Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Thursday, August 17, 2023

Chùm ảnh HOA LYLY - Chu Vương Miện

 Bấm chuột vào hình để phóng to.







READ MORE - Chùm ảnh HOA LYLY - Chu Vương Miện

NGỤ NGÔN Ê-DỐP (163-166) - Ngọc Châu phỏng dịch sang thơ song thất lục bát

 


163. The Peasant and the Apple-Tree


A Peasant had in his garden an Apple-Tree which bore no fruit but only served as a harbor for the sparrows and grasshoppers. He resolved to cut it down, and taking his axe in his hand, made a bold stroke at its roots.

The grasshoppers and sparrows entreated him not to cut down the tree that sheltered them, but to spare it, and they would sing to him and lighten his labors.

He paid no attention to their request but gave the tree a second and a third blow with his axe. When he reached the hollow of the tree, he found a hive full of honey. Having tasted the honeycomb, he threw down his axe, and looking at the tree as sacred, took great care of it.

Self-interest alone moves some men.


163. Anh Nông dân và Cây Táo


Vườn nhà nông có cây táo lớn
Quả không ra, chủ ngán đã lâu

Cào cào, chim sẻ, ve sầu

Tha hồ trú ngụ lao xao đông hè


Ông chủ quyết chặt đi cho rảnh

Vác cây rìu phang mạnh vào thân

Cào cào, chim sẻ khóc ran

Chắp tay van lạy xin khoan đã nào


Mong ông đức độ cao đừng chặt

cây này nơi loài vật sinh sôi

Chúng con nguyện hát suốt đời

để ông nghe, sẽ thấy vơi nhọc nhằn


Ông chủ không để tâm tí chút

Tiếp tục phang nhát một nhát hai

Đến khi thấy một hốc dài

Mật ong đầy ắp mới ngây ra nhìn


Nếm thử thấy quả nhiên là mật

Vội buông rìu kính cẩn đậy che

Mới hay được lợi khắc mê

Người ta thay đổi khó bề cản, xui.



164. The Monkey and the Camel

The beasts of the forest gave a splendid entertainment at which the Monkey stood up and danced. Having vastly delighted the assembly, he sat down amidst universal applause. The Camel, envious of the praises bestowed on the Monkey and desiring to divert to himself the guests' favor, proposed to stand up in his turn and dance for their amusement. He moved about in so utterly ridiculous a manner that the Beasts, in a fit of indignation, set upon him with clubs and drove him out of the assembly.

It is absurd to ape our betters.


164. Con khỉ và con lạc đà


Thú trong rừng cực kì thích thú
Khi Khỉ ta nhảy múa diễn trò

Phởn phơ vì được hoan hô

Khỉ ngồi rạng rỡ như cờ gặp phong

Cậu Lạc đà trong lòng ghen tị

Muốn mọi người chú ý đến mình

Vội vàng đứng lên khá nhanh

Cũng xin biểu diễn mong giành ngợi khen


Nhưng cậu chàng xô chen kệch cỡm

Ngoáy tiến lui trông gớm ghê thay

Khiến bày thú phải tìm ngay

gậy tày để tống cậu bay ra ngoài


Mới hay xử sự trên đời

Lố lăng bắt chước - kẻ cười người chê!



165. The Dogs and the Hides

Some Dogs famished with hunger saw a number of cowhides steeping in a river. Not being able to reach them, they agreed to drink up the river, but it happened that they burst themselves with drinking long before they reached the hides.

Attempt not impossibilities.

165. Lũ chó và tấm da bò

Quẩn bên sông mấy con chó đói
Nhìn da bò ngâm dưới nước sâu

Không sao chạm được răng vào

Bàn nhau uống cạn nước - sau chia phần


Cả lũ bụng đã gần nứt vỡ
Nước vẫn nguyên mức cũ chẳng vơi

Mới hay xem xét việc đời
Làm được không đã sau rồi hẵng hay.


166. The Bitch and Her Whelps 

A Bitch, ready to whelp, earnestly begged a shepherd for a place where she might litter. When her request was granted, she besought permission to rear her puppies in the same spot. The shepherd again consented. But at last the Bitch, protected by the bodyguard of her Whelps,

who had grown up and could defend themselves, asserted her exclusive right to the place, and would not permit the shepherd to approach.


166. Chó cái và người chăn cừu


Chó cái bụng kềnh càng sắp đẻ

Nên hết lời van vỉ người ta

Cho sinh ở một góc nhà

Người chăn cừu gật, thông qua khẩn cầu


Chó xin thêm rằng sau sinh nở

Sẽ ở cùng con nhỏ một nơi

Chủ cừu chấp nhận y lời

Nhưng sau khi đã đẻ rơi bẩn nhà


Cún con bậy, rác tha khắp chốn

Tè ị nhiều mà lớn cũng nhanh

Thành đàn thành lũ vây quanh

Bảo vệ mẹ chúng nhe nanh dọa người


Hệt cảnh người năn nỉ người

Lúc cần – cốt xong việc rồi cong đuôi!


NGỌC CHÂU phỏng dịch.




READ MORE - NGỤ NGÔN Ê-DỐP (163-166) - Ngọc Châu phỏng dịch sang thơ song thất lục bát

CHÙM THƠ CHU VƯƠNG MIỆN MỚI NHẤT


   


CHIA LY
 
Em một đầu
Anh một đầu
Hai phía cùng khiêng
Em đi trước
Anh đi sau
Tình yêu nằm phủ mặt trên cáng
chết ngắt từ lâu
không vòng hoa tang
không kèn trống
Hai ngườì âm thầm khiêng
đến nghĩa trang
tình yêu vĩnh viễn nằm đó
muôn đời
không cần chia tay
từ giã
đường ai nấy đi ?


MÔI TRƯỜNG
 
con sơn ca nuôi nhốt trong lồng
treo góc nhà
buồn không bao giờ hót
nhìn ra ngoài bức tường xám xịt
câm luôn
gạo trắng nước trong
sống mà chờ ngày chết
bên dưới là hồ cá Koi
con vàng con đen con đỏ
nước lẫn với sỏi trong xanh
lẫn vào với cứt
ăn nơi đó và ỉa nơi đó
lâu lâu con chim ỉa xuống
bầy cá dành nhau
nước ơi là nước
cá ơi là cá
thực phẩm trộn chung với phân
tình nước cá
sống trong môi trường như vậy
lâu đời riết thành quen
 
 
MUỐN
 
muốn giầu nuôi cá
muốn khá nuôi heo
muốn nghèo nuôi vịt
muốn nhai xơ mít
mua số đề ?
-
Chó mèo trâu
Bò lừa ngựa
Nuôi lâu ngày
mến chuồng mến chủ
cá không rõ
nhưng chim xổ lồng
là dông
 
 
NGHÈO NGHÈO
 
Sáng dậy sớm đi cày
Chờ mưa đi bừa
Một năm 12 tháng
Có thiếu có thừa
Có ngày no ngày đói
Có mùa đuọc mùa thua
Hai con trâu đi trước
Theo sau là cái cày
Theo sau chót
Là hai vợ chồng con lừa
đồng cạn đồng sâu
bát gạo bát mồ hôi
chán mớ đời ?
từ xưa từ ngàn xưa
đến bây giờ
vẩn vác cày vác bừa
vẫn cặp bò cặp trâu
hết mưa cùng nắng
dãi dầu
giầu sang thì không màng tới
nghèo sát đất
nghèo rớt mồng tơi
bao nhiêu chế độ đã đi qua
người vẫn ngang với vật
 
Chu Vương Miện

READ MORE - CHÙM THƠ CHU VƯƠNG MIỆN MỚI NHẤT

HOA DẠI VÀ TÂM THẾ CỦA THI SĨ – Phạm Đức Nhì

                           Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


HOA DẠI
(Tâm sự một nhà thơ)
 
Tôi là loài hoa dại
mọc bên đường
tỏa sắc hương
dịu lòng những ông bố
trên đường đến xưởng
những bà mẹ
đi thăm ruộng trở về
 
Tôi thêm nét vui tươi
cho cô gái quê
xách làn đi chợ
 
Các cô cậu học trò
mặt mày hớn hở
cười với tôi mỗi buổi đến trường
 
Tôi đứng đây
mở lòng đón gió bốn phương
để thêm sắc thêm hương
cho người đời thêm đẹp dạ
 
Bạn đừng tưởng đời tôi êm ả
như mặt nước hồ
tôi đã bao phen nghiêng ngả
trước những trận gió to
 
Có lúc thân tôi xác xơ
tả tơi từng cánh
lá rụng phấn bay
lịm dần trong đêm lạnh
nhưng nghĩ đến ngày mai
tôi gượng dậy mỉm cười
 
Tuy nhiên
nếu lúc này bạn ngỏ ý mời tôi
đến một ngôi nhà sang trọng
dành cho tôi
chỗ ngồi ấm cúng
có kẻ chăm lo trẩy lá tỉa cành
tôi vẫn lắc đầu
nhìn dưới chân mình
mảnh đất nhỏ
tôi vô cùng yêu mến
 
Tôi sống
không phải để riêng ai âu yếm
sắc hương này
tôi muốn sẻ chia
cho tất cả mọi người
từ em bé ngây thơ
đến các cụ già trăm tuổi
 
Và nếu nơi đây
nước dâng bão nổi
tấm thân này
tan nát cuốn muôn nơi
tôi vẫn vui
bởi phấn nhụy của tôi
sẽ mọc lên                                                      
trăm ngàn cây hoa mới

          (Phạm Đức Nhì)
 
Thơ tôi viết có một phần khá lớn sử dụng phép ẩn dụ trong đó có gần hai chục bài bàn về Lý Thuyết Thơ được bạn bè xếp vào loại “Những Bài Thơ Về Thơ”. Hoa Dại là bài thơ thuộc loại này.
Tứ: Tác giả nói lên tâm sự của một loài hoa dại.
Ý: Bóng gió nói đến tâm sự của chính tác giả - một nhà thơ
 
Giải Thích Thêm Về “Tứ Thơ”
 
Khi nghe nói hoa dại người đọc sẽ có thể nghĩ đến một loại hoa khác với loại “hoa nhà” được con người trồng, như một cách trang trí, ở trong nhà hay ngoài vườn.
 
Nếu đem so sánh sẽ có một số khác biệt như sau:
1/ Môi Trường
     a/ Hoa Dại: Mọc ở môi trường tự nhiên, ven đường, ven rừng, chịu đựng nắng mưa, sương gió, có khi cả bão lụt - bất trắc xảy đến bất cứ lúc nào.
     b/ Hoa Nhà: Được con người trồng trong vườn hoặc ở trong nhà, được lên luống, chăm bón, tưới tắm, bắt sâu, tỉa lá, bẻ cành, trong một môi trường được kiểm soát, “nuông chiều” và dĩ nhiên, an toàn.
2/ Tự Do
     a/ Hoa Dại: Gió thổi hạt đến đâu có thể mọc cây ở đó, cảnh quan trước mắt rộng rãi, thoáng đãng, tầm nhìn bao la.
     b/ Hoa Nhà: Chỉ được trồng hoặc trưng bày ở nơi người chủ nhà muốn, bị tù túng trong khung cảnh chật hẹp.
3/ Đối Tượng Phục Vụ:
     a/ Hoa Dại: Phục vụ tất cả những người qua lại
     b/ Hoa Nhà: Phục vụ những người trong gia đình chủ nhà và khách khứa, bạn bè của họ
 
Từ Tứ Suy Ra Ý - Nghĩa Bóng
Sau đây là nghĩa bóng (ý) của bài thơ, liên quan đến nhân cách của thi sĩ. Bài thơ muốn nói đến hai loại thi sĩ: Thi Sĩ Hoa Dại và Thi Sĩ Hoa Nhà.
 
1/ Môi Trường
     a/ Thi Sĩ Hoa Dại: Không chức vụ (trong chính quyền), không đặc quyền đặc lợi, không được che chắn, bảo vệ. Thơ là tiếng lòng chân thật nên dễ đụng chạm, sóng gió có thể ập đến bất cứ lúc nào – nghĩa là Thi Sĩ Hoa Dại phải có cái tính “ngông”, coi thơ trọng hơn một cuộc sống no ấm, an bình.
     b/ Thi Sĩ Hoa Nhà: Bám vào hoặc dựa dẫm quyền hành để được chữ “an thân”, được quyền lợi vật chất cho mình và gia đình, thường được gọi là “nhà thơ cung đình” (của chế độ), coi sự chân thật trong thơ, hồn thơ nhẹ hơn danh lợi.
2/ Tự Do
     a/ Thi Sĩ Hoa Dại: Viết tự do, thoải mái, không chịu áp lực, kiểm soát từ người có chức, quyền, tiền bạc, tứ thơ hướng đến một khung trời rộng hơn, một chân trời xa hơn, giọng điệu cao sang hơn.
     b/ Thi Sĩ Hoa Nhà: Viết theo “đơn đặt hàng” (trực tiếp hoặc gián tiếp) của những người có quyền chức cao, bạc tiền nhiều nên đề tài bó buộc, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, viết không vừa lòng chủ thì sẽ “mất” hết, tứ thơ chật hẹp, giọng điệu ít nhiều có tính nịnh bợ, hèn kém.
3/ Đối Tượng Phục Vụ:
     a/ Thi Sĩ Hoa Dại: Phục vụ tất cả mọi người, toàn thể nhân loại, nhờ thế nhân cách cao đẹp.
     b/ Thi Sĩ Hoa Nhà: Phục vụ một thiểu số có chức quyền, tiền bạc nên nhân cách hèn kém.
Những tính xấu như tham quyền, tham danh lợi, thích được an nhàn không những làm tâm hồn của thi sĩ mờ đục mà ngay chính thơ của Ngài cũng thiếu trong sáng, tươi mát. Thi sĩ kiểu ấy xã hội nào cũng có và thường chiếm số khá đông.
 
Kết Luận

Cho nên khi làm thơ, nếu mang cái tâm thế của loài Hoa Dại sẽ được Nàng Thơ chào đón niềm nở và thân tình hơn.
 
Phạm Đức Nhì
nhidpham@gmail.com 
https://lythuyetthoabc.blogspot.com/

READ MORE - HOA DẠI VÀ TÂM THẾ CỦA THI SĨ – Phạm Đức Nhì

MÙA THU HƯƠNG PHẤN – Thơ Khê Kinh Kha




MÙA THU HƯƠNG PHẤN
(Cho DP)
 
trong mắt em mùa thu vừa đến vội
gió lạnh đầy trong nỗi nhớ chơi vơi
anh chợt biết vì sao thu yếu đuối
bởi vì em gửi nhớ đến bên tôi
 
này em hỡi thu này mình xa cách
nên lá vàng rưng rức theo gió lay
nên chiều nay mình anh ôm lá khóc
mà ngỡ hồn mình trên cánh lá bay
 
anh sẽ mượn con gió trên cành lá
và cánh chim lãng đãng giữa chiều tà
để anh gửi về em nụ hôn ấm
ấm trong mặn mà- ấm trong tình ta
 
anh sẽ góp ánh trăng vào ước vọng
và giọt sương long lanh như mắt em
đề ấp ủ trong tháng ngày xa vắng
cho tình mình dịu ngọt đến dễ thương
 
anh sẽ nhặt nắng hồng rơi trên lá
và nhẹ hôn để nhớ môi em nồng
anh sẽ kết mây trời thành tóc xõa
anh sẽ ôm – tựa má vào mây mềm
và sẽ thở vào mây lời yêu mến
 
anh sẽ hái vạn ngàn cánh sao băng
và sẽ nguyện xin Chúa tình em ngoan
để mùa thu trong anh đầy hương phấn
hương phấn tình mình – hương phấn yêu đương
 
khê kinh kha
 
READ MORE - MÙA THU HƯƠNG PHẤN – Thơ Khê Kinh Kha