CÂU HÒ THÔN DÃ
Đan Hà
http://www.vietmedia.com/literature/muiviquehuong/?ID=19
Nhiều người khi mới đến quê hương tôi nơi Quảng trị, thường hay có cảm giác e ngại, sợ sệt, vì khi mới nghe đến một vùng đầy lam sơn chướng khí, mảnh đất eo hẹp được giới hạn bằng một bên là biển, một bên rừng. Khí hậu quanh năm hai mùa với mùa hè nắng cháy, nắng nung người làm héo cỏ khô cây; mùa đông thì mưa dầm ướt đất, mưa không ngớt làm sũng lầy những vùng cao nguyên đất đỏ, làm úa tàn lúa mạ của vùng đồng bằng. Trong những ngày vừa chớm thu, các khu rừng lá cây sắp ngã màu vàng và rụng dần, bắt đầu những cơn mưa ngâu lành lạnh, gió thổi mạnh làm rung đổ những giọt nước mắt của "Chức nữ thương nhớ Ngưu lang", như trong một chuyện cổ tích dân gian xa xưa nào, câu chuyện đầy thơ mộng và lãng mạn mà khi nghe kể lại chắc không ai lại không khỏi bùi ngùi! Tiếp theo là những cơn bão làm trốc gốc đổ cây, rồi tiếp đến là lụt lội ướt át. Không có năm nào lại không xảy ra thiên tai làm hư hại mùa màng, làm hao tổn không biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt của người dân quê đã đổ xuống trên ruộng vườn nương rẫy, tạo nên cảnh đói rách lầm than. Câu tục ngữ thường truyền tụng nơi đây là: "Làm cho có để mưa gió mà ăn" là vậy, mỗi năm có hai mùa,mùa tháng ba thì cũng nhờ Trời mưa thuận gió hòa nên thu hoạch được đầy đủ, còn vụ mùa tháng tám thường hay bị thất thu, cho nên nông dân phải trồng thêm các loại hoa màu phụ như khoai sắn để phụ lực... (No lòng chớ phụ môn khoai, đến năm Thân Dậu lấy ai bạn cùng!). Họ thường nói đến nạn đói của năm Thân Dậu (là hai năm 1944-1945), như nhắc nhở cho con cháu biết một bài học dắng cay, để mà tiết kiệm để mà tích trữ lương thực, của cải cho những việc bất thường như: quan, hôn, tương, tế...( năm Thân Dậu tại Quảng trị xảy ra nạn đói kinh hồn, gây cảnh chết chóc cho cả hàng trăm ngàn người, vì năm ấy bị xảy ra một cuộc khủng hoảng về chính trị và kinh tế rất trầm trọng, trong lúc người Nhật vừa đến tiếp thu lãnh thổ từ tay người Pháp, thì tức tốc áp đặt một thể chế quá khắc nghiệt đối với người dân, như ruộng vườn không được trồng lúa mà phải trồng đay, trồng dâu nuôi tằm để khuếch trương nền kỷ nghệ v/v...). Vì thế mà nẩy sinh ra những phong trào từ trong dân chúng đứng lên chống Pháp, kháng Nhật và như thế là chiến tranh lại tiếp diễn đến triền miên! Cho đến thời cận đại thì các cường Quốc lại sử dụng mảnh đất Quảng trị như là một phương tiện, một nơi chốn để tranh giành ảnh hưởng Quốc tế, "Họ dùng làm vùng phi quân sự" cho các cuộc thí nghiệm võ khí đạn dược, hằng ngày đã đổ xuống hằng ngàn tấn bom cùng với thuốc khai quang đã tàn phá hết nhựa sống của thiên nhiên, hàng rào điện tử với bãi chông mìn, kẽm gai dăng khắp đây đó đã tạo nên cảnh chết chốc và gây thương tật cho dân chúng địa phương. Hiện tượng ấy cho đến bây giờ sau hơn hai mươi năm chấm dứt chiến tranh, nhưng những vũ khí giết người ấy vẫn còn nằm đó, đầy dẫy như dang chờ chực những ai bất hạnh!...
Vì thế cho nên những người khi mới chân ướt chân ráo đến vùng Quảng trị thì họ thường hay than rằng : "Đến nơi đây đất nước lạ lùng, nghe con chim kêu cũng sợ nghe con cá vùng cũng run!".
Cảm giác ấy không phải chỉ đối với những người vừa mới đến, mà người dân địa phương sống lâu năm tại đây cũng cảm thấy không thoải mái, không an nhàn! Vì ngoài khí hậu khắc nghiệt, lam sơn chướng khí, chiến tranh tàn phá còn có thú dữ hoành hành nữa! Như tại địa phương có câu tục ngữ: "Nác khe mèo, beo làng Rọng", (những con suối phát xuất từ vùng Tân lâm, Khe sanh đầu nguồn của con sông Vĩnh định, có con suối mang tên là"Khe mèo" vì nước suối trong vắt, đứng trên bờ có thể nhìn xuyên suốt dưới lòng khe, thấy được sỏi cát nằm dưới đáy, nước trong đến thế cho nên mới gọi là suối trong như mắt mèo, thế nhưng khi múc nước đem đun sôi thì nước ấy lại biến thành màu ti''m nhạt, nước uống rất độc. Cũng có thể giữa vùng thâm u cây cối là môi trường thích hợp cho muỗi mòng và các loại côn trùng có mang vi khuẩn truyền bệnh. Cư dân ở đây phần nhiều đều "mặt bủng da chì" nhất là trẻ em bỡi hậu quả cuả các chứng bệnh sốt rét và sán lãi! Ngành Y tế tại đây thì lại thiếu thốn đủ thứ nên không đáp ứng nhu cầu cho một chương trình phòng ngừa và trị liệụ( Nhớ lại trước đây khi còn làm lính, đi hành quân trên các vùng cao nguyên như Khe sanh, Lao bảo, Ba lòng, A sao, A lướị.. Đơn vị chúng tôi không ai tránh khỏi bệnh sốt rét rừng, mặc dầu ai nấy đều phải mang theo đầy đủ các loại thuốc phòng ngừa bệnh sốt rét và dầu nóng để trừ muỗi, vắt... Còn tại vùng Cuà là một thung lũng được bao bọc chung quanh bằng rừng núi, có một ngôi làng nằm giữa trũng thấp có nhiều chỗ làm ruộng, cho nên dân làng đặt tên là "làng Rọng", làng nầy nằm gần một khu rừng có rất nhiều thú dữ như cọp, heo rừng thường hay kéo về phá hoại mùa màng cũng như đe dọa tính mạng cuả dân làng, để đề phòng những bất trắc có thể xẩy ra, họ phải cất nhà sàn để ở hay làm nhà bằng cây rừng thật chắc chắn. Đêm đêm muốn đi đâu thì họ dùng cây đót bó lại thành bó, đốt lên làm đuốc soi đường và trừ thú dữ (tiếng địa phương gọi là cái chền) ngoài ra họ còn làm bẫy để sập thú rừng. Trâu bò cũng phải làm chuồng chắc chắn bằng cây rừng (gọi là cái ràn) chứ không thể buộc khơi khơi ngoài đường như các nơi khác.
Nhưng khi đến sinh sống tại Quảng trị một thời gian rồi thì họ đâm ra ghiền, không phải họ ghiền vì bùa mê thuốc lú, không phải họ ghiền vì nơi chốn ấy đã đem lại cho họ một cuộc sống vững chải về kinh tế, để được an nhàn mà vui sống cảnh điền viên! Bởi vì ngoài thiên tai, còn là nơi đã chịu nhiều oan nghiệt về chiến tranh dai dẳng, khiến cho tâm hồn họ phải chai lì, đời sống thì với những bất trắc chực chờ, đói nghèo và thiếu thốn đủ thứ ... Như vậy điều gì đã khiến cho họ phải gắn bó với cuộc sống nơi đâỷ Có lẽ chỉ còn là tình cảm, chỉ còn những kỷ niệm nào đó đã ghi lại trong tâm hồn họ, khiến cho họ phải luyến lưu phải gắn bó...
Kỷ niệm ấy có thể là hương lòng của Tiên tổ , có thể là nếp sống chất phác mà hiền hoà, đơn sơ mà hồn nhiên cùng với tình keo sơn của bà con làng xóm... Những mối liên hệ ấy là một chất keo gắn liền đời sống với nhau như anh em một nhà. (tình cảm ấy cũng có thể là tình đồng bào, được bắt nguồn từ huyền thoại Mẹ Âu cơ sinh trăm trứng, nở thành trăm con, năm mươi con lên núi, năm mươi con xuống biển nhưng núi và biển vẫn nằm trong một Tổ quốc, cho nên con cháu sau nầy đều vẫn là anh em) .
Các cuộc sinh hoạt làng xã, họ thường gặp gỡ nhau ở ngoài đồng ruộng, trong các buổi hội hè, gặp nhau trong những ngày mùa đang gánh lúa về trên con đường làng thơm mùi tóc rạ, họ chia xẻ cùng nhau những niềm vui khi đứng nhìn ra cánh đồng chín vàng trĩu đầy bông lúa và nhất là những điệu hò câu hát của những đêm giã gạo dưới trăng...
Hò ơị..
Đứng bên ni khe ngó qua bên tê khe thấy bụi tre,
bụi trừa bụi đựng
Ngó xuống dưới sông nọ có mấy hòn đá,
hòn dựng hòn nằm
Thiếp với chàng là đạo nghĩa trăm năm
Dẫu mai sau không thành chồng vợ, nhưng sớm
viếng tối thăm cũng tình!
Những hình ảnh như bụi tre, hòn đá chỉ là những biểu tượng để ví von, so sánh mà thôi, chứ nó không liên quan gì đến tình cảm của con người, mà ở đây "đạo nghĩa" mới là quan trọng, nó chính là rường cột của giềng mối, là chất keo để ràng buc và bảo vệ cái tình cảm thiêng liêng đã in sâu trong tâm khảm của mọi ngườị Những người đã sống chung với nhau cùng xóm, cùng làng thì dẩu không phải là bà con họ hàng, không phải là anh em ruột thịt, dẫu không thành tình nghĩa vợ chồng với nhaụ.. Nhưng cùng chia xẻ những niềm vui nỗi buồn, hay thăm viếng và giúp đở lẫn nhau trong lức hoạn nạn, thì đó cũng là những an ủi cần thiết cho chúng ta trong đời sống nầy rồi (Bà con xa không bằng láng giềng gần mà!). Tình cảm ấy cũng không hẳn chỉ dành cho những người đã chung sống với nhau lâu năm, mà còn đối với những người mới cùng hạnh ngộ, cho dù chỉ là một khách vãng lai:
Ai về phố Hi , sông Cầu
Để thương để nhớ, để sầu cho aỉ
Để sầu cho khách vãng lai
Để thương để nhớ cho aỉ để sầu!
Để sầu cho khách vãng lai, hay để sầu cho người ở lạỉ Cũng chỉ là những câu hỏi được lặp đi lặp lại như một nỗi i dùng dằng giữa kẻ ở người đi, như nỗi luyến tiếc một cái gì thật mơ hồ, nhưng biết rồi đây sẽ tàn phai theo ly biệt! Nghe nó thật là ngổn ngang trăm mối, bởi vì câu hỏi trước thì chỉ thuần tuý là một câu hỏi, chỉ cần một câu trả lời là xong thí dụ như: (nếu biết rằng em đã lấy chồng, anh về lấy vợ thế là xong!) , như vậy là đã được giải quyết một cách thoả đáng rồi, không còn gì để mà phân vân nữa cả. Thế nhưng câu hỏi cuối cùng mới chính là vấn đề cần phải suy luận, vì nó vừa là một câu hỏi mà cũng vừa là một lời than! Một câu mà thành ra hai câu, một câu hỏi và một lời than chăng? Cũng có thể lắm chứ, (Để thương để nhớ cho aỉ để sầụ..), mới nghe thì cũng chỉ lặp lại câu hỏi trước, nhưng nhìn kỹ thì đoạn sau lại được (hay bị) đảo ngữ, cho nên không biết đây là câu hỏi hay câu trả lời đâỷ Chữ "để sầu" treo lơ lững ở phía đàng sau như một nỗi than trách ai đó, nó không còn nằm trong phạm vi câu hỏi nưã, mà nó đã rớt lại đằng sau như còn lưu luyến một cái gì, thật thiết tha biết mấỷ Câu hỏi kế tiếp cũng bắt nguồn từ manh nha tình cảm:
Ra về có nhớ em không?
Hay là xuôi buồm thuận gió biệt mong xa chừng!
Ở đời cảnh hợp tan thì làm sao mà tránh khỏỉ Vẫn biết vậy nhưng khi đã dan díu với nhau rồi, thì ai bắt mình phải xa lánh những ước mơ thầm kín? Của một lần đã cùng ai hẹn biển thề non! Đã một lần cùng ai nói câu ước hẹn, cho nên nỗi phân vân cứ đeo đẳng mãi không thôi!
Ra về sao đặng mà về?
Bỏ non bỏ nước, bỏ mấy lời thề cho ai!
Bỏ non, bỏ nước... thì chắc là có thể bỏ được, vì đây không phải là nơi "chôn Nhau cắt Rốn", đây không phải là quê hương xứ sở chi của mình, thì đến hay đi cũng không thành vấn đề chi mấỵ.. Nhưng còn "mấy lời thề" nó mới là rắc rối làm saỏ Bỏ lại cho ai đâỷ ...
Đối với những người mới quen biết thì họ chỉ bóng gió, với lời lẽ tuy chơn chất nhưng thiết tha, tuy quê mùa nhưng gói ghém một tình cảm thiệt thâm thúy đến đường nàọ.. Còn đối với những người (xa xôi chi đó mà lầm, phải hương hương bén, phải trầm trầm thơm) thì saỏ Họ có đối đãi với nhau như thế chăng? Có lẽ là không đâu, vì họ có cần chi phải "bóng gió" cho thêm mệt, lại phải đi vòng vo tam quốc cho hao xăng tốn nhớt? Cho mệt trí phí sức, cứ đi thẳng một dường mực tàu, để "thâu ngắn đường về", mặc dầu đôi khi vẫn biết rằng: "Thẳng mực tàu thì đau lòng g " đấy! :
Mấy anh chưa vợ quanh năm
Đêm đông lạnh giá anh nằm với aỉ
Thiệt nghe cũng khó trả lời đây có phải không các bạn "tu mi nam tử"? Ai đâu lại đi hỏi cắc cớ như thế nầy, biết mần răng mà trả lời cho xuôi thuyền mát máỉ Biết làm sao mà trả lời cho nghe được cái lỗ taỉ Làm sao mà mở ra một con đường uyên nguyên cho cõi đi về khỏi cô đơn giá lạnh? Bởi vì anh vốn là một kẻ quê mùa dân dã, nghèo khó một đời thì làm sao dám cùng người để "gối phụng chăn loan"? Bởi vì anh chỉ là một gã tiều phu đốn củi thì làm sao dám mơ ước được nằm với aỉ Bởi vì thân phận của anh "Khó nghèo ở chốn sơn lâm, mai than chiều củi, gặp trầm họa may", cái họa may nầy cũng hiếm hoi lắm đó, vì trầm là một loại gỗ quý hiếm, thì làm sao mà bắt được giữa hư không? Cho nên câu hỏi nầy xem ra đã bí lối, không tìm được câu trả lời thì thấy cũng mất mặt cả "đấng nam nhi", mà câu trả lời không được chí lý thì làm sao tránh khỏi miệng đời hay dòm ngó, thị phỉ Cho nên cũng có người phải suy nghĩ nát óc để tìm ra câu trả lời để họa may cứu vãn tình thế! May thay một đấng nho thâm uyên bác đã thay thế chúng ta để "gở rối tơ lòng"!:
Em hỏi chi chuyện ấy cho mất công
Nếu nóng thì anh nằm ngủ thẳng, mà lạnh thì
nằm cong khó gì?
Lành thay, lành thay mọi việc đã được giải quyết ổn thỏa rồi, vì anh đây đâu phải còn cái diện "ăn chưa no, co chưa ấm" nữa đâu, mà phải đi mắc mưu cái phận "thuyền quyên" đánh cờ còn chưa sạch nước cản? Nếu còn câu nào hóc hiểm nữa thì cứ đem ra, nếu anh trả lời không đặng thì anh nguyện sẽ "làm phận đàn bà như em!".
Anh trèo lên cây sung cũng biết mùi sung sướng
Anh chê tơ anh kén lụa, thì lụa cũng là tằm
Em đố anh một năm mười hai tháng, tháng mô
không rằm rứa anh?
Đối thì phải đáp, hỏi thì dĩ nhiên phải trả lời nhưng câu hỏi nầy cũng hơi có phần gay cấn, vì tháng nào lại tháng không có rằm? "Nó" đã khôn ngoan đi nằm chính giữa để khỏi mất phần mền, dù ai có kéo qua kéo lại thì trên thân nó cũng đủ chăn ấm với nệm êm, bây chừ biết tìm mô ra một thằng "dại" đã được nằm giữa mà lại bỏ mất phần mền đây em? Thôi thì "phóng lao thì phải theo lao", đã lỡ leo lên lưng cọp rồi thì ai dại gì nhào xuống cho bị cọp vồ? Vẫn biết tơ với lụa thì cũng phát xuất tự tằm, mà con tằm thì cũng chỉ là loài sâu chớ quý hồ chi đây mà anh phải chọn? Nhưng một năm mười hai tháng mà tháng mô lại không có rằm thì lại là một câu hỏi "bất thường"! Nhưng dù sao đi nữa thì anh cũng phải vận dụng cái "trí thông minh" để trả lời cái câu lắt léo:
Em trèo lên cây cam cũng biết là cây cam khổ
Em che chài em chọn lái, thì lái cũng là gai
Một năm mười hai tháng, tháng đào hoa kết
trái là tháng không rằm em ơi!
Đối đáp như vậy thì còn bắt bẻ vào đâủ Vì chài và lái thì cũng lấy từ cây gai để thất để nối, mặc dầu lá gai còn dùng để làm bánh ít, được nhiều công dụng cho dân quê như cũng chỉ là loài cây cỏ dại mọc khắp ven rừng, thì có gì quý báu đâu mà phải chọn lựả
Còn "tháng đào hoa kết trái" thì mới chính là cái tháng hiếm quý nhất trên đời, cho nên tháng ấy không có "ngày rằm" là phải, nếu ai không tin thì hãy cứ trồng hoa đào mà đợi xem!
Bởi vì tháng ấy nó đằm thắm như tình cảm của các thanh niên thiếu nữ ở nơi đồng quê thôn dã tình cảm ấy nó thơm ngát như cỏ nội hoa đồng, chân phương như một màu bát ngát của cánh đồng lúa vàng, đang nằm trải dài phơi mình trong nắng sớm... Tình cảm ấy đã gói ghém một bản chất đôn hậu nhưng chân thành, đã thể hiện qua điệu hò câu hát của miền dân dã. Tâm sự ấy đã gắn liền với nếp sống hàng ngày như hơi thở, đem nguồn vui đến như bao tiếng cười dòn tan của trai gái trong làng, mỗi lần gặp nhau đầu ngõ.
Khi mới mở mắt chào đời chúng ta đã nghe tiếng ru của Mẹ, tiếng hát của anh, câu hò của chị...Hòa cùng bao niềm yêu mến của bà con xóm giềng, là những chất liệu đã nuôi dưỡng cho chúng ta khôn lớn, ấp ủ cho chúng ta có một tâm hồn phong phú về nền văn học dân gian, mà nó vẫn tiềm tàng trong chúng ta, nó vẫn chiếm ngự nguy nga giữa lòng mọi người dù còn ở nơi quê nhà, hay không may phải nghìn trùng xa cách! Vì nền văn học ấy đã chất chứa đầy tính chất của dân tộc Việt, tạo nguồn vui cho gia đình và xã hội ..