|
Nhà thơ Nguyễn Văn Trình
|
Sóng ngầm phía Trường Sa
(Kính
tặng cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Vũng Tàu.)
Những sóng ngầm đang chực chờ đâu đó
từ phía mây đen tham lam, dòm ngó
anh hiên ngang giữa biển trời sóng
gió
có nắng mưa bão lửa thử thách lòng
Trong lời thề quyết tử giữ non sông
tàu anh đi lồng lộng giữa trùng khơi
nơi biển xa, như tượng đài Tổ quốc
dấu mốc chủ quyền biển đảo Việt Nam
Dẫu lòng tham từ bên kia kéo tới
chắc tay súng các anh nơi đầu sóng
đáy biển sâu vùi chôn mộng bá quyền
chặn cuồng điên từ tuyến đầu biển đảo
Biển mùa này sóng dữ cứ nôn nao
tàu các anh ra vào thành cột mốc
giữ bình yên cho đảo ngọc quê nhà
mãi hướng về, thao thức phía Trường
Sa…
Nhà sáng tác Vũng Tàu, 9/2023.
Cô giáo vùng sâu
(Tặng các cô giáo vùng sâu Hướng
Hóa.)
Em là cô giáo vùng sâu
bám bản lâu ngày duyên nợ
Trường học đơn sơ vách lá
sân chơi nền đá chênh vênh
Mái lợp cỏ tranh thưa thớt
giọt mưa rớt ướt chỗ ngồi
Trò nghèo đơn côi cuối bản
mấy mùa lặn lội gian nan
Con suối dâng tràn mùa lũ
đường đi chỉ rú, với rừng
Rưng rưng con đường đến lớp
mến người gieo chữ vùng sâu…
Hướng Hóa, 10/2022.
Thì thầm sông quê
Những nông sâu một đời sông hiểu
và người quê Sông Hiếu dòng xanh
con sông quê anh suốt đời mắc nợ
bao tuổi thơ bồi lỡ sông này
Dòng Sông Hiếu ngàn ngày vẫn chảy
ôm vào lòng hết thảy yêu thương
những nương ngô xanh mướt đôi bờ
những ngẩn ngơ chiều vàng phố thị
Sông trải nắng thiên di hồn chim Lạc
(1)
khúc dân ca man mác trưa hè
năm tháng qua, nghe giọng hò ở lại
ký ức đời sông. Ôi, còn mãi…
Tuổi thơ xưa trẻ dại nô đùa
mùa hạ đến, lưng trâu chiểm chệ
thêm dạt dào nỗi nhớ chốn về
mưa nguồn chớp bể, thì thầm sông quê…
Đông Hà, 2022.
(1) Chim Lạc là hình loài chim được
khắc trên trống đồng Ngọc Lũ. Các nhà nghiên cứu cho rằng loài chim Lạc chính
là chim diệc (Tên khoa học của loài
chim này là: heron. )