Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Sunday, November 17, 2019

NGÀY EM ĐẾN | CHỜ | THƠM ĐẦY CHIÊM BAO - Chùm thơ Vương Phạm Tâm Ca




Chùm thơ  Vương Phạm Tâm Ca

NGÀY EM ĐẾN

Ngày em đến thơm từng cơn gió
Mây trổ bông vui trắng khung trời
Vẫn bầy sẻ nâu ra sân nhặt nắng
Mà chíp chiu xanh đến rạng ngời

Có gã hành khất suốt đời đói chữ
Ki cóp giọt thơ hát yêu người
Những câu thơ mang hình hài lữ thứ
Tháng năm buồn sương khói chơi vơi

Ngày em đến vườn địa đàng mở cửa
Muôn cỏ hoa khoác áo mới đón chào
Anh cũng thế mang giày mang tất
Chung niềm vui mưa nắng xôn xao

Những vần thơ đã bắt đầu đỏm dáng
Trưng hân hoan lên câu chữ ngọt ngào
Từng chữ từng chữ lung linh môi mắt
Từng tiếng đàn tấu khúc tiêu dao

Ngày em đến lòng ta vui như tết
Bao nhiêu mùa là bấy nhiêu xuân
Cũng mưa cũng gió mà mưa gió cũng khác
Mưa gió chung vui mở hội hồng trần

17/11/2019
VPTC

CHỜ

Người về muôn nẻo phù du
Mà ta vẫn cứ thiên thu đợi người
Vẫn chân trời vẫn mù khơi
Vẫn da diết lắm vẫn bồi hồi đau

Đượm nồng bếp lửa nơi đâu
Để tàn tro lạnh trắng đầu phơi sương
Níu hư vô hỏi vô thường
Có em ở với muôn phương trời hồng

Nhắn rằng đầu núi cuối sông
Có tôi đang đợi trên đồng mù mưa
Chờ em về để giao mùa
Đêm lập đông lạnh mà chưa thấy người

16/11/2019
VPTC

THƠM ĐẦY CHIÊM BAO

Kệ người đếm giọt mưa rơi
Xin em hãy hái dùm tôi nỗi buồn
Ta xâu từng phiến gió đông
Rồi vờ hiu hắt để không nhớ gì

Chim còn có nẻo thiên di
Tôi thì tha thiết những vì sao rơi
Từng ngón tay lạnh mồ côi
Run run mưa gió trên đồi mù sương

Tim nhau lắm ngã nhiều đường
Mai này xin nhớ mùi hương tìm về
Dẫu là rừng rú sơn khê
Yêu nhau đến độ muội mê cũng ừ

Lá vàng rơi xuống để thu
Em gom nắng sưởi mây mù hồn tôi
Tôi làm thơ thả lên trời
Trong thơ em với núi đồi thanh tân

Cỏ mầm đang rộn rã xuân
Hương người xa vắng rất gần đâu đây
Đã nghe hơi ấm bàn tay
Đã nghe mùi tóc thơm đầy chiêm bao

15/11/2019
Vương Phạm Tâm Ca


READ MORE - NGÀY EM ĐẾN | CHỜ | THƠM ĐẦY CHIÊM BAO - Chùm thơ Vương Phạm Tâm Ca

CHÙM THƠ THỦY ĐIỀN




GIỌT BUỒN RƠI THEO LÁ

Rơi... rơi từng chiếc lá
Xạc xào chạm vào tai
Trơ con chim ngủ dài
Giấu mỏ quên trời sáng

Những hạt sương lành lạnh
Đọng quanh lớp lông dầy
Trắng xóa một màu mây
Im lìm nằm bất động

Đêm tàn thu gió lộng
Gieo rét cả lòng người
Nỗi nhớ kẻ tha hương
Dâng tràn như sóng biển

Mẹ quê xa triền miên
Em thơ nơi ngàn dặm
Người tình giờ cách ngăn
Giọt buồn rơi theo Lá.

                  Thủy Điền
                 17-11-2019


         KHÁT TÌNH

Khát tình uống cạn vầng trăng
Đêm đen dạ cứ lâng lâng còn thèm
Ngắm Hằng đêm đuỗi- theo đêm
Thế mà mắt chẳng lem nhem mỏi mòn
Ngồi nơi đáy biển- vọng non
Thế gian bé bỏng, đèo bồng Tiên xa

Khát tình trước một đài hoa
Sắc trời, mây nước lòng ta rã rời
Vớ tay muốn bắt của trời
Tiếc thay vườn cấm "Thầy coi" bảo! " Đừng"
"Tương tư" giọt lệ mưa buồn
"Si tình" cánh Bướm lượn vườn hắt hiu

Liêu xiêu, nghiêng ngã, liêu xiêu
Tay ôm Bạch tửu sáng, chiều mặc ai
Ta yêu, ta khát, ta say
Trần gian của quí trưng bày trước ngươi
Tội chi không dám mở lời
Được, không. Không, được ai thời trách..., ... ca

Khát tình là vốn người ta
Tương tư mắy kẻ bảo là "Ta không .... .." !

Thủy Điền
16-11-2019



VỀ ĐÂU ? HỠI! “KIẾP THI NHÂN”

Thuở còn xuân nhiều mơ, lắm mộng
Lấy bút chì, xé tập làm thơ
Tả người yêu, tả tuổi dại khơ
Thơ chẳng điệu, chẳng vần  ... ... hay lắm

Em, khúc khích chạy quanh khoe bạn
Bài thơ tình người mới tặng trao
Lòng xôn xao. Ôi ! .... sướng làm sao
Viên ngọc quí ... lọt vào mắt thánh

Giờ vào đông, tuổi buồn giá lạnh
Câu thơ tình đã chuyển sang trang
Cứ đó, đây cho hết nhật tàn
Nhìn đây, đó vội vàng đôi chữ

Mặc bão tuyết, ta, "Đời lữ thứ"
Đi về đâu? Hỡi! " Kiếp Thi nhân"

Thủy Điền
15-11-2019


MẤY THUỞ ẤY EM VỀ

Mấy thuở em về sao chẳng sang
Chuyện xưa, quá khứ đã phai tàn
Nhớ chi rồi lạnh lùng cúi mặt
Bên đây, bên đó chỉ tầm gang

Hôm ấy em về sao chẳng sang
Ngồi bên hiên vắng đợi trông nàng
Trắng đêm tôi mượn vầng trăng tỏ
Soi đường mà chẳng thấy em ngang

Tôi nghĩ chuyện tình dù cay đắng
Nhưng rồi ngày tháng cũng qua đi
Sao ai chất chứa, hoài tâm trí
Nửa đời sâu đọng giận, thương mang

Mấy thuở em về sao chẳng sang
Gặp nhau đôi phút để ngỡ ngàng
Nhìn nhau khoảnh khắc rồi xa cách
Để rồi mai lại. Nẽo quan san.

Thủy Điền
15-11-2019


CÒN ĐÂU CHIẾC ÁO BÀ BA

Còn Đâu chiếc áo bà ba
Còn đâu cái dáng thướt tha giữa hè
Còn đâu hình ảnh... gái quê
Bình minh nặng gánh đi - về chợ phiên
Còn đâu ... bóng ngã, chiều lên
Ngồi bên bếp lửa nghiêng nghiêng má hồng
Còn đâu những lúc mặn nồng
Hoàng hôn biển vắng sóng chồm hôn thân
Giả hờn quây mặt lặng câm
Tay anh nhè nhẹ làm khăn, ... mỉm cười
Còn đâu những lúc em ngồi
Giếng sâu, giặt áo nhìn trời bao la
Còn đâu những.... phút tình ta
Kề vai, tựa má mặn mà đêm trăng

Còn chăng người hỡi còn chăng
Bóng đêm u tối, chiếu chăn lạnh lùng

Thủy Điền
14-11-2019


SOI GƯƠNG

Có soi gương mới thấy mình xấu, đẹp
Để tô son, nhuộm phấn nét suy tàn
Khỏa lấp đi những đường nét nhăn ngang
Người đối diện có cái nhìn quí giá

Có soi gương mới rõ mình thật, giả
Để chữa lòng những nhơ nhuốt còn mang
Để rửa đi những ăn có, tập đoàn
Cho lí trí quây về tìm chính nghĩa

Hãy soi gương ngày ngày nhìn, ngắm ngía
    Đừng lầm lì che mặt, ngỡ mình khôn
Rồi vội quên, toàn làm chuyện bất thường
Gây tiếng oán một đời mang tội lỗi.

Web Inhaber
12-1-2019



TA NHƯ...!

Anh như con Bướm đa tình
Tôi như hoa Cúc chứa bình mật ngon
Bình minh Bướm lượn vườn son
Lả lơi cúc Bạch cười giòn hiến dâng

 Anh như bụi Trúc xanh xanh
Tôi như con Sáo đeo cành hót vang
Mùa xuân nắng ấm dịu dàng
Đỏng đưa trước gió mây ngàn thầm ghen

Anh như đêm vắng, lửa đèn
Tôi như quyển vở từng đêm... thư tình
Sáng soi, soi sáng tim mình
Kề tôi anh ngắm, ... lặng thinh hé cười

Anh như con Bướm gọi mời
Tôi như hoa thắm đẹp ngời trao duyên
Anh như là một con thuyền
Tôi là biển cả vượt miền Đại dương

Ta như đôi bạn chung đường
Như đôi cánh Nhạn chập chùng bay cao.

Thủy Điền
10-11-2019

READ MORE - CHÙM THƠ THỦY ĐIỀN

VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (1) - Nguyên Lạc


 
                         Nhà thơ Nguyên Lạc


VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (1)
                                                   Nguyên Lc

Hy cùng nhau xét ngha và cách dùng  vài chữ sau đây trong thơ

MIÊN DU
1. Kết hợp MIÊN DU có thể hiểu trên cơ sở lắp ghép nghĩa của các thành tố tạo nên nó: MIÊN và DU
-- DU là "đi, đi xa, đi chơi"
-- MIÊN có nhiều ngha:
- MIÊN bộ Mục là "ngủ". Theo kiểu nói bồi trong tiếng Việt MIÊN DU nghĩa là "ngủ đi ". Nếu theo cấu tạo từ tiếng Hán, thì  DU là thành tố chính: "đi"; còn MIÊN là thành tố phụ: "giấc ng, trong tư thế ngủ". Nghĩa của cả kết hợp:  Đi vào giấc ngủ, đi trong tư thế ngủ. Nếu nghĩa "đi trong tư thế ngủ " thì mộng du chăng? Tên bệnh trong y học (tiếng Anh: Sleepwalking; còn gọi là ngủ đi rong hoặc chứng Miên hành)
- MIÊN bộ Mịch 綿 là kéo dài, dằng dặc không dứt. Vậy "miên du" là đi đi hoài.
Nên biết, tiếng Hán Việt cùng giống tiếng Anh, tính từ đứng trước danh từ, ngược với tiếng Việt. Thí dụ; White horse (A), Bạch mã  (H), ngựa trắng (V)
2. Giờ ta thử xét các câu thơ sau:
a.
Tôi miên du bước vào hoài niệm (XYZ)
- Câu thơ này có ngha sao?: Tôi "đi vào giấc ngủ/ đi trong tư thế ngủ" bước vào hoài niệm hay Tôi "đi đi hoài" bước vào hoài niệm?
- Lại nữa trong câu: 'Tôi "miên du" bước vào hoài niệm" này, chữ DU nghĩa là đi, bước đi ... Đ có chữớc rồi sao còn dùng thêm chi chữ bước nữa?
Theo Nguyễn Anh Khiêm (Ký Ức Sơ Sài) thì tiến trình ngôn ngữ như sau: Đủ chữ/ đủ ý: Thoại –> đủ chữ/ nhiều ý: Văn –> ít chữ/ nhiều ý: Thơ.
Do vậy trong thơ càng ít chữ mà càng nhiều nghĩa thì thơ càng hay. Để được ít chữ, nhiều khi nhà thơ phi làm công việc "ẩ̉n chữ", để độc gi tự đoán ra như tôi đ bàn trong bài Th Pháp Show Do Not Tell đ đăng trên các trang Web.
b.
Nắng miên du chảy ngược chiều nỗi nhớ  (ABC)
Đây là  câu thơ trong  bài thơ "nổ̉i tiếng" ở VN. Xin tác gi ABC gii thích giùm "Nắng miên du" là gì? Nắng "đi vào giấc ngủ/ đi trong tư thế ngủ" hay nắng "bước đi đi hoài"?
c.
Tuy nhiên câu thơ sau đây dùng cm chữ Miên du rất "ấn tượng":
Vô thường năm tháng bước miên du  (Trần Kiêm Đoàn)

Ở đây Miên du: Viễn du xa rộng kéo dài trong không gian và thời gian.
Cùng một chữ nhưng nếu hiểu r ngha nó, đặt đúng chổ thì câu thơ mới hay; chứ không thể dùng càn, cố tình to dáng làm câu thơ vô ngha và do đó nh hưởng xấu đến toàn bài.

 LÁ BAY,  LÁ ĐỔ

1. Trong bài thơ Tình Sầu Cuối Thu của thi s DEF có câu thơ "Gió rít từng cơn đổ lá vàng", tôi đã hỏi đùa thi sĩ: Gió "rít" thì lá bay chứ? Gió rít từng cơn  có ngha là gió rất mnh và do đó lá b cuốn hút bay đi, chứ làm sao lá đổ. Lá đổ ch khi nào lá nh lay cành.
Thi sĩ trả lời: "Tôi không ngồi mà rặn ra câu chữ!" - DEF
Tôi chỉ hỏi đùa cho vui, nhưng bạn DEF lại "nghiêm chỉnh" phản biện, thôi tôi đành luận bàn thêm cho r với anh để cùng nhau học hỏi và tiến bộ:

a. Lá đổ thì chỉ có 1 chiều : Từ trên xuống dưới, chứ không thể nào từ dưới lên trên , từ trái qua phải và ngược lại; nói chung không thể  là muôn chiều, muôn hướng. Lá bay thì mới phát tán muôn chiều, muôn hướng. Lmuốn bay thgió phi mạnh. Gió rít từng cơn có ngha là gió rất mnh và do đó lá s b cuốn hút bay đi, chứ làm sao lá đổ. Lá đổ ch khi nào lá nh lay cành như tôi đ nói trên.  Do đó bạn DEF nên nghĩ lại câu thơ "Gió rít từng cơn đổ lá vàng".
Li nữa 2 câu thơ kế tiếp trong khổ là "Con đường xưa nhuộm máu thu tang/ Mặt trời lặn cỏ cây câm lặng": " Gió rít từng cơn" sao mà " cỏ cây câm lặng" được? C cây phi "uốn éo, quằn qui" chứ?
Sẵn đây tôi liên hệ luôn đến bài nhc "Lá Đổ Muôn Chiều" ca Đoàn Chuẩn & Từ Linh. Theo tôi chữ CHIỀU là buổi chiều chứ không phi là "chiều hướng" như đ gii thích trên: Lá đổ muôn buổi chiều.
Cng chính vì điều này mà nhiều người cho là vì lỗi in ấn làm sai tên bn nhc và đ chnh li "Lá Đ Muộn Chiều" [1]. Tôi đồng theo hướng này vì ngha nó chính xác và thê thiết hơn.

b. Về câu nói "Tôi không ngồi mà rặn ra câu chữ".
Trong bài thơ hay "Trời Bỗng Dưng Mưa Sa" của thi sĩ Trần Vấn Lệ có câu:
"Màu tím của đôi môi"
sau những câu thơ diễn t cô hc trò gặp mưa nên vào lớp trễ giờ. Tôi đã nêu kiến:
- "Mưa này chắc lớn lắm/ Em lạnh đến tím môi"
-" Cám ơn thi sĩ chăm chú từng chữ, có nghĩa là kính trọng độc giả. Nểu như "ai đó" nói "Màu đỏ của đôi môi" thì ôi thôi...mưa đâu? Phải không?
Thi sĩ, nhất là những người có tiếng càng  phải cẩn trng trong việc chọn lựa chữ mình dùng, không phi vì có tiếng tăm mà muốn viết sao là viết, phi tôn trọng độc giả và danh tiếng riêng mình.
Trả lời như vầy có vừa ý với RẶN CHỮ của bạn DEF chưa?

 RÍU RÍT, RÚC RÍCH

[... Có cô thi sĩ trẻ, hơi xinh viết một bài thơ có quá nhiều lời comment "hít hà" khen: tuyệt, tuyệt trong đó có rất nhiều ông thi sĩ nổi tiếng
Bài thơ cô thi sĩ trẻ có câu thơ như vầy: "Chuột kêu ríu rít trên cành".
Theo tôi: Chuột sao kêu ríu rít? Phải kêu rúc rích chớ. Ch chim mới ríu rít hót ca vang :
Chuột kêu rúc rích trong rương
Anh đi cho khéo đụng giường mẹ la. (Câu hát ru Quảng Nam)
CHIM CHUỘT sao? Nghĩa CHIM CHUỘT chắc các bạn đã biết?...]

ĐẢO CHỮ

Xin lại được ghi ra trích đon bài viếĐảo Chữ Và Vị Trí Chữ Trong Câu Thơ vì nó cng liên quan đến đề tài đang bàn luận:
[ ... Giờ chúng ta xét về "nói đảo"
Hiện tượng "nói đảo" bao gồm đảo chữ (đảo từ), đảo ngữ... Tiếng Pháp gọi lối chơi chữ này là antimétabole; tiếng Anh là  antimetabole.
a. Phép đảo ngữ
Phép đảo ngữ (tiếng Anh: Anagram) là cách một từ hay cụm từ được tái sắp xếp thành các ký tự của một từ hay cụm từ khác, sử dụng các ký tự ban đầu chỉ một lần duy nhất.
Ví dụ: Từ "rail safety" có thể viết thành "fairy tales" với cùng số lượng từng chữ cái. Phép đảo chữ thông thường được dùng để chơi trò chơi đố chữ hay học từ vựng mới.
Ở đây tôi không chú ý về phép này.
b. Phép đảo chữ (đảo từ):
Tôi thích gọi đảo chữ hơn đảo từ vì theo tôi chữ chính xác hơn từ [2]
Đảo: Ngược, đảo ngược.
-- Trong nói đảo người ta thường dùng lối chuyển đổi trật tự, vị trí các chữ trong một nhóm chữ (nhóm từ)
     Bữa sáng rau muống, bữa chiều muống rau.
Hoặc:
     Hôm nay có món cà chua,
     Ngày mai độc nhất lại mua chua cà.
Hoặc:
     - Sinh sự, sự sinh.
     - Cá ăn kiến, kiến ăn cá.
- Giúp người, chớ cầu người giúp.
- Cười người chớ có cười lâu
ời người hôm trước, hôm sau người cười.
Ngồi ngủ, ngủ ngồi đều ngủ cả
Đứng ăn, ăn đứng cũng ăn thôi

c. Ba trường hợp đảo chữ
-- Ta phân biệt được ba trường hợp trong phép đảo chữ:
         1. Chữ mới khi được đảo có thể xem như cùng nghĩa với chữ trước khi đảo:
     Ngồi ngủ/ ngủ ngồi.
     Đứng ăn/ ăn đứng
     Khổ đau / đau khổ...
          2. Chữ mới khi được đảo sẽ "vô nghĩa", nghĩa là không thể nào đảo được.
Độc đáo / đáo độc: Đáo độc vô nghĩa
Độc lập/ Lập độc: Lập độc vô nghĩa
Tà huy / huy tà: Huy tà vô nghĩa
- Khờ khạo / khạo khờ: Khạo khờ vô nghĩa. 
- Vừa vặn / vặn vừa:  Vặn vừa vô nghĩa.
Muôn trùng / trùng muôn: Trùng muôn vô nghĩa
Câu thơ:
Hư không níu trùng muôn bớt dài (PHM): vô nghĩa.
 Bóng nguyệt / nguyệt bóng: Nguyệt bóng vô nghĩa
Câu thơ:
"giang đầu nguyệt bóng miên khê"(PHM) là nghĩa gì xin cho biết?
Thi sĩ nên xét lại! Nếu có nghĩa xin thi sĩ cho biết tra tên từ điển Việt nào?
Sẵn dây xin được ghi ra trích đoạn về ngôn ngữ thơ mà tôi tâm đắc của Lê Hữu:
[... Ngôn ngữ thơ là chữ nghĩa, hình ảnh, ý tưởng chỉ có ở trong thơ hơn là trong đời thực. Có điều, khi đọc, nghe, ta cảm thấy như là có thực, có ý nghĩa và chấp nhận được; hơn thế nữa, lại còn rung cảm vì thứ ngôn ngữ ấy. Bất kỳ cách diễn đạt nào làm cho người ta đọc ra thơ, nghe ra thơ, hiểu ra thơ muốn “nói” điều gì, đều là ngôn ngữ thơ.
Chữ nghĩa cần có sự phát minh, sáng tạo hơn là lặp lại rập khuôn người đi trước. Những vô thường, vô vi, phù vân, phù ảo, hư ảo, hư không, tà huy, miên trườngmà người làm thơ cố đưa vào bằng được trong thơ mình thường có một vẻ gì khập khiễng, gượng gạo như một kiểu tạo dáng kém tự nhiên, đôi lúc khiến câu thơ tối tăm, khó hiểu.
Thường, thơ khó hiểu thì khó hay; thơ tạo dáng thì khó tạo được cảm xúc.
[Lê Hữu: Thơ lục bát còn, tiếng Việt còn]

Như Lê Hữu nói : "Chữ nghĩa cần có sự phát minh, sáng tạo...", Tuy nhiên không phải muốn tạo chữ mới ra sao là tạo; phải để ý đến độc giả, phải để ý đến sự trong sáng của tiếng Việt:  Những chữ mù mờ, tối nghĩa hoặc vô nghĩa thì không nên "sáng tạo" ra. Không nên "đố chữ".
        3. Chữ mới khi được đảo khác nghĩa với chữ trước khi đảo, nghĩa có khi trái nghịch:
Nàng rằng : "Lồng lộng trời cao,
Hại nhân, nhân hại sự nào tại ta!" (Kiều)

Hại nhân nói đảo thành nhân hại, cả hai chữ khác nghĩa nhau
     Vợ cả, vợ hai, hai vợ đều là vợ cả
Vợ hai nói đảo thành hai vợ, cả hai chữ khác nghĩa nhau hoàn toàn
     Con cò chết rủ trên cây
     Cò con mở lịch xem ngày làm ma (ca dao)
Con cò/ Cò con cũng vậy ...}
[ Đảo Chữ Và Vị Trí Chữ Trong Câu Thơ - Nguyên Lạc] [2]

Theo ch quan tôi: "Cảm nhận đưa tới cảm xúc - tức cảnh sinh tình - rồi cuối cùng đưa tới thơ", do đó điều quan trọng nhất ở thơ là cảm xúc - "cảm xúc thật" của lòng. Những bài thơ sắp xếp chữ hoàn toàn do lý trí, do kinh nghiệm hoặc cố tình tạo dáng có thể hay; nhưng chắc chắn sẽ không có HỒN, nghĩa là sẽ không tồn tại lâu trong tâm tưởng con người.
Để kết thúc bài viết, tôi xin ghi ra đây hai câu đáng suy gẫm:
-  "Hãy thành thật với những thứ tồn tại bên trong mình" - André Gide: Nhà văn người Pháp, giải Nobel văn học năm 1947.
- " Viết không khác người, đừng viết" - thi s Du Tử Lê (?)

                                                                      Nguyên Lạc
...............
[*] XYZ, ABC, DEF và PHM là những thi sĩ có tiếng, tôi xin tạm dấu tên
[1] Lá đỏ muộn chiều - Đoàn Chuẩn, Từ Linh
[2] Đảo Chữ Và Vị Trí Chữ Trong Câu Thơ - Nguyên Lạc
http://phudoanlagi.blogspot.com/2019/04/ao-chu-va-vi-tri-chu-trong-cau-tho.html#more

READ MORE - VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (1) - Nguyên Lạc