ĐỌC
TẬP THƠ “MƯỜI NĂM BÓNG NGỰA QUA THỀM CŨ” CỦA NGUYỄN AN BÌNH
Châu Thạch
Tôi
yêu thơ Nguyễn An Bình đến nỗi khi nhận được tập thơ “Mười Năm Bóng Ngựa Qua Thềm
Cũ” của anh tôi đã thức trọn đêm để đọc.
Sáng
hôm sau tôi bày tỏ tình cảm với thơ trên dòng thời gian Facebook của mình như
sau:
Thơ
hay đã đến tận tay
Một
đêm thức trăng đọc ngay, thỏa lòng
Mười
năm bóng ngựa qua song
Mười
năm thềm cũ đục, trong vẫn tình.
Vậy
mà nhiều năm qua, trừ một lần viết về tập thơ “Còn Một Chút Mưa bay” cho Nguyễn
An Bình, tôi chưa viết được cảm nghĩ về một bài thơ nào của anh nữa, cũng như
tôi chưa từng viết cho nhiều nhà thơ mà tôi say đắm khác. Phật đã dạy cái nghiệp
mà chưa có cái duyên thì chưa thành cái quả đúng vậy.
Hôm
nay tôi lại mạo muội chỉ viết về tập thơ mới của Nguyễn An Bình.
Phải
nói tập thơ có bìa đẹp nhưng chữ thì quá nhỏ, nó làm đôi mắt già tôi phải điều
tiết nặng trong đêm. Nhưng chữ càng nhỏ thì thơ càng nhiều và thơ càng nhiều
thì càng đưa tôi sâu vào thời gian đắm đuối thưởng thức thơ anh một cách thăng
hoa. Cụ thể thơ Nguyễn An Bình hay. Theo tôi cái hay trong thơ anh ở những chổ
sau đây:
Thứ
Nhất: tiếng thơ
Mỗi bài thơ của Nguyễn An Bình như một ngọn
gió êm đềm. Dầu thơ nói về tình yêu tan vỡ, hay nói về bỉ cực cuộc đời thì mỗi
câu thơ như âm thanh búng lên từ một giây đàn và trọn bài thơ là những cung bậc
làm tâm hồn ta thư giản. Người đọc thơ Nguyễn An Bình không thấy trái tim mình
co thắt. Người đọc thơ Nguyễn An Bình như nghe tiếng gió bốn mùa, kể cả mùa
đông, vẫn lướt nhẹ qua đồng cỏ xanh tươi và vẫn lướt nhẹ qua hầm sâu, hố thẳm.
Khi thơ vui, niềm vui không ồn ào, như tiếng reo hò của con người điềm đạm, gợi
trong lòng biết bao ấm áp, ngọt ngào. Khi thơ buồn, tiếng thơ buồn không chỉ ở
trong lòng phát ra. Tiếng thơ buồn nghe như từ xa xôi vọng lại.
Thứ
hai: ý thơ
Thơ Nguyễn An Bình ý thơ và tứ thơ hòa lẫn
trong nhau. Do đó thơ không khó hiểu. Đọc bài thơ nào hầu như ta cũng biết tác
giả muốn nói gì. Từng câu thơ là một ý thơ và mỗi tứ thơ nằm trong câu thơ, khiến
cho trọn bài thơ như một luống hoa trồng mỗi hàng một loại khác biệt, làm cho
con mắt người nhìn đắm đuối, tâm thần người nhìn thoải mái, nhìn đi nhìn lại
không hề chán, càng nhìn càng khám phá những nụ hoa nổi bậc tuyệt vời. Đọc thơ
Nguyễn An Bình ta không mệt mõi với những từ ngữ khúc mắc, với những câu thơ cố
làm bóng bẩy, với những ý thơ bí hiểm. Từ đó lời thơ của tác giả trở thành tiếng
của chính lòng ta. Ta đọc, ta hiểu, ta cảm xúc, ta yêu gần như trọn vẹn những
gì mà tác giả đã gởi vào thơ.
Thơ
Nguyễn An Bình không phải là con thuyền chở đạo lý, đó là con thuyền có hoa, có
nước mắt của cuộc đời nhưng ý thơ là thánh thiện, không vui trác tán, không say
túy lúy, không mạt sát tình đời, lúc nào cũng nghe như tiếng hát vô tư trên con
thuyền đi trong trăng nước dầu qua ghềnh, qua thác, hay qua biển qua rừng.
Thứ
ba: nhiều câu thơ, nhiều vế thơ xuất thần
Thơ Nguyễn An bình trầm và đều, có những câu thơ xuất thần và có những vế thơ
xuất thần. Câu thơ xuất thần như đôi cánh làm bay bổng cả vế thơ lên và những vế
thơ xuất thần thì lại làm bay bổng cả bài thơ lên. Phải nói thơ Nguyễn An Bình
bài nào cũng hay, bài nào cũng cuốn hút ta, vì thế để tìm một bài nổi nhất
trong tập thơ thì rất khó, nhưng từ bài thơ nầy đưa ta qua bài thơ khác cho ta
cái thú vị của người khách lạ thong thả ngao du trong một vùng “trong sáng vô
biên” có “trăm dây quyến luyến”.
Bây
giờ mới quý độc giả hãy cùng tôi bước vào một vài hàng của những luống hoa
trong mãnh vườn trăm hoa đua nở, một vài hàng thôi vì nếu tôi giới thiệu hết cả
luống hoa thì sẽ không còn làm quý vị bất ngờ khi chính mình thưởng thức nó:
Giặt
áo bên sông thường là hình ảnh của người nữ. Bài thơ “Giặt áo bên sông”của Nguyễn
An Bình lại là một người nam ngồi giặt áo cho mình. Người viết tạm dùng bốn câu
thơ riêng lẽ trong một bài thơ dài 24 câu để ghép lại thành một vế thơ, mục
đích trình bày toát yếu của bài thơ, giới thiệu lướt qua sự thanh bai của toàn
bộ bài thơ, hầu thu ngắn bài viết lại, làm cho độc giả đọc ít mà cảm nhận đầy đủ
và sâu xa hơn về bài thơ đó:
Chiều
cuối năm ngồi bên sông giặt áo
Em
ở đâu sao tôi mãi bận lòng
Em
quên mất mảnh tình tôi bụi bặm
Nơi
đầu sông còn rớt tiếng ai hò
Hình
ảnh một người nam ngồi giặt áo bên sông chiều ba mươi tết đã buồn, bài thơ còn
vẽ nhiều bức tranh diễn tả ước lệ sự hoang liêu mênh mông đối nghịch cùng sự cô
dơn trong lòng. Ai đọc bài thơ nầy sẽ cảm nhận được hết một chiều cuối năm sầu
mênh mông và bát ngát. Tiếng hò rớt ở đầu sông như sự sà xuống của buổi chiều
nhưng lại làm đôi cánh thiên thần cho vế thơ vụt bay lên cao.
Người
viết xin ghép thêm một vế bốn câu thơ rời nhau trong bài thơ “Giấc mơ giữa mùa
hạ trắng”:
Tôi
đi tìm em, em lại tìm tôi
Hai
nhánh rẽ trên dòng sông hạ trắng
Trong
giấc mơ tôi em về trong nắng
Đẹp
tinh khôi như quả chín đầu mùa
Bốn
câu thơ thể hiện được sự phân ly mỗi ngày càng xa thêm nữa. và giấc mơ mỗi ngày
lại đẹp thêm lên. Đọc cả bài thơ nầy gồm 24 câu tâm hồn ta thăng hoa trong tình
yêu tuyệt đỉnh.
Và
một vế thơ trong bài thơ “Rong Rêu Phận Người”:
Em
đánh rớt tình qua cửa sổ
Lỡ
vuột tay bong bóng lên trời
Tìm
đâu thấy vầng trăng cổ tích
Mặt
hồ soi những ánh sao rơi
(Vế thơ giữa trong bài Rong rêu phận người)
Đây
là một vế thơ tuyệt hảo khi diễn tả mối tình chỉ vuột bay như chiếc bong bóng
nhưng di chứng để lại như mất một vầng trăng, buồn như ngàn vạn sao rơi trên mặt
hồ. Hai câu thơ đầu và hai câu thơ sau đối xứng nhau, biến sự ngây thơ khi làm
mất cuộc tình thành nỗi đau bất diệt. Hình ảnh trong thơ thì đột xuất mà sự
chuyển tiếp trong tiếng thơ thì nhẹ như hơi thở thanh tân.
Và
đây Nguyễn An bình đang chơi một trò chơi của bé:
Chiều
nay thả lá trên sông
Thả
bao phiền muộn theo dòng nước xuôi
Nhủ
lòng em của tôi ơi
Gặp
người xưa bỗng…ừ thôi lại chào
(Vế
cuối của bài thơ Thả lá trên sông)
Bài
thơ dễ thương đi vào lòng ta đẹp như những chiếc lá thả vào dòng sông. Đọc thơ,
hồn ta nhẹ nhàng theo cái tư duy thanh thản của người làm thơ. Nỗi phiền muộn
có trong lòng ta chắc chắn sẽ trôi đi và ta sẽ thấy tình đẹp biết bao, đời đẹp
biết bao khi nói “ừ thôi lại chào” với người yêu năm xưa trong một ngày nào đó
mà ta gặp lại.
Và
đây “Sài Gòn Cà Phê” qua mắt Nguyễn An Bình. Tôi lại xin phép được ghép năm câu rời trong bài thơ có 24 câu để
thành một vế thơ tổng quát:
Anh
về Sài Gòn trong đêm
Hàng
cây đón chào ngái ngủ
Quán
cóc đèn khuya gió tạt
Hương
thơm quyện mùi đặc sánh
Sài
Gòn còn có tình em
Với
bài thơ nầy, cái thú vị của “Sài Gòn cà Phê” thấm vào trong da trong thịt. Ai từng
ở sài Gòn chắc chắn sẽ thấy hương sài Gòn trong thơ len vào lòng ta, phả vào
tâm hồn ta một thứ sương, thứ gió se lạnh
và mùi thơm cà phê quyện dài theo ta năm tháng trổi dậy, bay về trong nỗi
nhớ nhung. Ta đã yêu Sài Gòn và còn yêu Sài Gòn hơn nữa vì “Sài Gòn còn có tình
em”.
Thơ
Nguyễn An Bình nhân hậu đến độ mưa không làm cóng vai người mà nó chỉ bị trách
nhẹ là không làm ấm vai người mà thôi. Bài thơ “Chút mưa xưa nào ấm vai người”
bày tỏ thái độ vị tha đối với mối tình “thấm mệt” vì “con dốc tình ngược gió
gieo neo”. Vế chót của bài thơ cho một quan niệm cao thượng nhưng nó cũng đẩy
cô đơn lên tột cùng và con tim yêu thâm hậu một nỗi đau thương:
Ai
cũng có một thời nông nổi
Chút
mưa xưa nào ấm vai người
Thèm
giọt nắng sưởi vòng tay lạnh
Thương
môi hồng vừa nhạt trong tôi.
Với
tình yêu tuổi học trò, Nguyễn An Bình cũng lồng sự thất tình trong bức tranh
tuyệt đẹp:
Cánh
phượng tím đã tàn chưa em nhỉ?
Đã
bao năm em chẳng nhớ nơi nầy
Mimosa
vàng cả một trời mộng mị
Tôi
bốn mùa vẫn giữ nụ tình phai
Mưa
trắng xóa một trời Đà lạt nhớ
Tôi
tìm em qua bao dốc sương mù
Người
trốn mất tầm tay không với được
Trái
thông buồn rơi rụng xuống thiên thu
(
Hai vế trong bài thơ Cuối Mùa Phương Tím)
Hai
vế thơ nầy đặt tình yêu như một nụ hoa phai trong khung trời hoa tuyệt đẹp, Và
cả khung trời đó cô lại trong một “trái thông buồn”. Câu thơ “Trái thông buồn
rơi rụng…” như một giọt nước rơi vào trong hồ tỉnh lặng, làm xao động cả trăng
sao. Bài thơ được ví như mặt hồ tỉnh lặng
đẹp lên vô vàn bởi sự xao động kia. Đối với Nguyễn An Bình tình yêu đơn phương
thời đi học “như một tiếng thở dài” nhưng tiếng thở dài ấy như “Nụ tình phai”
“bốn mùa vẫn giữ” có nghĩa là nó vẫn được chung thủy trọn đời. Bài thơ giữ lại
trong ta cái tình yêu trong trắng, nó theo ta suốt thăng trầm của cuộc đời, nó
cho ta mốn quà nhỏ đã mất như “Trái thông buồn rơi rụng xuống thiên thu” nhưng
chẳng bao giờ ta quên được nó.
Đối
với Hàn Mạc Tử, Nguyễn An Bỉnh đã cho ta nghe cả bước chân ai đi và tiếng ai cười
bên mộ thi nhân:
Chiều
Ghềnh Ráng mưa bay mù phố biển
Em
chờ ai trên đồi cỏ Thi Nhân
Chiếc
lá rơi nhẹ bước tưởng như gần
Tôi
cứ ngỡ ai cười trong tiếng gió.
(
Vế đầu của bài thơ Chiều Ghềnh Ráng mưa bay)
Nguyễn
An Bình suy tư về phút cuối cuộc đời, suy tư về cuộc tình tan vỡ một đời không
gặp lại, lạ lung thay vẫn đẹp!!!:
Chỉ
tiếc tình xuân trôi theo năm tháng
Chợt
thấy đời mình là áng mây bay
Đường
xa quá khi thời gian sắp hết
Mơ
thấy nắng hồng đậu xuống bờ vai
(
Vế chót bài thơ Mơ Thấy nắng Hồng Đậu Xuống Bờ vai)
“Nắng
hồng” là mối tình một đời không gặp vì “tình xuân đã trôi theo năm tháng”. “Mơ
thấy nắng hồng đậu xuống bờ vai” là mơ cuộc tình trở lại. Tác giả đã mơ một giấc
mơ hầu như không tưởng nhưng rất tuyệt vời khi “thời gian sắp hết” là khi cuối
đời mình. Yêu như thế là tình yêu lớn, là vĩ đại, là tình yêu mà đời ca tụng rất
nhiều nhưng không mấy thi sĩ nào diễn tả hay như thế.
Một
đêm với thơ Nguyễn An Bình, tôi tưởng như tâm hồn mình được ngồi trên trên chiếc
thảm thơ, hoặc ngồi trên chiếc thuyền thơ trôi qua miền trăng nước. Tôi tưởng
như nàng Ly tao cùng đi với tôi. Tôi không cô đơn giữa đêm khuya vì thơ đã cho
tôi sum vầy cùng những linh hồn lung linh trong những áng thơ kia. Tôi có thể
viết về thơ Nguyễn An Bình nhiều trang nữa, nhưng dầu có viết bao nhiêu thì những
viên gạch đâu đại diện cho một công trình. Mời quý vị hãy vào thăm công trình,
để thấy nhà đẹp trong sương, hoa lạ trong vườn mà Nguyễn An Bình kiến tạo./.
Châu Thạch