Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Saturday, February 25, 2017

NHỊ NGÔN, TAM NGÔN, TỨ NGÔN, NGŨ NGÔN - Thơ Chu Vương Miện


   Nhà thơ Chu Vương Miện




NHỊ NGÔN

Mùa thu
Lá bay
Mùa đông
Lá rơi
Muôn nơi
về cội
mùa xuân
hoa nở
chồi non
đầy trời
mùa hè
trái xanh
trái đỏ
trái dài
trái tròn
mùa thu
heo may
sương mù
hoa cúc


TAM NGÔN

nằm thì mộng
thức thì mơ
ai còn đợi 
ai còn chờ
lũng hoa đào
đồi hoa mơ
cơn gió chướng
tới bao giờ
trời lẫn đất
hững với hờ
hư với vô

chữ với nghĩa
học với hành
Ba hồi trống
Thì cũng đành
Quát với Quất
Quát đầu rơi
Quất tàn đời

Cao Bá Đạt 
Cao Bá Quát
Anh và em
Ba hồi trống 
Đù cha kiếp
Một nhát gươm
Đéo mẹ đời 


TỨ NGÔN

sống vẫn còn đó
chết đã là xong
đứng nơi núi này
ngóng ngóng trông trông
hết Ngô tới Sở
hết Châu tới Thương
không nhà đứng đưòng
xưa sao nay vậy
toàn ánh tà dương
than than thở thở
đoạn đoạn trường trường


NGŨ NGÔN

Chó chết ngoài lẫm lúa
Trâu khóc thương nơi chuồng
Cũng là loài thú cả
Cùng nhìn nhau mà thương
Nay con này quỵ xuống
Con còn lại đau buồn

Trăng non rồi trăng già
Người già rồi người trẻ
Người khỏe cùng người yếu

Nhà ngói và nhà tranh
Gái lành cùng gái rách
Người sạch cùng người bẩn
Người giầu và người bần

kẻ sang cùng người khó
kẻ nhọ cùng người thâm

Đàn hồ và đàn cầm
từng xoang rồi từng khúc
vừa trong lại vừa đục ?


Chu Vương Miện

READ MORE - NHỊ NGÔN, TAM NGÔN, TỨ NGÔN, NGŨ NGÔN - Thơ Chu Vương Miện

THƠ CHỮ HÁN CỦA QUAN HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SĨ TRẦN ĐÌNH TÚC VÀ QUAN CẦN CHÁNH ĐIỆN ĐẠI HỌC SĨ TRƯƠNG ĐĂNG QUẾ

 
     HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SĨ TRẦN ĐÌNH TÚC



Linh Đàn trân trọng kính giới thiệu
   
Thơ Chữ Hán của quan Hiệp Biện Đại Học Sĩ TRẦN ĐÌNH TÚC (1816-1899) 
 Quê làng Hà Trung, huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị, đỗ cử nhân khoa Thiệu Trị Nhâm Dần 1842 tại trường thi Thừa Thiên, làm quan triều Nguyễn. 
Dưới đây là bài thơ tặng quan Kinh Lược Sứ Nam Kỳ Lục Tỉnh CẦN CHÁNH ĐIỆN ĐẠI HỌC SĨ TRƯƠNG ĐĂNG QUẾ
- Bài thơ viết bằng loại thảo thư Hán văn trong TIÊN SƠN THI TẬP lưu trữ tại Viện Hán Nôm – Hà Nội, 
Do Linh Đàn NGUYỄN HỮU KIỂM chuyển qua loại chữ chân, phiên âm tiếngViệt   
-Trong đó có thêm các bạn thơ cùng tham dự chuyển dịch thơ Đường tiếng Việt

從勤政官張大人經畧六省

TÙNG CẦN CHÁNH QUAN TRƯƠNG* ĐẠI NHÂN 
             KINH LƯỢC LỤC TỈNH

苍茫一望水雲端  Thương mang nhất vọng thủy vân đoan

囬首家山数畝間  Hồi thủ gia sơn sổ mẫu gian
萬里壯心惟破浪  Vạn lý tráng tâm duy phá lãng
十年學力識觀瀾  Thập niên học lực thức quan lan
山河到處皆生色  Sơn hà đáo xứ giai sinh sắc
天地由來不老顏  Thiên địa do lai bất lão nhan
自許此身輪彈若  Tự hứa thử thân luân đạn nhược
往來随化孰留難  Vãng lai tùy hóa thục lưu nan 
            陳廷肅                  TRẦN ĐÌNH TÚC

Giải nghĩa


THEO CẦN CHÁNH QUAN TRƯƠNG ĐẠI NHÂN 

ĐI KINH LƯỢC LỤC TỈNH
Trông xa ven nước mây xanh xanh mịt mờ
Ngoái đầu nhìn rặng núi quê hương trong mấy mẫu
Lòng hùng tráng muôn dặm chỉ mong quẫy sóng
Việc học trải qua mười năm, thấu hiểu những cuồng phong rình rập
Đến đây cảnh núi sông đều tươi mới
Trời đất xưa nay vẫn không già
Tự hứa thân này dầu lăn tròn như hòn đạn
Đến lui tùy theo giáo hóa, ai khó mà lưu giữ được


*CẦN CHÁNH ĐIỆN ĐẠI HỌC SĨ

 TRƯƠNG ĐĂNG QUẾ
 勤政殿大學士張登桂 (1793-1865)
Tự: Diên Phương, hiệu: Đoan Trai, biệt hiệu: Quảng Khê;
là danh thần trải 4 triều Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trong lịch sử Việt Nam. Trong 43 năm làm quan, có 20 năm ông giữ trọng trách lớn (có hai lần nhận di chiếu tôn phò vua mới). Ngoài ra, ông còn là nhà thơ, nhà sử học, là thầy học của vuaThiệu Trị và một số quý tộc nổi tiếng khác, trong đó có Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương.

Dịch thơ : 
     
THEO CẦN CHÁNH QUAN TRƯƠNG 
ĐẠI NHÂN KINH LƯỢC LỤC TỈNH
Mênh mông nước biếc - giữa trời mây  
Ngoái lại quê nhà mấy mẫu đây
Muôn dặm cõi lòng ghềnh thác tỏ
Mười năm đèn sách sóng cồn hay
Non sông tô điểm vun màu mới
Trời đất nhìn chung đẹp cảnh nầy
Tự hứa tấm thân nề lửa đạn
Lại qua ai tỏ chuyện xưa nay”
Linh Đàn Nguyễn Hữu Kiểm Phụng dịch 
               12th-11-2013

THEO CẦN CHÁNH ĐIỆN TRƯƠNG                    

 ĐẠI NHÂN KINH LƯỢC LỤC TỈNH
Chân mây ven nước thẳm...giăng mùng....
Nhìn rặng núi quê khuất khuất trùng !
Hùng tráng dặm dài mong quẫy sóng
Sách đèn chầy tháng rõ cuồng phong
Đương thời sông núi luôn tươi mới...
Tự cổ đất trời vẫn trẻ trung.
Thầm hứa thân này lăn tựa đạn...
Tùy cơ tiến hóa để giao phòng.
          Trần Lệ Khánh - Trúc Lệ
                      11-11-2015

TÙNG CẦN CHÁNH ĐIỆN TRƯƠNG 

ĐẠI NHÂN KINH LƯỢC LỤC TỈNH 
Nước mây xanh ngắt thoáng trông xa
Quay lại quê hương thấy nhớ nhà
Biển cả muôn trùng nghe sóng vỗ
Cuồng phong vạn dặm gội mưa sa
Núi sông thanh tú đời thêm trẻ
Trời đất bao dung sống bớt già
Căn dặn với lòng dù lửa đạn
Tùy cơ ứng xử chuộng nhân hòa.
         Hạ Thái Trần Quốc Phiệt


                      11th-1-2016

READ MORE - THƠ CHỮ HÁN CỦA QUAN HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SĨ TRẦN ĐÌNH TÚC VÀ QUAN CẦN CHÁNH ĐIỆN ĐẠI HỌC SĨ TRƯƠNG ĐĂNG QUẾ

KHI BỐ MẸ LÀ NGƯỜI LÀM ĂN LỚN - Vũ Thị Hương Mai



           KHI BỐ MẸ LÀ NGƯỜI LÀM ĂN LỚN

Người ta vẫn nói rằng, gia đình kinh doanh thường là có nhiều hạn chế trong việc dạy dỗ con cái. Có lẽ điều đó là có lý, bởi trong thực tế chúng ta đã chứng kiến không ít những cảnh gia đình như vậy. Một đặc thù bất di bất dịch của kinh doanh là sự đấu đá và lợi nhuận. Có thể tùy từng cấp độ và lĩnh vực kinh doanh mà mức độ ấy lớn hay nhỏ. Chỉ những điều ấy thôi cũng đủ thấy rằng những người bố người mẹ đang mải miết kinh doanh ấy đâu còn thời gian và tâm trí mà chú ý đến từng bước đi của con cái. Hơn thế nữa, những người kinh doanh dường như họ làm việc không có thời gian; bất cứ lúc nào và bất cứ đâu những mánh khoé, những toan tính thiệt hơn luôn là mối quan tâm lớn nhất.
Ở thời đại nào đi nữa thì nghề kinh doanh cũng thường mang lại sự giàu có. Có vậy thì chúng ta mới hay nghe câu nói "muốn giàu có nhanh thì chỉ có kinh doanh". Sự giàu có ấy có thể đến rất nhanh do gặp thời, do may mắn hay do cả những mánh khóe nhà nghề. Nhưng tất cả những điều đó đều có cái mặt trái đáng  sợ.
Trong xã hội hiện đại này dù cha mẹ có định hướng cho con cái nối nghiệp kinh doanh của mình hay không thì họ vẫn coi trọng việc học của chúng. Bố mẹ sẵn sàng "vung tiền" không tiếc tay để con cái được học trường này trường nọ nổi tiếng: thuê thầy cô giỏi dạy riêng cho con mình; mua sắm đầy đủ những tiện nghi hiện đại để con có thể học hành tốt... con thích gì thì ngay lập tức đáp ứng. Vì họ nghĩ rằng, tất cả những gì mình làm ra là để cho con cái, nhưng lại không ngần ngại thể hiện ra điều đó trước mặt con. Vô hình chung đã đẩy chúng đến tâm lý ỷ lại, dựa dẫm. Như vậy thì chẳng có lý do gì mà chúng không hưởng thụ sớm cái mà trước sau cũng là của chúng. Mà bất cứ sự hưởng thụ nào cũng rất dễ quen, nó như chất kích thích, đã có rồi thì lúc nào cũng phải có. Đấy chính là tác hại của cách giáo dục sai lầm của không ít ông bố bà mẹ, không chỉ riêng những ông bố bà mẹ lắm tiền nhiều của.
Cái nguy hiểm của vấn đề  này là ở chỗ nhiều khi bố mẹ cậy có đồng tiền vung ra, để thuê người khác chăm sóc, giáo dục con cái mình. Bản thân mình thì tối ngày chỉ lo việc kinh doanh, kiếm tiền, có khi cả ngày chẳng nhìn thấy mặt con. Hàng ngày chỉ biết rằng con cái dắt xe ra khỏi nhà đi học nhưng thực chất thì con có đến trường học thật không thì lại không biết. Cho con tiền đóng học, mua sách vở nhưng có biết đâu chúng lại nướng khoản tiền ấy vào những quán chát, điện tử, nghiện ngập... Có để ý gì đến những bài kiểm tra định kỳ bị chúng giấu tiệt đi vì điểm không đạt... Rồi một ngày kia có chuyện xấu xảy ra thì mới cuống cuồng đi "gỡ".
Còn có không ít những ông bố bà mẹ rất giàu có từ kinh doanh nhưng lại quá thiếu hụt trong nhận thức giáo dục và định hướng cho con cái. Chỉ quan tâm đến kiếm tiền, còn con cái thì "được chăng hay chớ", sắm sửa đủ tiện nghi để chúng "bay" ra ngoài đời. Cha mẹ, con cái chẳng mấy khi có dịp gần gũi, nói chuyện với nhau. Ngày này qua ngày khác, mỗi lúc thì hai thế giới ấy lại nối dài thêm khoảng cách. Không tìm được sự đồng cảm chia sẻ ở trong gia đình thì hẳn các "cậu ấm cô chiêu" phải tìm sự "chia sẻ" ở bên ngoài. Mà thế giới bên ngoài thì vô khối những "trò chơi" mà chúng có thể học tập và đam mê. Bé thì chát chít, điện tử; lớn lên một chút thì ma túy, sàn nhảy, đua xe, cờ bạc, rượu chè, cướp giật....
Ở lứa tuổi mới lớn có đặc trưng là thích học đòi, mà học đòi cái xấu thì nhanh và dễ dàng hơn nhiều cái tốt. Với đặc trưng ấy nếu như bố mẹ cứ mải mê với những khoản lợi nhuận thì chẳng mấy chốc đẩy con cái đến chỗ hư hỏng.
Đáng buồn hơn nữa là có những gia đình làm nghề kinh doanh, nhưng bố mẹ lại sớm mất đi cái uy đối với con cái. Hàng ngày, hàng tháng vẫn phải chăm lo cho con đầy đủ nhưng lại chẳng nhận lại được bất kỳ sự kính trọng hay tình yêu thương nào. Con cái với bố mẹ thì tự do ngôn luận; thích về thì về, thích đi thì đi, chẳng thể kiểm soát được. Nhiều khi họ thừa biết con cái đang dùng tiền của mình đi bụi, ăn chơi" trác táng... nhưng cũng vẫn phải chi, vì dù sao "đó là con mình".
Cái lỗi lầm ấy là của bản thân con cái, nhưng cái nguyên nhân sâu xa để làm nên cái lỗi lầm ấy lại phần lớn xuất phát từ gia đình. Từ bé đã cho con cái tiếp xúc với đồng tiền, với lối sống hoang phía xa hoa, nhưng lại không dạy chúng biết trân trọng giá trị của lao động, của đồng tiền và lối sống trong sáng lành mạnh thì làm sao khi lớn lên chúng không dễ sa ngã. Từ khi mới bắt đầu biết nhận thức đã ý thức cho bản thân chúng là con nhà giàu thì làm sao chúng không tạo ra cho mình lối sống "sành điệu" để lên mặt với đời. Hơn nữa, bản thân bố mẹ lại sành sỏi trong những thủ đoạn, lối sống buông thả... thì con cái có khó gì mà không học theo. Bố mẹ kiếm ra nhiều tiền, nay nhà hàng bia ôm này, mai lại ở quán karaoke khác thì làm sao có thể dạy được các con.
Đã có biết bao nhiêu những bài học về gia đình như vậy. Dở khóc, dở cười vì con nhưng dù sao cái môi trường kinh doanh ấy cũng đã có lỗi lầm. Mà cái lỗi lầm lớn nhất đó là việc họ đã quá coi trọng đồng tiền, làm tất cả vì lợi nhuận ngay cả những lúc đáng lẽ ra phải giành thời gian và tâm trí vào con cái.
*
VŨ THỊ HƯƠNG MAI
Địa chỉ: Khu tập thể Tổng công ty 319
Long Biên - Hà Nội.      

READ MORE - KHI BỐ MẸ LÀ NGƯỜI LÀM ĂN LỚN - Vũ Thị Hương Mai