TRANG THUẦN TÚY VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CỦA NGƯỜI QUẢNG TRỊ VÀ NGƯỜI YÊU MẾN QUẢNG TRỊ.
Chúc Mừng Năm Mới
Monday, May 16, 2016
CỦA RỪNG - Thơ Trương Đình Đăng
Tác giả Trương Đình Đăng
CỦA RỪNG
Tình em dốc ngược nghiêng đồi
Vai tiều anh nặng gánh đôi của rừng
Dặn lòng - tham lắm mắt rưng
Phải chi bữa ấy em đừng ghé trang.
Vai tiều anh nặng gánh đôi của rừng
Dặn lòng - tham lắm mắt rưng
Phải chi bữa ấy em đừng ghé trang.
Để rồi hồn phách đi hoang
Để rồi ngày tháng mơ màng hình dong
Để rồi nhớ, để rồi mong
Để rồi có, để rồi không, để rồi...
Để rồi ngày tháng mơ màng hình dong
Để rồi nhớ, để rồi mong
Để rồi có, để rồi không, để rồi...
Em ôm tim lạnh mồ côi
Anh sầu ngọn bấc bên đồi rung cây
Giang sơn còn mảnh vai gầy
Chờ em về tựa qua ngày hanh hao.
Anh sầu ngọn bấc bên đồi rung cây
Giang sơn còn mảnh vai gầy
Chờ em về tựa qua ngày hanh hao.
Trương
Đình Đăng
17/5/2016
TÂM SỰ CÙNG ENG! - Thơ Lê Đăng Mành
Tác giả Lê Đăng Mành
TÂM SỰ CÙNG ENG!
Chia sẻ nỗi đau cùng miền duyên hải
“Nghệ Tĩnh-Bình Trị Thiên”
Eng
mới đi bựa giêng hai chơ mấy
Quê
lâm tặc nhưng rừng vẫn còn xeng
Chỉ
tội biển nước leng queng chờ chết!
Cá
tắt hơi đưa đám nỏ trống kèn
Đợi
Eng về dọc bờ dương rũ ngọn
Cát
thì thào trèo vít sóng tanh ươn
Bọ
mạ miềng tra nguôi càng khó thở
Bởi
mùi hôi chất chứa nỗi căm hờn
Mười
sáu chữ * lại đang tâm hạ thủ
Để
bầy đàn tan tác động thủy cung
Eng
tam miềng dòng Yết Kiêu, Dã Tượng
Sao
bó kiếm tha giặc sống ung dung
Nhớ
thù xưa xóm làng miềng đau rọt
Thỉ
Tổ hắn đòi triều cống ngọc trai
Chừ
chằm hăm nót đất và khới đảo
Mới
lộ mặt hữu nghị lắm chiêu bài
Đợi
Eng về út bần thần trăn trở
Biển
quê miềng bát ngát khi nắng lên
Và
hùng khí Trường Sơn ngời kì vĩ
Mối
thù này dân tộc nhớ đừng quên
Eng
đi ngái học được diều điều lạ
Út
ở dà nuôi hào khí Đông A
Tổ
Tiên miềng cùng bú bầu sữa Mạ
Đất
nước cần huynh đệ quyết xông pha
Lê
Đăng Mành
*16 Chữ vàng (thập lục tự
phương châm):
Sơn thủy tương liên
Lý tưởng tương thông
Văn hóa tương đồng
Vận mệnh tương quan
Nghĩa là: Sông núi
gắn liền, cùng chung lý tưởng, hoà nhập văn hoá, có chung định mệnh.
Được dịch là : Láng giềng hữu
nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.
KHÚC DU MƠ NGUYỆT KHUYẾT - Thơ Ngưng Thu
Ngưng Thu
KHÚC DU MƠ NGUYỆT KHUYẾT 1
Đêm qua anh muốn thả mình vào giấc chiêm bao
để được nghe em hát lời phong nguyệt
đêm chỉ vọng vào anh khúc vô thanh nguyệt khuyết
sao em cứ rãi những điệp ngôn mềm mượt
phím du mơ anh trượt phía vô cùng.
Đêm qua anh thả hồn mình bay chạm vách không
biêng biếc đồi xưa
thu nắng vàng hong tóc
kìa róc rách lời khe suối tình mời mọc
em lại hoá mây mùa thu nhẹ lướt bay đi.
Đêm qua anh cố thoát ra khỏi vòng uẩn khúc lâm ly
tìm hỏi nơi nao cất lời phong nguyệt
chướng những đường mây mang dáng hình Bạch Tuyết
anh không là hoàng tử
nên cứ giả vờ lên cơn sốt giữa đông.
Đêm qua anh tự vẽ hình em những vệt cong
ôi những vệt cong nghìn trùng hoang dại
đồng gió chông chênh
vệt màu thì mê chảy
nên vành môi em hoá vòng nguyệt trở cong vêu.
Đêm qua anh mơ thấy em ngồi ôm lấy vầng nguyệt hát trong veo
lời gió, lời thơ say ánh vàng loang đổ
lá khóc vầng mây trắng màu hoang lộ
anh bỗng chợt giật mình
rong rêu lời huyệt mộ xoay quanh.
Ngưng Thu
KHÚC DU MƠ NGUYỆT KHUYẾT 2
(Hay KỂ VỚI THIÊN THU LỜI PHONG NGUYỆT)
Mai ta về kể với thiên thu*
Mai ta về kể với thiên thu*
chuyện của dòng sông
một thời
cuồng
êm
sông chảy.
Mai ta về kể với thiên thu
chuyện của con tim
bốn mùa rực cháy
lửa từ đam mê.
Mai ta còn kể với thiên thu
nơi ngọn núi cong cong dáng hình người thiếu nữ**
nơi sợi nắng sợi mưa quyện nhành mây thở
men lời phong nguyệt
hoài say
Mai ta về kể với ngàn sau
câu chuyện mùa thu ngưng chờ ươm nụ
nhẹ tiếng đêm khua
mà mượt cánh quỳnh
lời phong nguyệt bay bay.
Ngưng Thu
* Ý thơ TĐX
**Núi Nhọn thuộc Hàm Tân Bình Thuận
TRĂNG MUỘN - Cảm nhận của Nguyễn Đình Nguộc về bài thơ “Hẹn cùng trăng”
TRĂNG MUỘN
Cảm nhận bài thơ “Hẹn
cùng trăng”
“Hẹn cùng trăng” là
một bài thơ tình viết theo thể tự do trong tập thơ “Con mắt lá” của nhà thơ Trần
Thanh Xuân. Những câu thơ đầy tâm trạng đọc lên ta cảm thấy nỗi
buồn man mát ở phần đầu nhưng cuối bài, cung bậc tình cảm bỗng thay đổi, niền
vui đến bất ngờ. Bài thơ đa chiều, nhiều hình ảnh đẹp, có tính triết lý sâu sa,
kén người đọc nên có thể một số bạn thơ cảm thấy không dễ hiểu.
Trong cuộc sống có những lúc ta cảm thấy
nỗi buồn cô đơn chưa biết tỏ cùng ai, mong gặp được tri kỷ:
“Trốn
nỗi buồn cô đơn/ Hẹn trăng đợi bên hồ/ Hẹn mây, hẹn gió đến làm thơ”
Rất may, những người có tâm hồn thi sĩ còn
có điểm tựa là nàng thơ để trải lòng mình vơi đi nỗi buồn đơn lẻ. Trong cảnh
đẹp bên hồ: liễu rủ, trăng thanh, gió mát, mây nước hữu tình tạo cảm hứng để
thi nhân có những vần thơ ưng ý. Người ta thường gọi trăng là chị Hằng, là Hằng
Nga... Tôi có cảm giác trăng sẽ là nhân vật chính của cuộc hẹn này vì vắng
trăng sao ngắm được gió, mây? Và, phải chăng người thơ đang hẹn hò một bạn tâm
tình để lòng bớt “cô đơn”? Nhưng:
“Gió,
mây đúng hẹn, trăng không đến/ Chú Cuội ghen tuông /Phá rối cuộc đợi chờ!”
Như vậy, gió mây chỉ là ngoại cảnh làm nền
cho cuộc hẹn hò; trăng mới là nhân vật chính! Vì vậy, khi trăng không đến người
hẹn hò chẳng thể nào vui. Và bắt đầu suy diễn, trách cứ về sự “ghen tuông” của chú Cuội đã “phárối cuộc đợi chờ!”. Tác giả đưa
nhân vật chú Cuội cũng có thể là chú Cuội chăn trâu trên mặt trăng như truyền
thuyết dân gian... Nhưng người Việt ta thường có câu: nói dối như cuội. Kẻ ghen
tuông, phá rối cuộc hẹn này tôi ngờ rằng lẽ nào lại là chú Cuội hiền lành đến
nỗi: để trâu ăn lúa gọi cha ồi ồi như bài hát đồng dao... “Trăng không đến” bên hồ như đã hẹn
vì một lý do nào đó cũng có nghĩa là cuộc đợi chờ không còn ý nghĩa. Vắng
trăng làm sao ngắm được mây, gió nô đùa, nhìn thấy được mặt hồ xanh muôn thuở?
Những tưởng có trăng sẽ giải tỏa được nỗi buồn cô đơn. Nhưng vắng trăng sao có
thể làm thơ... thi nhân thất vọng, nỗi buồn nhân đôi. Người “hẹn cùng trăng” khẳng định thủ
phạm chính là chú Cuội vì ghen tuông đã “phá
rối cuộc đợi chờ!” khi dùng dấu chấm than ở cuối khổ thơ. Mạch thơ lại
tiếp tục:
“Thơ
vắng trăng/ Thơ chỉ thơ một nửa,/ Gió lùa mây/ Tứ thơ đâu còn nữa!”
Thật vậy, trăng là hình tượng chính tạo
nên cảm hứng thơ. “Vắng
trăng”, chỉ còn lại nhà thơ thì sao có thơ “hẹn
cùng trăng” được nữa. Bởi vậy “Thơ
vắng trăng/ Thơ chỉ thơ một nửa”. Câu thơ hay, đầy triết lý làm lay động
lòng người. Trong tình yêu cũng
vậy... mỗi người là một nửa của nhau, là miếng ghép của tạo hóa tạo nên một
chỉnh thể. Khi vắng một nửa của mình cảm thấy trống trải, hẫng hụt... “nỗi buồn cô đơn” lại nhân
thêm. Đã vậy, nếu “Gió lùa mây” đi
mất thì không còn gì để thành thơ nữa. Nhà thơ thất vọng vì cuộc “hẹn cùng trăng” đã không thành.
Tây Hồ đêm không trăng... nỗi buồn cô đơn của người thơ càng tăng lên gấp bội
tưởng như không thể chịu đựng hơn được nữa. Nỗi
lòng này ai tỏ cùng ai? “Cuộc đợi
chờ” tưởng như tan biến... thì:
“Có
ai ngờ rẽ liễu trăng lên/Gương trăng non vằng vặc vẻ thần tiên!”
Câu thơ như tiếng reo mừng nhưng được dấu
kín trong lòng. Dẫu muộn... nhưng trăng đã đến nơi hò hẹn. Qua nhành liễu
rủ ven hồ người thơ đã thấy “gương
trăng non”- gương mặt thân quen xuất hiện, niềm vui bất ngờ đến ngất
ngây... ngỡ như ánh sáng của trăng rằm “vằng
vặc”, đẹp như “thần tiên”. Khi
đợi chờ đến mỏi mắt ngóng trông“có ai
ngờ” trăng non đã xuất hiện. Cuộc đợi chờ tưởng như vô vọng đã thành
hiện thực đến ngỡ ngàng... không tin ở mắt mình là thực hay là mơ nữa. Phải
chăng người thơ vì“trốn nỗi buồn” mong
gặp trăng để trải lòng nên đến sớm hơn thời gian hò hẹn? Bởi vậy, khi trăng đến
người thơ đầy xúc động, đôi mắt hình như đã nhòe lệ:
“Ánh
điện nhòe, hồ xanh run rẩy.../ Mắt đưa tình liễu mềm như muốn gẫy,/ Tóc trăng
vờn.../ mơn gió ngẩn ngơ...”
Nhìn “ánh
điện nhòe” đi, “hồ xanh run
rẩy...” thể hiện tâm trạng xúc động dâng trào của người thơ khi gương
mặt“trăng non” xuất hiện. “Hồ xanh run rẩy...” hay trái tim
người thơ run rẩy? Mỗi khi diễn tả nỗi buồn, người ta thường dùng hình ảnh:
liễu rủ bên hồ ngẩn ngơ. Mềm như nhành liễu... ấy vậy mà khi “mắt đưa tình liễu mềm như muốn gẫy” ta
cảm thấy tình yêu nồng nàn, mãnh liệt đến dường nào? Người ta thường nói đôi
mắt là cửa sổ của tâm hồn... khi vui, khi buồn đôi mắt đều nói lên tất cả!
Nhưng ánh “mắt đưa tình” thì chỉ
có ở người đang yêu. “Như muốn
gẫy” nghĩa là chưa gẫy. Mắt đưa tình đến liễu mềm cũng muốn gẫy thì
thật là đa tình, đa cảm! Đọc những câu thơ trên, nhắm mắt lại tập trung suy
nghĩ và liên tưởng: có ai nhìn thấy mắt của trăng đâu thì sao có thể “mắt đưa tình” được? Cả suối tóc
của trăng vờn mơn man... đến gió cũng phải “ngẩn
ngơ”. Tôi ngờ rằng “trăng
non” phải là một cô gái đẹp, có duyên thầm... Có thế mới làm cho người
thơ bồn chồn, không thể bình tĩnh được khi phải chờ đợi đến vậy. Trăng đến muộn
phải chăng để thử thách tình cảm và sự kiên nhẫn của người thơ? Nếu đúng vậy
thì tôi thương chú Cuội bị trách oan. Không biết rằng Cuội ghen hay ai đó ghen
mà để bao trách giận của người thơ trút lên chú Cuội? Người ta nói khi yêu đến
một ngưỡng nào đó thì bắt đầu ghen, chẳng biết có đúng không. Trước vẻ
đẹp như “thần tiên”của “trăng non” không ghen mới là
chuyện lạ? Bài thơ tình kết có hậu. Tất cả cũng bởi vì trăng đến muộn.
Câu kết của bài thơ để chúng ta phải suy
ngẫm: “Tiếng chim lạc đàn buông chấm
lửng... vào thơ”. Chim lạc đàn là con chim cô đơn! Tiếng kêu gọi bầy
lạc lõng giữa đêm thanh từng tiếng, từng tiếng một như dấu chấm lửng... thật
não nề. Phải chăng con chim cũng muốn có bạn tình, muốn có đôi như bao con chim
khác theo quy luật của tạo hóa? Và, thơ với thiên chức phản ánh tâm tư, tình
cảm, khát vọng của con người... không thể thờ ơ!
Bài thơ tình với nghệ thuật ẩn dụ đầy tâm trạng và lãng mạn; những
hình ảnh đẹp, lựa chọn có chủ đích; kết cấu có thắt, có mở tạo tình huống kịch
tính trong thơ; tác giả lại viết vào một đêm không trăng bên Tây Hồ lộng gió
tạo cho bạn thơ từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác... và hiểu rằng đó chỉ
là... TRĂNG MUỘN.
Hà nội,
cuối thu 2015
Ts.Nguyễn
Đình Nguộc
HẸN CÙNG TRĂNG
Trốn nỗi buồn cô đơn
Hẹn trăng đợi bên hồ
Hẹn mây, hẹn gió đến làm thơ,
Gió, mây đúng hẹn, trăng không đến
Chú Cuội ghen tuông
Phá rối cuộc đợi chờ!
Thơ vắng trăng
Thơ chỉ thơ một nửa,
Gió lùa mây
Tứ thơ đâu còn nữa!
Có ai ngờ rẽ liễu trăng lên
Gương trăng non vằng vặc vẻ thần tiên!
Ánh điện nhòe, hồ xanh run rẩy...
Mắt đưa tình liễu mềm như muốn gẫy,
Tóc trăng vờn...
mơn gió ngẩn ngơ...
Tiếng chim lạc đàn buông chấm lửng... vào thơ
Trần Thanh Xuân
Tây Hồ, đêm không trăng 6/7/2013
Subscribe to:
Posts (Atom)