cũng từng trúc mã thanh mai
chưa có em, anh với ai một thời?
cũng từng xuống phố song đôi
chưa có em - quán anh ngồi cùng ai?
với anh, họ có cầm tay
có du dương lắm cho dài du dương?
có ngơ ngẩn có bồn chồn
có ôm anh bữa em còn đâu đâu?...
bắt đền anh - bắt đền nhau
chờ em khôn lớn mà sao chẳng chờ?
bắt đền quán nhỏ chiều thưa
đền em cái thuở mình chưa của mình...
MY THỤC
“BẮT ĐỀN” THƠ MY THỤC - BÀI THƠ GHEN HƠN MỌI BÀI THƠ GHEN
Châu Thạch
My Thục là một nhà thơ trên quê hương Quảng Nam tôi, là một bạn facebook của tôi, nhưng rất tiếc cho đến nay tôi mới đọc được thơ của bạn ấy qua Tin Thơ của nhà thơ Hoàng Lộc. Xin trích một phần Tin Thơ của nhà thơ Hoàng Lộc:
TIN THƠ
“Đầy ngạc nhiên và vui mừng với bạn tôi là Hứa Nguyễn, khi biết tin, nhà xuất bản Đà Nẵng vừa phát hành tập thơ đầu tay của ái nữ anh là MY THỤC, có tên RỒI CŨNG TRĂNG VỀ.
Sớm Duy Xuyên tơ vàng giăng nghẽn lối
(thơ Tường Linh)
Là cái đẹp nhiều đời của Duy Xuyên, Quảng Nam: nuôi tằm và dệt lụa. Những người con gái Mã Châu đại diện cho nét đẹp này. RỒI CŨNG TRĂNG VỀ - là nét đẹp khác của một người nữ khác của Duy Xuyên. Nét đẹp chữ nghĩa.
Thơ My Thục lại là thơ truyền thống Việt Nam. Cô sử dụng nhuần nhuyễn các thể loại thơ có vần điệu.
Thơ cô là thơ tình. Chữ tình trong thơ cô luôn trong sáng, đượm chút u buồn. Tình yêu hồn nhiên trong một trái tim thơ dại thường có những vần thơ thật đẹp.”
Dưới bài viết, nhà thơ Hoàng Lộc giới thiệu bài thơ “Bắt Đền”, một bài thơ mà ông đã đọc 10 năm trước. Nhà thơ Lê Mai Lĩnh comment phía dưới: “Tôi nói lại, BẮT ĐỀN , thơ đỉnh của thơ”
Bởi uy tín của hai nhà thơ thượng thừa Hoàng Lộc và Lê Mai Lĩnh, khiến tôi không thể không đọc bài thơ “Bắt Đền”. Và khi đọc xong “Bắt Đền”, bài thơ khiến tôi không thể không viết vài lời cạm nhận, bởi ý tứ của bài thơ có cái ghen rất lạ đời.
Đọc “Bắt Đền” của My Thục, ta không thể không nhớ đến bài thơ “Ghen” của Nguyễn Bính. Ghen của Nguyễn Bính lạ kỳ đến độ ghen cả với những đồ vật vô tri: “Tôi muốn cô đừng nghĩ đến ai/Đừng hôn dù thấy cánh hoa tươi/ Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ/ Đừng tắm chiều nay biển lắm người” hoặc là ghen cả trong giấc mơ của người thiếu nữ; “Tôi muốn những đêm đông giá lạnh /Chiêm bao đừng lẩn quẩn bên cô / Bằng không tôi muốn cô đừng gặp/ Một trẻ trai nào trong giấc mơ”.
Nguyễn Bính ghen như thế, ghen trên đời hiếm có ai, nhưng dầu sao nhà thơ cũng chỉ ghen vơi “Cô nhân tình bé cúa tôi ơi” là ghen trong hiện tại, cấm kỵ người nữ nhiều điều khi hai người đang yêu nhau. Ngược lại nhà thơ My Thục lại ghen đến quá khứ của chàng, ghen đến những mối tình mà nàng tưởng tượng ra khi hai người chưa biết nhau:
cũng từng trúc mã thanh mai
chưa có em, anh với ai một thời?
cũng từng xuống phố song đôi
chưa có em - quán anh ngồi cùng ai?
My Thục điều tra trong quá khứ chàng đã yêu ai, chàng dạo phố với ai và chàng ngồi quán với ai?. My Thục cũng giống như Nguyễn Bính, cái ghen của hai nhà thơ nầy, ở ngoài đời có thể gọi là một bệnh lý, nhưng vào thơ thì thành ý lạ tứ hay, bày tỏ sự mầu nhiệm của một hồn thơ yêu sâu xa, yêu cùng yêu tận.
Thế rồi cô gái My Thục tiếp tục tra vấn chàng trai, hỏi đến những điều thầm kín trong quá khứ của chàng:
với anh, họ có cầm tay
có du dương lắm cho dài du dương?
có ngơ ngẩn có bồn chồn
có ôm anh bữa em còn đâu đâu?...
Thật ra nhà thơ hỏi những điều trong quá khứ, nhưng chính những câu hỏi đó, tác giả đã tự khẳng định cảm xúc của mình với người yêu trong hiện tại. Có thể hiểu My Thục đã hỏi người yêu mình như sau “Họ có cầm tay như em đã cầm tay anh không? Họ có du dương như em đã du dương với anh không? Họ có ngơ ngẫn bồn chồn như em đã ngơ ngẫn bồn chồn vì anh hay không, và họ có ôm anh như em đã ôm anh không? Một khổ thơ ẩn dụ, một khổ thơ ghen người nhưng lại tỏ tình mình kín đáo.
Cuối cùng My Thục nũng nịu bắt đền người yêu của mình thật lạ đời, thật dễ thương và thật ngây thơ:
bắt đền anh - bắt đền nhau
chờ em khôn lớn mà sao chẳng chờ?
bắt đền quán nhỏ chiều thưa
đền em cái thuở mình chưa của mình...
Nhà thơ Lê Mai Lĩnh đã phán một câu “Bắt Đền, thơ đỉnh của thơ”, theo tôi là nhờ ở khổ thơ cuối nầy. Hai khổ thơ trên chỉ là sự tra vấn vì sự tò mò của cô gái, muốn biết quá khứ người mình yêu. Khổ thơ cuối gây sự bất ngờ, tạo thú vị bởi sự ngộ nghĩnh, sự độc đáo trong những câu thơ hờn giận. Những câu thơ đó, ý thơ không những chỉ bắt đền vì anh không chịu chờ em lớn. mà bắt đền cả quán nhỏ, cả chiều thưa, và bắt đền cả chính em vì em không chịu lớn.
Nhà thơ Hoàng Lộc đã nhận xét rất đúng về thơ My Thục: “Tình yêu hồn nhiên trong một trái tim thơ dại thường có những vần thơ thật đẹp.” Tôi cũng nói vậy về thơ My Thục.
“Bắt đền” là một sự không bắt đền, còn là sự ban tặng một trái tim yêu của người con gái có tâm hồn, lảng mạn, nhạy cảm, biết yêu và chắc chắn là chung thủy với chàng vĩnh viễn.
Châu Thạch
My Thục là một nhà thơ trên quê hương Quảng Nam tôi, là một bạn facebook của tôi, nhưng rất tiếc cho đến nay tôi mới đọc được thơ của bạn ấy qua Tin Thơ của nhà thơ Hoàng Lộc. Xin trích một phần Tin Thơ của nhà thơ Hoàng Lộc:
TIN THƠ
“Đầy ngạc nhiên và vui mừng với bạn tôi là Hứa Nguyễn, khi biết tin, nhà xuất bản Đà Nẵng vừa phát hành tập thơ đầu tay của ái nữ anh là MY THỤC, có tên RỒI CŨNG TRĂNG VỀ.
Sớm Duy Xuyên tơ vàng giăng nghẽn lối
(thơ Tường Linh)
Là cái đẹp nhiều đời của Duy Xuyên, Quảng Nam: nuôi tằm và dệt lụa. Những người con gái Mã Châu đại diện cho nét đẹp này. RỒI CŨNG TRĂNG VỀ - là nét đẹp khác của một người nữ khác của Duy Xuyên. Nét đẹp chữ nghĩa.
Thơ My Thục lại là thơ truyền thống Việt Nam. Cô sử dụng nhuần nhuyễn các thể loại thơ có vần điệu.
Thơ cô là thơ tình. Chữ tình trong thơ cô luôn trong sáng, đượm chút u buồn. Tình yêu hồn nhiên trong một trái tim thơ dại thường có những vần thơ thật đẹp.”
Dưới bài viết, nhà thơ Hoàng Lộc giới thiệu bài thơ “Bắt Đền”, một bài thơ mà ông đã đọc 10 năm trước. Nhà thơ Lê Mai Lĩnh comment phía dưới: “Tôi nói lại, BẮT ĐỀN , thơ đỉnh của thơ”
Bởi uy tín của hai nhà thơ thượng thừa Hoàng Lộc và Lê Mai Lĩnh, khiến tôi không thể không đọc bài thơ “Bắt Đền”. Và khi đọc xong “Bắt Đền”, bài thơ khiến tôi không thể không viết vài lời cạm nhận, bởi ý tứ của bài thơ có cái ghen rất lạ đời.
Đọc “Bắt Đền” của My Thục, ta không thể không nhớ đến bài thơ “Ghen” của Nguyễn Bính. Ghen của Nguyễn Bính lạ kỳ đến độ ghen cả với những đồ vật vô tri: “Tôi muốn cô đừng nghĩ đến ai/Đừng hôn dù thấy cánh hoa tươi/ Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ/ Đừng tắm chiều nay biển lắm người” hoặc là ghen cả trong giấc mơ của người thiếu nữ; “Tôi muốn những đêm đông giá lạnh /Chiêm bao đừng lẩn quẩn bên cô / Bằng không tôi muốn cô đừng gặp/ Một trẻ trai nào trong giấc mơ”.
Nguyễn Bính ghen như thế, ghen trên đời hiếm có ai, nhưng dầu sao nhà thơ cũng chỉ ghen vơi “Cô nhân tình bé cúa tôi ơi” là ghen trong hiện tại, cấm kỵ người nữ nhiều điều khi hai người đang yêu nhau. Ngược lại nhà thơ My Thục lại ghen đến quá khứ của chàng, ghen đến những mối tình mà nàng tưởng tượng ra khi hai người chưa biết nhau:
cũng từng trúc mã thanh mai
chưa có em, anh với ai một thời?
cũng từng xuống phố song đôi
chưa có em - quán anh ngồi cùng ai?
My Thục điều tra trong quá khứ chàng đã yêu ai, chàng dạo phố với ai và chàng ngồi quán với ai?. My Thục cũng giống như Nguyễn Bính, cái ghen của hai nhà thơ nầy, ở ngoài đời có thể gọi là một bệnh lý, nhưng vào thơ thì thành ý lạ tứ hay, bày tỏ sự mầu nhiệm của một hồn thơ yêu sâu xa, yêu cùng yêu tận.
Thế rồi cô gái My Thục tiếp tục tra vấn chàng trai, hỏi đến những điều thầm kín trong quá khứ của chàng:
với anh, họ có cầm tay
có du dương lắm cho dài du dương?
có ngơ ngẩn có bồn chồn
có ôm anh bữa em còn đâu đâu?...
Thật ra nhà thơ hỏi những điều trong quá khứ, nhưng chính những câu hỏi đó, tác giả đã tự khẳng định cảm xúc của mình với người yêu trong hiện tại. Có thể hiểu My Thục đã hỏi người yêu mình như sau “Họ có cầm tay như em đã cầm tay anh không? Họ có du dương như em đã du dương với anh không? Họ có ngơ ngẫn bồn chồn như em đã ngơ ngẫn bồn chồn vì anh hay không, và họ có ôm anh như em đã ôm anh không? Một khổ thơ ẩn dụ, một khổ thơ ghen người nhưng lại tỏ tình mình kín đáo.
Cuối cùng My Thục nũng nịu bắt đền người yêu của mình thật lạ đời, thật dễ thương và thật ngây thơ:
bắt đền anh - bắt đền nhau
chờ em khôn lớn mà sao chẳng chờ?
bắt đền quán nhỏ chiều thưa
đền em cái thuở mình chưa của mình...
Nhà thơ Lê Mai Lĩnh đã phán một câu “Bắt Đền, thơ đỉnh của thơ”, theo tôi là nhờ ở khổ thơ cuối nầy. Hai khổ thơ trên chỉ là sự tra vấn vì sự tò mò của cô gái, muốn biết quá khứ người mình yêu. Khổ thơ cuối gây sự bất ngờ, tạo thú vị bởi sự ngộ nghĩnh, sự độc đáo trong những câu thơ hờn giận. Những câu thơ đó, ý thơ không những chỉ bắt đền vì anh không chịu chờ em lớn. mà bắt đền cả quán nhỏ, cả chiều thưa, và bắt đền cả chính em vì em không chịu lớn.
Nhà thơ Hoàng Lộc đã nhận xét rất đúng về thơ My Thục: “Tình yêu hồn nhiên trong một trái tim thơ dại thường có những vần thơ thật đẹp.” Tôi cũng nói vậy về thơ My Thục.
“Bắt đền” là một sự không bắt đền, còn là sự ban tặng một trái tim yêu của người con gái có tâm hồn, lảng mạn, nhạy cảm, biết yêu và chắc chắn là chung thủy với chàng vĩnh viễn.
Châu Thạch