấy một khối vàng, công chúa giật mình buông dao rơi đánh keng xuống nền nhà:
Bẩm, công chúa sao không?
Công chúa sắc mặt đầy kinh ngạc, hỏi lại cung nữ:
Em không thấy bên trong bánh sao?
Em thấy đậu xanh thịt mỡ thôi, khác đâu?
Nghe người cung nữ nói, công chúa tưởng mình hoa mắt nhìn lầm. Nhưng rõ ràng, khối vàng vẫn còn đó, chiếu ánh sáng lung linh. Công chúa hỏi gặng:
thực em không thấy khác lạ sao?
Người cung nữ lắc đầu quầy quậy:
Công chúa, em thực không thấy khác.
Công chúa ngẩn ngơ tự nhủ:
Thế thế nào? Chỉ mình ta cắt được bánh, chỉ mình ta thấy vàng trong bánh. Bộ ta còn ngủ sao?
Cung nữ nghe công chúa lẩm bẩm không thành tiếng, tưởng công chúa mệt, vội vàng đỡ công chúa lùi lại ngồi xuống ghế. Công chúa vẫn lẩm nhẩm một mình:
Chuyện này lạ thực. Ai đem bánh đến đây? Sao vàng trong bánh? Vàng đó, ai cho ta để làm gì?
Suy nghĩ không tìm được câu trả lời, công chúa dặn dò cung nữ:
Em đem bánh đặt lên bàn cạnh giường ta ngủ, không được nói chuyện này với bất cứ ai, kể cả Hoàng thượng Mẫu hậu. Nghe chưa?
Dạ, em tuân lệnh. Em không dám môi đâu.
Được rồi. Em đi nghỉ đi, ta gọi.

Còn lại một mình, Công chúa Mười trầm tư. Chiếc bánh từ đâu đến đây? Tại sao trong bánh lại có vàng? Phải chăng Vua Cha hoặc Mẫu hậu thử lòng ngay thẳng của ta? Hay Trời thử lòng ta? Đêm qua ta nằm mơ thấy tiên nữ nói Vua Trời khen ngợi ta. Lòng ta thế nào Trời đã biết, hai bậc sinh thành ta đã biết, đâu cần phải thử thách. Ta đâu phải người ham vàng bạc phú quí hư danh.
Công chúa đứng dậy, vén màn bước vào phòng trong. Có thể đây chỉ là một ảo giác, hoặc ma trêu quỉ ghẹo. Không, trên bàn cạnh giường ngủ, chiếc bánh vẫn còn đó, khối vàng vẫn óng ánh bên trong. Công chúa bóc hết lớp nếp ra. Khối vàng vuông vức hiện ra sáng chói. Điều lạ là khối vàng không dính một chút nếp bẩn nào, sạch sẽ như đã được lau chùi cẩn thận. 
Ta làm với khối vàng này?
Chợt nhớ lại, cách đây mấy hôm, công chúa đang một mình dạo hoa viên lúc trời xẩm tối, tình cờ nghe một người trong đám lính canh phòng hậu cung của công chúa ngồi một mình than vãn. Lặng yên lắng nghe, công chúa biết hoàn cảnh của gia đình người lính. Mẹ anh ta đã quá vãng. Cha anh ta già cả bệnh hoạn, lại sống cô đơn. Anh buồn rầu chỉ mong hết thời đi lính về quê làm ruộng phụng sự cha già. Công chúa thực sự mủi lòng khi nghe người lính kể lể. Nhưng luật vua phép nước, người lính phải làm tròn bổn phận đến mãn hạn kì. Công chúa dù muốn cũng không can thiệp được.
Hay ta đem khối vàng này cho người lính, giúp đỡ cha già anh ta?
Nhìn lại chiếc bánh trên bàn, công chúa càng ngạc nhiên hơn. Chiếc bánh công chúa đã tách phần nếp để lộ khối vàng ra, giờ gói lại y nguyên, với dây buộc đầy đủ như chưa hề có ai đụng vào.

Công chúa Mười cho người gọi người lính có cha già nghèo khổ vào, ban cho chiếc bánh chưng, hai ngày phép, và ít tiền đi đường. Công chúa dặn dò:
Anh đem bánh này về mừng tuổi cha anh.
Người lính ngạc nhiên về đặc ân được hưởng. Anh nghĩ, bánh chưng công chúa ban cho chắc khác với bánh chưng thôn quê của anh: 
Bánh này chắc sẽ nhânnem công, chả phượng.
Anh tuy phục vụ ở hoàng cung, nhưng nem công chả phượng thì cũng chỉ nghe nói, vì chỉ dành cho gia tộc nhà vua. Anh cũng không hiểu công chúa tại sao lại biết anh có cha già cô đơn đau yếu. Có lẽ ai đó đã báo cáo lên công chúa. Nhưng có bao giờ anh thổ lộ tâm sự gia đình với ai đâu?
Đúng mình tốt số gặp công chúa nhân từ.

* * *

Cha già của người lính đặt tấm bánh lên chiếc đĩa tốt nhất của gia đình, đốt mấy nén nhang rồi gọi con:
Vào đây con. Cha con mình lạy tạ ơn vua công chúa. Sau rồi lạy tạ tổ tiên ông bà.
Hai cha con hướng về phía Nam, rồi hướng đến bàn thờ, sì sụp lạy. Ông cụ lâm râm khấn vái:
Bái tạ hoàng ân. Bái tạ ơn phúc tổ tiên.
Ông cụ khấn vái tổ tiên gìn giữ con cụ lính tráng khỏi gặp nguy hiểm, sớm trở về với gia đình. Cụ cũng xin cho mọi người dòng tộc và khắp nơi gặp may mắn trong năm tới. Nhang tàn, cụ sai con bưng đĩa bánh xuống, định cắt ra cùng con trai hưởng lộc. Người lính khoát tay, thưa cha:
Thưa cha, bánh chưng trong hoàng cung con không thiếu. Cha để bánh cúng giao thừa tối mai.
Dùng tiền của công chúa ban cho và tiền lương, anh vội vàng ra chợ mua sắm mứt bánh thịt thà, các thức cần thiết cho việc tiếp khách mừng xuân để lại cho cha già. Anh cũng không quên mua một cành mai và một vò rượu. Còn lại, anh đưa hết cho cha già.
Con không lại ăn Tết được sao?
Dạ, thưa cha không. Sáng mai ba mươi con phải về thôi. Tối giao thừa phiên con tuần gác. Công chúa không gia ân thì con đâu được về thăm cha giờ này đâu.
Ông cụ gật gù:
Đúng rồi, con không nên phụ hoàng ân công chúa.
Cha con tâm sự suốt đêm. Sáng ba mươi, người lính quày quả trở về hoàng cung. Ông cụ tiễn con ra đến đầu ngõ. Một mình lững thững quay về, ông cụ buồn bực nghĩ đến cảnh nhà đơn chiếc. Đứa cháu gọi cụ bằng ông bác thường bầu bạn với cụ đã về nhà ăn Tết với cha mẹ. Ông cụ còn lại một mình trong căn nhà vắng lặng.

Cúng giáo thừa xong, cụ đem bánh xuống. Tay già run run, cụ cắt dây lật lá, để lộ ra lớp nếp dẽo nhuốm màu lá chuối xanh. Cầm con dao xếp têm trầu do người vợ quá vãng của cụ để lại, cụ nhấn vào tấm bánh cắt một góc. Con dao này đặc biệt với cụ và vợ cụ, vì chính tay cụ đã đánh cho bà lúc cụ còn trẻ. Lưỡi dao bằng thép tốt màu đen lưỡi mài sáng bóng, gập lại vào một cái cán cũng bằng hai thanh thép hai bên, một đầu tán vào chuôi dao làm khóa, một đầu nối lại với nhau chừa khoảng trống ở giữa để lưỡi dao khép vào. Cụ nhớ đôi mắt bà sáng lên khi cụ đưa con dao cho bà. Lúc đó bà chừng trên hai mươi tuổi, mới về chung sống với cụ. Cụ nhớ hàm răng nhuộm đen hạt huyền với đôi môi đỏ thắm cốt trầu của bà. Cụ bỗng nhớ bà. Ai nói cho dao là chia lìa, cụ không cho là đúng. Cụ và bà chung sống với nhau mấy chục năm cho đến khi bà bỏ cụ lại một mình:
nhớ phù hộ cho con trai mình.
Cụ ấn lưỡi dao xuống. Con dao  cắt ngọt xớt vào lớp nếp bỗng khựng lại. Cụ dùng hết sức nhấn thêm chút nữa  nhưng con dao không xê xích thêm. Cụ hấp háy đôi mắt già yếu, kinh ngạc. Tay cụ dù yếu nhưng cũng không đến nổi cắt không được lớp nếp dẽo. Nhấn thêm chút nữa, con dao bỗng lệch một chút qua một bên. Một thứ gì vàng sáng lộ ra. Tưởng hoa mắt, ông cụ lật hẵn lớp nếp ra: Bên trong, một khối vàng lóng lánh.
Suy nghĩ một thoáng, ông đậy lớp nếp lên trên khối vàng, rồi lấp lá chuối lại. Cụ nhìn lên bàn thờ tổ tiên, lẩm bẩm:
Thưa tiên tổ, tiên tổ đã dạy connghèo cho sạch, rách cho thơm.Vàng này thực thế nào, con chưa biết nên con không dám nhận.
Rồi ông nhìn lên bài vị bà cụ:
ơi, tôi đem vàng này cho con trả lại cho công chúa. thấy phải không?
Nhang cúng trên bàn thờ vẫn chưa tàn. Ông cụ ngồi xuống bàn, rót tách trà nhâm nhi, trán hằn lên suy nghĩ:
Thế thế nào? Sao lại vàng trong bánh? Công chúa sao lại ban cho ta chiếc bánh vàng?
Ông cụ lại phân vân:
Hay vàng này của ai dâng kín cho công chúa công chúa không biết nên đưa nhầm cho ta?
Ông cụ thấy có lí ở phần công chúa đưa nhầm cho ông cụ, nhưng không đúng ở phần ai dâng kín cho công chúa. Dâng kín thì chẳng khác nào hối lộ, mà ông cụ biết công chúa nổi tiếng nhân từ, chẳng bao giờ ăn của đút lót của ai. Bối rối, ông cụ bước đến cành mai, tỉa bỏ mấy chiếc lá úa. Cành mai con cụ mua thực đẹp. Dáng như chân hạc, cành như cánh phượng vươn ra. Cành toàn nụ, một số nở vàng chào xuân vào đúng giờ giao thừa. Số nhiều hơn toàn nụ e ấp, hứa hẹn hoa sẽ nở kéo dài ít nữa cũng đến rằm. Vườn nhà cụ cũng có mấy gốc mai già, nhưng không năm nào cụ cắt đem vào chưng vì không muốn đụng chạm đến cây. Rồi cụ thẫn thờ đứng ở cửa nhìn ra vườn. Đêm giao thừa, trời tối đen như mực. Cụ chẳng nhìn thấy gì ngoài mấy vì sao xa tít. Tiếng côn trùng ri rỉ, vô tư, chẳng chút xúc động trước giờ phút linh thiêng của đêm năm cũ bước sang năm mới. Cảnh nhà vắng lặng làm cụ cảm thấy kém vui trong lòng. Thở dài, cụ bước lại vào trong, mắt lơ đãng nhìn lên làn khói nhang đang vươn lên:
Sáng mồng một, đi xa bất tiện. Phải đợi đến mồng hai mới đi gặp con ta thôi.
Bỗng cụ dụi mắt, giật mình: Chiếc bánh chưng cụ đã lật lá, giờ khép lại, đầy đủ dây buộc như chiếc bánh ban đầu. Ông cụ nhìn kĩ sợ mắt già yếu lầm lẫn. Rõ ràng, chiếc bánh vẫn y nguyên như lúc người con mới đem về.
Thế thế nào? Sao lạ lùng vậy?
Chẳng biết phải nghĩ thế nào cho đúng, cụ buồn bực vái vái thinh không rồi lên giường nằm. Trằn trọc lăn qua trở lại, cụ mệt mỏi thiếp đi.

* * *

Tên trộm rình rập nhà cụ già cha người lính từ trước giao thừa. Trời sương lạnh, co ro nép mình sau bụi cây trong vườn nhà cụ, quấn chặt thêm lớp bao tải dùng làm áo ấm. Hắn tính toán từ lúc nghe tin con trai ông cụ về thăm Tết ông cụ. Lúc đầu, hắn tưởng cậu con sẽ lại ăn Tết. Khi nghe tin người con ra đi vào sáng ba mươi, hắn nghĩ:
Thằng con về, thế nào cũng đem lương về cho ông già. đi, ông già một mình. Thuận lợi cho mình hết sức.
Hắn biết thế  nào ông cụ cũng mệt mỏi sau khi cúng giáo thừa. Cực chẳng đã, hắn tính chuyện trộm cắp xóm giềng. Trước đây, nếu có làm bậy, hắn thường sang làng khác, hoặc ít nữa xóm khác. Lần này hắn túng quá làm càn. Đến giờ phút này, cha con hắn vẫn chưa có gì bỏ bụng, nói chi ba ngày Tết. Ngoài túp lều và rẻo đất quanh nhà, hắn một cuốc đất cắm dùi cũng không có. Làm thuê làm mướn, ngày nào xào ngày đó. Khéo ăn khéo co lắm mới đủ dùng  hàng ngày. Không may cho hắn, mùa công ruộng này, hắn ngã bệnh. Thuốc men chỉ lẫn quẩn trong đám cây nhà lá vườn, hắn vật vã cả nửa tháng trời. Hết bệnh, sức còn yếu, lại cận tết, hắn chẳng còn làm được gì. Vay mượn nơi nầy nơi kia vài lon gạo cầm hơi, hắn đắp đủ qua ngày. Giờ Tết đến thì đành chịu, nợ cũ chưa trả, ai dám cho hắn vay thêm. Người cho hắn vay cũng nghèo rách tả tơi như hắn. Đám con hắn quơ quào rau lang ngoài vườn, rau má trên hẽm tắt bờ ruộng về nấu lên. Đến cả muối cũng không còn đủ nêm cho mặn.
Thấy ông cụ bước ra cửa nhìn ra vườn, hắn run cầm cập vì tưởng đã bại lộ. Nhưng may cho hắn, ông cụ chỉ nhìn vẫn vơ rồi bước vào. Lát sau, hắn thấy ông cửa đóng cửa cài then. Đợi đèn trong nhà tắt hẵn, bóng tối bao trùm, hắn lẻn đến ngồi co ro gần cửa sổ liếp nơi ông cụ ngủ. Giường ngủ ông cụ nơi nào trong nhà, hắn chẳng lạ lùng gì.
Phải đợi nghe ông cụ ngáy đều mới được.
Trời lạnh. Muỗi vo ve. Hắn ngồi chờ tiếng ngáy của ông cụ tưởng như vô tận. Gà gáy sáng là hắn phải bỏ cuộc, vì thoát không kịp. Hắn bực mình nghe ông cụ cứ trở mình kẽo kẹt trên chiếc chõng tre trong nhà. Đã thế ông cụ lẩm bẩm những gì nghe không rõ. Ghé tai sát tấm vách đất mỏng, hắn loáng thoáng nghe ông cụ nói đi nói lại mấy tiếng “Thế là thế nào?” Hắn chẳng hiểu ông cụ nói đến cái gì. Nhưng rồi, hắn nghe ông cụ ngáy. Tiếng ngáy người già nghe khò khè, rồi thỉnh thoảng thở ra bằng miệng nghe phì phò như tiếng ngậm nước súc miệng. Biết đã đến lúc, hắn lấy trong túi áo ra một cục sỏi đặt lên ngón tay kiểu bắn bi, bắn vào nhà. Viên sỏi va vào đâu đó nghe lạch cạch rồi lăn lóc trên nền nhà. Không động tĩnh. Ông cụ vẫn ngáy khò khè. Đợi một chút, nó lấy ra một viên lớn hơn, bắn vào. Lại lạch cách lạch cạch. Ông cụ vẫn ngáy đều. Nó khẽ hắng giọng. Nếu ông cụ nghe tiếng hắng giọng, thế nào cũng bật dậy hỏi “Ai đó?” Vẫn ngáy đều. Nhà ông cụ một mình làm hắn bạo dạn hơn. Hắn chả dại mon men đến nhà nhiều người, nhất là có đám trai tráng.
Hắn khẽ nạy cửa vào nhà bếp. Nhà bếp nào thường cửa cũng không cài then chặt chẽ vì chẳng có gì đáng giá. Thức ăn hoặc nồi đồng đều được đem lên nhà “trên” trước khi đi ngủ. Hắn đến thổi nhẹ tro bếp: than hồng vẫn còn được ủ bên dưới. Mò mẫm trong tay nãi quàng quanh vai, hắn lấy ra tấm khăn đen bịt mặt bịt mũi, chỉ chừa lại đôi mắt. Bịt để tránh bị nhận diện, và còn để không hít phải khói nhang mê hắn sắp xông. Lấy một cây nhang mê, kê vào than hồng cho bốc khói, hắn rón rén nhét vào khe hở gần giường ông cụ ngủ. Làm thế cho chắc ăn, dù biết ông cụ đã ngủ say. Loại nhang này hắn được một chủ tiệm người Tàu trên chợ cấp cho. Chủ tiệm này chuyên môn làm giàu bằng cách mua rẻ lại bất cứ thứ gì hắn và bọn trộm cắp như hắn xoáy được. Việc mua bán chỉ xẩy ra lúc tối lửa tắt đèn. Chủ tiệm không bao giờ mua tại tiệm hoặc tại nhà bọn hắn. Cuộc trao đổi thường diễn ra nơi này nơi khác trong bụi trong lùm giữa đồng trống không người qua lại.
          Chỉ chốc lát, hắn nghe tiếng ông cụ hắt hơi, báo hiệu ông cụ đã hít phải khói mê. Chờ thêm một chút cho chắc ăn, hắn bắt đầu cạy cửa từ nhà bếp thông lên nhà trên. Ông cụ sống một mình với một đứa nên thận trọng thực sự. Cửa ván dày, chận lại bằng một khúc cây từ bên cột này qua cột kia. Hắn biết, chỉ khoét vách mới nâng được cây chặn này. Vách tre trát đất không quá dày, khoét một lỗ hỗng không phải chuyện quá khó. Khoét xong, để bảo đảm an toàn, hắn lấy một khúc củi quấn giẻ, giả dạng một cánh tay thọc qua lổ khoétđể thử lửa.Nếu người nghe tiếng khoét, chờ hắn thò tay vào rút then, chắc chắn sẽ chộp lấy khúc củi tưởng đó cánh tay. Thọc cây vào  hai lần thấy an toàn, hắn đưa tay khéo léo nâng thanh chặn lên, không gây tiếng động.
          Hắn không mở cửa toang hoác chỉ vừa đủ lách mình vào, cũng không đứng lên ngồi xổm, thò đầu vào quan sát trước, sau đó mới mẫm lần vào theo thế ngồi như vậy. Kinh nghiệm cho bọn trộm cắp như hắn biết, tiến vào theo thế ngối, nếu bị phang cây sẽ tránh đòn dễ hơn khi đầu cây phang đến chạm đất chừa lại khoảng trống. Bên trong nhà tối om. Hắn ngồi một lúc cho quen mắt, rồi tiến dần tới, hai tay đưa ra trước mặt quờ quạng xem đụng chạm vào đâu. Xoay người một chút, hai tay hắn chạm vào một chõng tre. Kinh nghiệm cho hắn biết đó chõng để nồi niêu. Số nồi chão đồng ít dùng khác chắc chắn cất trong buồng trong. Hắn ngửi thấy mùi thịt heo kho, nhưng không vội. Hắn dẫm đi tiếp vào buồng trong, nơi cất giữ tiền của quí giá. được thứ nhỏ, hắn cho vào tay nãi, thứ lớn, cột quanh thắt lưng. Đụng một cái rương khóa, hắn lấy cây sắt nhỏ nhẹ nhàng bẫy khóa. Thọc tay vào, hắn cảm thấy sự mềm mại của áo xống, khăn đóng, giày hạ. Đây áo quầnvíacủa ông cụ, mỗi năm chỉ mặc đôi lần giỗ Tết lễ lạc hội hè. Hắn ôm gọn cuộn lại cho vào tay nãi. tiếp, hắn chạm đến các đồng tiền được xâu lại, mỗi xâu chắc một quan. Không cần đếm, hắn cho tiếp vào tay nãi. Không thấy vàng bạc vòng kiềng khác. Ông cụ không giàu lắm. Hắn tiếp tục dần đến bàn thờ. Chắc chắn trên bàn thờ phải bộ hương chân đèn bằng đồng. Hắn nhẹ nhàng đứng lên, cho tất cả vào tay nãi. Sẵn thấy chiếc bánh chưng trên đĩa, hắn cho nốt vào theo. Xong xuôi, biết chẳng còn thứ đáng giá, hắn ra chõng để thức ăn, sờ soạng lấy số bánh tét cho vào tay nãi, đổ nồi cơm nấu trong nồi đất vào nồi thịt kho nấu trong nồi đồng, rồi lẫn ra ngoài. Đeo lủng củng các thứ, hai tay bận bưng nồi thịt, hắn lúng túng để cái đó đụng vào cột nhà kêuxoảng.Thất kinh hồn vía, hắn ngồi thu lu trong bóng tối sẵn sàng phản ứng nếu ông cụ thức giấc. May cho hắn, hương làm ông cụ vẫn ngáy như sấm. Yên tâm, hắn đi lùi ra cửa. Nghề nghiệp dạy đi ra phải thụt lùi để đối phó kịp thời khi cần. Xuống bếp an toàn, hắn khép cửa nhà trên lại để trì hoãn việc bị phát hiện, rồi nhẹ nhàng thoát ra ngoài, vội vàng quay về.

Các con hắn đã ngủ say. Hắn đem nồi cơm thịt đổ vào chiếc nồi đất lớn nhất của nó, để số bánh tét lên giàn bếp. Chiếc bánh chưng, hắn để trên chiếc bàn xiêu vẹo trước khám thờ, định để cúng tổ tiên hắn trước đã. Xong xuôi, hắn đem tất cả đồ trộm được ra hè sau đào hố chôn giữa bụi chuối, rồi san đất, lấp lá chuối khô lại lên trên xóa dấu vết.
Hắn múc nước rửa sạch bùn đất bám chân tay mặt mũi. Vào nhà, hắn vớt cơm trong nồi thịt ra chia vào các cái tô sứt mẻ cho hai con nó, bỏ cho mỗi đứa mấy miếng thịt heo kho tàu thơm phức. Còn lại, hắn cho hết cơm vào tô của hắn, rồi đánh thức con hắn dậy ăn. Các con hắn đã quen với việc được ăn nửa đêm nửa hôm như thế này nên không hề thắc mắc. Chúng dụi mắt, rồi ngửi thấy mùi cơm thịt nên sà xuống ăn vội ăn vàng như sợ ai tranh mất. Chúng ăn như không kịp nuốt, không kịp thở. Chẳng mấy chốc, tô đứa nào đứa nấy sạch như chùi, một tí mỡ bám cũng không còn. Ông cụ ăn một mình nên cơm nấu chẳng nhiều nhặn gì. Hắn xuống bếp lấy một chiếc bánh tét lên, dùng giây lạt buộc bánh cắt thành các khoanh mỏng cho vào tô hai đứa con. Thấy chúng liếc nhìn nồi thịt, hắn gắp cho mỗi đứa hai cục thịt nữa. Hai đứa nhồm nhoàm ăn hết phần chúng. Nếu có ai quan sát sẽ nhìn thấy đôi mắt của hắn—của một thằng ăn trộm—ánh lên, phản chiếu ánh đèn tù mù, nét hiền từ của người cha yêu thương và xót xa cho con cái đói khổ của mình. Hai đứa con no kềnh, xuống múc nước lạnh trong lu lên uống rồi quay vào lăn ra ngủ tiếp.
Hắn ngồi một mình, ngáp dài, rồi sực nhớ đến chiếc bánh chưng. Sửa lại quần áo cho tạm tươm tất, hắn bỏ chiếc bánh chưng lên chiếc đĩa sờn mép còn tốt nhất của hắn, rồi đặt đĩa lên khám thờ có bài vị tổ tiên cha mẹ hắn. Không rượu, hắn lấy cái li nhỏ cáu bẩn xuống lu múc một li nước, cũng đặt lên khám thờ. Không nhang đèn, hắn tự trách mình đã không lấy luôn bó nhang. Chắp hai tay lại, hắn khấn vái tổ tiên cha mẹ hắn, xin phù hộ cho cha con hắn năm mới có ăn có mặc, cho hắn có sức khỏe làm lụng nuôi con, khỏi phải ăn trộm ăn cắp đã không hay không tốt mà còn nguy hiểm.
Van vái xong, hắn ngồi thừ suy nghĩ rồi gục xuống bàn ngủ thiếp đi. Gà gáy canh một, hắn giật mình thức giấc. Chiếc bánh chưng trên khám thờ nhắc hắn lại những gì hắn làm tối qua. Nghĩ rất nhanh, hắn hạ chiếc bánh xuống.
Để đó, ai thấy được thì biết ngay hắn tên trộm.
Hắn nghĩ thế vì nhìn qua, chiếc bánh được gói thực khéo, không một chiếc bánh nào trong vùng có thể sánh bằng. Hắn lật lớp lá, lấy dao cắt chiếc bánh ra làm đôi để phi tang. Lưỡi dao đi ngọt xớt qua lớp nếp dẽo, tách chiếc bánh ra làm hai phần. Bỗng, hắn vụt con dao xuống đất, la lên hoảng hốt:
Trời đất ơi!
Từ trong chiếc bánh, lúc nhúc lủ khủ dòi bọ bò ra rớt xuống lớp lá. Hắn dụi mắt nhìn kĩ, vẫn toàn dòi bọ. Không còn hồn vía, hắn túm lá gói chiếc bánh lại, nhanh chân đem vất vào chính giữa bụi chuối sau hè nhà. Hắn lau chùi hết dấu vết có thể sót lại trên bàn dưới đất, kì cọ tay thật sạch. May cho hắn, trời chưa sáng hẵn để có ai có thể nhìn thấy. Thêm nữa, mồng một Tết, chẳng ai bước ra khỏi nhà vào sáng sớm, kiêng cữ xông đất động đất.
Thế thế nào? Chẳng lẽ ông cụ cúng bánh đã sinh dòi?
Băn khoăn mãi đến trưa, không kiềm chế được tò mò, hắn ra sau hè liếc nhìn vào bụi chuối: Chiếc bánh chưng không còn trong đó, cả lá cũng không. Cho là chó mèo đã ăn hết bánh thì lá chuối ít nhiều phải còn tại chỗ. Chẳng một vết tích, như chưa hề có một chiếc bánh bị vứt vào trong đó.

Gà gáy sáng. Thuốc mê tan. Ông cụ mệt mỏi thức giấc, lấy làm lạ tại sao hôm nay ông ngủ đến trời sáng hẵn như vậy. Thường tuổi già, ông cụ chỉ ngủ một giấc đầu hôm, thức dậy nằm chập chờn rồi trở dậy lúc trời còn mờ tối:
lẽ tại tối qua giao thừa ta thức khuya quá,ông cụ tự giải thích.
Đứng dậy, bước xuống nhà bếp định súc miệng rửa mặt như mọi ngày, ông cụ bỗng cảm thấy có một cái gì khác lạ trống vắng. Nhìn kĩ lại, nồi thịt trên chõng đã biến mất. Nhìn đến cửa, vách đã bị khoét, thanh ngang chận cửa đã hạ xuống, cửa chỉ khép hờ. Bây giờ ông mới định thần cảm thấy có một mùi hương lạ phảng phất trong nhà. Ông cụ la lên:
Ăn trộm! Ăn trộm!
Sáng mồng một, mọi người kiêng cữ ở nguyên trong nhà nên nghe tiếng ông cụ la lối cũng chỉ thập thò nhìn ra. Lát sau đám cháu chắt cụ nghe tin kéo đến. Cụ chỉ cho đám cháu chắt thấy chỗ vách bị khoét, phần còn lại của nhang mê, việc cụ mất hết mọi thứ có giá trong nhà. Cụ không đã động gì đến chiếc bánh chưng vì biết khó giải thích việc trong bánh có vàng.
Mọi thứ mất đi đều tiếc, nhưng cụ tiếc nhất là chiếc bánh chưng kì diệu. Tiếc không phải vì mất số vàng mà vì vì cụ biết ăn nói làm sao nếu quả thực công chúa thử lòng cha con cụ. Công chúa liệu có tin được cụ bị mất trộm không? Công chúa tất nghĩ cha con cụ đều là phường tham lam. Cụ buồn bã uất ức trong lòng. Khi cháu chắt và người đến thăm hỏi đã quay về, cụ đóng cửa cài then, không buồn đi đâu, chẳng buồn tiếp ai. Suốt ngày cụ chẳng ăn uống, cứ ngồi lên nằm xuống không biết tính làm sao. Cụ rót chút rượu ra nhâm nhi. Rượu lúc bụng trống làm cụ ngầy ngật, rồi nằm vật xuống thiếp đi.
Khi cụ thức dậy, trời đã tối hẵn. Chỗ vách khoét, cháu chắt cụ đã cài trét lại lúc ban sáng. Cụ đứng dậy thận trọng rà soát lại cửa lớn cửa nhỏ, lẩm bẩm:
Còn cho chúng lấy nữa đâu sợ.
Cụ đập hai cục đá lửa cành cạch vào nhau cho đến khi nhúm bùi nhùi bắt lửa, thổi phù lên rồi đốt ngọn đèn dầu phụng treo trên đầu cột. Ánh sáng chập chờn không đủ soi nét chỉ tay. Chân đèn đã mất nhưng còn hộp đèn cầy, cụ xuống bếp lấy hai chiếc đĩa nhỏ tạm làm chân đèn, đốt hai cây đèn cầy cắm lên đĩa đặt trên bàn thờ. Ánh đèn cầy sáng hơn đèn dầu phụng, soi rõ bàn thờ. Lấy mấy thẻ nhang, cụ đốt lên, vẫy cho tắt, rồi vái tổ tiên, vái bà cụ, cắm vào bát nhang. Dù sao cụ không thể để bàn thờ hương khói lạnh lẽo, nhất là trong ngày Tết. Bỗng cụ giật mình: Chiếc đĩa trống không lúc ban sáng, giờ đây chiếc bánh chưng lại nằm trong đó.
Chẳng lẽ ai đem bánh cho lúc ta ngủ? cách gói khéo đó, không thể được vùng ta.
Nghi ngờ, cụ khấn vái tổ tiên rồi hạ bánh xuống, lật lá, cắt bánh ra. Con dao lần này lại chạm vào lớp cứng mà cụ thấy rõ là khối vàng.
Tạ ơn trời đất.
Cụ gấp lá lại, để đĩa bánh lên bàn thờ. Cụ không biết chiếc bánh có sẽ gói lại y nguyên như đã xẩy ra lần trước không. Rồi cụ băn khoăn:
Hay lúc sáng mình lo lắng mất của nên không nhìn kĩ, chiếc bánh vẫn nằm đó không bị trộm chăng?
Nhưng cụ thấy không đúng. Nếu có chiếc bánh trên bàn thờ, đám cháu cụ đã phát hiện báo cho cụ biết. Mệt mỏi, ông cụ không thèm suy nghĩ nữa, chỉ mong mau sáng đến gặp con trai đưa bánh vào nộp lại cho công chúa.

* * *

Người lính được công chúa cho phép vào gặp. Anh đem chiếc bánh nộp lại, bẩm báo về khối vàng bên trong, và việc chiếc bánh kì diệu tự gói lại và bị trộm lấy mất đi tự động quay về. Cô chúa đã tự mắt chứng kiến việc bánh tự gói lại nên tin ngay mọi chuyện. Công chúa và cha con người lính chắc còn kinh ngạc hơn nếu biết chuyện tên trộm chỉ nhìn thấy dòi bọ khi mở bánh ra.
Cha con anh thành thực, ta lời khen. Thực tình, ta quên cho anh biết trong đó vàng ta muốn biếu cha anh.
Người lính mừng rỡ bái tạ công chúa, quày quả đem vàng ra cho cha anh đang chờ anh ngoài quán trọ. Ông cụ hướng về hoàng cung bái tạ công chúa nhân từ, rồi bảo con:
Đây hoàng ân của công chúa, cha con ta không thể chỉ hưởng một mình. Cha sẽ chia cho các người nghèo khó trong xóm ta, con nghĩ sao?
Dạ, cha nghĩ rất đúng.
Ông cụ giữ lại cho ông hai phần, còn lại bán thành tiền chia cho các người nghèo trong xóm. Ông cụ cũng chia cả cho người mà cụ không biết đã lấy trộm của cải nhà cụ. Hắn lúng ta lúng túng không biết có nên thú tội hay không:
Dạ, thưa cụ, cháu.
Ông cụ nhìn quanh cảnh nhà hắn, đám con cái hắn, thấy quả nghèo nàn hơn cụ tưởng tượng. Cụ chậc lưỡi, thấy hắn ngần ngừ tưởng muốn xin thêm nên bảo hắn:
Tôi thêm cho anh chút ít nữa đây. Thấy cảnh nhà anh quạnh thực.
Hắn chìa tay ra nhận tiền, nước mắt chảy ròng ròng, lòng ân hận về điều ác hắn đã gây ra cho người giờ đây đang đối xử tốt với hắn. Ông cụ chẳng mảy may nghi ngờ, an ủi hắn:
Anh dùng tiền lo cho các cháu. Chúc anh Năm Mới bình an.
 
Tác giả: Trần Hữu Thuần
 jbtranthuan@hotmail.com
READ MORE - Trần Hữu Thuần - CHUYỆN CỔ TÍCH MỚI : CHIẾC BÁNH CHƯNG KÌ DIỆU