Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Wednesday, November 21, 2018

LỜI TẠ ƠN GỞI TỚI ĐẤT TRỜI ... - Thơ Hạ Thái Trần Quốc Phiệt


Kính chúc ngày Tạ Ơn mạnh khỏe, vui tươi, hạnh phúc... đầm ấm!

 

LỜI TẠ ƠN GỞI TỚI ĐẤT TRỜI ...

Tạ ơn Trời cho ta hiện hữu
Tạ ơn người đã bao bọc lẫn nhau
Tạ ơn niềm hạnh phúc lẫn nỗi đau...
... cho khôn hơn và sáng mắt

Tạ ơn người từng gần / từng gặp...
Tạ ơn mưa dầm gió dật xô dạt nghiêng đời
Tạ ơn những dòng nước mắt / những nụ cười
... là bóng tối nhạt nhòa, bình minh ló dạng.

Tạ ơn vũng tối giữa bốn bức tường nghèo ánh sáng
Che chở qua những năm tháng gian nan!
Tạ ơn bạn từng chia nhau từ củ sắn
Nói nhỏ thôi nhe / tai vách mạch rừng!

Tạ ơn ai từng cùng màu áo chiến binh
Khi ngã xuống đồng đội liền đứng dậy
Tạ ơn chiến hào ngăn muôn vàn cạm bẩy
Bởi thế thời đành quay ngựa treo gươm!

Tạ ơn nào may mắm chở che mọi nẻo chiến trường
Giữa chốn lao lung muôn trùng ngách nẻo...
Tạ ơn xứ sở một thời dang tay níu kéo
Nước ngược dòng vẫn vượt đoạn cheo leo!

*
Trước hồn thiêng những bậc tiền nhân khai phóng
Dưới đuốc sáng ngời Nữ Thần Tự Do
Dưới khoảnh đồi nghĩa trang Arlington
Dưới bức tường đá đen ghi danh năm mươi tám ngàn tử sĩ
Tạ ơn là câu niệm mỗi bước chân...!

                                           Hạ Thái Trần Quốc Phiệt
                                                     11/22/2018
                                      Từ Thung Lũng Hoa Vàng, Cali

READ MORE - LỜI TẠ ƠN GỞI TỚI ĐẤT TRỜI ... - Thơ Hạ Thái Trần Quốc Phiệt

TẠ ÂN - THANKSGIVING - Thơ Trần Kiêm Đoàn



                   Tác giả Trần Kiêm Đoàn



TẠ ÂN - THANKSGIVING

Xin tạ ơn đời ban cuộc sống
Tạ ơn quê mẹ lớn nên người
Tạ ơn tri ngộ ngàn hương vị
Thâm tạ người cho những nụ cười

Tạ ơn đất nước quê hương mới
Người đã cưu mang những mảnh đời
Giữa khúc tàn canh từng nghiệt ngã
Gian nan khổ nhục buổi tàn hơi

Tạ ân những tấm lòng phiêu bạt
Dắt díu tìm nhau sớt mảnh tình
Lá rách mắt thương đùm lá nát
Sĩ tử hơi tàn giữa chiến chinh

Tạ ân luôn cả người thương ghét
Cảm xúc như hai mặt trự tiền
Ví thử thời gian không tối sáng
Tuyệt vời cũng khuất giữa đêm đen

Tạ ân ta vẫn là ta nhỉ
Mình vẫn chưa kham đánh mất mình
Giữa cõi trần gian triều gió lộng
Thâm trầm chao đảo vẫn phân minh

Tạ ân là tạ ân muôn một
Hạt bụi hồng có mặt cả trần gian
Giọt nước đại dương cùng vị mặn
Còn là duyên hợp hết duyên tan

Chào Thanksgiving 2018!
22 - 11 - 2018
Trần Kiêm Đoàn

READ MORE - TẠ ÂN - THANKSGIVING - Thơ Trần Kiêm Đoàn

GÁI... MÔNG - Thơ vui của Châu Thanh Thủy



                    Tác giả Châu Thanh Thủy


GÁI... MÔNG 1
(Đùa chút cho vui)

Tình cờ gặp một cô... Mông,
Hỏi thăm cô ấy có chồng hay chưa
Cô ấy mới nói rằng: "Xưa...
Hăm bảy năm trước cũng vừa kết hôn.
Nhưng nay đá núi đã mòn
Bởi vì leo mãi cũng chồn bước chân.
Bây giờ đang vẫn phân vân
Lấy thêm lần nữa có cần hay không?
Hay là cứ thế, gái... Mông,
Chợ tình vui vẻ mà không nên... chồng!"

                                   21- 11- 2017

GÁI... MÔNG 2

Cô Mông năm ngoái vẫn ở không
Vì chẳng ai ưng nên chẳng chồng
Thôi lại cầm dù đi múa hát
Chợ tình đâu đó vớ một ông!

                   21/11/2018
             Châu Thanh Thủy

READ MORE - GÁI... MÔNG - Thơ vui của Châu Thanh Thủy

GẶP NHÀ VĂN SƠN NAM Ở SÀI GÒN - Nguyễn Đặng Trí Tín

Nhà văn Sơn Nam

Gặp nhà văn Sơn Nam ở Sài Gòn
(Khoảng 20 năm trước.)

Nguyễn Đặng Trí Tín

Có người gọi ông là nhà văn, có người gọi ông là nhà văn hóa, nhà dân tộc học, người thân mật gọi ông bằng Tía, cánh xe ôm gọi là “ông đi bộ”. Đó là ông Sơn Nam.

Những ai yêu quý đất Nam Bộ này đều biết đến ông. Ông bình dị như cục đất, sần sùi như cây mắm, cây tràm của vùng nước biển đen Rạch Giá quê hương ông. Ông không a dua theo thời cuộc, ghét thói đạo đức giả. Văn ông cũng như đời ông, chuyện ông kể như là chuyện của “anh Hai” Nam Bộ, không bóng bẩy dài dòng mà đầy ắp sự kiện. Đó là những phong tục, tập quán của những người đi khai hoang mở đất. Đó là câu chuyện của những người dân tài trí dũng cảm, hào phóng, trọng nghĩa khinh tài, bộc trực, cởi mở, thắm đậm nghĩa tình. Đó là những chuyện mà mới đọc ta tưởng như là chuyện “Gia đình Bác Tám” hay chuyện “Bác Ba Phi”, nhưng nhìn sâu bên trong còn chứa đựng một nét văn hóa đặc trưng độc đáo. Người nông dân chân đất coi ông là bạn, các nhà văn, nhà dân tộc học nghiên cứu lịch sử khẩn hoang Nam Bộ coi những tác phẩm của ông là một kho tàng vô giá.

Cách đây không lâu, một Việt kiều là giáo sư Vật lý chỉ qua hai truyện ngắn trong tập “Hương rừng Cà Mau” đã chuyển thành phim “Mùa len trâu” được cả thế giới khen ngợi. Nhân dịp ra Hà Nội, tôi mời gia đình một anh bạn sinh ra ở Hà Tĩnh, đang giảng dạy tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, đi xem phim này. Anh bạn cám ơn tôi rối rít, tâm sự rằng, nhờ dịp đó anh lại biết thêm về một đời sống văn hóa độc đáo của người Việt mình và lấy lại cảm hứng xem phim rạp một thời.

Mấy hôm này nghe tin ông mất, tôi bàng hoàng như mất người chú ở quê nhà. Nhờ ông tôi yêu nơi mình đang sống, thích bản những bản vọng cổ của miền mênh mông sông nước. Qua những tác phẩm của ông tôi sống cởi mở hơn, không còn giữ kẽ như ngày chưa vào Nam sinh sống.

Đã hơn 10 năm trôi qua kể từ ngày tôi có cái may mắn gặp ông nhưng hình ảnh ông lại hiện về như là mới gặp tháng trước. Hôm đó, vào một buổi trưa, ở nhà sách Văn Nghệ trên đường Lý Chính Thắng, tôi tình cờ gặp ông. Sau một lúc chào hỏi, tôi mời ông ra quán ngay gần đó. Trong khi chờ ly cà phê và dĩa cơm bụi, ông lại nói về tài chế biến “cà phê bắp” của dân mình, rồi văn hóa nhậu của Sài Gòn. Nhìn con cá bông lau trên đĩa cơm ông lại nói chuyện cá ba sa xuất khẩu, nhìn cái cột điện ông nói lịch sử cái cột đèn qua mỗi thời kỳ. Ở đâu ông cũng nhìn ra chuyện để nói về văn hóa của quê mình. Ông nói chuyện cái bàn thờ của người Nam Bộ, bức tranh tường thờ bên trong không phải âm u như bàn thờ ở ngoài Trung, ngoài Bắc mà vẽ cây hoa hoa đỏ hướng ra biển, như muốn người chết vui ở thế giới bên kia. Rồi cái nhạc đám tang cũng khác, không mang nặng u buồn tang tóc.

Chuyện làm cố vấn cho phim “Người tình”

Rồi ông kể tôi nghe câu chuyện về lần làm cố vấn cho phim “Người tình”. Không biết do ai giới thiệu, ông đạo diễn người Pháp Jean-Jacques Annaud mời ông làm cố vấn về mảng văn hóa cho đoàn làm phim “Người tình”. Đọc lời giới thiệu ở đầu phim tôi tưởng ông được nhiều tiền lắm, té ra chỉ 500 đô la. Tôi hỏi: “Sao bác không đòi nhiều hơn?”, ông bảo: “Họ khôn lắm mày ơi. Họ hỏi tao mỗi tháng thu nhập được bao nhiêu tiền nhuận bút, rồi so với số ngày tao phải đi, họ nhân đôi lên."  "Sao bác không mặc cả?" Ông tỉnh bơ: “Mình nghèo mà, lỡ họ đi mời người khác thì sao. Hơn nữa mình cũng không bao giờ có dịp như thế”. Ông lại tiếp: “Thực ra nhờ đó tao lại biết được rất nhiều thứ quý hơn cả tiền bạc. Mà tiền có mười lần hơn thì cũng hết rồi”. Ngừng một lát ông kể tiếp, một hôm có đoạn quay trên sông ông đạo diễn hỏi ông, dòng sông quê ông có cái gì độc đáo. Điều này nằm ngoài chương trình và sự chuẩn bị của ông. Ông bảo chờ một chút, ông xin tách đoàn châm điếu thuốc, hình ảnh dòng sông năm xưa hiện về. Rồi ông quay nhanh lại chỗ đạo diễn và trả lời: “Tôi chưa từng tới sông Sein, chưa thăm sông Amazone, tôi không biết các con sông đó như thế nào, nhưng hình ảnh đáng ghi nhớ ở dòng sông Cửu Long trong tôi là những đám lục bình trôi lững lờ”. Ông đạo diễn thích quá, cho mua lục bình về thả. Hình ảnh trong phim sau đó rất ấn tượng. Nhờ vậy ông lại được thưởng mấy ngày phép.

“Thích nhất là Henry Miller”

Tôi hỏi, ông thích truyện ngắn của ai nhất, ông trả lời: “Thích Henry Miller”. Lúc đó tôi chỉ biết Henry Miller là nhà một tác giả nổi tiếng người Mỹ. Tôi đánh bạo hỏi thêm, “Bác thích ở điểm nào?”. Không ngờ ông giảng cho tôi một lúc về Henry Miller, tôi chỉ nhớ đại ý rằng, ông thích Miller bởi lối viết phóng khóang, cởi bỏ mọi ràng buộc, mọi thứ ước lệ trong cuộc đời, mang con người đến với tự do. Miller viết sex nhưng không trần tục. Thật bất ngờ, một ông già nhà văn chân quê như cục đất chuyên viết về miệt vườn lại hiểu rõ và một tác gia hiện sinh như thế. Gần đây tôi đọc một ít về Henry Miller, mới biết thêm rằng ông ta là một nhà văn đường phố, lấy đời sống đường phố làm trường học cuộc đời. Sơn Nam có ảnh hưởng của Henry Miller hay không vượt xa tầm hiểu biết của tôi. Chỉ xin trích ra đây một đoạn của Henry Miller luận bàn về sáng tạo để bạn đọc tham khảo.

“…Từ chút ít sách vở tôi đã học, tôi nghiệm ra rằng những người lặn lội sâu nhất trong cuộc đời, những người nhồi nặn cuộc đời, những người chính là cuộc đời, đều ăn ít, ngủ ít, thủ hữu ít hay không có gì cả. Họ không có bất kỳ một ảo tưởng nào về bổn phận, hoặc nối dõi tông đường hay duy trì quốc gia. Họ chỉ quan tâm tới chân lý và chân lý mà thôi. Họ chỉ chấp nhận một hình thức hoạt động: sáng tạo. Không một người nào có thể chỉ huy công việc họ, bởi vì họ tự nguyện tất cả. Họ cho không, bởi vì đó là cách duy nhất để cho. Đó là lối sống lôi cuốn tôi: nó làm thành thiên lương. Đó là cuộc đời – chứ không phải là sự giả đò mà những người xung quanh tôi thờ phụng…”. (Bản dịch của Nguyễn Hữu Hiệu).

Tạm biệt ông, tôi có ý định chở ông về nhà. Ông lại bảo “Để tao đi ra đầu đường coi có đứa nào tao quá giang, hôm nào không có ai thì đi bộ, mỏi chân thì đi xe ôm”. Tôi nhìn theo bóng ông xiêu vẹo xa xa…

Từ đó đến nay tôi không có dịp gặp ông nữa. Hôm tới viếng ông tôi cứ bùi ngùi hối tiếc, sao không chịu tiếp cận với ông để hiểu biết thêm phong tục, tập quán, văn hóa Nam bộ, cũng như cuộc đời ông . Nhìn ảnh ông đội khăn đóng mặc áo dài, tôi lại nghĩ, ông viết về quê hương, đất nước con người, thế thì ông có viết về chính mình?

Tác giả Nguyễn Đặng Trí Tín

Lục lọi mãi tôi không tìm thấy đoạn văn nào đắc ý. Bỗng nhớ một người đã nói, các nhà viết văn xuôi thường gửi gắm đời mình qua thơ. May mắn quá, giở lại cuốn “Hương rừng Cà Mau”, tôi bắt gặp một bài thơ ông tổng kết cuộc đời mình. Riêng hai câu cuối đọc xong tôi thấy nhẹ nhàng và càng khâm phục ông:
“Phong sương mấy độ qua đường phố
Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê…”

Nguyễn Du ví tác phẩm mình như “Lời quê chắp nhặt dông dài”, ông lại ví mình như là hạt bụi. Hạt bụi nay đã nhẹ nhàng trở về cố hương.

NĐTT 
(2008)



READ MORE - GẶP NHÀ VĂN SƠN NAM Ở SÀI GÒN - Nguyễn Đặng Trí Tín

Chùm ảnh LAN GIÓ - Chu Vương Miện






READ MORE - Chùm ảnh LAN GIÓ - Chu Vương Miện

EM ĐẾN ĐỜI TÔI - Thơ - Hoàng Yên Linh

Nhà thơ Hoàng Yên Linh
     Em Đến Đời Tôi

                         Hoàng Yên Linh 



Từ trong tranh em bước xuống đời tôi

Mang theo cả một khung trời cổ tích

Tự thuở nào em dệt lụa quay tơ

Trong hương trầm tôi viết tiếp bài thơ.



Em và tôi không gian xa vời vợi

Thật và hư ước vọng mãi đầy vơi

Em nồng nàn sâu lắng nét Tây Thi

Ngàn năm trước ngàn năm sau huyền thoại.



Em trong tranh thật gần mà xa lạ

Tôi mệt nhoài giữa bão tố phong ba

Đi giữa đời mà vọng tưởng u mê

Nên cứ mãi sân si vòng tục lụy.



Tôi gã khờ tìm em từ vạn kỷ

Để trong mơ nối lại chuyện ngày nay

Em dịu dàng dang rộng cả vòng tay

Đến đời tôi dẫu muôn trùng xa cách.


Hoàng Yên Linh



READ MORE - EM ĐẾN ĐỜI TÔI - Thơ - Hoàng Yên Linh

Nhà thơ LÊ THIÊN MINH KHOA TRẢ LỜI PHỎNG VẤN về CA KHÚC TÂN NHẠC VIỆT NAM - Nguyễn Bá Hoàn (thực hiện)

Nhà thơ LÊ THIÊN MINH KHOA TRẢ LỜI PHỎNG VẤN           về CA KHÚC TÂN NHẠC VIỆT NAM

                                               Nguyễn Bá Hoàn (thực hiện)

Trích trong các tác phẩm:

           Người và Việc - Những người nổi tiếng - tập 1 (NXB Hội Nhà Văn, 2006.)
          Người và Việc - Cánh buồm ngược gió (NXB Văn Hóa Sài Gòn, 2008.)


 https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgZIdcspIfFcfpLAVReGDvt70Gopo5vhXfgeRHp2XYVz8eZmjT2eaRdgqtZr3HvCEGCkkqd5Crv4ROiwTOeUbMDNMPH1INeI002yL8VkXMJkflIHCkwkpR4LXfNwbpFxD5S1q5vMV4N9xc/s200/images+(6).jpghttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhUbhlRYrft8WJwvMLCSizyqoIL8Ci_mYS_hCWfibWd4zL2ivXGQnovg0l5i4dpP75mgb3UaiWnYylqubkNUWY6ADAD2ENcR73RO_kiFHA2JyjvGiFDO_PrN2gFjb1bx_nHob1h0ZO9Eyo/s200/images+(7).jpg
             Bìa 2 cuốn Những người nổi tiếng, Cánh buồm ngược gió.

            Thị xã Bà Rịa chiều cuối tuần, trời mưa lất phất. Tôi ngồi đối diện với nhà thơ, nhà giáo ấy – Lê Thiên Minh Khoa,  trong một quán cà phê cóc cạnh Nhà Tròn Bà Rịa, có én liệng đầy trời quanh di tích lịch sử quốc gia này. Chiều xuống, tôi vừa “nhìn tất cả cuộc đời xuôi ngược lướt qua bên”, vừa nghe anh đọc “nhỏ nhẻ như câu tâm tình” bài thơ Thị trấn tôi của anh, vừa nhớ ray rứt cái thị xã quê tôi và nghe anh nói: “Tôi sống đất này tính ra đã hơn 2/3 đời người. BR-VT là quê hương thứ hai của tôi”.   

 Nhà Tròn nằm ngay giao lá»™ của nhiều tuyến đường quan trọng

 Nhà Tròn Bà Rịa, di tích lịch sử quốc gia,  biểu tượng của TP. Bà Rịa và tỉnh BR – VT.


     PV: Xin chuyển qua đề tài khác nhé. Tôi có đọc bài báo viết về anh: “Nhà thơ được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc”. Anh có biết vì sao thơ anh được các nhạc sĩ phổ nhạc không?

     LTMK: Nói theo lý luận mỹ học cổ điển thì “thi trung hữu nhạc”, trong thơ có nhạc, nhạc và thơ thân thiết với nhau, anh em nhau. Nhưng thực ra, không phải tôi khiêm tốn đâu, chẳng qua là vì tôi chơi thân với nhiều nhạc sĩ, có dịp “bù khú” với nhau, đọc thơ cho nhau nghe, đồng cảm với thơ và đồng cảm với nhau, mến người nên yêu thơ, yêu thơ rồi mến người, muốn có kỷ niệm về nhau, nên họ phổ thơ tôi thôi. Chẳng hạn năm 2003, tôi dự tại Nhà Sáng Tác Bộ Văn Hóa - Thông Tin, Đà Lạt, trong đoàn chỉ có ba nhạc sĩ, và cả ba nhạc sĩ đều phổ nhạc thơ tôi: Hoàng Lương, Bùi Thanh, Trọng Vĩnh. Hạnh phúc lắm khi có người đồng cảm với mình, với thơ mình.


Image result for Nhạc sĩ Võ Công Diên


NS Võ Công Diên                            

   
 PV: Chắc là anh có nhiều kỷ niệm với các nhạc sĩ, ca sĩ lắm?
  LTMK: Kỷ niệm thì nhiều, chỉ kể anh nghe hai chuyện, mỗi giới một chuyện. Năm rồi, ca sĩ Ái Vân đi cùng Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Liêm về Bà Rịa thăm tôi. Gặp Ái Vân, khi bắt tay, tôi nói: “Ôi, may sao có một cô gái nhỏ”. Đó là lời trong bài Lời Bác dạy trước lúc ra đi của Trần Hoàn. Và trong giới văn nghệ truyền tụng rằng “cô gái nhỏ” hát bên giường Bác Hồ trước lúc Người “ra đi” là Ái Vân, khi đó đang  học nhạc viện Hà Nội và sinh hoạt trong CLB thiếu nhi của Nhà Văn hóa Hà Nội. Nghe tôi nói thế, Ái Vân cảm động lắm. Sau đó, chúng tôi kéo về Resortsố 5 ở Long Hải, tôi đưa bài Về một tình yêu, ca khúc Trần Quang Lộc phổ thơ tôi, Ái Vân liếc qua và “son-phe” ngay, hát vang dội cả nhà hàng. Khách hàng im phăng phắc để lắng nghe và đến lượt tôi cảm động lắm. Ca khúc này Ái Vân vừa thu trong một CD vừa thực hiện ở hải ngoại.
       Còn về  nhạc sĩ thì như đã nói, tôi quen thân (quen hoặc thân) với nhiều nhạc sĩ trong và ngoài tỉnh BR-VT, trong đó có các bậc lão thành như Hoàng Hà, Nguyễn Bính…; bậc đàn anh như Trịnh Công Sơn, Nguyễn Phú Yên, Trần Tích, Bùi Thanh Hóa, Phan Trọng, Trần Viết Bính, Phan Long, nhà văn kiêm NS Khôi Vũ - Nguyễn Thái Hải, NS kiêm nhà văn Bùi Công Thuấn…; cùng trang lứa hoặc nhỏ tuổi hơn như Hoàng Lương, Trọng Vĩnh, Tống Duy Hòa, Trương Minh, Duy Long, Thiên Toàn, Trần Long Sơn, Hữu Du, Hồng Vân, Võ Lê, Võ Quang Diên, Vĩnh Trí, Phan Thiết, Hoài Nhơn. Phan Thành Liêm, Hoàng Thi Tâm…, em ruột tôi Lê Nhật Linh (đã mất) cũng là một nhạc sĩ. Riêng Trần Quang Lộc thì đồng hương với tôi đến hai lần (cùng xã ở Quảng Trị - và cùng khu phố ở Bà Rịa) nên gần nhau lắm. Và xin kể một chuyện vui: Tôi cùng anh Lộc hát thi karaoke bài Về đây nghe em của anh, tôi thắng! Máy chấm tôi đạt 100 điểm với lời khen: excellent (xuất sắc), còn anh Lộc, tác giả chỉ được 60 điểm với lời “động viên”: Try again (cố gắng lên!). Anh biết vì sao không? Vì tôi hát theo nhịp điệu và chữ (đã sửa) mà máy đã lập trình, còn anh Lộc thì “bảo thủ” hát theo ca từ và nhạc điệu “nguyên thủy” mà anh sáng tác (cười). Báo cho anh biết nhé: Căn nhà tôi hồi nảy anh ghé là đối diện với nhà cũ ông Lê Chí Trực, tức nhạc sĩ nổi tiếng Hoàng Việt đấy! Hàng xóm mà! (lại cười)…   


Nhạc sĩ Quốc Bảo: 10 năm nữa tôi sẽ lên núi đi tu
  

NS Quốc Bảo
 
      PV: Anh nghĩ gì về ca khúc Việt nam hiện nay?
      LTMK: Đối với âm nhạc, tôi chỉ là dân “ngoại đạo” thôi. Nên chỉ xin nói lên những bức xúc của mình đối với ca khúc VN hôm nay với tư cách là người yêu âm nhạc thôi. Phải nói rằng: Trong âm nhạc VN hiện nay, có nhiều bài hát mới rất hay rất có chất lượng được nhiều lứa  tuổi, nhiều giới yêu thích, đó là sáng tác của các nhạc sĩ Quốc Bảo, Trần Quang Lộc, Hoàng Lương, Bảo Chấn,Dương Thụ, Phú Quang, An Thuyên, Trần Tiến, Thanh Tùng, Nguyễn Trọng Tạo, Thế Song v.v...
  
 Image result for ns Lê Trọng Nguyá»…n
      
     Điều làm người yêu âm nhạc hiện nay khó chịu là sự phổ biến và tung hô rộng khắp những bài hát kém chất lượng: loại nhạc thời trang nhạc thương mại, nhạc thời thượng, nhạc thị trường, nhạc rẻ tiền, nhạc mì ăn liền, nhạc máy nước… mà trước ngày thống nhất ở Miền Nam gọi là nhạc sến (Vì từ "nhạc sến" mang sắc thái biểu cảm âm tính với hàm ý coi thường nên ngày nay chúng ta thường dùng từ ngữ "nhạc bình dân" cho nó có "lập trường quan điểm" hơn). Điều này - nhạc thương mại - báo chí đã nói rất nhiều, nhưng thị trường âm nhạc vẫn lộn xộn. Tôi nghĩ do nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn, xin nói thẳng, do thị hiếu thẩm  mỹ một số bạn trẻ bây giờ chưa cao, có người thích nhạc tầm thường thì có người viết nhạc tầm thường để đáp ứng nhu cầu tầm thường đó. Mà người viết nhạc quên rằng: Văn nghệ (chân chính) không theo đuôi công chúng mà phải góp phần nâng cao thị hiếu, tình cảm thẩm mỹ của công chúng. Thứ hai là do nhiều người không có tay nghề âm nhạc (tay ngang) nhưng có tay khác, chẳng hạn tay trong, tay ngoài dài hơn…, “đâm ngang” viết ca khúc, rồi có điều kiện tiếp thị, quảng cáo rầm rộ. Cuối cùng là do việc phổ biến ca khúc không chọn lọc của các cơ quan thông tin đại chúng, trong đó có công nghệ lăng xê. Chắc chắn, trình độ “thẩm âm” của Biên tập viên âm nhạc các Đài truyền hình rất cao nhưng có lẽ do nhiều nguyên cớ “ngoài âm nhạc” lại lăng xê nhiều ca khúc “nghe hổng nổi”, có ca từ “rỗng tuếch và vô nghĩa” mà có khi người nghe phải “lấy mắt bù tai”. Rồi vào quán cà phê,  nhà hàng, đi xe đò chất lượng cao lại phải nghe những bài hát rẻ tiền đó. Mà người biên tập chương trình lại là… một anh lơ xe trình độ chưa hết tiểu học, nên phần đông hành khách bị “tra tấn” màng nhỉ là phải rồi. Thời trước, cũng có nhiều nhạc sến lắm, nhưng vào câu lạc bộ (CLB) dành cho giới trí thức thì phải nghe nhạc Trịnh Công Sơn, Trần Hoàn, Văn Cao, Đoàn Chuẩn-Từ Linh, Phạm Duy, Lê Trọng Nguyễn, v.v… Vào CLB của giới bình dân mới được nghe nhạc bình dân, nhạc lính. Tiện đây, kể anh nghe luôn: Có một nhạc sĩ ở TP. HCM là biên tập viên ca nhạc khi trả lời phỏng vấn, đã nói: “Không có nhạc sến, chỉ có nhạc hay và nhạc dở”. Tôi không chống đối gì nhạc này, vì tôi hiểu mỗi giới cần có một 'gu" nhạc riêng phù hợp với mình, nhưng nghe thế, tôi có viết một bài báo “trao đổi” lại, trong đó tôi khẳng định: Có nhạc hay nhạc dở nhưng cũng có nhạc sến như nhiều nguời thường dùng để  gọi  một loại nhạc trong dòng nhạc trữ tình bình dân (tôi thích dùng ngữ: nhạc trữ tình bình dân hơn). Và những khái niệm này có quan hệ với nhau: Đã đành rằng nhạc sến và nhạc dở đối lập với nhạc hay rồi, nhưng chúng lại giao nhau, có khi bao hàm nhau, thuộc về nhau nữa. Tôi nghĩ, đó là loại nhạc mà giai điệu thì đơn giản, lặp lại mình, lặp lại người khác (nhái), thường là bolero; còn ca từ thì cũng vậy, dễ dãi, lặp lại, hơi bị... “cải lương” và ước lệ có sẵn, cứ thế ráp vào. Chẳng hạn, nhạc viết về mùa thu, thì cảnh vật là: Gió heo may thổi, trời se se lạnh, mây mù giăng giăng, lá vàng rơi rụng…, còn tâm trạng thì: Cô đơn không cùng, nhớ nhung xa vắng…; nhạc viết về người đẹp thì: Mắt em màu xanh, tà áo dài tha thướt, tóc thề ngang vai… Có khi lời còn thông tục hóa đến mức “rỗng tuếch và vô nghĩa” nữa mà xin không kể ra đây.

 D:\aaaa_May vi tinh cu\Dia D\4 hinh\scan0055.jpg

 Bìa sau cuốn “Cánh buồm ngược gió”  (ảnh tác giả thứ hai, hàng trên)  

       Sau đó, tôi lại nghe một nhạc sĩ khác phát biểu với báo giới: “Không có nhạc sến chỉ có ca sĩ sến”. Thôi, không cần bàn luận nhiều cũng biết là nhạc sĩ đã đổ lỗi, đã trút tính chất “phế phẩm”, kém chất lượng của ca khúc mình viết về phía các ca sĩ có giọng mùi mẫn, ướt át…, cái giọng quá phù hợp với ca khúc đó. Dù rằng có những tình khúc sang trọng thanh nhã (nhạc tiền chiến, tình khúc, tình ca cách mạng…) bị ca sĩ dạng này biến thành sướt mướt, ủy mị, quằn quại, khổ đau, bi sầu, rên rỉ và… sến sẩm.
       Nói đi rồi cũng phải nói lại. Cũng có những bài nhạc bình dân nhưng lại được nhiều giới yêu thích, như tôi thường dùng từ “giao nhau” để chỉ mối quan hệ giữa các dòng nhạc. Chẳng hạn, Tạ từ trong đêm (Trần Thiện Thanh), Đường xưa lối cũ (Hoàng Thi Thơ), Nắng lên xóm nghèo (Phạm Thế Mỹ), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ & Hồ Đình Phương), v.v... Cũng có bài nhạc bình dân nhưng có những câu rất hay rất triết lý, rất thơ, chẳng hạn lời trong một bài hát hải ngoại: "Tôi xin người cứ gian dối nhưng xin người đừng lìa xa tôi" (Kiếp đam mê - Duy Quang)... Xin kể chuyện này: Bạn thân tôi, GS-TS-LS Nguyễn Hữu Liêm, là trí thức, nhà triết học nhưng lại thích hát nhạc bình dân. Liêm nói: Lũ chúng ta sinh ra từ sến (giới bình dân) nên phải hát nhạc sến mới sướng! (Nhớ đến lời đề từ của Nguyễn Huy Thiệp trong truyện ngắn "Bài học nông thôn": Tôi sinh ra từ nông thôn. Mẹ tôi là nông dân)...
     … Trời sụp tối, tôi chia tay với Lê Thiên Minh Khoa. Bên tai tôi dường như văng vẳng giọng đọc “nhỏ nhẻ” của anh: “Chia tay bên giàn hoa - Thân gầy xao xác lạ!” (LTMK). Và cảm thương anh hơn. Ừ, thì cũng tại câu thơ có nhiều hàm nghĩa ấy thôi!                                                                            

                                                             NBH

READ MORE - Nhà thơ LÊ THIÊN MINH KHOA TRẢ LỜI PHỎNG VẤN về CA KHÚC TÂN NHẠC VIỆT NAM - Nguyễn Bá Hoàn (thực hiện)