Nhà thơ Nguyên Lạc
VĨNH BIỆT – SAYONARA
Nguyên Lạc
SAYONARA
Tình cờ đọc bài viết Sayonara của Trà Biển đăng trên Khoa Học Net, trong đó ông đưa ra nhận định riêng về chữ Sayonara rất lý thú. Tuy nhiên theo chủ quan tôi, tác giả Trà Biển xét chữ này theo quan điểm về ĐẠO, theo
lời Chúa
như trong đoạn ông
trích dịch; tôi
xin ghi thêm ra đây những nhận định riêng
về chữ Sayonara nầy xét
theo quan niệm về ĐỜI, về nhân
sinh nói chung. Mà như ta đã
biết, ĐỜI thì bao gồm nhiều ĐẠO, bao gồm nhiều tôn giáo.
SAYONARA:
さようなら (J): Goodbye, Farewell(E)
- Au revoir, Adieu (F)...
Việt ngữ có
nhiều nghĩa: Tạm biệt, ly biệt,
vĩnh biệt...
I. Nghĩa tạm biệt, ly biệt: Goodbye, Au revoir...
1. Cái
nghĩa ly biệt, tạm biệt được tác giả Trà
Biển đưa ra thông
qua trích đoạn chương 22 "Sayonara" trong tiểu thuyết "North to the Orient" - Anne Morrow Lindbergh như sau:
[Thật thú vị khi được hiểu ý nghĩa của Sayonara và hiểu thêm ý nghĩa của các lời chào tạm biệt khác. Mình xin tạm dịch trích đoạn này dưới đây:
“Sayonara” hiểu theo nghĩa đen, “vì phải như vậy”, là lời chào tạm biệt hay nhất tôi từng được nghe. Không giống như Auf
Wiedershens hay Au Revoirs, nó không vờ làm ra vẻ can đảm để “hẹn gặp lại”, cũng không vờ làm dịu bớt nỗi đau chia
cách. Nó khác với Farewell, lời cha
tạm biệt con. Farewell là
lời động viên, là hi vọng và tin cậy của cha trao gởi cho con, “hãy đi ra cùng thế giới và sống tốt nghe con”, nó che giấu tình cảm và không nhắc gì đến phút giây ly biệt. Nó bày tỏ quá ít. Trong khi đó, “Good-by” (God be
with you) và Adios lại nói quá nhiều, chúng hầu như không chấp nhận chia cách. Good-by là một lời cầu nguyện, đó là lời tạm biệt của mẹ.
“Con không được đi. Ta không chịu nổi việc để con
ra đi. Nhưng con sẽ không
đơn độc đâu, Chúa sẽ ở bên con và che chở cho con. Ta cũng luôn bên con và luôn dõi theo con”.
Sayonara nói không nhiều cũng không ít. Đơn giản đó là một chấp nhận sự thật,
một thấu hiểu cái giới hạn của cuộc sống.
Những tình cảm được ấp ủ, gói ghém lại và Sayonara thật sự là một câu chào tạm biệt không thốt nên lời, mà chỉ là một cái siết tay thật chặt! (Anne Morrow Lindbergh, North to the Orient – Chương
22: "Sayonara"- Trà Biển dịch)]
2. Vài câu thơ về tạm biệt, ly biệt
Xin ghi ra đây vài câu thơ về tạm biệt:
Sương xuống nhiều thêm, thôi biệt ly
Nhìn
em lần cuối, tiễn em về
(Gặp Nhau Lần Cuối –
Đinh Hùng)
Xin
chào nhau giữa con đường
Mùa
xuân phía trước miên trường phía sau
Xin
chào nhau giữa bụi đầy
Nhìn
xa có bóng áng mây nghiêng đầu
Thưa rằng: Ly biệt mai sau
Là
trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân
(Chào Nguyên Xuân - Bùi Giáng)
II. Nghĩa vĩnh biệt: Farewell, Adieu
Cách dịch chữ Sayonara theo Trà Biển nêu trên chính xác về phương diện ĐẠO,
nhưng chủ quan theo phương diện ĐỜI, tôi thích dịch là VĨNH BIỆT hơn.
Vì sao? Tôi căn cứ vào các bộ sách
có tên Sayonara - Farewell nổi tiếng được dựng thành phim sau:
1. PHIM SAYONARA 1957
a. Giới thiệu bộ phim
Academy Award for
Best Actor, Academy Award for Best Actor in a Supporting Role, more...
Release date:
December 5, 1957 (USA)
Director: Joshua
Logan.
Main Cast: Marlon Brando
Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết Sayonara của nhà văn James Michener (Texas USA)
b. Sơ lược bộ phim Sayonara 1957
Sayonara cũng là tựa đề một bộ phim sản xuất năm 1957 với các diễn viên Miiko Taka, Marlon Brando, Miyoshi Umeki, Red
Buttons, Kent Smith,…
Tóm tắt:
Trong lúc chiến tranh giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên, sau đệ nhị thế chiến, Thiếu tá
phi công Lloyd Gruver, một anh hùng đã hạ được 9 chiếc máy bay MIG’s của địch. Về mặt đời tư và con đường danh vọng, mọi việc đều diễn biến tốt đẹp; cô bạn gái
của anh là Eileen, con gái
của một viên tướng, người cấp chỉ
huy của Lloyd.
Trong dịp Lloyd được
nghỉ phép, Eileen bay từ Mỹ sang Nhựt đón anh tại đảo Kobe để cùng nhau nghỉ ngơi vài ngày.
Phi công Joe Kelly, người dưới chức Lloyd, yêu một cô gái Nhựt tên Katsumi. Sau chiến
tranh thế giới thứ hai, Nhựt và
Mỹ vẫn còn coi nhau như
“thù địch” nên quan hệ tình cảm giữa Katsumi và Joe gặp nhiều cản trở, chống đối, vì vậy Lloyd vẫn còn do dự khi Joe yêu cầu anh làm
rể phụ.
Nhưng không ngờ sau đó chính Lloyd cũng bị trúng phải "cú sét ái tình", khi lần đầu anh gặp cô gái Geisha Nhựt tên Hana-Ogi. Ban đầu cô ta rất lãnh đạm với Lloyd vì cha cô bị bom của Mỹ mà chết, nhưng từ từ, qua sự giúp đở của Joe, họ đã tiến lại gần với nhau và yêu nhau.
“Sayonara” không phải là một phim nói về chiến tranh, bởi vì trong trọn cuốn phim không có một tiếng súng, không có một trận đánh nào diễn ra. Đây
là một phim kể về cuộc tình
sau chiến tranh, với một qui luật có thật ở phía sau:
Sự khó
khăn, nhiều cản trở khi lính Mỹ cưới một cô gái Nhựt.
Kết cuộc, Katsumi lúc đó đang mang thai và Joe cùng tự tử vì Joe bị chuyển về Mỹ mà không được phép mang vợ theo. Nhưng lại happy ending cho cặp Hana-Ogi và Lloyd.
Chữ cuối cùng
của Lloyd, ở phi trường trước lúc bay về Mỹ, khi những phỏng vấn viên hỏi anh có gì để nói với quân đội, Lloyd trả lời:
“Sayonara”.
Theo tôi, Lloyd trả lời: “Sayonara” với nghĩa A Farewell to Arms (Vĩnh biệt vũ khí, vĩnh biệt quân đội)
c. Lời nhạc phim Sayonara (Sayonara Japanese goodbye)
Whisper
sayonara, smiling don't you cry
No
more we stop to see pretty cherry blossoms
No
more we beneath the tree
looking at the sky
Sayonara,
sayonara , goodbye
Sayonara,
if it must be so
Whisper
sayonara, smiling as you go
No
more we stop to see pretty cherry blossoms
No
more we beneath the tree looking at the sky
Sayonara,
sayonara, goodbye [*]
Nguyên Lạc phóng
dịch:
Hãy
thì thầm lời vĩnh biệt nhé!
mỉm cười đừng để lệ tuôn rơi
Chúng
ta sẽ không còn thấy hoa đào nở!
Không
còn ngồi ngắm, dưới bóng cây, bầu trời rực rỡ!
Vĩnh biệt, vĩnh biệt. Giã từ!
Vĩnh biệt, nếu chắc phải thế
Hãy
thì thầm lời vĩnh biệt nhé
Và mỉm cười khi chúng ta ra đi
Chúng
ta sẽ không còn thấy hoa đào nở
Không
còn ngồi ngắm, dưới bóng cây, bầu trời rực rỡ!
Vĩnh biệt, vĩnh biệt. Từ li!
Sayonara của Lloyd khiến tôi
nhớ đến bộ phim "A Farewell to Arms" dựng từ tiểu thuyết cùng tên của Ernest Hemingway (1899 - 1961), một tiểu thuyết gia
người Mỹ - Giải Nobel Văn học năm
1954.
2. PHIM A FAREWELL TO ARMS
A Farewell to Arms (Giã từ vũ khí ) là một tiểu thuyết bán tự truyện của nhà văn Ernest Hemingway viết 1929. Được
nhiều nhà phê bình xem là một trong những tiểu
thuyết chiến tranh vĩ đại nhất mọi thời đại. Tiểu thuyết này được chia thành 5 phần:
Phần 1, Henry gặp
Catherine Barkley và mối tình của họ chớm nở. Trong
thời gian phục vụ trên mặt trận Italia,
Henry bị thương vào đầu gối do đạn pháo nên anh được chuyển tới một bệnh
viện ở Milano.
Phần 2 kể lại sự phát triển mối tình của Henry và Catherine khi họ sống bên nhau tại Milano trong mùa Hè. Henry ngày càng yêu Catherine, rồi đến khi anh lành vết thương, Catherine
đã có thai 3 tháng.
Phần 3, Henry trở về đơn vị của mình, nhưng chẳng bao lâu sau thì quân Đức phá vỡ mặt trận Ý khiến quân
Ý tháo chạy hỗn loạn. Sau khi bị tụt lại đằng sau, Henry cố bắt kịp
đơn vị, nhưng anh lại bị hiến binh Ý bắt giữ và
mang đi xử tử, vì
bị buộc tội "phản bội", góp phần dẫn đến thất bại của quân Ý. May mắn là Henry trốn thoát được bằng cách
nhảy xuống sông.
Phần 4, Catherine và Henry đoàn tụ và bỏ trốn đến Thụy Sĩ bằng cách chèo thuyền qua biên giới.
Trong phần cuối,
Henry và Catherine sống cuộc đời bình lặng tại vùng núi, cho tới khi Catherine
sinh con. Sau một cơn đau đẻ dài
và khó nhọc, con trai của họ chết trong bụng mẹ, còn Catherine thì bị băng huyết mà chết, bỏ lại Henry một
mình ngậm ngùi quay về nhà trọ trong cơn mưa tầm
tã (Catherine vốn rất thích nhìn trời mưa).
Bộ phim "Giã từ vũ khí"
(sản xuất năm 1957) giàn dựng từ quyển tiểu
thuyết trên với diễn viên chính Rock Hudson, Jennifer Jones và
Vittorio De Sica được đạo diễn bởi Charles Vidor và John Huston. De Sica được đề cử Oscar cho
diễn viên phụ xuất sắc nhất [Wikipedia]
3.PHIM SAYONARA ITSUKA
Bộ phim hiện đại này cũng đáng cho ta lưu ý: SAYONARA ITSUKA (Bao giờ chia tay/ Ly
biệt ngày sau)
a.Nội dung phim:
Bộ phim được đạo diễn nổi tiếng của giới điện ảnh Hàn Quốc là Lý Tài Hàn (Lee Jae Han) chuyển thể từ nội dung
quyển tiểu thuyết cùng
tên của nhà văn Tsuji
Jinsei.
Phim được thu hình tại Bangkok, Thái Lan và dàn dựng trong bối cảnh
giữa thập niên 1970. Manaka Touko, một phụ nữ xinh đẹp, giàu có nhưng luôn khao khát tình yêu chân thật. Cho đến khi
Touko gặp được một thanh niên
là Higashigaito Yutaka
- một chàng trai nghèo nhưng có khát vọng làm chủ một hãng hàng không để có thể nhìn thấy những chiếc máy bay của mình khắp bầu trời - thì hai người cùng rơi vào một cuộc tình đắm đuối say mê.
Yutaka là một nhân viên cao cấp ngành hàng không, được thuyên
chuyển đến làm việc tại Bangkok và có dự định cử hành hôn lễ với Tazusue
Mitsuko, người cháu của giám đốc công ty hàng không nơi Yutaka làm việc và cũng là người yêu anh tha thiết.
Cuối cùng, tuy yêu Touko, Yutaka vẫn đặt mơ ước và thành công sự nghiệp lên hàng đầu, nên anh chia tay Touko để kết hôn với Mitsuko.
Thế nhưng 25 năm
sau, khi đã đạt được mọi điều hằng
mong muốn, Yutaka vẫn không
quên được Touko, anh quay lại Thái Lan để tìm cô và mối tình năm xưa lại kéo họ lại với nhau.
Tiểu thuyết Sayonara Itsuka dày gần 300 trang của nhà văn Hitonari Tsuji, trong đó có nhiều
triết lý sống cực kỳ sâu sắc: “Yêu
và được yêu", “sống là chuẩn bị cho ngày ly biệt, vì cô đơn là người bạn trung thành, chẳng bao giờ phản bội
ta”, “khi tìm thấy được tình yêu đích thực của đời, đừng bao giờ để mất vì sẽ có
ngày ta hối tiếc”...
b. Vài hàng trong lời tựa phim:
-- Nếu có ai hỏi tuổi trẻ là gì, tôi sẽ trả lời: Tình yêu và mơ ước. Yêu, để thấy mình không hoàn toàn cô độc; và mơ, để ngày sau khi về với cát bụi, cũng đã để lại chút gì cho thế gian.
-- Đời người ngắn ngủi, gặp rồi giã từ, đã yêu hãy nghĩ đến lời chia xa. Mai này thân xác có biến thành cát bụi, những ai đã từng cho đi chút tình cảm riêng mình, khi qua đời sẽ để lại cho trần gian chút yêu thương quyện vào gió, bay đi mãi nhưng chẳng bao giờ tan biến.
-- Có người đặt tình yêu ấy làm ngọn lửa duy trì sự sống, có người lại chôn
chặt tình yêu vào nơi sâu thẳm nhất trong lòng để theo đuổi mơ ước của
tuổi trẻ. Dù chọn yêu hay chọn mơ ước – vì có mấy ai có thể chọn được cả hai –
họ cũng đều đã sống theo cách của riêng
họ, theo con đường họ đã
chọn, mà chẳng bao giờ than trách số phận hay oán trách nhau. Họ để nhau ra đi, để
rồi biết đâu có một ngày, họ sẽ tìm lại được nhau khi chiều
tà nắng tắt.
Có lẽ dù họ nói với nhau trăm ngàn lời yêu thương hay chỉ lặng lẽ đứng nhìn nhau lúc mặt trời lặn, việc họ
đợi nhau và tìm nhau đã là
câu trả lời đẹp nhất họ có thể trao người yêu.(Viết theo lời dịch Yume)
III. Bài thơ: Lời
vĩnh biệt
Xin giới thiệu bài thơ nổi tiếng của thi sĩ người Pháp: Guillaume Apollinaire với bản dịch tài hoa của thi sĩ Bùi
Giáng:
L’Adieu
J'ai
cueilli ce brin de bruyère
L'automne
est morte souviens-t'en
Nous
ne nous verrons plus sur terre
Odeur
du temps brin de bruyère
Et
souviens-toi que je t'attends
(Guillaume
Apollinaire)
Bùi Giáng dịch:
Lời vĩnh biệt
Ta đã
hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng
ta sẽ không tao phùng đựợc nữa
Mộng trùng
lai không có ở trên
đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó…
(Bùi Giáng)
Lời phổ nhạc:
Ta ngắt đi một cụm hoa Thạch thảo
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi
Đôi
chúng ta sẽ chẳng còn
nhìn nhau nữa
Trên
cõi đời này
Từ nay mãi mãi không thấy nhau! ...
(Lời nhạc bài "Mùa thu chết"- Phạm Duy)
LỜI KẾT
Qua trên, tôi đã giớí thiệu sơ lược về các nghĩa của chữ Sayonara, tùy tâm sự riêng của các ban cảm nhận.
Xin hỏi, đọc các lời thơ trên, bạn có
chút gì rưng rức, có
chút gì mặn môi không?!
Nguyên Lạc
................
[*] Nhạc Sayonara
Japanese Goodbye ( 1957 ) - Lyrics