Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Monday, October 17, 2016

THƯƠNG MIỀN TRUNG BÃO LŨ - Thơ của Đại Ngàn


   

THƯƠNG MIỀN TRUNG BẠO LỤ
(Đại Ngàn xin được dùng giọng miền Trung)

Miền Trung ơi, răng rứa miền Trung
Fomosa đạ hết đau mô mà chìm trong bạo lụ
Ló chín rồi lại ngập úng vết đau cụ
Xé mái nhà tranh mẹ huơ mại tay gầy

Cứ đau ri mại mốt sống răng đây
Giựa trắng băng nhựng mái nhà thoi thóp
Em bám chộ ni đệ cha còn tìm nốt
Thằng anh trôi mô trời túi mất rồi

Thương con bò chị còn mọm ghếch lên trời
Cha đã buộc lôi mụi lên mi cố thợ
Đàn chó lạnh ướt mèm bập bềnh chậu nớ
Kiên cường, ngọn cây, nóc nhà gắng gọi

Bất khuất ri, răng đau mại miền đất sỏi
Máu chạy ruột mềm thương lấy miền Trung
Nhựng người con xa tộ quốc muôn trùng
Hướng trái tim về nơi mịt mùng bạo tố

Giựa sống còn mong hồi sinh nhịp thợ
Mọi ngạ đường đang cứu trợ miền Trung

                                             Đại Ngàn



                     Tác giả Đại Ngàn

Bản viết theo tiếng Việt phổ thông:

THƯƠNG MIỀN TRUNG BÃO LŨ

Miền Trung ơi, sao vậy miền Trung
Fomosa đã hết đau đâu mà chìm trong bão lũ
Lúa chín rồi lại ngập úng vết đau cũ
Xé mái nhà tranh mẹ huơ mãi tay gầy

Cứ đau thế này mại mốt sống sao đây
Giữa trắng băng những mái nhà thoi thóp
Em bám chỗ này để cha còn tìm nốt
Thằng anh trôi đâu trời tối mất rồi

Thương con bò chỉ còn mõm ghếch lên trời
Cha đã buộc lôi mũi lên mày cố thở
Đàn chó lạnh ướt mèm bập bềnh chậu đó
Kiên cường, ngọn cây, nóc nhà gắng gỏi

Bất khuất thế, mà đau mãi miền đất sỏi
Máu chạy ruột mềm thương lấy miền Trung
Những người con xa tổ quốc muôn trùng
Hướng trái tim về nơi mịt mùng bão tố

Giữa sống còn mong hồi sinh nhịp thở
Mọi ngả đường đang cứu trợ miền Trung

Tác giả: Đại Ngàn
Tên thật: Nguyễn Thành Tâm
CMND: 013311314
Quê quán: Vình Long, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa
Hiện là giáo viên Toán tại Hà Nội
Đt 096 3333 888.
READ MORE - THƯƠNG MIỀN TRUNG BÃO LŨ - Thơ của Đại Ngàn

DẠ THƯA MẸ / thơ Phan Hoài Nam



DẠ THƯA MẸ
(Viết cho bốn tỉnh miền trung đang chìm trong lũ)

Dạ thưa mẹ chiều nay con lấy vé
Bến xe chiều như buổi chợ ho hen
Tàu hết vé máy bay thì kín chỗ
Thôi đành liều cho số phận bon chen
Nghe tin bão đang đè lên vai mẹ
Và lũ cuồng đang kéo tự nguồn xa
Cả một xóm đã chìm trong biển nước
Riêng mẹ hiền có chịu nỗi phong ba
Nhà mình đã vốn nghèo thêm nghèo nữa
Vài con trâu, dăm cặp vịt đôi bò
Tiền vay mượn từ hộ nghèo nhất xã
Nay lũ cuồng cuốn cả giấc mơ hoa
Không riêng mình cả xóm dưới làng trên
Đã tan tác như đàn gà mất tổ
Nhà cửa ruộng vườn hồ ao nuôi cá
Cả một đời bỗng chốc cuốn ra sông
Con chưa nhìn thấy biển nước mênh mông
Nhưng đã thấy xác người trôi lớp lớp
Bầy gia súc chết chìm trong biển nước
Trói lềnh bềnh không kịp vắt khăn sô
Ôi miền trung bao nước mắt chưa khô
Tang chưa mãn cơn bão cuồng năm trước
Đàn em nhỏ giờ này còn vất vưởng
Trước bão cuồng năm cũ bão HAIYAN
Chưa kịp lành vết sẹo vẫn chưa tan
Nay bão lũ lại chồng lên đất mẹ
Để xóm dưới làng trên trôi ra bể
Bốn tỉnh miền trung nạn đói ngập cao đầu
Con bần thần đau xé bởi vì đâu?
Sao bão lũ cứ hằn lên đất mẹ
Chuyến xe cuối giờ này chưa đủ ghế
Con phải chờ... Khi nước vẫn còn dâng.
             Phan Hoài Nam
             Nha Trang


READ MORE - DẠ THƯA MẸ / thơ Phan Hoài Nam

TẠ LỖI VỚI SÀI GÒN / thơ Huy Uyên


Tác giả Huy Uyên


Tạ lỗi với Sài-Gòn

Từ mỗi đứa phương trời chim mỏi cánh
Ba mươi năm dâu-bể lảng quên đời
Đi quanh mãi bên hiên chiều hiu-quạnh
Gởi cho người những đau đớn trong tôi .


Đành bỏ lại một trái tim bầm máu
Hình hài xưa vết thương cũ chất chồng
Lê chân bước mỏi mòn đời cơm áo
Dĩ-vảng người phiêu-hốt mấy hoàng-hôn .


Đứa con xưa chỉ là gã tật-nguyền
Đừng chờ chi ơi Sai-Gòn cổ-tích
Ta khép đời ta những nỗi niềm riêng
Đầu đã bạc dỗ lòng thôi quên hết .


Nhớ những khi ta treo đời đầu súng
Tóc em bay theo gió nắng vàng khô
Mới đó đã một đời chín rụng
Giấc mơ đau chôn mộng, lấp sông hồ .


Ta về đây tiếp nối quạnh-hiu xưa
Trải bên đời những đắng cay ngày trước
Thương người đi năm tháng mãi quên về
Còn lại em, Sài-Gòn xa xăm quá.

Huy Uyên


READ MORE - TẠ LỖI VỚI SÀI GÒN / thơ Huy Uyên

“XIN CHỮ”, “CHO CHỮ” VÀ “ĐI CHỮ” - Tạp bút của Hoàng Đằng


          
                            Tác giả Hoàng Đằng 


        “XIN CHỮ”, “CHO CHỮ” VÀ “ĐI CHỮ”

Bây giờ, được mời dự đám cưới, người ta sửa soạn quà tặng cô dâu chú rể hoặc là nữ trang bằng vàng, hoặc là đồ gia dụng, hoặc là phong bì đựng tiền; đi viếng đám tang, người ta đặt vòng hoa, đa số vẫn đem phong bì đựng tiền; đi mừng tân gia, khẵm tháng, chúc thọ ... cũng thường đi tiền. Việc đi đối, trướng tức là “đi chữ” còn có nhưng đã ít đi nhiều.
Ngày xưa thì khác; trong việc hiếu, việc hỷ … người ta thường “đi chữ”. Muốn “đi chữ” mà không đủ khả năng đặt chữ và viết chữ, người ta đi “xin chữ”. Xin ai chữ? Việc “cho chữ” dành cho những vị có học vấn cao theo đánh giá của cộng đồng.
Việc “đi chữ” là để thể hiện sự tôn trọng, mối thân tình của mình với một ai đó có sự kiện gì vui hoặc buồn. Không phải gặp trường hợp nào cũng “đi chữ” được; nơi “nhận chữ” và nơi “đi chữ” phải có gia thế tương đương và nơi “nhận chữ” phải được xét có đủ trình độ văn hoá đọc và hiểu chữ.
Thời trước, chữ xin, chữ cho và chữ đi được viết bằng chữ Nho, một số ít viết bằng chữ Nôm –  Tàu đô hộ nước ta dài ngày, dân ta ít nhiều nhiễm thói nô lệ cho rằng chữ Nho là chữ của ông bà !!! Không ai viết đối trướng bằng chữ Quốc Ngữ vì cộng đồng chưa coi trọng và chưa rành, chưa nghĩ ra cách viết thư pháp Quốc Ngữ như bây giờ để trình bày đối, trướng, hoành phi, liễn cho cân đối, bắt mắt.
Thời nay, “đi chữ” hiếm rồi, chỉ còn thỉnh thoảng trong viếng tang, và người “xin chữ” đã ít nhiều; đối trướng thêu đã bán sẵn ở phố, cứ đến đó mà mua; hiện tại, người ta quan niệm đối trướng thêu càng đẹp trên vải càng tốt thì càng có giá trị cao. Ngày xưa, muốn “đi chữ”, phải tự mua vải về viết hoặc nhờ viết; giá trị chủ yếu của đối trướng ở ý nghĩa chữ, chứ hình thức của đối trướng chỉ là thứ yếu.
Và cũng do chính tầm quan trọng của ý nghĩa chữ đi, nhiều rắc rối, phiền toái đã xảy ra với người “cho chữ” và “đi chữ”. Những rắc rối, phiền toái ấy đến từ sự hiểu lầm, sự diễn dịch ý nghĩa chệch hướng của người xem, còn người “cho chữ”, “đi chữ” ít khi có chủ ý không tốt.
Cụ Nguyễn Văn Tâm (1893 - 1990) được Quốc Trưởng Bảo Đại mời làm thủ tướng (tháng 6/1952 – tháng 12/1953) chính phủ Quốc Gia Việt Nam (1948 – 1955) – chính phủ Việt Nam trong vùng Pháp tạm chiếm – đã được ai đó mừng bức hoành phi sơn son thết vàng, đề 4 chữ Hán: “Đại Điểm Quần Thần” (ý nói cụ là vị quan to nhất trong các quan). Mới nhìn qua, nghe qua, người ta chỉ thấy đó là ý xưng tụng; tuy nhiên, khi cụ treo lên, có người diễn dịch: “Đại Điểm” là chấm to, “Quần Thần” là bầy tôi; “chấm to bầy tôi” nói lái thành “chó Tâm bồi Tây. Chưa chắc đó là thâm ý muốn “chửi” cụ Nguyễn Văn Tâm làm tay sai cho giặc Pháp của người “đi chữ”!
Ở quê tôi, trong cuối thập niên 1960, một cụ lão có con đi làm sở Mỹ, khá giả lên, tổ chức lễ mừng thọ. Một khách mời đi bức trướng mừng đề 4 chữ Hán: “Phúc Phùng Mỹ Lộc” (ý nói có phúc nên hưởng cái lộc đẹp). Tốt quá chứ! Vậy mà có người gièm pha, suy diễn nghĩa 4 chữ trên trướng thành “có phúc gặp được lộc của Mỹ” (ý châm biếm). Có thể người “đi chữ” không nghĩ như vậy.
Cũng ở quê tôi, gần đây thôi, một ông lão goá vợ kết tình thông nghị với một bà lão goá chồng. Ông lão qua đời, bà lão sai con lên cửa hàng bán trướng đối mua một bức đi viếng chia buồn. Bức trướng thêu 4 chữ Quốc Ngữ: “Vô Cùng Thương Tiếc”. Bức trướng treo lên, trong tang trường, nhiều người xì xầm: “Răng ông nớ chết mà mụ nớ thương tiếc dữ rứa hè, không chừng khi còn sống có tình ý gì với nhau!”.Tội nghiệp cho bà lão có biết chi mô!
Còn tác giả viết bài này sống trong thôn xóm cũng được nhiều người tín nhiệm đến “xin chữ”; đó là một vinh dự!!! và ai đến xin thì mình sốt sắng cho; nhưng qua “cho chữ”, mình đã nếm trải nhiều phen chua xót ngoài ý muốn.
Cách đây trên 10 năm, một nông dân do tai nạn giao thông chết, để lại vợ và 4 con dại. Nông dân này ăn ở tử tế, được xóm giềng mến mộ. Một ông lão đại diện cho xóm đến xin câu đối để viếng tang. Mình thấy nguyên do đưa đến cái chết của nông dân vô cùng tội nghiệp, hoàn cảnh vợ con vô cùng đáng thương và tình cảm xóm giềng đối với anh vô cùng nồng ấm; mình nghĩ ra được câu đối:
        Vợ con đó sao đành nỡ bỏ!
        Xóm làng đây há lẽ nào xa!
Đọc đi đọc lại, mình thấy câu đối mình cho đã lột tả được đủ chuyện; vừa ý!. Thế nhưng câu đối viết xong, treo lên, một ông lão “đa sự” trong làng vừa đọc, vừa mím môi, nói xỏ:
Người ta đã chết rồi mà còn tới trách móc, ác chi mà ác dữ rứa!
Lại một lần khác, cách đây cũng hơn 30 năm rồi, một phụ lão do tuổi cao sức yếu qua đời; trước đó 3 tháng, bà vợ phụ lão này cũng mất do tuổi già. Một cụ ông gọi phụ lão vừa mất là anh rể trong họ, nghĩa là gọi bà vợ của phụ lão này bằng chị họ, đến xin mình câu đối đi khóc tiễn; mình dựa vào thực tế, viết câu đối như sau:
        Ngồi nhớ chị, dạ đau quặn thắt!
        Đến đưa anh, lòng cảm ngậm ngùi!
Câu đối nói lên tấm lòng thương tiếc của người thân đối với người thân; mình cũng rất vừa ý. Vậy mà câu đối viết xong treo lên, có người đọc, đưa ra lời bình phẩm độc ác:
Câu đối “giẻ”(giễu) tang gia đó, dẹp đi, đừng treo!

Qua đôi ba ví dụ trên, bạn đọc có thể thấy “cho chữ” và “đi chữ” không phải dễ. Chữ nghĩa muốn trút nỗi lòng, tình cảm chân thật của người trong cuộc, nhưng người ngoài cuộc có thể nhìn dưới lăng kính khác, ác ý diễn dịch theo hướng tiêu cực, làm sinh chuyện, có khi tạo sự thù oán giữa người “đi chữ” và người “nhận chữ”.
May là thời đại bây giờ việc “cho chữ”, “đi chữ” không còn phổ biến!

                                                               Hoàng Đằng
                                                          17/10/2016 (17/9/Bính Thân)

READ MORE - “XIN CHỮ”, “CHO CHỮ” VÀ “ĐI CHỮ” - Tạp bút của Hoàng Đằng

NGHĨ VỀ ĐẤT NƯỚC BUỒN VUI - Thơ Chử Văn Long



        Tác giả Chử Văn Long



NGHĨ VỀ ĐẤT NƯỚC BUỒN VUI

Mỗi khi nghĩ về đất nước, buồn, vui…
Anh cứ thấy như mình đang mắc lỗi
Trước trang giấy anh chưa từng gian dối
Chưa từng tụng ca những xu nịnh thấp hèn
Nhưng đã ngây thơ đem đặt niềm tin
Vào những thứ ngây thơ cùng gian dối
Thời gian trôi qua, đắng cay thêm tuổi
Mới nhận ra sự sống đã muôn đời
Hết giặc giã thương đau lại kẻ khóc, người cười
Bao khát vọng công bằng từng đổ vỡ
Bao mơ ước tương lai thành nhăng nhố
Chỉ tình người còn lại giữa bon chen
Phải có ánh mắt thật trong, tấm lòng rộng mở
Biết tha thứ lỗi lầm, biết nhìn ra thật giả
Mác rượu quý nhiều khi đóng chai nước lã
Kẻ rao giảng tình người lại thành lũ bất nhân
Biết tin vào đâu, kể cả thánh thần
Thường lấp bóng cho tà ma, quỉ ám,
Chỉ còn những câu thơ an ủi anh
Thơ đã thành trò chơi mua bán
Không chia xẻ cùng ai, không đau xót vì ai
Thà xé phăng đi cho chó gặm, rác vùi
Thơ như nắm xương khô
Thơ nhờ nhờ xác ướp
Nói như vậy các nhà thơ sẽ nhìn anh căm ghét
Còn hơn lời khen cách tân, đổi mới không hồn
Câu chữ tối mù, ngôn từ vặn vẹo
Trong khi ngoài kia những cánh đồng khô héo
Những dòng sông cạn kiệt từ lâu
Biển đang chết như một niềm oan khuất
Rừng tan hoang treo tai họa trên đầu…
Anh đứng ở chỗ nào mà nhân danh Tổ quốc
Nhân danh nhân dân vĩ đại với anh hùng
Nhìn đoàn người lìa quê xa xứ
Đi gồng thuê gánh mướn khắp Tây, Đông
Ai không thấy bùi ngùi thao thiết
Kiếp gánh mướn làm thuê mà là chủ núi sông?

Có lẽ anh đã trách nhầm thơ              
Khi lắng lại lòng mình bao cảnh đời tan nát:
Con từ bỏ mẹ cha, chồng vợ dối gian nhau,
Anh em chia lìa, bạn bầu lừa gạt…
Kẻ quyền bính thì lừa dân hại nước
Cuộc sống trong lành thơ mộng có còn đâu!

Hà Nội, tháng 10 năm 2016
CHỬ VĂN LONG
Địa chỉ: Thôn 2, Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội.       
Điện thoại: 01658818263
READ MORE - NGHĨ VỀ ĐẤT NƯỚC BUỒN VUI - Thơ Chử Văn Long

THƠ PABLO NERUDA / Ngọc Châu dịch



Pablo Neruda, 1963.



THƠ
PABLO NERUDA

Pablo Neruda (1904-1973) là bút danh của Ricardo Eliecer Neftalí Reyes Basoalto – tác gia và chính trị gia người Chilê, giải Nobel Văn học 1971. Sinh ngày 12-7-1904 tại thị trấn Parral, miền nam Chilê. Ông học tiếng Pháp và Giáo dục học, rồi dạy tiếng Pháp, làm nhà ngoại giao, đi rất nhiều nơi trên thế giới; là một trong những nhân vật quan trọng trong chính quyền Chile. Năm 1927 ông làm lãnh sự Chilê ở Burma (nay là Myanmar), năm 1932 ở Argentina, năm 1934 ở Tây Ban Nha. Năm 1945 được bầu vào Thượng nghị viện, nhưng mấy năm sau bị buộc tội phản quốc và phải trốn sang Mexico vì đã công khai phê phán chính phủ đương nhiệm. Năm 1970 ông về nước ra tranh cử Tổng thống, là bạn và người ủng hộ nhiệt thành của tổng thống S. Agende.

Pablo Neruda bắt đầu sự nghiệp văn chương từ rất sớm; hai mươi tuổi ông xuất bản tập thơ Hai mươi bài thơ tình và một bài thơ tuyệt vọng, là tập thơ bán chạy nhất ở Chile, làm cho ông trở thành một trong những nhà thơ trẻ nổi danh nhất ở Mỹ Latinh. Tập thơ Bài ca chung gồm 340 bài thơ được coi là kiệt tác đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của ông. P. Neruda đã đi từ trường phái biểu tượng sang siêu thực và cuối cùng trở thành hiện thực, là nhà thơ nhập cuộc, nhà thơ chiến đấu, ảnh hưởng của thơ ông đối với các dân tộc nói tiếng Tây Ban Nha là rất lớn. Năm 1971 ông được trao giải Nobel vì những lời thơ phản kháng vang khắp thế giới, có một trí tưởng tượng mãnh liệt và chất trữ tình tế nhị. Ông được coi là một trong những nhà thơ hàng đầu của thế kỉ XX. Thơ ông được dịch nhiều và được yêu thích ở Việt Nam. P. Neruda mất ngày 23-9-1973 tại thủ đô Santiago.

Nhà thơ sống những năm thơ ấu và tuổi trẻ ở Temuco, quen biết với Gabriela Mistral, hiệu trưởng trường Trung học Nữ, người đã đem lòng yêu quý ông...
          Đây là bài thơ P. Neruda viết tặng nàng.


IF YOU FORGET ME

I want you to know

one thing.


You know how this is: 
if I look 
at the crystal moon, at the red branch 
of the slow autumn at my window, 
if I touch 
near the fire 
the impalpable ash 
or the wrinkled body of the log, 
everything carries me to you, 
as if everything that exists, 
aromas, light, metals, 
were little boats 
that sail 
toward those isles of yours that wait for me. 

Well, now, 
if little by little you stop loving me 
I shall stop loving you little by little. 

If suddenly 
you forget me 
do not look for me, 
for I shall already have forgotten you. 

If you think it long and mad, 
the wind of banners 
that passes through my life, 
and you decide 
to leave me at the shore 
of the heart where I have roots, 
remember 
that on that day, 
at that hour, 
I shall lift my arms 
and my roots will set off 
to seek another land. 

But 
if each day, 
each hour, 
you feel that you are destined for me 
with implacable sweetness, 
if each day a flower 
climbs up to your lips to seek me, 
ah my love, ah my own, 
in me all that fire is repeated, 
in me nothing is extinguished or forgotten, 
my love feeds on your love, beloved, 
and as long as you live it will be in your arms 
without leaving mine. 

Pablo Neruda


NẾU EM QUÊN TÔI

Muốn em tỏ một điều thôi
Chừng như em đã biết rồi, là khi:

Qua song, vầng trăng pha lê,
giữa cành đỏ lá,
thu về chậm sao,
anh nhìn.
Tay khẽ chạm vào
lớp tàn ảo,
vỏ nhăn nheo củi cành,
sát bên bếp lửa phòng anh.
Tất cả chúng
đều muốn giành về em.
Vẻ như ánh sáng, hương thơm
đường ray tàu
hay cánh buồm nổi trôi
mọi tồn tại giữa cõi đời
đều tới đảo,
nơi em ngồi chờ anh.

Nếu khi
em bớt yêu anh
Một chút thôi
anh cũng đành tuân theo.


Nếu bỗng dưng có một chiều
quên tìm, em chẳng nghĩ nhiều về anh,
cho rằng anh đã quên nhanh,

Chắc rằng đấy
chuyện đành hanh, điên khùng.
Kệ cho ngọn gió thổi tung
đời anh
mảnh vải
giữa rừng biểu trương
Và em quyết định tách đường,
bỏ anh ven biển,
giữa phương trời này,
mầm từng mọc rễ xanh cây.
Thì em nên nhớ cũng ngày ấy thôi,
Tay anh lại níu cuộc đời,
chân anh lại bước
tìm nơi đất hiền.


Nhưng nếu một ngày nên duyên,
một giờ em muốn mình nên vợ chồng
Vị ngọt ngào giữ trong lòng.
đặt bông hoa thắm sắc hồng lên môi,
Kiếm tìm anh,
thì em ơi,
hỡi người yêu, hỡi cuộc đời của anh!
Lại bùng lên ngọn lửa xanh
chẳng quên, chẳng tắt, tình anh tuôn trào
sống bằng tình của em trao,
đời này sẽ chẳng khi nào rời xa
Mình là mãi của nhau mà...

ALWAYS

 I am not jealous
of what came before me.
Come with a man
on your shoulders,
come with a hundred men in your hair,
come with a thousand men between your breasts and your feet,
come like a river
full of drowned men
which flows down to the wild sea,to the eternal surf to Time!
Bring them all
to where I am waiting for you;
we shall always be alone,
we shall always be you and I
alone on earth
to start our life!

LUÔN NHƯ VẬY

Anh không là người ghen tuông
Với ai bước trước con đường mình đi
Cứ cõng theo - ngại ngần chi
Một hay trăm đấng nam nhi bám chằng
Dấu trong tóc, trong ngực nàng
Giữa  hai chân cũng chẳng màng gì đâu
Kể cả một dòng sông sâu
Đầy chàng chết đuối lao đầu ra khơi
Chịu sóng xô dằn muôn đời

Cứ đem tất cả tới nơi anh chờ
Chỉ anh với em thôi mà
Thế gian này của đôi ta, hai người
Bắt đầu cuộc sống đẹp tươi!



I Do Not Love You Except Because I Love You


I do not love you except  because I love you; 

I go from loving to not loving you,
From waiting to not waiting for you
My heart moves from cold to fire.

I love you only because it's you the one I love; 
I hate you deeply, and hating you
Bend to you, and the measure of my changing love for you
Is that I do not see you but love you blindly.

Maybe January light will consume
My heart with its cruel
Ray, stealing my key to true calm.

In this part of the story I am the one who
Dies, the only one, and I will die of love because I love you,
Because I love you, Love, in fire and blood.


KHÔNG YÊU BỞI ĐÃ QUÁ YÊU


Không yêu bởi quá yêu em
Yêu – rồi có lúc chẳng thèm yêu ai
Chờ -  đến ghét đợi chờ hoài
Tim lúc lạnh giá, lúc ngời lửa thiêu



Là em, nên mới yêu nhiều
Hận cũng ghê gớm, bao điều hờn cay
Bám em, đo dò tháng ngày
Yêu mà không thấy, tình này thong manh


Tháng giêng có thể hủy nhanh
tim anh - bởi tia sáng xanh bạo tàn
Lấy cắp chìa khóa an toàn
kho  yên bình những tháng năm cuộc đời

Trong chuyện này mình anh thôi
Sẽ chết đi, chết bởi người anh yêu

Mối tình máu chảy lửa thiêu.

Ngọc Châu dịch.


READ MORE - THƠ PABLO NERUDA / Ngọc Châu dịch