Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Saturday, May 13, 2023

MẸ! – Thơ Trần Mai Ngân


  


MẸ!
 
Biết lúc nào lần cuối
Khi gọi tiếng mẹ ơi
Bởi vậy đừng kiệm lời
“Mẹ ơi! con yêu mẹ!”
 
Có thể mới hôm qua
Mẹ còn ở cạnh ta
Mà hôm nay đi mãi
Một mình trong chuyến xa…
 
Bạn hãy siêng về nhà
Khi còn ba còn mẹ
Công việc dù nặng nhẹ
Cũng không bằng tình yêu
 
Mẹ đã cho rất nhiều
Không kể công kể tội
Cả một đời rất vội
Mẹ dành hết cho ta
 
Ngày mai mẹ đi xa
Chỉ còn trong nỗi nhớ
Chỉ còn trong giấc mơ
Dẫu bạn có về nhà
 
Gọi… mẹ ơi! Mẹ ơi!

Trần Mai Ngân 

READ MORE - MẸ! – Thơ Trần Mai Ngân

ÂN LY, TĂNG Á NGẦU – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện



Nếu chúng ta chỉ đọc qua loa nhưng tác phẩm kiếm hiệp chung chung cuả  nhiều tác giả  ba Tàu để  giải trí [kể cả của Kim Dung trong số đó] đọc xong rồi “qui đăng quăng đi” thì nhận xét về các loại tác phẩm có thể hay có thể xoàng, nhưng đọc kỹ để tìm hiểu để tham khảo thì đôi khi nhận ra rằng trong nhiều tác phẩm cuả Kim Dung có nhiều nhân vật giống nhau. Từ từ chúng tôi sẽ bàn góp về vấn đề này, vì một nhà văn chuyên nghiệp sống bằng chính ngòi bút cuả mình [có nghiã là dùng ngòi bút để sinh nhai] thì đương nhiên viết lách phải có dàn bài chi tiết và người mẫu, trong các  nhân vật nam nữ già trẻ trong Võ Lâm đều có người mẫu chung chung cả, giả dụ như nhận vật Ân Ly [tức Thù Nhi, A Ly ] trong tập truyện Ỷ Thiên Đồ Long Ký thì có nét hao hao phảng phất giống Mã phu nhân [Mã đại Nguyên] bang chủ Cái Bang, A Tử [em ruột cuả A Châu]. Trong “Thần Điêu Đại hiệp” thì có Cừu Thiên Xích [vợ cuả Tuyệt Tình Cốc Công Tôn Long mẹ cuả Công Tôn Lục Ngạc] là em út cuả Cừu Thiên Lý và Cừu Thiện Nhận [bang chủ Thiết Chưởng Bang] và trong tác phẩm Lộc đỉnh Ký thì có Kiến Ninh công chúa em gái vua Khang Hy, những nhân vật này vưà độc ác, vưà bất  nhân, nặng về sađích bệnh hoạn ẩn ức tình dục! Bây giờ xin được trở lại với nhân vật Ân Ly, hôì nhỏ được goị là A Ly, là con gái thứ ba cuả Ân Dã Vương, goị Bạch Mi Ưng Vương là ông nội. A Ly giết chết mẹ ghẻ, mẹ ruột sợ quá cũng tự tử chết theo luôn. Trong lúc chờ cha ruột giết chết thì cơ may chợt đến là Kim Hoa bà bà xuất hiện đúng lúc mang về nuôi dậy làm đồ đệ, tuy nhiên không dậy một môn võ công nào. A Ly chỉ học có một môn công phu duy nhất cuả mẹ ruột truyền cho là “Tuyệt Hộ Thủ”. Năm mười hai tuổi, A Ly đi theo Kim Hoa bà bà đến My Sơn Hồ Điệp Cốc hỏi thăm sức khoẻ cuả Y Tiên Hồ Thanh Ngưu “Kiến Tử Bất Cứu” và  Độc Tiên Vương Nạn Cô nhằm thông báo cho hai vị tiên sinh cùng tàilẻng, là Kim Hoa bà bà ở không trên Linh xà Đảo đã chấm cho hai vị hai lá số tử vi, nhân tiện hôm nay ghé qua đưa cho hai vị đọc chơi thưởng lãm cho biết? Y Tiên Hồ Thanh Ngưu vốn thông minh nhưng chậm hiểu bèn trả lời thẳng:
- Ai chấm tử vi cho Hồ Mỗ thì còn biết công danh sự nghiệp ra sao lên voi hay xuống chó, chớ Tử Sam Long Vương mà chấm tử vi cho tại hạ và phu nhân, thì cầm bằng chỉ có một chữ “Tử “ to tổ bố. Trong lúc hai ngươì trao đổi thì biến động đột xuất hiện xẩy ra, Diệt Tuyệt sư thái cùng vài môn đồ tình cờ hiện diện, mục đích là đi kiếm đại đồ đệ Kỷ Hiểu Phù. Thế là tâm cơ phút chốc chợt linh hoạt, bà bà nói nhỏ nhẹ vơí tên tiểu quỉ Trương Vô Kỵ :
- Tiểu tử nhà ngươi hiện đã trúng phải Huyền Minh Thần Chưởng cuả Huyền Minh nhị lão, chỉ còn một con đường duy nhất là đi đoong. Vậy muốn sống thì hãy theo bà bà về Linh Xà đảo, bà bà sẽ làm phước làm đức chữa chạy cho ngươi và truyền thụ võ công thượng thừa cho nhà ngươi nữa..

Nghe xong câu này thì dù chỉ có mười bốn tuổi đầu, nhưng cậu bé Vô Kỵ hiểu ngay rằng vế Linh Xa Đảo chỉ có  một mục đích ăn nhừ đòn để khai ra chỗ trú ngụ cuả nghĩa phụ Tạ Tốn mà thôi, chứ chả chữa chạy và dậy võ vẽ cái gì? Thế là cậu lắc đầu. Kim Hoa Bà Bà nói với A Ly:
- Ở ngoài hải đảo cô đơn buồn thảm lắm, vậy con bắt cái thắng nhóc con tiểu quỉ Trương vô Kỵ về làm bầu bạn với con.
Thế là chẳng nói chẳng rằng A Ly tưỏng bở nhào vào cầm tay thằng nhóc con kéo đi. Trương Vô Kỵ dù nhỏ tuổi, nhưng cũng học hành về thuốc, cũng được thiên hạ gọi là tiểu đại phu. Thế là tự ái bốc lên bèn lên cắn ngay Tay A Ly cho một phát, máu chẩy xuống ròng ròng. Song song bên cạnh thì cuộc thi triển võ công cuả hai vị lão đại hiệp Kim Hoa bà bà và Diệt Tuyệt sư thái cũng vừa kết thúc. Thanh trượng đầu rồng cuả Kim Hoa bà bà bị thanh kiếm Ỷ Thiên chặt làm hai khúc, bà bà cúi đầu cảm tạ sư thái:
- Đa tạ sư thái, cái thanh trường trượng đầu long này dài quá, tính mang đi nhờ thợ rèn cưa ra làm hai phần, nhưng cơ may chợt tới, sư thái đã dùng bảo kiếm chặt giùm ra làm hai phần thành hai đoản côn tiện dụng biết mấy. Vậy chi phí tiền bạc thế nào xin sư thái cho biết?
- Lão thân chỉ làm giùm không có tính tiền công. 
Thế là thầy trò Tử Sam Long Vương biến mất.
 
*
Sáu năm sau, năm cô nương Ân Ly đủ mười sáu tuổi, sống luẩn quẩn ở chân núi Côn Luân. Chả biết từ giã sư phụ Kim Hoa bà bà vào lúc nào? và trời đất bao la Ân Ly tại sao không ở đâu mà lại chọn ngay chân nuí Côn Luân mà ở. Lý do giản dị là nghe phong thanh Trương Vô Kỵ rớt xuống chân núi Côn Luân chết tan xác ở đó. Mục đích sống ở đó để tìm xác người mà A Ly mến yêu  nhất, bị hắn cắn một nhát vào tay đau nhất. Sau đó thì gặp Tăng Á Ngầu [một tên giả cuả Trương vô Kỵ]. Khi đó thì trong bốn năm Trương Vô Kỵ đã luyện thành công môn “Cưủ Dương thần Công”, khi rớt xuống chân núi Côn Luân thì bị ngã gẫy chân. A Ly tình cờ đi qua thì bắt gặp, Trương Vô Kỵ và Ân Ly trong tình cảnh mồ côi mồ cút, tai nạn thì A Ly nuôi dưỡng Trương Vô Kỵ. Với nữa là khuôn mặt cuả A Ly có phần giống mẫu thân cuả Trương Vô Kỵ. Thực ra mẹ ruột cuả Vô Kỵ là Ân Tố Tố vốn là cô ruột cuả A Ly, theo tục lệ Việt Nam thì A Ly là chị họ cuả Trương Vô Kỵ. Còn theo phong tục của người Hán thì dù là con cuả người anh, hay con cuả người em đi nữa, thì ai nhiều tuổi thì là anh là chị, ai ít tuổi là em. Nên sau này Vô Kỵ goị Ân Ly là biểu muội. Tính tình A Ly rất nhỏ nhen và cũng rất anh hùng. Biết được những vết sẹo trên mặt trên người trên lưng cuả Tăng Á Ngầu do chó cuả Chu Cưủ Chân cắn. Thế là Ân Ly đi kiếm Chu Cửu Chân và giết chết ngay. Sau đó thì phái Côn Luân cùng gia đình Võ Liệt, thêm đồ đệ phái Nga Mi là Đinh Mẫn Quân, Chu Chỉ Nhược đến bắt Ân Ly. Nhưng nhờ Trương Vô Kỵ truyền nội công qua hai bàn tay cuả Ân Ly [cũng giống y như  Kiều Phong truyền nội lực cho A Tử đằng sau tảng đá để đấu với sư huynh đệ phái Tinh Tú cuả Đinh Xuân Thu] thắng hoàn toàn. Tuy nhiên, sau đó hai ngườì bị bắt làm tù binh cuả phái Nga My, trong hoàn cảnh này Chu Chỉ Nhược và Trương Vô Kỵ nhận ra nhau. Qua ánh mắt cuả Vô Kỵ, thì Ân Ly cho rằng chàng mê cô nương Chu Chỉ Nhược hơn nàng thế là Ân Ly đá ngay một cú thật mạnh trúng vào chỗ chân gẫy cuả Trương Vô Kỵ. Dù Tăng á Ngầu có hứa sẽ cướí Ân Ly làm vợ, nhưng Ân Ly trong đầu chỉ có thương nhớ có một mình Trương Tiểu Quỉ mà thôi! (người mà đánh ta, mắng mỏ ta, cắn tay ta a) và nhờ Tăng Á Ngầu đi tìm Vô Kỵ giùm cho mình. Câu chuyện lẩm cà lẩm cẩm tức cành hông... Lúc mà quần hùng Chính Tà đang uýnh nhau dưới và trên Quang Minh Đỉnh thì Kim Hoa bà bà xuất hiện cứu thoát Ân Ly trong tay Thanh Dực Bức Vương Vi Nhất Tiếu. Thấy đứa học trò ngu độn quá chừng chừng bà bà phải tát tai cùng gắt lên:
- Con nha đầu, cái đầu ngu, Tăng Á Ngầu hay Trương Vô Kỵ cũng chỉ là một người thôi, ngươi hiểu chưa?

Sau đó thì hai người Trương Vô Kỵ và Ân Ly lại gặp nhau trên Linh Xà Đảo. Lúc đó thì Ân Ly bị ám khí cuả Kim Hoa bà bà, nóng sốt mê mản lại lảm nhảm lầm lẫn giữa Trương Vô Kỵ và Tăng Á Ngầu, nghe mãi nhức cả đầu. Sau cùng thì bị Chu Chỉ Nhược dùng bảo đao lợi kiếm loạn đả, ngỏm cù đeo?

Đoạn chót, Ân Ly sống lại làm ma nhát Chu Chỉ Nhược, nhận ra bố ruột là Ân Dã Vương, và vẫn mơ ước một ngày nào đó tìm lại được xương cốt cuả Trương Vô Kỵ rớt xuống thung lũng trong vùng núi Côn Luân.
 
chuvươngmiện 
 
READ MORE - ÂN LY, TĂNG Á NGẦU – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện

TÌNH YÊU NGƯỜI CHẾT – Tùy bút của Thanh Phương


Tác giả Thanh Phương
(Thầy Hồ Ngọc Thanh)


VÀI LỜI GIỚI THIỆU:
 
Thanh Phương là bút hiệu của thầy Hồ Ngọc Thanh, trước năm 1975 là giáo sư trường Nguyễn Hoàng - Quảng Trị. Đây là câu chuyện thật, tác giả viết tự sự về chính mình. Tôi được tác giả cho phép gởi đăng trên báo mạng, hầu học trò và bạn đọc hiểu thêm tâm tình của một nhà mô phạm.                                               
                                                          Châu Thạch
 
1. Vợ chồng ông bà Giáo sống trong căn phố nhỏ ở xóm chợ An Đông, ít giao du với các gia đình trong xóm. Sống trong xóm trên 3 năm dài, ông bà chưa biết hết tên những gia chủ trong xóm và không có dịp quan hệ với họ, ngoại trừ hai gia đình sống liền kề con phố của họ. Tưởng họ sống khép kín. Nhưng không. Họ sống vậy vì tuổi tác. Thực ra họ có nhiều con cháu ở riêng không xa đó. Họ có nhiều bạn bè đồng nghiệp ngành y và giáo dục, nhất là ông có rất nhiều cựu học trò nay tuổi đã cao. Bạn hữu và học trò xưa, cũng như con cháu thỉnh thoảng đến thăm ông bà. Họ đón đưa nhau rất thân tình, có khi họ cùng nhau đi chơi xa một đôi ngày hoặc suốt tuần lễ. Đang ở tuổi “Bát thập chờ qui” nhưng ông bà trông còn trẻ hơn tuổi cả chục năm. Trẻ trung trong trang phục, sáng nào trong tuần ông bà áo quần trắng đến Trung tâm dưỡng sinh và vật lý trị liệu để thực tập cách sống vui, sống khỏe. Sáng chủ nhật ông bà phục sức chỉnh tề, sang trọng đi lễ nhà thờ Tin Lành. Giờ nghỉ, ông bà thường ở nhà đọc sách báo, xem tivi hoặc viết sách, và tiếp con cháu, bạn bè đến thăm. Họ chuyện trò tâm giao, có khi đãi nhau bữa cơm, chén chè tình nghĩa. Cuộc sống họ thật êm đềm và an lành. Họ là cặp đôi xứng hợp và tốt đẹp như lời của những người bạn thân nhận xét.
 
2. Qui luật “sinh ký, tử qui”, “hữu sinh, hữu tử” không ai thoát sự chết, và Nho gia đã từng ví “Ngũ niên, Lục nguyệt, Thất nhật, Bát thời”. Sự sống của con người, nhất là đối với người già ở tuổi 70 hay 80 được đo bằng ngày, bằng giờ. Như ông bà đang ở tuổi 80 thì sự chết có thể đến bất cứ giờ khắc nào.
 
Quả vậy. Vừa qua tuổi 80 bệnh tật tái phát, ông phải nhập viện cấp cứu, phải đại phẩu tốn kém vô cùng suốt 2 tháng nằm viện tưởng đã chết. Nhưng ông vẫn sống được, về nhà bà chăm sóc ông theo chế độ kiên khem về ăn uống, thuốc men và quan hệ xã hội. Ông cảm kích tình yêu của bà đối với ông “tương kính như tân” cho đến ngày đầu bạc răng long. Bà là tấm gương sáng nêu cao tình nghĩa phu thê, xứng đáng với tình yêu của ông dành cho bà từ thuở ban đầu suốt 60 năm qua.
 
Không ai đoán định sự sống, sự chết của mình được. Ông không chết vì bệnh tim nghiêm trọng, bà lại chết vì một bệnh cũng vô cùng nghiêm trọng khác: bệnh ung thư. Bệnh quái ác đã cướp mất sự sống của bà đang phơi phới như hồi xuân. Chỉ một thời gian ngắn tích cực chạy chữa, đành thua tử thần. Ra đi không kịp từ giã bạn bè, xóm giềng, bà con nghe tin không ai khỏi bị sốc vì quá bất ngờ, khó tin được. Ngay cả người nhà, mặc dù đã đón đợi trước, cũng không ngờ quá nhanh. Để lại bao thương tiếc cho chồng con, gia đình, bạn bè.
 
An ủi cho người ở lại là sự ra đi của bà thật quá nhẹ nhàng như trở bàn tay, không đau đớn dằn vặt. Tang sự được tổ chức tốt đẹp, mồ yên mã đẹp đúng như tâm định của ông nói với bà khi sinh thời.
 
3. Bà về Thiên quốc, để ông lại một mình côi cút. Ngày hai buổi sáng chiều, ngồi nhìn ảnh bà đối diện, ông nhớ bà, tưởng như bà đi đâu chưa về. Nhớ bà, ông nhớ những giờ phút có bà bên cạnh. Bà lo cho ông bữa ăn, thức uống và cả giấc ngủ, uống thuốc chữa bệnh. Ông thấy rõ mục đích Thiên Chúa dựng nên người nữ là để “giúp đỡ người nam” dù người nam mạnh mẽ hơn để làm chỗ dựa cho người nữ. Thiếu vắng bà, ông thấy hụt hẫng như đũa một chiếc, dép lẻ đôi. Ngồi buồn, nhớ bà. Ông nhớ từ những ngày tháng xa xưa khi mới yêu bà, thư từ hẹn hò, nhớ những ngày tháng vợ chồng nồng ấm, sinh con cái, có danh phận và cả những năm tháng sa cơ lỡ vận. Dù cuộc sống đổi thay, tình yêu ông bà dành cho nhau vẫn mặn nồng như thuở thanh xuân. Bà hạnh phúc về điều đó, và vì cớ đó khi lâm bệnh, bà sợ ông còn lại một mình tội nghiệp, bà không đành ra đi. Nhưng ý người không hơn được ý trời, bà phải ra đi. Thân xác bà trở về cùng bụi đất, linh hồn về cùng Thiên Chúa, nhưng tâm tình bà cứ vương vẫn cõi trần cùng ông. Trong tâm tưởng, ông bà vẫn bên nhau, hằng ngày ông viết thư tình thương nhớ bà. Đôi ba ngày, có nhiều đêm liền bà về với ông trong giấc ngủ, có khi ông đang mơ màng như chiêm bao. Bà vỗ vai ông, đập tay ông như thức ông dậy, có khi ông có cảm giác như bà đang đắp chăn cho ông, hoặc bà đang sưởi ấm cho ông như hiện tượng “bóng đè”. Ông âm thầm hưởng cảm giác như bà đang về cùng ông. Điều này vẫn xảy đến vào những ngày ông về quê ở Huế, hoặc khi ông đang ở Buôn Ma Thuột thăm gia đình con gái, và ở Đà Lạt thăm thân nhân gia đình, không chỉ trong giấc ngủ đêm mà cả trong giấc ngủ trưa. Một hiện tượng rõ nét có khi ông đang tỉnh ngủ, chỉ lim dim mắt một buổi chiều cuối tuần, ông cùng các con vào viếng mộ bà. Từ ngoài cửa nghĩa trang nhìn vào khu mộ, ông thấy người phụ nữ nào như bà đang ngồi bên phần mộ bà. Tiến lại gần, bóng người tan biến theo luồng gió nhẹ như khói lam chiều bay lên không trung. Ông biết bà đang còn lơ lững bên ông trong khi ông vẫn không quên được bà với sự thương yêu sâu đậm. Ông nhớ bà da diết, nhớ tất cả mọi điều hạnh phúc ông bà đã có được, nhớ những ngày tháng khó khăn mà bà phải chịu đựng trong những năm tháng thiếu vắng ông sau năm 1975. Nhưng bà đã được bù đắp bằng tình yêu của ông, và sự yêu thương của con cháu, sự tôn trọng của bà con họ tộc.
 
Gần 60 năm tình sâu nghĩa nặng dành cho bà, ông vẫn cảm thấy như chưa đủ. Vì vậy ông lại càng yêu bà hơn, và bà cũng yêu ông hơn, đến nỗi khi đã mãn phần trên đất rồi mà tình già cũng cứ quấn quýt nhau không dứt. Cho hay, nghĩa phu thê là một sự nhiệm mầu, như là món quà mà Thiên Chúa ban cho hôn nhân của hai kẻ yêu nhau hết lòng. Biết đâu nếu có kiếp sau, ông bà vẫn còn là cặp đôi xứng hiệp. Ông tự mỉm cười với ý tưởng này.                                            
 
Thanh Phương

READ MORE - TÌNH YÊU NGƯỜI CHẾT – Tùy bút của Thanh Phương