Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Thursday, April 27, 2017

NHÀ THƠ XUÂN DIỆU TRONG MẮT TÔI - Lâm Bích Thủy


               
                             Tác giả Lâm Bích Thủy


               NHÀ THƠ XUÂN DIỆU TRONG MẮT TÔI
                                                         Lâm Bích Thủy


Nhà thơ Xuân Diệu là nhân vật thứ hai sau cụ Đào Tấn được nhân dân Bình Định, quê tôi tự hào có được.

Bác Quách Tấn cho biết:

Xuân Diệu quê cha ở Hà Tĩnh, quê mẹ Bình Định. Nhưng Xuân Diệu thiên hẳn về quê cha, chỉ thường nhắc đến quê mẹ và không xấu hổ nhận mình là người Bình Định từ thời kháng chiến chống Pháp. Nhất là khi Bình Định trở thành trung tâm điểm của Liên Khu Năm. Đối với Bàn Thành Tứ Hữu, Diệu chỉ nể Chế. Diệu chê Hàn là một tên điên chạy cùng đường vừa ngâm thơ vừa la “tôi là thiên tài, tôi là thiên tài”…Yến Lan bị chê rằng “thơ còn non nớt, Quách Tấn bị đã kích: “Lạc hậu, cổ hủ”. Xuân Diệu nể Chế Lan Viên không phải về học vấn, tài năng mà nể về sự ứng phó lanh lẹ, sắc bén thôi.

Thư cho ba tôi có đoạn bác viết :

“Xuân Diệu đấm Hàn, thoi Yến, đá Quách bắt tay từ giã Chế, ra Hà Nội cùng Huy Cận lập nhóm Huy Xuân. Kế đó, Bích Khê ở Quãng Ngãi lẻ loi vào Bình Định. Năm thành viên trở thành “Ngũ Hành” Sau này, Xuân Diệu mới bắt tay với năm thành viên của nhóm Bình Định hợp thành “Lục Căn”.

Nhóm lấy những bộ phận cơ thể người “Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý“ làm bút danh cho từng người.

Phần lớn các thành viên sống và sáng tác ở Bình Định, chỉ có bác Tấn ở Nha Trang. Hàng tháng, ít nhất một lần, vào những đêm trăng, lại thấp thoáng bóng họ chụm đầu bên nhau trò chuyện thâu đêm trên lầu cửa Đông Thành Bình Định. Chế Lan Viên gọi đây là “Lầu tư tưởng” hay “lầu Thơ”. Thi thoảng họ mới vào Nha trang với bác Tấn.

Nhà bác Tấn, trước sân có cây mận. Tối đến, họ quay quần dưới gốc mận, đọc thơ đường, thơ Pháp, thơ Tàu. Có lần bác Tấn nghe chú Chế Lan Viên và  chú Xuân Diệu tranh luận:

“Đến lúc này mà “người ấy” còn thốt ra những câu “cảm thương chiếc lá bay theo gió / riêng nhớ tình xưa ghé đến thăm”

Chú Chế phản đối  “Diệu công kích anh Tấn sao không nói tên mà gọi “người ấy”? Diệu cười một cách thích thú đáp "Diệu gọi “người ấy thì ai biết rằng Diệu nói anh Tấn thì biết, còn ai không biết thì thôi. Chớ kêu đích danh ảnh ra, thì tên ảnh được “người không biết” biết thêm, như thế là làm lợi cho ảnh !...
Chú Chế hóm hỉnh đáp lại: “Diệu có tính so đo và tính toán. So đo tính toán trong tình yêu “cho nhiều nhưng nhận được chẳng bao nhiêu, lại so đo tính toán cả trong việc chỉ trích”.

Thế nhưng, khi những nét đẹp trong văn hóa ứng xử ngày đang mai một, thì bác Tấn lại khen chú Xuân Diệu:

“Xuân Diệu là người khôn ngoan nhất. Trước kia tôi cứ cho rằng Xuân Diệu sống ích kỷ, nhất thiết không cho ai xem bản thảo, nhất thiết không nói cho ai biết những gì mình chưa in lên giấy hẳn hoi. Ngày nay tôi mới biết là Diệu khôn. Bọn đạo văn càng ngày càng nhiều, chú (tức Yến Lan-nv) cũng như tôi ưa giúp người quá nên chưa biết”.

Chú Xuân Diệu là đồng hương, nhưng tôi chưa gặp bao giờ. Thời còn học lớp 10H ở Trường Chu Văn An - Hà Nội, tôi thường nghe các bạn trong lớp bàn tán về chú. Vừa lúc tôi đi ngang  qua, một bạn bảo: “Muốn biết vê Xuân Diệu  thi bảo cái Thủy về hỏi ba nó là ra ngay thôi". Lập tức anh lớp trưởng kêu tôi lại bảo: “cậu về hỏi ba cậu, xem có phải nhà thơ Xuân Diệu là ái nam ái nữ không nhé?” Tôi khoái làm việc này lắm, vì tỏ ra ta đây là người hiểu biết mọi chuyện phía sau cuộc đời của các nhà thơ.

Về nhà nhân lúc ông già tôi ngồi ngắm sắc hoa hồng trong bồn trước lan can; tôi đến bên, hơi ngần ngại , rồi tự tin hỏi: “Ba ơi, các bạn lớp bảo con hỏi ba có phải chú Xuân Diệu là…là...” tôi chưa kịp nói ra cái từ khó nói đó thì ông già lập tức nạt: “con gái con lứa hỏi chi chuyện đó”. Tôi hết cả hồn, mất hứng và chẳng bao giờ dám hỏi về chú Xuân Diệu nữa.

Hình ảnh chú trong tôi là qua mô tả từ câu chuyện của các chú và ba thôi.
 Rồi, cuối cùng tôi cũng có dịp gặp chú; lần đầu và cũng là lần cuối ngay tại nhà 37 Hàng Quạt – Hà Nội. Đó là ngày ba má tôi tổ chức  tiệc mặn trong ngày cưới của tôi. Đám cưới tôi, thời đó cũng thuộc loại đình đám vào bậc nhất ở Hà Nội . Nhà tôi đãi tiệc ngọt tại 51 Trần Hưng Đạo, hai tiệc mặn tại nhà gái ở 37 Hàng Quạt và nhà trai ở 26 Hàng Bài. Nếu tính thành tiền, tốn hơn 2.000đ. Thời bao cấp (năm 1974) đám cưới nào chi đến 2.000đ, Nhà Báo mà biết sẽ phê phán kịch liệt chứ chăng chơi. Song, tất cả thực phẩm phục vụ cho đám cưới là tự tôi chuẩn bị. Tôi tự nuôi heo, gà, và trồng các loại củ, quả, rau dưa… tại nơi làm việc, ở Nông trường Ba Vì, rồi hai vợ chồng chở về Hà Nội dần bằng xe đạp

Hồi đó, việc cưới xin không cầu kỳ như bây giờ; không làm cho khách mời phải lo lắng quà mừng; nhà có gì mừng nấy. Ngày cưới được đông đảo bè bạn của hai bên đến dự là vinh hạnh lắm.

Ngày vui của tôi, các cô, chú bạn ba là những văn nghệ sĩ nghèo xác xơ, có gì đâu để mừng! Quà cưới chỉ mang ý nghĩa kỷ niệm là chính. Bác Khương Hữu Dụng tặng cho tôi quyển truyện vừa (không nhớ tên) của nhà văn Chu Lai. Chú Tế Hanh, buổi tiệc mặn mới có quà - đó là chiếc túi nhỏ bằng nữa bàn tay, màu mận chín, hàng thổ cẩm của Bungari, quà của ba chú “Nguyễn Thành Long-Nguyễn Đình - Phạm Hổ” là chiếc thuyền làm bằng sừng trâu v.v.. Còn quà của chú Xuân Diệu là chân dung hình bán thân, nhìn nghiêng của nhà thơ Puskin bằng mica tím đen... quà của vợ chồng bác Minh Vĩ là bức ảnh hình lập thể có hai con két mỏ đỏ… Thế mà chúng tôi rất trân trọng và thích lắm.

Hôm tổ chức tiệc mặn tại nhà, tôi thấy một người đàn ông to bệu, tóc xoăn, mặc chiếc quần màu cháo lòng, thủng một lỗ tròn ở bên hông trái. Ông ngồi ở góc phải, đang say sưa thưởng thức bát miến gà má tôi mang đến, không để ý đến xung quanh. Đằng sau tôi, có tiếng xì xào nghe rõ “kia là nhà thơ Xuân Diệu đấy”. Tôi cũng đoán thế. Nhìn bát miến đã hết cái mà chú vẫn cúi húp nước; tôi đến bên nhỏ nhẹ hỏi “chú Diệu, cháu múc thêm chú bát nữa nhé?”. Chú xua tay, vẻ thật thà “Ồ, không đâu cháu, còn chút nước chú húp kẻo bỏ đi thì phí!”.

Sau bữa đó thì tôi không gặp chú lần nào nữa nhưng nghe Nhà nghiên cứu Văn học Đinh Tấn Dung nói lại:

“Sau 1975 chú gặp Chế Lan Viên có hỏi thăm ba cháu, (lúc đó ông còn ở Hà Nội). Chế Lan Viên lắc lắc đầu vẻ thông cảm, nói “về cái nghiệp làm thơ của Yến Lan ít khi gặp may, Diệu không ưa Văn Cao, mà Văn Cao lại ca ngợi Yến Lan trong lời đề tựa Tập thơ “Những ngọn đèn” quá nên Yến Lan cũng bị ghét lây” ./.
                                                                                                                                                                    LÂM BÍCH THỦY

READ MORE - NHÀ THƠ XUÂN DIỆU TRONG MẮT TÔI - Lâm Bích Thủy

NẾU MAI EM VỀ -Thơ HồngThúy, nhạcTrầnThiên Anh, ca sĩ Tâm Thư

READ MORE - NẾU MAI EM VỀ -Thơ HồngThúy, nhạcTrầnThiên Anh, ca sĩ Tâm Thư

EM ĐI RỒI... - Thơ Trần Mai Ngân





EM ĐI RỒI...

Em đi rồi bình minh vẫn thức
Vẫn tiếng chim kêu sớm trong vườn
Lá ngái ngủ hạt sương đọng lại
Chờ nắng lên sưởi ấm khô ngày

Em đi rồi gió trưa nhè nhẹ
Như ru cây, hoa, lá nồng nàn
Có chú Bướm vội vàng sợ trễ
Bay lên cao như thể lạc hàng...

Chiều vẫn đến như khi em ở
Thật mênh mông loang loáng là buồn
Bất chợt nào sẽ có mưa tuôn
Và gió, bão thét gào: Ôi nhớ!

Đêm nay vắng - không em - ngộp thở
Chiếu chăn này thiếu một làn hương
Bóng khuya vôi trắng vô thường 
Cho tôi tan nát như dường mất em...

                            Trần Mai Ngân

READ MORE - EM ĐI RỒI... - Thơ Trần Mai Ngân

CÁI KHÉO, CÁI KHÔN - Truyện ngắn của Thủy Điền


       


          CÁI KHÉO, CÁI KHÔN


    Ông bà mình thường hay nói: Tháng năm chưa nằm thì sáng. Thật đúng vậy, chỉ còn mấy ngày nữa là đến tháng năm, gần hai mươi mốt giờ đêm mà trời còn sáng trưng và bình minh mới sáu giờ là trời bắt đầu sáng rực.

    Thường thường thì vào ngày thứ bảy hàng tuần, nếu không bận việc gì tôi, nhà thơ, nhà văn Lê Thanh, nhà thơ Bửu Tùng hay tự đi chợ mua món gì đó về ba anh em làm hết chai Whitky rồi chia tay về ngủ. Mùa đông thì lai rai trong nhà, mùa ấm thì ngồi sau vườn. Hai tuần nay trời ấm dần nên chúng tôi đem ra vườn cho tự do.

     Sáng sớm thằng Thanh đánh xe chở Bửu Tùng đến rước tôi đi chợ Á Đông mua Lươn làm sẵn về nấu canh chua. Đến tiệm đi lòng vòng định mua thêm vài rau cải bổ xung, thì bỗng nghe bà chủ tiêm đang đứng cầm hủ chao Cò của mấy ông Trung Quốc cằn nhằn “ Tham chi mà làm một Karton đến bốn mươi tám keo vừa nặng, vừa bán không kịp, hết hạng, vứt bỏ lỗ vốn hoài. Nếu không lấy về bán thì thiên hạ hỏi không có hàng rồi bỏ sang tiệm khác, mất khách, chán ơi là chán. “ Sao không chịu học mấy ông Nhật Bổn, người ta làm cái gì cũng thế ít, vừa phải thôi, ăn hết người ta sẽ mua tiếp có gì đâu mà lo. Nói xong bà đi tiếp cầm mấy món hàng Trung Quốc khác, lật qua, lật lại mà trông có vẻ không hài lòng.

     Thằng Thanh lanh trí, khều nhẹ. Bà chủ tiệm nói đúng đó tụi bây. Tôi và Bửu Tùng ngơ ngẩn mình biết gì chuyện mua bán. Hai thằng tôi chưa đi Nhật Bổn và Trung Quốc lần nào nên cũng không rành rẽ gì mấy, có chăng lâu lâu  xem Ti Vi một vài lần mà cũng không để ý đến. Riêng Lê Thanh thì có dịp đến Nhật hai lần vì anh ta có cô em ruột định cư ở Tokyo và du lịch bên Trung Quốc một lần, nên anh ta có vẻ am tường hai xứ nầy lắm. Thanh bảo: Người Nhật khéo lắm, họ làm cái gì là ra cái đó, gọn gàng và vừa đủ, chất lượng cao, sạch sẽ, lối sống của họ cũng rất trật tự. Từ thôn quê đến thành thị nơi nào cũng như nơi nấy thật đáng khen và cần phải học hỏi ở họ thật nhiều. Còn bên Tàu thì ngược lại. Tôi bảo phải thông cảm cho người ta chứ, vì dân đông quá hơn tỷ người, làm sao tránh khỏi những bê bối được. Thanh nói tiếp. Đó không phải là vấn đề, rồi anh ta xoay ngang tay cầm chai nước tương Kikoman và nói đây các bạn hãy nhìn, rất sạch sẽ và trong sáng và mỗi Karton người ta chỉ đóng thùng rất ít (Mỗi Karton chỉ sáu chai mà thôi và các mặt hàng khác cũng đều như thế không quá ba kí lô rất dễ bưng bê và vận chuyễn). Còn Karton Chao hay Bún tàu, Bún gạo, Bột của Trung Quốc nặng gần hai mươi lăm kí lô rất nặng nề và bề bộn, ai bê, ai khuân cho nổi nhất là đàn bà thường hay đi chợ, miệng nấp chao thì đầy muối trong khó nhìn vô cùng. Bao nhiêu đó cũng đủ chứng minh cho ta thấy người Nhật rất khéo, nước tương là món ăn hàng ngày ta đâu cần ép, gã bán một lần năm ba chục chai/ Karton, chỉ ít thôi, khi họ ăn xong, họ sẽ tìm mua chai khác ngay. Còn người Trung Quốc thì cũng không dỡ họ muốn bán tấn, bán ép một lần cho thật nhiều để được lợi nhuận cao, nhưng cuối cùng người dùng thì chỉ thế thôi, số thừa còn lại lâu ngày sẽ qua hạng thì coi như vứt bỏ và sau đó chán không thèm mua nữa. Điều nầy sẽ đi đến tình trạng bất lợi cho cả hai. Ngược lại giữa người Nhật và người tiêu dùng thì tồn tại lâu dài. Bởi cái gì cũng thế khi ta ăn ít thì sẽ thấy ngon và muốn ăn tiếp. Còn ăn nhiều quá hôm sau sẽ không muốn nhìn món ấy lần hai.

     Qua câu chuyện nhỏ dọc đường, ngoài chợ, trong tiệm trên, cho ta bài học kinh nghiệm về cái khéo, cái khôn. Tuy hai cái đều tốt cả, nhưng theo tôi cái khéo theo lối người Nhật nó sẽ tồn tại lâu dài bởi trong đó có hình dáng cái khôn đang hiện lờ mờ bên cạnh. Còn cái khôn theo lối người Trung Quốc nó chỉ nhất thời và nó lẩn quẩn cái hình bóng lợi nhuận ban đầu rồi sau đó biến dạng luôn.

     Nhìn người ta, rồi nhìn lại mình và tự hỏi? Biết bao giờ dân ta được như người Nhật Bổn thì hạnh phúc biết dường nào.

                                                   Thủy Điền
                                                   26-04-2017

READ MORE - CÁI KHÉO, CÁI KHÔN - Truyện ngắn của Thủy Điền

“CHẤP CHỚI” - MỘT BÀI THƠ LẠ CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN VỀ CẤU TỨ - Đỗ Anh Tuyến


          

           “CHẤP CHỚI” - MỘT BÀI THƠ LẠ 
                      CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN VỀ CẤU TỨ


Phải nói thẳng Chấp Chới chưa phải là một bài thơ hay, mà chỉ là một bài thơ khá, trên mức trung bình. Thế nhưng, tôi lại thích bài thơ này bởi lối viết hiện đại và cái khác lạ về cấu tứ của bài thơ.
Mới làm thơ được vài năm nhưng thơ của Đặng Xuân Xuyến đã tạo được nét riêng, thường ngắn gọn, súc tích, tiết tấu nhanh, tứ thơ mới, khẩu khí mạnh, ngôn ngữ giàu hình ảnh so sánh và dễ cảm, nhất là ở thể thơ tự do. Thế nhưng ở bài thơ này (/chap-choi-tho-ang-xuan-xuyen.htmlnhững nét đặc trưng đó hầu như đã biến mất, thay vào đó là sự khác lạ, hư hư ảo ảo, khó hiểu.
Ta thử thưởng thức Chấp Chới như cách vẫn thường cảm thơ.
Khổ thơ thứ nhất:
Có người líu ríu theo chồng
Buông lơi lời hát
Bỏ ngày xuân ngăn ngắt
Thúc nhịp trống dồn...
Mở đầu khổ thơ, tác giả bâng quơ kể: “Có người líu ríu theo chồng”, sang câu 2, câu 3, rồi đến câu 4, vẫn tiếp dòng tự thán, tự kể, rất bâng quơ... tuy vậy, tác giả cũng vẽ nên một bức tranh đẹp, với những hình ảnh gợi cảm và giàu nhạc điệu. Hình ảnh người con gái “líu ríu”, “buông lơi lời hát”, bỏ lại “ngày xuân ngăn ngắt” vội sớm lấy chồng được phác họa với tiết tấu nhanh, thái độ bâng quơ, và sự không rõ ràng về đại từ nhân xưng khiến người đọc tuy “cảm” được thơ nhưng không hiểu được cấu tứ thơ nên chưa thật sự “khoái”, chưa thật sự “thích”.
Sang khổ thứ 2:
Se sắt buồn
Ơi người “xe chỉ luồn kim”
Ơi người nhớn nhác đi tìm
Đầu ghềnh cuối bãi
Lời xưa có còn mê mải...
Vẫn là những lời bâng quơ, tự thán, tự kể về mối tình trai gái, không đẩy cảm xúc thành cao trào, cứ hờ hững, trôi xuôi mà cũng chẳng mấy ăn nhập với tâm trạng ở khổ thơ đầu. Tiết tấu thơ chậm, dàn trải, không rõ đại từ nhân xưng, dẫu khiến tâm trạng người đọc bảng lảng, buồn mang mác đấy nhưng vẫn “không khoái”, “không thích” vì khó “bắt” tứ thơ.
Sang khổ 3, khổ kết của bài:
Tìm ai...
Kìa ai...
Lừng chừng câu hát
Gió gằn ràn rạt
Trời mưa...
Chấp chới cánh diều.
Nhịp thơ trầm, lắng, cảm xúc dâng trào, được đẩy lên với sự thúc giục, thảng thốt, của nghẹn ngào nước mắt, của “chấp chới cánh diều” giữa “trời mưa nặng hạt, “gió gằn”... nhưng người đọc vẫn khó “nắm” được tứ thơ dù khổ 3 có cái kết như một triết lý sống, như một mệnh đề để kết thúc bài thơ như vẫn thường thấy. Đến đây, dù đã đọc xong bài thơ, vẫn thấy mơ hồ, vẫn chưa thể nhận rõ ra “ai” với “ai” và tác giả “gửi gắm” những gì ở bài thơ này. Vì thế, bài thơ tạo cảm giác hư hư ảo ảo, lâng lâng, khó hiểu.
Mới đọc, dễ có cảm giác Chấp Chới như được ghép thành từ 3 bài thơ, với 3 cách nhìn ở 3 tâm trạng khác nhau, không có sự liên kết hoặc sự liên kết lỏng lẻo vì khó “bắt” được tứ thơ. Người không tinh sẽ bảo bài thơ bị tản vì tứ thơ bảng lảng như sương mù, không (có) rõ, thậm chí nếu khó tính còn hạ bút phê là thơ viết vội, không có tứ, nhưng thực ra bài thơ này viết theo lối mới, hiện đại: dùng tâm trạng và nhạc điệu để vẽ lên tứ thơ (tứ kín) nên tứ tập trung vào từng khổ thơ, tứ chỉ để phục vụ cái tâm trạng của nhà thơ, của người đàn ông đang đau khổ trước sự đổ vỡ của tình yêu đôi lứa. Đây là cách viết táo bạo, hơi liều, bởi nếu viết không khéo sẽ dễ bị “cảm” là viết ẩu, viết không tới. Là cây bút mới (về thơ), không nên dại dột thử sức như thế này, cho dù như anh tâm sự trên trang facebook là “mượn thơ chỉ để giãi bày tâm sự”.
Tóm lại, Chấp Chới là bài thơ có tâm trạng, có hình tượng, có nhạc điệu, chuyển cấu tứ rất nhanh nhưng đọc Chấp Chới phải thật tĩnh tâm, nhắm mắt để thả hồn theo ý thơ, nương theo mạch thơ thì mới cảm được hồn thơ. Nếu đọc Chấp Chới theo lối truyền thống, có vào đề, đến nội dung, rồi kết thúc như xưa nay thì khó “cảm” được bài thơ này.
Vài lời cảm nhận cá nhân khi đọc bài thơChấp Chới, có gì bất cập mong được bạn đọc, nhất là các nhà thơ, nhà phê bình văn học chiếu cố, đại xá cho kẻ hậu sinh “múa rìu qua mắt thợ”.
*.
Thanh Nê, chiều 26 tháng 04.2017
ĐỖ ANH TUYẾN
Địa chỉ: Khu Cộng Hòa, thị trấn Thanh Nê,
huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
READ MORE - “CHẤP CHỚI” - MỘT BÀI THƠ LẠ CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN VỀ CẤU TỨ - Đỗ Anh Tuyến

THƠ HOÀNG YÊN LYNH, MỘT GÓC NHÌN NHÂN VĂN - Nguyễn Hương





THƠ HOÀNG YÊN LYNH, MỘT GÓC NHÌN NHÂN VĂN
                                                                    Nguyễn Hương

    Khi đọc thơ của Hoàng Yên Linh tôi vẫn không quên hình ảnh một người chạy xe ôm, dáng vóc gầy gò đứng cô đơn bên góc phố Bảo Lộc và cũng ít ai biết đó là tác giả những bài thơ tình mượt mà viết về phố núi cao nguyên Bảo Lộc được tuyển chọn. Cũng đã hơn mười năm từ những ngày đầu gặp gỡ cho đến khi được đọc thi phẩm Chuyện Bên Đời  của Hoàng Yên Linh tôi vẫn nhận ra tính nhân ái trong thơ Hoàng Yên Linh. Nhìn con người, nhìn thiên nhiên, nhìn cuộc đời "Sông cứ theo nhau ra biển cả,biết bao giờ về với non cao...". Biển lớn chứa nước của các dòng sông,mọi con sông đều về với biển. Nghĩa cụ thể như vậy thì cuộc đời này là biển, có vô vàn điều để cho con người chúng ta khám phá và thử sức. "Non cao" chính là nơi cha mẹ sinh ra ta, cứ hãy sống hết mình vì nó,hãy yêu nó là ta đã chứng minh ta rồi. Lại nữa "Trăng vẫn tròn trăng từ vạn kỷ, nước có bao giờ lại cách sông ..." (Bài thơ Chờ). Sự vật vốn đã như thế, ta không nên và không thể đảo ngược được.
   Về Hà Tiên,mảnh đất cuối cùng phương Nam, Hoàng Yên Linh đã nao lòng nghĩ đến người xưa.

Bồng bềnh câu hát đưa duyên
Mắt em lẫn với Hà Tiên biển chiều ...
... Đông Hồ ơi tình chưa vơi
Trăng khuya còn đó tỏa soi biển rừng.

   Ta nhận ra tình quê hòa trong tình chung, thiên nhiên với con người như hòa quyện... Đó là yêu thương, nhân ái của tình người.
Lập nghiệp ở Đateh, điểm cuối cùng của cực nam cao nguyên, hương hoa cà phê là cái cụ thể mà ai cũng nhìn thấy. Nhưng với người thơ, hoa cà phê tuyệt đẹp, nó đẹp tự nó đã có nhưng thêm bàn tay con người nó lại cang xinh đẹp hơn.

Hoa cà phê trắng trong màu hoa bưởi
Tóc em xanh,xanh đẫm cả sương chiều ...
Chiều cao nguyên gió rừng pha sắc nắng
Em dịu dàng ẩn hiện thực hay mơ?

   Nắng cao nguyên lúc nào cũng vàng đẹp như mật ong rừng Tây nguyên. Trên đồi cà phê bạt ngàn hoa trắng, dáng sơn nữ đang chăm sóc cà phê cho ta hình ảnh ý nghĩa cuộc đời thật đẹp.
   Trong tập thơ Chuyện Bên Đời của Hoàng Yên Linh có hơn một nửa bài thơ viết về quê hương. Quê hương thể hiện trước mắt ta qua câu hò, điệu lý, ở bến sông, con thuyền. Ở cả cái nón lá, ở nhà tranh ven đồi, rừng cây. Phải có tình yêu sâu sắc tác giả mới để tâm viết về những điều trên.
    Sống ở Tây nguyên nhưng lòng vẫn hướng về quê mẹ, bởi hình ảnh quê mẹ in dấu thời thơ ấu là động lực để tác giả đi qua những khó khăn, thử thách trong quảng đời bôn ba, xuôi ngược.

Tôi sẽ về ngóng mây chiều An Lạc
Tiếng chuông chùa xa vọng những đêm trăng
Tôi sẽ về với bạn bè  tắm nắng...
Về với câu hò mẹ ru.

   Đọc những câu này,tôi tin rằng những ai lưu lạc đời xa xứ sẽ phải rơi nước mắt vì tác giả nói hộ cho mình nỗi khắc khoải về quê hương. Quê hương trong tim mỗi người, nói rõ ra rằng trong mỗi cuộc đời ai cũng có quê hương.

Đất cao nguyên tình cao nguyên vời vợi
Với bây giờ,mãi mãi là quê hương.

   Quê gốc ở Quảng Trị,lớn lên theo học ở Huế, cuộc bể dâu đã đưa bước chân anh đi qua miền Tây sông nước rồi đến cao nguyên,đến nơi nào anh cũng có những vần thơ về nơi ấy, cứ như nơi đó là quê mình,là nguồn cảm hứng cho sáng tạo, anh thăng hoa để rồi anh ghi lại,giới thịệu đến người đọc, bạn hữu.

Bồi hồi Dạ cổ hoài lang
Hiên nhà cũ, mái rêu phong úa màu...

    Đọc lên ta nghe như tiếng đàn bầu tha thiết trong đêm,âm vang bài ca "Dạ cổ hoài lang" để lại trong lòng ta những bồi hồi những nghĩ suy về một thời hằn sâu kỷ niệm. Thế mới hiểu sức sống của âm nhạc, lời ca, rồi đến sức sống của thơ. Nó hay ở chỗ, nói lên được nỗi niềm của người yêu thơ, người thưởng thức thơ. Có thể nó không hay với một số người, bởi số người này sống lặng lẽ, yên bình và không mấy nghĩ đến cái hay,cái chất của một bài thơ.
   Cho nên nhìn nhận một tác giả,một tập thơ,cũng là một quá trình thẩm thấu tập thơ đó.bài thơ đó, hoặc tác giả đó mà người đọc cần suy ngẫm. Với những bạn trẻ yêu thơ, những ai đang yêu xin hãy ngẫm nghĩ mấy câu thơ. 

Ở đây trời xa mây giăng núi
Trông chuyến xe qua lại nhớ người ...
Ừ nhỉ một thời yêu say đắm
Một thời áo trắng ngọt hương môi...

    Đó chính là hơi thở của tình yêu vẫn và mãi thao thức con tim dẫu thời gian,dâu bể cùa cuộc đời...
   Ai cũng có gia đình. Sống có tình nghĩa với người thân yêu của mình cũng là điều đương nhiên. Tình cảm đã được phản ảnh trong hàng vạn tác phẫm thơ ca, nhạc họa. Hoàng Yên Linh cũng có những bài thơ về tình cảm vợ chồng. Mỗi người viết về vợ chồng mình một cách khác nhau. Hoàng Yên Linh cũng vậy.

Em vẫn ở bên đời anh dẫu bao điều tủi cực
Đó là tình yêu... là hơi thở của anh
Là bông hoa nỡ giữa ngày băng giá
Là tiếng hát ru anh những năm tháng êm đềm ...
Biển dài rộng nhưng vô tình không biết
Chỉ vầng trăng vẫn mãi tỏa trăng vàng...
Nghĩa là có em vĩnh cửu trong đời.

   Những lời thơ giản dị nhưng chân thành tràn đầy cảm xúc.Băng giá má hoa vẫn nỡ thể hiện một tình yêu đằm thắm, thủy chung, khi anh lâm trọng bệnh, người vợ lo lắng cho anh từng giây phút. Tình yêu đó đã đẩy lùi bệnh tật. Và rồi, vợ là vĩnh cửu của chồng ""Em là vĩnh cửu của đời anh. Không ai sống vĩnh cửu, nhưng vợ "vĩnh cửu" là tác giả muốn nói rằng dẫu qua bao nhiểu nhương biến loạn người vợ là tình yêu, là niềm tin với gia đình.Vợ là một nửa của đời ta.Vì thế, vợ là "hơi thở là vĩnh cửu" thì không có gì sai.
    Nhìn chung, đọc trọn vẹn tập thơ Chuyện Bên Đời và nhiều bài thơ khác của Hoàng Yên Linh, bài nào cũng toát lên tình cảm của tác giả. Nhiều bài viết về quê hương, về những mảnh đời bất hạnh, viết về gia đình, về bằng hữu, mỗi đối tượng chỉ một hai bài thơ nhưng đã làm nên một nét chung là "Cái tình trong thơ Hoàng Yên Linh". Một cái tìn rất cụ thể. Không ước lệ, không đánh bóng, không màu mè, sáo ngữ.
    Đó là cái, theo tôi cái "được" trong thơ Hoàng Yên Linh. Kết thúc mấy ý này,tôi lại nhớ đến câu cách ngôn "Trái tim cứng như đá không thể vắt ra được một giọt máu chân tình".
                                                                           Nguyễn Hương

READ MORE - THƠ HOÀNG YÊN LYNH, MỘT GÓC NHÌN NHÂN VĂN - Nguyễn Hương

"CHUNG", THƠ PHỔ NHẠC - Đặng Xuân Xuyến, Đỗ Thanh Khang





CHUNG
(Tặng Quỳnh Hương)

Em có cần anh không?
Nếu cần hãy cùng anh chung sống
Gạo nấu chung nồi
Chăn trùm chung gối
Ta chia chung ánh mắt nụ cười

Đừng ngại em ời
Giường nhà anh đủ dài đủ rộng
Chăn nhà anh đủ ấm đủ nồng
Ta khêu ngọn lửa hồng
Ta nối câu quan họ
Ta bện mây với gió
Kết thành thuyền chơi trăng…

Em sẽ là buồm căng
Anh sẽ là gió lộng
Thuyền trăng mình thơ mộng
Dập dìu giữa biển xanh
Em, nào, về với anh.
*.
Hà Nội, trưa 25 tháng 04. 2016
ĐẶNG XUÂN XUYẾN



                       Nhạc sĩ  Đỗ Thanh Khang



READ MORE - "CHUNG", THƠ PHỔ NHẠC - Đặng Xuân Xuyến, Đỗ Thanh Khang