Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Friday, December 23, 2022

Chùm ảnh MERRY CHRISTMAS - Chu Vương Miện

 Bấm chuột vào hình để phóng to.











READ MORE - Chùm ảnh MERRY CHRISTMAS - Chu Vương Miện

DĨ CUỒNG, VĨ VĂN - Chu Vương Miện

 


DĨ CUỒNG

                      Vĩ Văn của Chu Vương Miện
 
Họ hàng nhà này gồm có Vĩ Cuồng, Vỹ Cuồng và Dĩ Cuồng, chúng tôi đề cập từ từ từng dạng loại, không ai nói chung chung mà lại kèm theo một chủ từ đi đằng trước là Bệnh. Bệnh Vĩ Cuồng, mà đã là bệnh hay con Bệnh thì xin bà con cô bác rộng lòng tha thứ, y như Con Nghiện, Con Bạc vậy? xin vào đề ngay kẻo mất thì giờ.
 
DĨ CUỒNG:
 
Là người có bệnh Cuồng sẵn trong người, nhưng không phát tác ra ngoài, phải chờ có cơ hội "hay cơ duyên" hay bất đắc dĩ mới lộ ra nguyên hình, ví dụ:

1- Trong một đơn vị Quân đội, có nhiều binh sĩ bị bắt đi quân dịch trước năm 1963 có một số là nhà giáo, là công chức chính nghạch chỉ số 250 -270, lương sai biệt cao hơn Hạ Sĩ Quan "Trung sĩ" vào lính thì chỉ là binh nhì, công việc rất là khiêm nhường, lính gác ngày, đầu bếp hay làm "cỏ vê" tạp dịch linh tinh như quét nhà, quét lau rửa cầu tiêu, quét kho... Ông Thượng sĩ thấy một anh Binh Bét quét sân trại lôi thôi quá, ông không vừa ý, kêu anh ta lại gần rồi hỏi:
- Vậy anh hồi làm công chức, ngữ như anh thì làm được cái gì?
Anh Binh Bét trả lời: "Dạ làm thư ký soạn văn thư, công văn"
- Vậy ai là người quét nhà? nấu nước?
- Dạ có mấy ông thượng sĩ già không có bằng cấp giải ngũ quét nhà và nấu nước ạ?
 
2- Một anh deuxème cánh cạch sau giờ làm việc là nhậu, không nhiều chừng 1 xị là đủ, vị Đại Úy đại đội trưởng đi ngang thấy vậy khuyên "anh đẹp trai làm việc siêng năng, bỏ rượu đi mai mốt tôi chạy cho Binh Nhất, rồi hạ sĩ, 20 năm sau thăng Thượng sĩ"
Trả lời: "Thưa Đại Úy, binh nghiệp mà thăng như thế Lâu quá? em chơi 1 xị là làm tới Thống Chế cơ"
 
3- Nhà Thơ Nguyễn Đạt.

Tôi quen cả hai anh em, người anh là nhà biên khảo giáo sư Nguyễn Nhật Duật, người em là thi sĩ Nguyễn Đạt. Đạt đi Thủ Đức nhưng rớt ra binh nhì, tòng sự ở Cục Tâm Lý Chiến, năm 68 thì được đặc trách thực hiện một tuyển tập thi ca "Những Người Cầm Súng Làm Thơ"
Anh có đến tìm tôi  "mời góp bài" và anh nói với tôi: "bút hiệu của bạn CVM làm tôi nhớ tới người Bác hiền lành nơi quê nhà", và anh mời tôi tối nay tới nhà anh ngủ lại để tâm sự, tôi bằng lòng. Chiều đó chúng tôi mua 2 đoạn bánh mì rồi dong ruổi xe đạp về nhà anh đi dọc theo đường Lê Đại Hành qua Trường Đua Phú Thọ rẽ trái chừng 500 thước là tới nhà anh, anh dẫn leo lên gác trải giấy báo ra sàn nhà, ngồi ngoạm bánh mì, uống nước lạnh rồi nằm chờ trăng lên, anh ngâm thơ cho tôi nghe thơ của anh:

"1 bàn tay vỗ về, 1 bàn tay lau nước mắt,
ngoài kia đau đớn thổi như rừng?"
 
Tôi chưa có ý kiến ý cò gì, thì anh nói: mấy câu thơ này của tôi, đẩy mặt trời sáng mai chạy nhanh hơn 1 giờ?
Tôi giựt mình ngồi nhỏm dậy: "tôi làm công chức mà ngày mai phải dậy sớm 1 giờ, vậy bạn có cách nào làm cho thời gian thụt lại như cũ hay không ? "
Có, thơ làm cho Mặt Trời chạy nhanh, thì thơ cũng có thể làm cho mặt Trời chạy lui được?
Tôi vội vã hỏi: "vậy thì đọc thơ của ai bây giờ? "
Anh trả lời: "Bạn coi thơ thiên hạ, có thơ thằng cha nào vượt qua thơ tôi thì bạn đọc".
 
Tôi bèn đọc thơ Nguyễn Đức Sơn:
 
"Tôi dòm đời khi tuổi sắp 20
dòm tới dòm lui cũng chỉ ngậm ngùi
những người đi trước sầu mang nặng
những người đi sau sầu không nguôi"
 
Anh vỗ tay nói: "Thơ hay quá, nhưng nó kéo thụt lui thời gian tới 2 giờ lận, anh phải đọc 1 vài câu thơ nào nữa, cho thời gian tiến thêm lên 1 giờ thì thời gian mới được như cũ"
 
Tôi bèn đọc thơ Hạc Thành Hoa:
 
Năm ngón chân phía trước
Không ngón nào phía sau
Sao có người xuôi ngược
Suốt một đời lao đao.
 
Thế là 2 người cùng nằm xuống ngủ. Không ngủ được, phía trên thì máy bay Muỗi và phía dưới thì Tàu lặn Kiến và Rệp
 
VĨ CUỒNG
 
1- cũng cuồng, nhưng chỉ có một bộ phận nhỏ là cái Đuôi hoang tưởng, còn cái Đầu thì cũng ở dạng bình thường, trường hợp cụ Tản Đà nằm trong cái dạng này, cụ thường mặc áo bà bà, mang guốc mộc hoặc mang dép, tóc húi cao cụ đi chân cao chân thấp, mặt lúc nào cũng hồng hào vì men rượu, cụ hay đứng ở đầu đường nhìn thiên hạ qua lại để tìm ý thơ, có người mến mộ thơ cuả cu, gặp cụ đang thư giãn, bèn đến trước mặt chắp tay vái cụ 1 vái rồi thưa:
-Lậy thi sĩ ạ!
Nghe xong hai chữ thi sĩ, cụ bèn quay mặt đi có vẻ giận.
Người chào cụ bèn vòng qua phía cụ bẩm:
- Lậy thi đồng ạ!
Cu khoan khoái cười : "có vậy chứ. Người có chữ nghĩa như nhà bác thì phải hiểu chứ. 1 hào bằng 10 xu (cắc). Nhưng không ai bao giờ kêu là thi 10 xu cả mà kêu là thi hào. 10 hào là 1 đồng, nhưng không ai kêu thi 10 hào hay thi 10 đồng cả, mà kêu là đại thi hào, chỗ quen biết tôi dậy cho bác.
 
2- Trong Nhà Thương Tâm Thần.
 
Ở giữa nhà Thương Điên Biên Hòa, cách cây đề nhiều tuổi người ta cho đào một cái hồ tắm, còn đang đào dang dở chưa đâu vào đâu, thì có một anh vĩ cuồng nhẩy xuống và kêu cấp cứu S.O.S, một ông sĩ quan bệnh tâm thần ra lệnh: "anh trung sĩ! Nhẩy xuống  cứu đồng đội?"
Anh Trung Sĩ đứng trên bờ trả lời tỉnh bơ:
- "Ông là sĩ quan bộ binh, ông không có quyền ra lệnh cho tôi.
Và chỗ bên cây đề sinh hoạt nghe chừng rộn rã hơn, đa số các anh Vĩ Cuồng, trong đầu mỗi anh tự nghĩ mình là một loại... trái xoài xanh, trái xoài chín, con khỉ con vượn, con sóc... các anh đánh đu qua lại, mấy anh đứng dưới la lên rồi chỉ: "trái xoài này chín rồi? thì anh tự nghĩ mình là trái xoài chín tự động rụng xuống vỡ đầu chết tốt, chỉ qua anh khác thì còn xanh, hoặc là khỉ vượn.

 BẮN BÁC SĨ
 
-Phái đoàn đi thăm những kẻ Vĩ Cuồng, đang đi dưới sân thì trên lầu 4, một anh Vĩ Cuồng dơ chim đái xuống. Bác sĩ viện trưởng dơ tay chỉ 1 cái về phía anh ta, anh ta ngừng đái ngay lập tức, hôm sau anh ta được gọi ra Hội Đồng xét duyệt để cho về.
Bác sĩ hỏi:
- Hôm qua anh đang đái, tôi chỉ tay anh ngưng ngay. Vậy anh tỉnh táo rồi phải không? Nếu vậy thì tôi sẽ cho anh về đoàn tụ với gia đình.
- Thực ra là tôi sợ Bác Sĩ cầm sợi dây nước đái của tôi mà kéo, ngã từ lầu 4 xuống mà chết.
Kết quả là lại ở lại thêm 3 năm nữa, lần ra hội đồng kỳ này. Mở đầu Bác sĩ hỏi:
- Kỳ này được về, anh tính làm gì?
- Dạ mua 1 cái xe taxi, gỡ ra 1 cái bánh xe, gỡ cái ruột xe bằng cao su ra cắt lấy 2 sợi dây cao su làm ná thung bắn bác sĩ.
Rồi lại ra hội đòng tái khám, kỳ này bác si hỏi:
- Chúng ta có duyên ở với nhau cũng trên 10 năm, bây kỳ này anh được về nhà, thì có dự tính chi không?
- Dạ em lấy vợ!
- Tuyệt quá, đạt yêu cầu quá. Rồi sao?
- Đêm đầu tiên, em cởi quần và slip của vợ em ra, em lấy kéo cắt ở nép quần ra 2 sợi dây thung... rồi làm ná thung bắn bác sĩ.
 
VỸ CUỒNG
 
1- THÀNH CÁT 4 HÃN
 
Người này không thể liệt vào loại Vỹ Cuồng thông thường được mà là loại Vĩ Nhân thứ thiệt, ngồi trên núi đất mà nghĩ tới chuyện thống nhất hàng 100 bộ lạc người Mông Cổ + Mông đít lại với nhau, bao nhiêu là máu đổ đầu rơi. Thiên hạ nhà Mông dưới tay bộ lạc Bột Nhĩ Chỉ Cân, họ Đạt Mộc Nhĩ "Thiếp Mộc Nhĩ" lãnh đạo, Nam hạ chiếm toàn bộ nhà Đại Tống, rồi đô hộ Ấn Độ, chiếm luôn Ba Tư, một phần Đông Âu và Nga laTư và một phần Bắc Âu, thật là hoành và tung tráng, nhưng chính sách của người Mông Cổ qua Thành Cát 4 Hãn dã man tàn bạo khắc nghiệt quá, không đáng được gọi là Vỹ Nhân (tức là người có đuôi)
 
2- MAO XÊ TÔNG

Năm 1949 Mao thống nhất Hoa Lục, dân số lúc đó là 490.000.000 bây giờ là năm 2019 (70 năm sau) dân số tăng 1 tỷ 5, dân số tăng gấp 3, trong đời Mao giết chết cả thẩy dân Hoa Lục chừng 75 triệu người vừa chiến tranh, vừa đói, vừa Cách Mạng Văn Hóa, dân số tăng gấp 3 (thì có hy sinh 75 triệu người cũng chả ăn thua gì) vì nâng địa vị Trung Quốc lên hàng nhất nhì trên thế giới, thoát khỏi cái cảnh "CẤM NGƯỜI CHINA VÀ CHÓ" trong cái Thời kỳ Trung Hoa Bị Liệt Cường xâu xé.
 
3 - PON POT IEG SARI
 
Đúng là đầu óc Vỹ Cuồng thứ thiệt, giết chết oan một lúc 2 triệu dân Khờ Me, một chính sách hoang tưởng, chả đưa đất nước Khờ đi tới đâu cả?

 
 *

VĨ VĂN

                   Chu Vương Miện

Theo văn chương thường nhật thường thấy trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư, hay trong các Đại tác phẩm tiểu thuyết đạo đức hoặc kiếm hiệp, hoặc văn nghị luận trong khoa cử hoặc báo chí, chúng ta thường chỉ thấy có bốn loaị văn chương: Thủ văn là văn đầu, kế đến là Cổ văn (có nghĩa là văn khúc cần cổ) mà cũng có nghĩa là văn thời trước thời xưa, chớ không là thơ văn đương hiện đại bây giờ, tiếp đến là Thân văn (là văn khúc giữa có thể hiểu là Văn ngực) và cuôí cùng là Túc Văn tức văn chân, Văn Chân là văn tả Chân chuyên viết về bàn chân mà thôi như truyện ngắn Mối tình Chân của nhà văn Nhất Linh đuợc đăng tải trong giai phẩm Văn Hoá Ngày Nay xuất bản vào quãng năm 57/60 ở miền NamViệt Nam, hoặc nhà văn Vũ Trọng Phụng  được phê bình đại gia Vũ Ngọc Phan liệt vào nhưng nhà Văn tả Chân thời Tiền Chiến dù rằng ông không bao giờ viết tác phẩm nào về Chân Cẳng cả. Bây giờ đến phiên tôi (tức Chu Vương Miện), tôi thấy muốn đi vào một trong bốn loại văn chủ lực giáo khoa trên ít nhất phải là ngươì có nơi lực thâm hậu, văn hay chữ tốt, kiến thức thiên hạ có 4 bồ chữ thì mình cũng thủ đặng ba bồ (ngang ngửa thi hào Cao bá Quát, chớ tơ lơ mơ thì đừng hòng, nên tôi tự chọn cho tôi một loại hình văn học là Vĩ Văn tức là Văn Đuôi, có nghiã là văn thừa văn vứt đi, chả hạn như đuôi Chó, Mèo, Khỉ, Vượn... những điều chúng tôi trình bày hoàn toàn có tính cách thừa thãi (ruồi bu) chả ăn nhập gì tới văn chương bác học và học đường cũng hoàn toàn không bao giờ dám cạnh tranh với các Văn Khảo Cứu Gia, nếu có cũng hoàn toàn chỉ là chuyện trà dư tửu hậu, đầu voi đuôi chuột, đầu cua tai nheo, thêm râu ria cho rậm đám tạo đậm đà câu chuyện thế thôi, chớ hoàn toàn không bao giờ dám mơ ước được bước chân vào vườn hoa Văn Học Sử Điạ Lý, và loại Văn Đuôi này ai muốn đọc chơi thì đọc mà thản không có thì giờ hoặc không thèm đọc thì cũng chả chết ông Tây bà Đầm nào cả, đây chỉ là phần mào đâu mào đuôi cho nó đúng cung cách của kẻ mới nhập môn nghề viết lách này mà thôi. Hoặc có vị nào nhàn cư đôi khi để mắt ngó chơi rồi nổi hứng lên dậy bảo cho kẻ hèn này dăm ba tiếng dăm ba câu thì chúng tôi cũng vô cùng đội ơn lắm lắm.

Từ Láu Cá:
 
Từ này chúng tôi có tra tự điển chung chung của nhiều vị học thật cùng học giả, nhưng thấy không đáp ứng đựơc cái điều mà kẻ hèn nay mơ ước mong đợi, lời giải thích lờ mờ không rõ ràng, không cụ thể, sau đây là phần mắt thấy tai nghe về từ “Láu cá”.
Từ này thừơng được diễn giải là kẻ ma lanh, lanh lơị, giảo hoạt, gian xảo... theo chúng tôi hiểu và biết thì từ này thoạt kỳ thủy nọ phải liên hệ chặt chẽ với “Lái Cá” là ngươi bán cá, dính dáng tới thuyền chài, hàng năm cứ vào tháng chạp cuối năm thì bà con cô bác nhà quê, ngoài bán heo (lợn) để ăn và sắm tết, tuy nhiên có ngườì nhà có ao có hồ nuôi cá ngọt thì cũng tát ao để bắt cá, hoặc cho Lái Cá tới mua. Đầu năm vào khoảng tháng tiêng tháng hai thì mua Cá Con về nhà để thả xuống ao nuôi tiếp. Thường thì Lái Cá gánh hai thúng cá con, nhưng hai thúng này lại được chia làm hai phần, có nghiã là bốn phần cá riêng biệt, thúng thường là đan bằng tre và trét dầu rái cho nước không thấm ra ngoài, trong hai thùng (mỗi thùng hai ngăn) chứa đuợc bốn lọai cá con như cá gáy, cá trắm, cá lóc, cá trê... người mua và người bán chịu giá với nhau là bao nhiêu tiền 100 con loại này, và bao nhiêu tiền cho loại cá kia, trao đổi nhất trí xong xuôi thì người Lái Cá gánh cá ra ngoài bờ ao cùng với người mua Cá, người Lái Cá quay cái phần (loại cá mà ngươì chủ nhà muốn mua) cả chủ mua và ngươì bán cùng đồng thuận và vừa nhìn tay người Lái Cá vưà nhìn xuống ao, người Lái Cá lấy tay (phải hoặc trái tùy theo thuận tay nào) xúc một cái là có khoảng 5 con cá con nằm lọt vào trong lòng bàn tay, nhìn chủ nhà (tức người mua) miệng thì đếm tay thì hất Cá xuống ao, năm này, rồi mười này, rồi mười lăm...
Đếm thì cứ năm con một, nhưng khi hất cá xuống ao, thì ngườì Lái Cá dùng một thủ thuật mà đại đa số ngươì bình thường không biết, là khi hất xuống ao thì cá trong kẽ tay người Lái Cá ba con rớt xuống ao thì hai con lại rơi vào thùng cá con như cũ, có nghĩa là ngươì mua 100 con Cá giống thì chỉ có khoảng từ 50 tới 60 con Cá con mà thôi, thành ra từ đó Lái Cá được chuyển thành Láu Cá, mà chỉ có liên hệ tới Cá (hoàn toàn không dính dáng chi tới thịt), thành ra từ Láu Cá không thể diễn giải một cách rõ ràng hai với hai là bốn được mà chỉ hiểu từ Láu Cá có nghĩa đen là như thế.
                                                                              
Chu Vương Miện
 
READ MORE - DĨ CUỒNG, VĨ VĂN - Chu Vương Miện