TỪNG BƯỚC MƯA XUÂN
Bút ký Nguyễn Văn Vinh
Những cơn đầu tiên là những trận mưa giông dữ dội đến với Huế vào tháng 4, mưa này đạm rải khắp đất trời, cây lá. Tôi thường mua rau khoai sau mưa giông, ăn rất ngon. Cuối hạ có mưa Ngoi Nam, vài hạt mưa nhỏ không hề thấm đất. Và, mưa dầm kéo từ khoảng tháng 10, tháng 11, đây chính là mưa Huế. Những hạt mưa cứ thế miên man rơi xuống, dai dẳng, gía lạnh phả vào mặt người mang theo nỗi buồn da diết. Mưa Huế đến không bất ngờ nhưng bảo mưa đi thì quả khó. Mưa vô hình dung đem đến trong tôi chút cô đơn trễ nải bởi kinh thành nhuốm buồn xa vắng. Mưa cũng làm cho cầu Trường Tiền đang khoe sắc xanh, đỏ… bỗng nhòe nhoẹt sắc màu hội họa. Dòng Hương lặng mình trong mưa, mặt sông gợn muôn nghìn nếp nhăn, xa xa những chiếc thuyền nan mờ mịt thắp lên nỗi buồn man mác... Rồi người đi, cơ man bao chiếc áo mưa đủ màu qua lại, sự nhộn nhịp chìm xuống, mọi thứ không vội vàng mà chậm rải, điềm tĩnh, nhẫn nại. Mưa Huế là vậy, xa xăm, gợi nhớ, nhẹ nhàng, đắm say và khép kín trong tĩnh lặng, nhờ thế giúp Huế sâu hơn, khác biệt với nhiều thành phố phồn vinh, hiện đại dọc dải đất miền Trung…
Sau hơn một tháng mưa dầm, thành phố và người sũng nước. Từng bước Xuân rụt rè, khe khẽ đến với Huế bằng những vạt nắng vàng tươi, ấm áp. Tôi cảm tác bài thơ:
XUÂN
Xuân về bát bát không gian
Mùa đi xanh mướt mai vàng nở hoa
Cô chim lo líu hót ca
Gọi ngày nắng ấm, sương sa cuối chiều
Cô em vừa chớm tuổi yêu
Đã nghe đôi má bén duyên rất nồng
Từ mùa đã ngớt đông phong
Từ Xuân đã ấm mênh mông đất trời
Ta thì đã chín tuổi đời
Ngày lo tu tập cho ngời tương lai
Ngày mai rồi lại ngày mai
Thân tâm yên tịnh xanh dài bước đi
Tổ Quốc một dãi xanh rì
Người dân nước Việt một vì Việt Nam
Chung lòng gìn giữ giang san
Xứng danh Lạc Việt Rồng Vàng cháu Tiên”
Chỉ cần nhìn một vùng đất, ta có thế rõ sự phát triển một tỉnh. Thừa Thiên Huế (T.T.H) có khát vọng phát triển hài hòa, hội nhập với bản sắc riêng vốn có của Huế. Tôi nhận ra sự đổi thay kỳ diệu của Huế tôi, đất nước, con người chung quanh tôi.
Nhà thơ Thanh Hải đã viết bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” nói về con sông Ô Lâu vào thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Năm 1980 nhạc sĩ Trần Hoàn đã phổ nhạc. Chừng như hồn sông nước ôm ấp chúng tôi vào lòng. Tôi nhớ hai câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên: “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn”. Tất những dòng sông ở TTH đều hiền hòa, trong mát, phẳng lặng như đàn con hiền ngoan của mẹ TTH sinh ra. Người Huế sinh ra và lớn lên từ những dòng sông, ngọn núi nên thơ, nên hồn sông núi đã thấm vào tâm hồn mỗi người. Nhờ sự hun đúc này người TTH hiền từ chăm chỉ, cốt cách đài các, trang nghiêm, trí tuệ, rất hiếu khách và chân tình.
Tôi tham quan phá Tam Giang phía Đầm Chuồn. Tôi nhớ đến một nhà văn đã quá cố, ông được giải Nhì với truyện ngắn: “Vịt Trời Lông Tía Bay Về” do Tạp chí Văn nghệ Quân Đội tổ chức. Lần ông lĩnh giải vào, ông gọi tôi về nhận 500 ngàn đồng của Văn nghệ Quân Đội cho tôi, hình như không phải tôi được giải mà tạp chí VNQĐ giúp đỡ. Cũng trong năm đó, truyện ngắn Cái Tát của tôi được giải Khuyến Khích, cuộc thi: “Những Kỷ niệm Dưới Mái Trường” do Bán nguyệt san Kiến Thức Ngày Nay tổ chức, nhà văn Anh Đức trao giải. Với riêng “Nhà văn đầm phá”, tôi vẫn nhớ kỷ niệm, tôi đã cùng ông dự Trại viết do Tổng cục 5, Bộ Công an tổ chức. Vào Nha Trang tôi ở sát phòng ông và nhà văn Cao Tiến Lê. Có gì đó tôi không hiểu tôi hỏi ông. Và, ông đã viết nhận xét tiểu thuyết của tôi: “Trường đại học của tôi - một tác phẩm thành công tiềm ẩn”. Tôi nhắc lại cũng như tôi thắp nén nhang lòng nghĩ nhớ đến ông.
Trong con người tôi có hai con thú, một con ác và một con thiện. Con nào sẽ thắng? Xin thưa: Con tôi cho ăn sẽ thắng! Tôi đặt từng bước chân trên đá cứng, phố đi bộ Hai Bà Trưng. Thi thoảng tôi cũng đường đi bộ trước hoàng thành Huế. Và, đi bộ dọc sông Hương, nghỉ và tắm, ở cầu Bán Nguyệt - bến Me cũ; xây dưới bến tắm, bằng xi măng, cốt thép, trên hai hàng trụ thép vững chãi. Điều bất ngờ khi tôi tắm, tôi bơi vào bờ thì gặp một dãy ghế xi măng xây chìm dưới cầu Bán Nguyệt cũng vòng cung, tôi ngồi thả lỏng hưởng gió mát nước mát sông Hương rồi đi lên, bãi nhỏ trước cầu Bán Nguyệt người ta đã đổ cát sỏi, rất cạn nước chưa tới bụng, dành cho các em tắm táp vui chơi.Tôi tiếp tục theo đường đi bộ, rất nhiều người đạp xe đạp thể thao, đi bộ thể dục. Ven đường đi bộ xây nhiều bến tắm, nhiều chỗ cho thuê phao bơi, phao chèo, bến tắm lưa thưa lên tận chân chùa, nhưng không hoành tráng hơn Bến Me, những bến tắm trên này nước sạch hơn. Nhà nước đang xây cầu đi bộ gần cầu sắt Bạch Hổ và một cầu đã xây xong ở Kim Long - Linh Mụ. Qua cầu này, Cũng đang xây cầu đường Nguyễn Hoàng vượt sông Hương dáng vóc đồ sộ.
TTH theo hướng đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”. Thời gian qua, tỉnh TTH đã xây dựng, kiến tạo hạ tầng, cây xanh, bãi cỏ, góp phần thay đổi diện mạo của đô thị, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Xây dựng TTH xanh - sạch - đẹp. Huế đã được công nhận Thành Phố Xanh Quốc Gia. Quỹ bảo tồn Thiên nhiên thế giới (WWF) trao bằng công nhận “Thành phố Xanh quốc gia” năm 2016 cho thành phố Huế. Phát biểu tại buổi lễ, ông Văn Ngọc Thịnh, giám đốc quốc gia WWF tại Việt Nam nhấn mạnh: “WWF vui mừng với những gì thành phố Huế đạt được. Huế có thể trở thành một thành phố tiên phong trong phát triển xanh và bền vững.
Tôi thường hứng nước mưa lắng đọng để uống. Con gái tôi nói: “Ba, đừng hứng nước mưa, ti vi nói, nước mưa đầu mùa hạ này rất độc, nhiều Axit”. Tôi OK. Tôi nghĩ Nhà Đài chăm sóc sức khỏe của nhân dân bằng lời nói. Đó là Pháp thí. Có khi một lời nói có thể chuyển hóa cả cuộc đời của người biết lắng nghe.
Xây dựng bất cứ gì, đều cần đến con người. Với khả năng hạn chế, sức vóc của người lớn tuổi, tôi chỉ biết yêu quê hương và rèn luyện tinh thần và thể chất của mình, để viết được một đoạn văn, đoạn thơ ca ngợi đất nước, người tốt quanh tôi. Sự ca ngợi của tôi lại là một cây non, được giữ gìn trong muôn vạn tấm lòng nhân dân tôi, mai đây là cổ thụ, các thế hệ mai sau tiếp tục nhận ra: Những người lãnh đạo tỉnh thành của tôi thời hôm nay đã có khát vọng xây dựng một thành phố Huế giàu đẹp, vững bền mọi mặt, là một thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai gần, trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế; cảnh quan thân thiện môi trường. Họ có hương thơm đức hạnh có thể bay ngược gió.
NVV
TP Huế
<nguyenvinhnguyenhien@gmail.com>