Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Tuesday, June 5, 2012

LỠ DUYÊN TÌNH - Lê Cảnh Biểu

Tranh của Đinh Giao Hữu (Gio Linh)


Anh về Quảng Trị của ngày xưa,
Tìm lại ký ức tuổi mộng mơ,
Sân trường xác phương rơi trong nắng,
Em đứng chờ ai giữa nắng trưa,
Chiếc nón nghiêng che tà áo trắng,
Gửi hồn theo gió đứng chơ vơ,
Dáng nhỏ xinh xinh, làn da trắng,
Anh mãi nhìn em vẻ sững sờ


Anh về Quảng Trị buổi chiều mưa,
Tìm em khắp chốn lòng ngẩn ngơ,
Góc phố mình qua giờ hoang vắng,
Sân trường trơ trọi gió vật vờ,
Còn lại trong anh vầng trăng đẹp,
Đêm phố hẹn hò, tháng năm chờ
Hỡi em, yêu mãi người trong mộng.
Vắng bóng em rồi, vắng tuổi thơ.

Anh về Quảng Trị, đứng bên bờ
Ngắm dòng Thạch Hãn  nước lửng lơ,
Anh đi tìm em qua muôn nẻo
Lối nhỏ ngày xưa gió vật vờ,
Nỗi niềm sâu lắng người nằm xuống
Giấc ngủ nghìn thu lỗi hẹn chờ
Em hỡi, tìm đâu người tri kỷ,
Đã một lần yêu, có ai ngờ…
                                           Tháng 4/2012
Lê Cảnh Biểu
 lebieutt@gmail.com
READ MORE - LỠ DUYÊN TÌNH - Lê Cảnh Biểu

LÍNH GIÀ QUAY LẠI RỪNG XƯA - Châu Thạch



Anh bộ đội già
Mũ tai bèo
Bước chân mừng rộn rã
Quay lại thăm rừng nơi đã đóng quân
Qua con suối ngày xưa từng ngụp lặn
Nay nước đỏ lòm
Bẩn gót chân anh.

Cánh rừng rậm che binh đòan thuở trước
Những thân cây đến mấy cánh tay chòang
Nay còn lại dấu xưa vài ba gốc
Nằm phơi mình dưới ánh nắng chan chan.

Anh nhớ lại bên sườn đồi hoa tím
Nơi anh ngồi viết, đọc những thư em
Nay chổ đó hang sâu, dài, lở lói
Không chiến hào mà xới đất ngày đêm.

Những dấu tích ngày xưa mang kỷ niệm
Nay đã tan trong chiếc máy đãi vàng
Để linh hồn cứ mãi kiếm lang thang
Ngay nơi ấy mà mơ về nơi ấy.

Anh ngồi đó nhớ lời xưa Bác dạy
“Thắng lợi rồi xây dựng đẹp thêm lên”
Thành phố đã nguy nga
Xóm thôn đều mới đẹp
Sao rừng ta xơ xác đến không ngờ?

Anh bộ đội ôm mái đầu tóc bạc
Mắt rưng rưng giọt lệ già rơi.
                                       
Châu Thạch
truongvantran@hotmail.com

READ MORE - LÍNH GIÀ QUAY LẠI RỪNG XƯA - Châu Thạch

U MINH NGHE LÝ TƯƠNG TƯ - Hoàng Yên Lynh

 .

U Minh bát ngát hương tràm
Chông chênh chòi lá bạt ngàn trăng sao
Này cô em Miệt Thứ
Đằm thắm áo bà ba
Em chống xuồng ba lá
Hát điệu Lý tương tư
Chạnh lòng tôi ... ngậm ngùi thân xa xứ .

U Minh ơi đêm chòng chành nỗi nhớ
Con sông quê bến nước ánh trăng ngà
Ở đây ta với mình ta
Không tình không bạn không nhà buồn tênh
Ở đây đời cứ loanh quanh
Mênh mang gió hát tràm xanh bốn bề .

" ... Dù trái tim em không trao anh nữa
Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau ..."
U Minh lá tràm xanh ngắt
Lời em ca tan nát lòng tôi ...

Ở đây lạnh mấy tấc lòng
Mai ra phố chợ còn mong rượu trà
Sự đời ai biết có ta ...


HOÀNG YÊN LYNH

 hoangmylinh@live.com
READ MORE - U MINH NGHE LÝ TƯƠNG TƯ - Hoàng Yên Lynh

NHỊP GÕ - Lê Đăng Mành



Thước CHỊ (1) gõ nhịp nhàng
Giọng trầm bỗng nhặt khoan
Theo dòng vần Quốc ngữ
Chúng mình đọc ngân vang

Sách Quốc văn Toàn thư
Đồng vọng gõ nhịp nhàng
Theo nệm đời khách lữ
Nhịp gõ buồn miên man.

Vẳng giọng đọc như van
Thóc cao gạo kém
Đau khổ dân nghèo”
Thương đời còn lầm than.

Dư âm gõ thênh thang
Cả lớp đọc râm ran
Hàng quán nghỉ
Tôi cũng nghỉ để mừng năm mới”
Nhịp gõ trôi bàng hoàng

Suốt cuộc lữ âm vang
Dòng đời Chị nhã tơ
Tràn thanh âm vô tận
Nhịp gõ truyền mênh mang.

Ê a theo nhịp gõ
Già vẫn thường hằng mơ
Bay theo đời lãng đãng
Trăng cài nhịp thành thơ./.

                          Lê Đăng Mành
 ledangmanh@gmail.com

Kính dâng Quý Chị (masoeurs)
Trường Mẫu Tâm đã dạy dỗ thời tiểu học.
1959 – 1963
Tặng bạn bè cùng lớp và huynh đệ vong niên.

Ghi chú:   
Chữ trong ngoặc là văn học vần thời kỳ đó.
(1) Chị: masoeurs, như Thầy Cô giáo bây giờ.
Nhịp gõ: hết một đoạn hoặc một câu thì Chị gõ xuống bàn để bắt nhịp.
READ MORE - NHỊP GÕ - Lê Đăng Mành

NGỌN CỎ THIÊN ĐƯỜNG - Trương Nguyễn




Ta hôn trầm giữa ngàn năm đất đá
Quẫy cựa mình chờ giọt nắng hanh hao
Đêm mênh mông giọt sương vờ xa lạ
Cỏ xanh êm dìu dắt bước chân người

Trong ngọn cỏ nghe thiên đường vẫy gọi
Ngàn sao khuya chiếu rọi cõi vô tâm
Đi thênh thang mà tịch nhiên bất động
Đất run run dậy mạch sống nẩy mầm

Hoa và cỏ vội tìm nhau cười nói
Mắt cùng môi chẳng ngăn ngại lời yêu
Ta với ta không còn thời nông nổi
Quyện hòa nhau trên cung bậc nhẹ đều

Giai điệu ấy từ cõi lòng thanh thoát
Mang hương hoa rãi khắp thiên nhiên
Ôi cuộc sống ! màu thiên thanh tươi mát
Từ muôn nơi chung một nỗi niềm

Không gian bổng toát lên màu huyền diệu
Không nói gì –lời đã thăng hoa
Điều thiêng liêng không nằm trong ngôn ngữ
Vượt lên trên mọi khoảnh khắc Ta bà .

 TRƯƠNG NGUYỄN
truongnguyen49@yahoo.com.vn
READ MORE - NGỌN CỎ THIÊN ĐƯỜNG - Trương Nguyễn

CÁ ĐÔ LÀNG HƯNG NHƠN - Nguyễn Thanh Xuân

Đồng làng Hưng Nhơn


    Cá Đô có nhiều tên gọi: cá Tràu cá Quả cá Chuối cá Lóc…cá ma ma. Trong bài viết này tôi gọi theo quen gọi ở quê tôi lúc tôi còn nhỏ.
    Nguồn gốc : Sau tiểu mản, tháng tư tháng năm âm lịch, cặp cá đô đực, đô cái trưởng thành, rủ nhau tìm nơi có đám bèo, cỏ lùng yên tĩnh, mát mẽ,xây dựng tổ ấm. Cá cái đẻ một bọc trứng bùng nhùng được cá đô đực tưới cho một ”dung dịch” tràn trề để bọc trứng ấy thụ thai rồi nở ra một đàn con đỏ hỏn, đông ơi là đông. Dân làng gọi là cá ma ma, Sao lại ma ma, có lẽ khi có bóng người cả đàntheo ”hướng dẫn” của cá bố cá mẹ túc trực bên dưới, chúng lặn mất tăm không thấy gì nửa, như ma. Cá bố mẹ cam con lắm, có khi há mồm cho đàn cá con và bụng sau khi yên tĩnh nhã ra Khi lớn lên bằng ngón chân cái thì gọi là cá lóc, lớn to bằng bắp tay mới gọi cá đô, cá tràu, cá qủa, cá chuối…và khi đã thành thân rồi người ta quên đi nó đã từng có cái tên cúng cơm: Ma Ma. Cũng tương tự trường hợp con trâu, lúc còn nhỏ gọi là nghé, lớn lên gọi là Trâu, quên nghé.
    Cá ĐÔ, nhìn dáng nó như một đô vật; CÁ CHUỐI nhìn dáng nó như bắp chuối,
   CÁ LÓC chỉ gọi khi nó bằng ngón chân cái thôi vì ở tuổi ấy nó phóc nhanh lắm,người ta dành cho nó tên đặc biệt: o, (mệ) bán cho tui con cá lóc, người bán bắt ngay cho con cá bằng ngón chân cái.
  CÁ TRÀU  không tưởng tượng nó giống hình dạng nào nhưng lại gọi thông dụnghơn. Sau này được gọi chung là CÁ LÓC.

    Năm 1947 tôi làm ruộng, khoái nhất là bắt cá tràu.Tháng tư tiểu mản, nước mênh mông, đầu tháng năm nước rút, ăn mồng năm xong là ra đồng cắm trại. Trước lúc cày là đắp bờ kín cả thửa ruộng, những chổ dường lở nhiều đắp thành cái máng, bên trong có nhiều bùn sền sệt. Trong ngày trâu cày nước xao động, thế là đêm ấy cá tim đường tẩu thoát. Đến nơi thường ra vào cũng bị chặn kín chỉ có cách nhảy ra. Nhảy là vào máng, trong máng bùn sền sệt dính đầy thân không nhảy được nửa đành nằm im chờ đợi. Chúng tôi dùng bao tải đi hết máng này sang máng khác. Ôi nhiều thật là nhiều, chẳng khác gì cá ở bờ biển Hồ (Căm pu chia). Chuyện rằng một người ngủ gật trên thuyền đậu bên bờ hồ, đêm nước rút, anh ta ngủ quên rơi tõm xuống đất, sáng dậy hoá ra anh ta nằm trên những lớp cá dày đặc.

   Để tối bắt cá tiếp, chiều phải sửa lại máng chủ yếu là trộn  bùn cho nhảo.Những đêm sau tuy có ít dần, nhưng do cày nhiều thửa ruộng nên nhiều cá lắm. Cá phơi đầy cồn. Khô thật là khô mới gói cât.
    Không phải nhảy ra hết, có những con vẫn chưa tìm cách ra được, những con này sẽ đến lượt mình là khi bác thợ cày chuyển sang bừa, loại bừa đạp (bừa thì nước sền sệt) thanh bừa trượt qua thân cá, cá “đau” nằm giảy nảy phơi bụng trắng hếu, thợ cày nhanh như chớp trở ngọn roi quất một phát, cá giảy đành đạch, túm gọn thả vào oi.



     Cá khô, không dùng trong mùa nắng, cất kín dự trử đến mùa lũ ngồi trên giàn chống lũ mới đem dùng.
    Thịt cá tràu quê tôi có vị ngọt đặc biệt, có lẽ nó được ăn ngon nhiều chất bổ là lúa chín rụng giữa đồng ruộng. Giỗ chạp không thể thiếu bát canh CÁ ÁM. Món canh chỉ cần đầu con cá tràu với mấy lá chua me đất. Hai má cá tràu ngon đến nổi đã thành cổ tích.
    Có thể do nhiều cá tràu mà có món CHÁO BÁNH CANH, món đặc sản quê tôi. Ở Quảng Trị ai mà chẳng biết chứ ở địa phương khác có người tò mò hỏi tôi món ăn gì mà lạ vậy.Tôi tự lý giải rồi trả lời: bởi nó có ba hương vị và ba tác dụng khác nhau. Ăn cháo cá, bánh bột cá, canh cá. Đã gọi là cháo bánh canh nhất thiết phải có cá tràu, ít nữa cá lóc cũng được (cá nhỏ) Không có cá tràu thì không thể gọi là cháo bánh canh được. Bây giờ nhiều mặt hàng quà bánh, xem ra chưa loại quà nào cạnh tranh nổi với nó. Bát cháo nóng, rắc lên tí hạt tiêu nóbốc lên và toả rộng ngào ngạt, vị ngọt và thơm đặc trưng mà tôi không tả nổi chỉ biết ngon và thú vị.
    Để nhớ lại những lần đi ngang quán cháo bánh canh, trong thơ tôi, đã có câu tặng hương vị quyến rũ của món này: “Có ai mời đón đâu anh/ Mà chân như đã trở thành tri âm”.



   Bắt cá tràu có nhiều cách:
-         Chiều tối cắm cần lưỡi câu móc con nhái nhỏ, nhái chạm mặt nước, chân vẫy vùng kêu gọi. Cá tràu đến, gặp nhái đớp ngay thế là chú cá tràu bị treo lơ lững, chờ người đến bỏ vào oi (giỏ)
-         Người đi câu có kèm con vịt:  Đám cỏ lùng này có lớp trứng cá vừa đẻ,hoặc có đàn cá ma ma, người đi câu thả con vịt xuống (vịt đã được huấn luyện), vịt bị cá mẹ, cá bố cắn vội lên bờ, chắc rồi, chỉ cần ngồi xa thả lưỡi câu có mồi nhái xuống là giật lên con cá tràu to đùng.
-         Người bơi chiếc ghe nhỏ (chỉ một người ngồi). Bơi dọc hai bờ sông dùng cần câu, gọi là câu nhắp. Cá tràu này thì ngon và ngọt hơn cá tràu ngoài đồng bởi nó ở nước mát và sâu.
-         Câu cá theo ròng rọc. Đứng xa quăng dây qua bên kia bờ hoặc dọc bờ, con nhái móc ở lưởi câu rê trên đám bèo nhấp nhỏm gây cái thèm cho cá,cá đớp thế là theo dây câu lôi về với giỏ.
-         Cũng còn những hình thức khác nữa nhưng tôi không nhớ hết.
    Hồi đó chưa có cách bắt lưới quét, chưa biết cách bắt bằng điện v.v… vì thế cá lúc nào cũng nhiều. Hy vọng cách bắt có tinh “huỷ diệt” sẽ giảm dần để có đàn cá ĐÔ như xưa.

Nguyễn Như Xuân
Email: nhuxuan29@gmail.com.
READ MORE - CÁ ĐÔ LÀNG HƯNG NHƠN - Nguyễn Thanh Xuân