Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Wednesday, December 4, 2019

THÁNG CHẠP VỀ - Thơ Trần Mai Ngân


        Nhà thơ Trần Mai Ngân


THÁNG CHẠP VỀ

Tháng Chạp về...
Môi thôi không ngoan
Tháng Chạp về
Mắt thôi không nhớ
Tháng Chạp về
Ơi... sao thờ ơ!

Khói sương trời cao xanh thẳm
Đã có chúng mình không anh
Cuối mùa trái tình vẫn xanh
Treo lơ lửng nên chín héo!

Tháng Chạp về
Tiếng xưa... tiếng reo
Tháng Chạp về
Những cánh bèo trôi
Tháng Chạp về
Mỗi ngả xa xôi!

Trần Mai Ngân

READ MORE - THÁNG CHẠP VỀ - Thơ Trần Mai Ngân

PHÙ SA - Truyện ngắn Trương Thị Chung




PHÙ SA
Truyện ngắn
Trương Thị Chung                  

Tôi dẫy đạp, sục tung những lớp phù sa lắng động gần bờ. Phù sa đỏ ngàu loang dần về phía mẹ giặt đồ. Mẹ mắng, tôi vẫn tiếp tục. Phù sa thì cứ cuộn mình lên mà trôi theo nước sông chứ! Tôi ghét cái kiểu cứ lặng lẽ gom mình lắng lại như thế. 
Nhưng, chính tôi cũng không thể khác.
Đàn bà phải…
Đàn bà phải…
Mẹ dạy tôi làm đàn bà từ khi tôi còn con gái, chính xác hơn là từ cái ngày tôi thấy giữa hai chân mình tự nhiên chảy máu, lau hoài lau mãi không hết tôi hốt hoảng nhảy ùm xuống sông tắm, tắm xong lên bờ máu vẫn chảy. Tôi khóc như sắp chết đến nơi chạy về mếu máo. Mẹ bỏ làm kéo tôi vào buồng. Dượng ngưng uống rượu nhìn tôi cười khẩy.
Trong mắt mẹ tôi là đứa con gái trong như giọt nước tinh khiết và mỏng như gương. Mẹ đâu biết tôi đã là đàn bà từ cái ngày mẹ chưa dạy tôi làm đàn bà.
- Mẹ có yêu bố không? – Tôi vừa đẩy những đùn rơm khô vào chuồng để mẹ lót ổ cho con lợn nái sắp đẻ vừa phúng má hỏi mẹ. Khi nói chuyện với mẹ, tôi gọi dượng bằng bố nhưng trong lòng chẳng bao giờ tôi xem ông ấy là bố.
- Không yêu mà làm vợ chồng à?
- Thì con thấy lạ nên hỏi. Con thấy mẹ chẳng yêu bố tẹo nào cả. Mà bố cũng thế!
- Nói bậy không nào, tránh ra ngoài cho mẹ làm.
- Thật mà bậy gì? ( Tôi bĩu môi) Yêu gì cả ngày chẳng thấy đỡ đần nhau tẹo nào. Mẹ hăm hở làm như con bổ củi, bố chỉ biết uống rượu và đánh mẹ. Nếu con, con bỏ từ lâu, chồng như thế thà không có còn hơn.
- Không được nói thế. ( Mẹ gắt lên với tôi).
Tôi không ngờ những lời của tôi khiến mẹ buồn. Đêm đến, mẹ quay mặt vào tường khóc. Tôi hiểu vì sao? Tôi dày vò mẹ bằng ý nghĩ “ con mới nói thế mà mẹ đã khóc sao, nếu con nói thêm cho mẹ biết rằng con đã là đàn bà trong tay dượng từ cái buổi máu chưa chảy ra giữa hai chân con thì mẹ còn khóc đến cỡ nào, mẹ có dám cầm dao rượt dượng như dượng đuổi đánh mẹ, mẹ có dám gào lên hay chỉ lặng lẽ kéo con chạy ra vườn sau trốn khóc làm con khóc theo?”. Và tôi khóc thật. Tôi cắn hai hàm răng vào môi mình để khỏi bật ra tiếng nấc. Máu mắt tôi chảy ướt gối. Chốc lát tôi hối hận vì đã đay nghiến mẹ như thế. Tôi quay sang ôm mẹ như lời xin lỗi.
Tôi biết quá nhiều. Dường như tất cả.  Nhưng mẹ luôn tin rằng tôi chẳng biết điều gì!
Tôi biết người tôi đang gọi bố kia không phải bố tôi. Tôi cũng biết rằng mẹ ngậm cay, ngậm đắng cam chịu những trận đòn roi của dượng là vì tôi. Mẹ không muốn tôi trở thành đứa con hoang bị mang tiếng đẻ chui đẻ lén bên cái ổ lót lá chuối khô cuối vườn. 
Mẹ không muốn nhưng sự thật vốn thế. 
Tôi là “ con hoang”.  Bố tôi đã trốn biệt tăm đâu đó sau khi làm bụng mẹ to lên. Thiên hạ kẻ biết thì dèm pha châm chọc, người không biết thì xót xa thương cho số kiếp mẹ tôi gặp phải ông chồng nghiện rượu. Dượng có cái ơn với mẹ. Cũng có cái ơn với tôi. Đó là theo như mẹ nghĩ. Còn với tôi, tôi ghê tởm ông.
***
Sáng hôm ấy, sau cái ngày máu giữa hai chân tôi vừa chớm kết thúc chu kì đầu tiên thì mẹ xuống chợ. Mẹ đi từ khi trời chưa nhìn rõ mặt người, cứ mỗi lần xuống chợ phải quá nửa đêm mẹ mới tay xách, vai gánh về đến nhà. Tôi nài nỉ mẹ cho đi cùng, mẹ mắng tôi càng lớn càng sinh hư. Mẹ đâu biết tôi đang cố trốn thoát một bàn tay.
Mẹ vừa đi chưa đầy ba mươi phút,  dượng kéo tôi vào buồng, giật phăng những thứ trên người rồi cứ thế hục vào tôi như con trâu điên lên cơn khát. Hàm răng vàng ố nực mùi rượu cắn cấu làm toàn thân tôi in lằn từng vết thâm đen, bầm tím. Bàn tay thô ráp nắm giật tóc, có khi còn tát bôm bốp vào khuôn mặt đờ đẫn, bạc trắng vô hồn của tôi. Dượng bế thốc tôi theo các kiểu của dượng. Tôi co rúm và dại đi vì đau đớn. Mắt tôi mở to trơ tráo, thân xác tôi rã rời như trải qua trận ép cung. Thỏa mãn, dượng đẩy tôi xuống cuối giường nằm thoi thóp. Nước mắt tôi trào ngược từ tận cùng con tim. 
Chưa hết, khi tôi mới kịp lết ra khỏi giường lấy chiếc khăn che tạm tấm thân tàn, dượng đã tiếp tục chồm dậy như con hổ đói tỉnh giấc. Thân thể tôi lại trần truồng. Thân thể tôi lại rục rượi. Thân thể tôi nát như bông hoa bị dày vò liên tục. Hết lần này đến lần khác, tôi chẳng kịp hít hà cho đỡ đau. Có lúc dượng chồm lên tôi ngay gốc chuối nơi mẹ đã sinh tôi. Từ sáng đến tối, liên tục và liên tục. Tôi như cỗ máy rời rạc. Chân tay tôi xoạc ra. Cái “chốn con gái” mà mẹ tôi vẫn nâng niu, bảo vệ ứa máu. Trái tim tôi vỡ vụn.
Lần thứ nhất tôi vung con dao vớ được đầu giường về phía dượng. Dượng ném vào mặt tôi bản cam kết cáu bẩn cách đó hai mươi năm, có đủ chữ kí của mẹ và ông ngoại. Nước mắt tôi nhòa đi khi biết rằng mẹ đã bị ép lấy dượng để giữ gìn cái gọi là “danh tiếng dòng họ”. Tôi không có quyền phản kháng dượng, bằng không mẹ tôi sẽ chết. 
Ông ngoại thấy tôi lăm le con dao nổi cơn lôi đình gọi mẹ về mắng không biết dạy con. Ai đời nào con dí dao vào mặt cha đòi chém. Ông thay mẹ dạy tôi. Ông kéo lê tôi xềnh xệch như kéo con mèo trúng bã. Lưng tôi xát vào nền nhà rớm máu. Tôi đau nhưng vẫn phải vén quần đứng nghiêm trước bàn thờ tổ tiên để ông dạy. Đôi chân nhỏ xíu của tôi nổi từng lằn roi tím bầm rỉ máu. Ông càng cố bắt tôi xin lỗi thì họng tôi càng câm như hến. Đúng hơn là tôi khinh bỉ, phỉ báng vào cái gia phong đạo đức mà ông ngoại thuyết giảng. Thứ gia phong đó đã làm cuộc đời mẹ tôi lụi tàn và mấp mé sang cả tôi. “Đàn bà chửa hoang bị trừng phạt chôn sống ” ư? Cái hủ tục đó đáng lẽ phải bị loại bỏ từ lâu mới đúng. Đàn bà không phải người sao? Đàn bà còn sinh ra khối đàn ông. Nếu không phải vì mẹ chắc tôi đã giật phắt cây roi trên tay ông bẻ đôi và ném vào mặt những kẻ ngu xuẩn trong dòng họ. Ông đánh mặc đánh, mắt tôi trợn tròn nhìn ông như thách thức. Vết thương trong lòng tôi đau hơn gấp bội. 
Chân tôi không tiếp tục chịu đựng được đòn roi, tôi đổ rạp xuống nền nhà. Mẹ ôm lấy tôi, van lạy ông ngoại:
-Con xin cha, xin cha. Cháu nó lỡ dại. Đánh thế đủ rồi. Cha tha cho nó.
-Một lần nữa tao giết. – Giọng ông như chảo mỡ sôi sùng sục.


Lần đầu tiên tôi thành đàn bà. Tôi cảm thấy cay nghiệt.
Lần thứ n sau khi tôi đã thành đàn bà. Tôi vẫn thấy cay nghiệt.
Tôi không nói lí do tôi chĩa dao vào dượng và mẹ không biết. Đêm ngủ mẹ quay sang ôm tôi. Tôi giật thót vì đau. Mẹ mân mê khắp người tôi tìm kiếm, tôi vùng vằng bỏ ra giường ngoài.
Giường ngoài. Tiếng ngáy như sấm rền của dượng đập vào tai tôi. Khuôn mặt đen sì, lổ rỗ rõ mồn một trong tâm trí tôi. Hễ cứ nhắm mắt lại là tôi thấy toàn thân mình nặng trịch.  Đêm vây tôi trong nỗi cô đơn, tuyệt vọng. Đêm vây tôi giữa bốn bề đau khổ. Đêm vây tôi thành kẻ bất cần. 
Nhưng tôi cần mẹ vui. Tôi cần bà không đau vì tôi thêm lần nào nữa.
Tôi câm lặng chịu đựng. Mẹ hi vọng.
Tôi dần xa lánh mọi thứ xung quanh. Đàn ông với tôi thật ghê tởm. Thiên phận đàn bà theo quy định của dòng họ với tôi thật đáng sợ. Cam chịu, cam chịu, cam chịu đến bao giờ?
- Con gái lớn rồi ra ngoài tìm bạn đi con. – Mẹ tôi bảo. Tôi không trả lời chỉ ngồi im lặng nhìn chăm chăm đám hoa dại phất phơ bị bọn gà bới te tua trước sân. Mẹ lo lắng vào chùa cầu Phật. Thứ như tôi Phật nào chứng? Mẹ lo lắng tìm thầy cúng giải hạn. Tôi còn không giải được, thầy nào cao tay hơn?
Cả xóm bắt đầu rỉ tai nhau về chuyện tôi bị điên. Họ bảo tôi điên tình. Tôi chẳng điên. Điên mà tôi biết sợ mẹ tôi khổ? Con nhà bà Tư đầu xóm dùng cây đánh vào đầu mẹ khi bà sơ ý để cháu trượt ngã mới là điên. Điên mà tôi biết khối đàn bà xóm Thiết này tìm đến dượng tôi giải quyết sinh lí khi chồng họ không đáp ứng đủ? Có người bỏ tiền ra thuê thằng Sơn lùn giả bê đê bán kẹo phộng đầu làng để được ăn ngủ với nó? Tôi điên nhưng ít ra tôi còn hơn họ. Cái thứ chuyên rêu giảng đạo đức mà ngu xuẩn, độc ác ấy tôi chẳng thèm chấp. Họ kết luận tôi điên theo phán đoán của họ như bác sĩ chưa nghe ống khám đã bảo bệnh nhân thủng dạ dày cần mổ ruột thừa vậy. 
-Nghĩ gì đăm chiêu thế em?
Người đàn ông nhặt lục bình đứng chễm chệ trước tôi, hỏi. Tôi không trả lời. Anh ta dúi vào tay tôi nắm hoa lục bình. Lục bình tím ngắt trên tay tôi. Lục bình tím ngắt cả đoạn sông. Tôi ngẫm đời người chẳng khác nào bông lục bình kia, trôi nổi tứ xứ. Vào tay kẻ lãng tử thì được nhìn ngắm, vào tay nông dân thì thành cỏ, thành rác, thành phân, thành mọi thứ có thể. Tôi say sưa nhìn người đàn ông chăm chỉ nhặt lục bình và nhớ lại ngày tôi mười bảy tuổi. Tôi đã từng khao khát cháy bỗng  rằng sẽ được chạm tới từng mạch máu chảy xuôi chảy ngược nơi trái tim người tôi yêu. Tôi đã từng mơ ước về chân trời mới ngập tràn cây và hoa nơi căn phòng màu hồng trong lần đầu tiên hai chúng tôi chạm vào nhau. Những khao khát đó bị vùi dập trong cái ngày mẹ tôi lên chợ. Cuộc đời tôi như gắn liền với những tàu lá chuối khô. Mẹ mang thai tôi từ nơi đó. Sinh tôi nơi đó. Dượng cũng chồm lên tôi chính nơi đó. 
Những buổi lên chợ của mẹ nhiều hơn. Những lần tôi đau thốn với dượng cũng nhiều hơn. 
Tôi tìm đến bãi sông mỗi lần mẹ vắng nhà, ngắm dòng lục bình nổi trôi trên dòng phù sa đỏ ngàu cuồn cuộn. Ít nhất ra đó tôi trốn được dượng. Ít nhất ra đó có một người không bảo tôi điên và chăm chỉ hái hoa tặng tôi, kiên nhẫn nói chuyện cùng tôi. Những khao khát cháy bổng thuở 17 dần tái hiện trong tôi.
***
Lần n, tôi nằm đờ ra như chết sau khi thốc mạnh hòn đá vào bụng dượng để chống cự. Tôi cố lết người thả mình xuống dòng sông đục ngàu sau lũ. Dòng nước đỏ cứ thế nhấn chìm tôi và đưa tôi xa bờ. Những khóm lục bình trôi dạt quấn lấy tôi. Tôi quyết định buông bỏ khao khát chạm vào dòng máu đang chảy nơi trái tim người đàn ông tôi yêu và kết thúc những cuộc hành xác của dượng. 
Người đàn ông nhặt lục bình sải bơi về phía tôi. Tôi vùng vẫy để thoát khỏi anh ta.
-Buông tôi ra. Buông tôi ra!
 Tôi hét lớn và cố đẩy anh nhưng anh cứ ôm chặt tôi, cố hết sức kéo tôi vào bờ.
-Để tôi chết. Buông tôi ra…
Tôi đạp mạnh hơn ban nãy. Anh cũng mệt vì tôi. Hai chúng tôi vật lộn nhau giữa dòng nước đỏ ngàu. Tôi lên cơn điên, cuồng rồ cố thoát khỏi anh để chết còn anh thì cố gắng cứu tôi. Anh giáng tôi một cái tát nảy lửa. Tôi như tỉnh ra và nằm ngoan ngoãn trong tay anh.
Trên bờ. Thảm cỏ sau mưa xanh và mềm. Hai chúng tôi nằm ngửa mặt nhìn trời. Bầu trời cũng xanh. Bỗng dưng tôi hối hận vô cùng. Sao tôi phải chết? 
Từng ráng mây bồng bềnh chao đảo, cuộn tròn vào nhau xoắn xít. Tôi dường như chuyển động theo. Nước sông gội sạch tôi. Cái tát của người đàn ông nhặt lục bình đánh thức sức mạnh của tôi. Anh ta là Hoàng. Vợ anh ta thường đến tìm dượng tôi trong những lúc mẹ đi vắng và tôi trốn thoát khỏi ông. Chỉ một lần ra tòa nữa là họ kết thúc đời vợ chồng.
-Nếu cứ đau khổ là chết thì có khối người phải chết. Mẹ cô sẽ không sống nổi nếu cô chết. – Hoàng nói.
- Xin anh đừng nói cho mẹ tôi biết chuyện chiều nay!
- Được nhưng cô phải hứa không được dại dột như thế nữa. 
- Tôi biết rồi. Cám ơn anh!
- Cô cười rất đẹp. Cười nhiều lên và đừng biến mình thành kẻ điên trong mắt người khác nữa.
Tôi kịp tắm và lau khô người khi mẹ vừa về. Mẹ đưa cho dượng chai rượu. Dượng lại ngửa cổ nốc ừng ực. Hết rượu thì chuyển sang liệng chai, ném li loảng xoảng rồi chửi bới. Mẹ đã quen nên cứ kệ.
***
Mẹ vung cán chổi dọa đánh khi phát hiện cặp mắt đỏ ngầu của dượng lấm lét nhìn ngực tôi. Hoàng đứng cạnh trừng mắt nhìn ông nắm tay tôi như thể thách thức “ông cứ thử đụng cô ấy lần nữa”. Giá mà tôi biết mẹ sẽ phản ứng như thế sớm hơn. Giá mà tôi gặp Hoàng từ năm tôi 17.
Ông ngoại yếu sức gọi mẹ và tôi về giao việc hương khói tổ tiên vì không có con trai. Tôi và mẹ dọn về sống chung cùng ông. Việc đầu tiên là tôi chặt đôi cây roi của ông và đốt sạch đống sổ sách ghi chép nội quy dòng họ. Lửa cháy ngùn ngụt, khói bốc nghi ngút. 
***
Tôi lẻn ra sông nhìn Hoàng giậm cá. Chẳng hiểu anh ta say mê với đề tài nghiên cứu gì mà cứ suốt ngày giậm cá. Mang tiếng kĩ sư nhưng chẳng khác nào ông nông dân cù lần, còn bị vợ dắt ra tòa li dị nữa. Anh rỉ rả kể tôi nghe đủ thứ chuyện. Chuyện trên tỉnh đến chuyện đời tư của anh. Hôm nay, Hoàng đã chính thức li hôn. Tôi chẳng biết tự bao giờ tôi lại ngồi gần đàn ông. Lục bình trôi tím cả đoạn sông. Hoàng hái tặng tôi mấy bông. Tôi nhìn Hoàng. Hoàng nhìn tôi. Hai chúng tôi nhìn nhau không chớp mắt. Tôi run rẩy, có luồng điện nào đó vừa chạy qua trái tim đông cứng của tôi. 
Hoàng nắm tay tôi. Nhẹ nhàng.
Hoàng hôn tôi. Dịu dàng. 
Tôi nhìn thấy trái tim Hoàng đang sôi lên vì tôi. Từng dòng máu trong anh chảy vội vã và nồng nàn. Tôi thành đàn bà của anh. Với tôi đây là lần đầu và anh là duy nhất cho tôi thành đàn bà.
Đàn bà như dòng phù sa đỏ ngàu bất tận, lúc lắng sâu xuống đáy, lúc bung mình cuộn trào. Phù sa cho cây cối thêm xanh. Đàn bà cho cuộc đời thêm đẹp.
Đàn bà chỉ thực sự là đàn bà khi được yêu và được thương.

Trương Thị Chung.

truongchung1987@gmail.com



                               

READ MORE - PHÙ SA - Truyện ngắn Trương Thị Chung

CHỢ ĐANG TRƯA - MÀ ĐỜI ĐÃ XẾ CHIỀU - Thơ Đoàn Vũ

Nhà thơ Đoàn Vũ


Chợ đang trưa - mà đời đã xế chiều
Đoàn Vũ

Mới đó mà già hơn
30 năm
gặp lại em
em tảo tần giữa chợ
em cắc cớ mời tôi
mua hộ
giờ trưa chợ giá đâu còn cao
mà sợ!
Chuyện ngày xưa
tôi và em
dang dở
gặp lại giữa chợ đang trưa
mà đời đã xế chiều!
Đã hơn 30 năm
cứ ngỡ em “giàu sang”
nào nghiệt ngã
cơn lốc đời nghiệt ngã
thân góa bụa bước trần chông chênh quá!...
Trưa nắng gắt
lạnh
lạnh từ đâu
rất lạ
đời xế chiều
giọt mặn
trớ trêu
chi?!

Ðoàn Vũ – Hội viên hội Văn Nghệ Bình Thuận.
 vudoan0102@gmail.com

READ MORE - CHỢ ĐANG TRƯA - MÀ ĐỜI ĐÃ XẾ CHIỀU - Thơ Đoàn Vũ

THỨC TỈNH ĐI BẠN ƠI - Thơ Trung Quân (Nguyễn Phong Phú)



Thức Tỉnh Đi Bạn Ơi
Trung Quân (Nguyễn Phong Phú)

       
Hiện nay giới trẻ khắp đây đó.
Ma túy, cần sa, cỏ, bóng cười.
Hê-rô-in dùng thử chơi
Rồi thì đập đá - cuộc đời đau thương.

Quán bar cùng vũ trường sàn nhảy.
Các bạn chơi “bốc cháy hết mình”.
Mẹ cha thương xót con xinh.
Khuyên can dạy bảo, chân tình lời hay.

Nhưng mà chẳng lung lay các bạn.
Cứ lao vào tệ nạn, vì đâu?
Đua xe trái phép vỡ đầu
Ăn chơi sa đọa  đằng sau ánh đèn.

Rượu chè cờ bạc khen chẳng có
Mà lô đề như gió thổi bay
Tiền, nhà, xe cộ, vàng cây
Biết bao gia cảnh trắng tay vì đề.

Lại thêm cá độ ê chề lắm.
Bao nhiêu tiền vàng cắm biến tan. 
Cuộc vui bỗng chốc chóng tàn.
Nhảy lầu thắt cổ, gieo thân xuống dòng.

Các bạn ơi tôi mong thức tỉnh.
Hãy siêng năng chu chỉnh làm ăn.
Dù cho cuộc sống khó khăn.
Gian nan vất vả, phải cần vươn lên.

Nghề nghiệp vững, chí bền cương quyết
Tránh xa những xảo quyệt mời chào.
Tránh xa cám dỗ ngọt ngào.
Dựng xây cuộc sống, dành trao tặng đời.

Thông tin tác giả : 
- bút danh Trung Quân 
- tên thật Nguyễn Phong Phú .
- địa chỉ thôn Nhị Khê xã Hoàng Long Huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
-email: phu0374713699@gmail.com
READ MORE - THỨC TỈNH ĐI BẠN ƠI - Thơ Trung Quân (Nguyễn Phong Phú)

CẢM ƠN ĐỜI - Thơ Võ Thị Bạch Tuyết | EM ĐI… - Thơ Như Nguyệt




Bài thơ “Cảm ơn đời” Tuyết làm khoảng hơn 8 tháng trước khi Tuyết ra đi vĩnh viễn vào tháng 8 năm 2010.  Khi Tuyết mất, N có làm 1 bài thơ theo cảm xúc rất thật của mình và viết 1 bài văn dài thương nhớ Tuyết. 
Mỗi lần vào dịp lễ  Thanksgiving, N lại thấy nhớ cô bạn –đã không còn trên cõi đời này nữa- của N thật nhiều!
Mời các bạn đọc, hoặc đọc lại bài thơ “Cảm ơn đời” để thấy đời sống này còn có nhiều điều quá đẹp, dù nhỏ nhặt hay to tát, để cho mình appreciate nhiều hơn, cảm tạ đời sống nhiều hơn nữa…
Đây là câu chúc Happy Thanksgiving của Tuyết năm 2009:

Dear all,
My favorite holiday is approaching, Thanks Giving .
It gives me a chance to reflect on the richest of my life.
Yes, I am blessed to have many nice things. But the greatest richest are the people that touch my life, bring me joy, and make me a better person .
I thank you for loving me, supporting me on my ups and downs and being part of the beautiful mosaic of my life :)
Have a warmest Thanks Giving ..  With love..
Tina Tuyết Võ (Võ Thị Bạch Tuyết)


CẢM ƠN ĐỜI
Võ Thị Bạch Tuyết

Nếu ai nói cuộc đời đầy khổ lụy
Ngước lên trời tôi kiếm vạn vì sao
Thầm cảm ơn Thương Đế ở trên cao
Dậy tôi biết khổ đau là lẽ sống
Qua giông tố hoa đời tôi nở rộ
Nếm thương đau tìm thấy vị ngọt ngào
Ngang qua đời bao hệ lụy lao xao
Hồn vẫn tựa mây cao, làn gió thoảng
Còn ai bảo cuộc đời đầy chán nản
Giữ hộ tôi chút nắng với ngày mưa
Giữ hộ tôi hơi thở ấm dư thừa
Cho tôi mượn thêm một giây để sống
Ai bảo tôi tháng ngày dài trống rổng
Rộng đôi tay tôi ôm hết thời gian
Mỗi phút giây tôi sợ quá trễ tràng
Không kịp đến ủi an người bất hạnh
Đừng bảo tôi cuộc đời đầy tẻ lạnh
Mà cùng tôi thắp ngọn lửa trong tim
Hãy cùng tôi thắp sáng những im lìm
Tìm hạnh phúc ấm nồng từng hơi thở
Cảm ơn đời mầu nắng vàng rực rỡ
Cảm ơn mưa oà vỡ những niềm vui
Cảm ơn trời vào lứa tuổi năm mươi
Tôi còn có mẹ cha vui hôm sớm
Hai con tôi cũng chợt vừa khôn lớn
Chúng ngoan hiền như mực tím ngày xưa
Người bạn đời sớm nắng với chiều mưa
Đã gắn bó bên đời nhau rộn rã
Một tiếng cha tôi khắc vào tâm khảm
Tiếng mẹ hiền tôi ôm ấp vào tim
Tiếng anh em ngọt lịm hết ưu phiền
Tiếng bè bạn ôi một trời thương mến
Hãy cùng tôi thắp lên ngàn ngọn nến
Lửa yêu thương tìm đến chẳng gọi mời
Mai mốt rồi dù đời có chơi vơi
Nhớ thắp sáng chân dung “Nàng hạnh phúc”
Ai bảo tôi cuộc đời đầy tù ngục
Thử thả hồn đậu trên nhánh mây cao
Thử nhìn đời như một giấc chiêm bao
Hoa tự tại trổ đầy vườn muôn thuở

V.T.B.T.
January 1st, 2010

*********

EM ĐI…
Như Nguyệt

Em đi
Cây cỏ cũng buồn
Vầng trăng muốn khóc
Chim sầu kêu ca

Em đi
Còn lại mình ta
Nhìn hoa tàn úa
Nhìn mây hững hờ

Em đi
Im lặng như tờ
Chú chó ngơ ngẩn
Nhớ em nó buồn

Em đi
Để lại nụ cười
Tươi như hoa nở
Trăng mờ nhớ em

Em đi
Để lại bài thơ
“Cảm ơn đời sống”
Mong em an bình

Em đi
Hàng nến lung linh
Khói nhang mờ ảo
Bảo sao không buồn

Em đi
Yên nghĩ đời đời
Ngủ ngoan em nhé
Vẽ vời kiếp hoa

N.N.
Septemer 27th, 2010
<nhunguyet9963@gmail.com>

READ MORE - CẢM ƠN ĐỜI - Thơ Võ Thị Bạch Tuyết | EM ĐI… - Thơ Như Nguyệt