BÙI NGÙI
Khi
về đứng giữa bờ thiên cổ
Thấy
những tàn phai thân ái xưa
Thấy
những bâng khuâng còn sót lại
Nói
cười như thể trong cơn mơ.
ZuLu
DC
ĐỌC
“BÙI NGÙI” THƠ ZULU DC, BÀI THƠ TẢ TÌNH NGỤ CẢNH
Châu Thạch
Giữa cơn đại dịch Covid lòng chẳng bình an, nhưng khi
đọc “Bùi Ngùi”, bốn câu thơ của ZuLu
DC thì không nằm yên được, chổi dậy viết đôi hàng cảm nhận, tất nhiên không làm
sao đầy đủ được như khi tâm hồn bình tịnh, an vui.
Đọc bốn câu thơ nầy tự nhiên tôi nhớ đến bài thơ “Thăng Long Thành Hoài Cổ” của bà Huyện
Thanh Quan:
Tạo
hóa gây chi cuộc hí trường
Đến
nay thấm thoắt mấy tinh sương
Lối
xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền
cũ lâu đài bóng tịch dương,
Đá
vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước
còn cau mặt với tang thương.
Ngàn
năm gương cũ soi kim cổ.
Cảnh
đấy người đây luống đoạn trường
“Bà
Huyện Thanh Quan làm bài thơ này, sau năm 1802, khi mà Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy
hiệu Gia Long và định đô ở Huế. Từ đó, Thăng Long mất địa vị trung tâm của đất
nước về chính trị và văn hóa. Chủ đề: Bài thơ tả cảnh ngụ tình. Cảnh thì tang
thương. Tình thì hoài cổ.”
Trên 200 năm sau, khác với bà Huyện Thanh Quan, có nhà
thơ ZuLu Dc đã làm một bài thơ ngắn hơn, “tả
tình ngụ cảnh”. Tất nhiên bài thơ tả
tình ngụ cảnh của ZuLU DC chưa đi vào lòng người, chưa để lại tiếng vang như “Thăng Long Thành Hoài Cổ”, nhưng riêng
tôi, bài thơ thẩm thấu vào lòng mình nỗi buồn vẩn vơ mà vời vợi, nỗi đau nhẹ
nhàng mà thấm thía đến nỗi quên mất ngoài kía con Covid như SaTan đang hoành
hành giữa thiên hạ.
Bây giờ quay về với “Bùi Ngùi” của ZuLu DC:
“Khi
về đứng giữa bờ thiên cổ”: “Thiên
cổ” là gì? Là nghìn xưa, rất lâu đời. Bờ thiên cổ là gì? Là ranh giới giữa
nghìn xưa và thời gian sau đó. Câu thơ cho ta thấy tác giả đã “tả tình ngụ cảnh”. Tả tình ở đây là tả
tình cảm đã dậy lên trong lòng tác giả khi quay về nơi cũ nhìn lại chốn xưa, thấy
“tạo hóa gây chi cuộc hý trường”. Ngụ
cảnh ở đây là ngụ ý tả bức tranh cảnh xưa, nay đã trở nên hoang tàn như lui về
thời thiên cổ. Toàn bộ câu thơ cho ta thấy tác giả đứng giữa hiện thực, cảm nhận
sự cô liêu, sự tàn tạ trước mắt mình như cảnh ngàn năm trước.
Sau đó những biến chuyển tâm lý gì xảy ra trong tâm hồn
tác giả?
“Thấy
những tàn phai thân ái xưa”: “Thân
ái” không phải là vật chất, thân ái thuộc về tâm hồn. Tác giả “Thấy những tàn phai thân ái xưa” là diễn
đạt tâm trạng xảy ra trong lòng mình nhưng cũng ngụ ý nói về những nơi chốn, những
địa điểm mang nhiều kỷ niệm thân ái hằn sâu trong ký ức, nay đã tàn phai. Câu
thơ gôm cả cảnh và tình trong chữ “thân
ái” cho ta một nỗi buồn man mác như mất một quá khứ, như tiếc nuối một thời
đã qua trong dĩ vãng xa xưa.
Và nhà thơ thấy tiếp những gì?
“Thấy
những bâng khuâng còn sót lại”: “Bâng khuâng” là gì? Là những cảm xúc xảy ra lúc đó, những luyến tiếc,
nhớ thương xen lẫn nhau, gây ra trạng thái ngẩn ngơ trong lòng. Câu thơ nhấn mạnh
cho ta thấy nhà thơ muốn buông bỏ quá khứ, muốn quên đi mà không thể nào quên
được. “Bâng khuâng còn sót lại” là tiếng
khóc trong lòng, là giọt lê nuốt vào, là con tim đau không co mà thắt. là khi
muốn quay đầu bỏ đi mà vẫn chôn chân tại chỗ, đứng ngẩn ngơ nuối tiếc. Chữ “còn sót lại” cũng ngụ ý tả cảnh những
gì còn sót lại của chốn xưa, tuy phai tàn nhưng vẫn còn hình dáng đó, tựa như “nền cũ lâu đài bóng tịch dương” của
Thăng Long Thành Hoài Cổ bà Huyện Thanh Quan, phôi pha một thuở.
Cuối cùng nhà thơ mộng du trong cảnh cũ.
“Nói
cười như thể trong cơn mơ”:
Câu thơ thứ tư trở thành câu thơ để đời, nhờ tác giả
tinh tế đặt nó dưới ba câu thơ kia, làm cho nó trở nên vô cùng ý vị.
Khi đứng trước Thăng Long Thành, bà Huyện Thanh Quan vẫn
còn tỉnh táo, còn cảm nhận được nỗi đau cúa mình nên bà mới thốt lên: “cảnh đó người đây luống đọa trường”. Thế
nhưng khi đứng trước “bờ thiên cổ”,
nhà thơ ZuLu DC dã nằm trong trạng thái tâm thần phân liệt. Nhà thơ “nói cười
như thể trong cơn mơ”. Điều đó nói lên toàn bộ nỗi đau xảy ra trong lòng tác giả
đã làm cho tê liệt tâm thần mình. Nhà thơ nói như trong cơn mơ, cười như trong
cơn mơ nghĩa là đang mộng du giữa thực tế. Sự phũ phàng của khung cảnh đổi thay
khiến cho nhà thơ không cất được tiếng khóc. Nói cười như trong cơn mơ là trạng
thái đau trên cả “nỗi đoạn trường”. Nỗi
đoạn trường có thể làm người ta rên la, làm người ta kêu than, làm người ta
khóc lóc, nhưng khi người ta nói cười như trong cơn mơ trước nghịch cảnh, là
khi nghịch cảnh đã làm cho mất trí, khiến nỗi đau ấy chìm vào trong tiềm thức của
mình, làm cho sự thể hiện nó biến dạng qua một hình thức khác, hành động trở thành
ngu ngơ hay ngớ ngẩn.
Khi đọc “Thăng
Long Thành Hoài Cổ” của bà Huyện Thanh Quan, ta thấy cả một phong cảnh cô
liêu, buồn hiu hắt, thì khi đọc “Bùi Ngùi”
của DuLu DC, ta thấy cả một tâm hồn cô liêu buồn hiu hắt. Tâm hồn đó cô liêu đến
cùng tận cái cô liêu, hiu hắt đến cùng tận cái hiu hắt, khiến cho bài thơ có bốn
câu mà sự tàn phai trút từ thiên cổ về trong hiện tại, đến nỗi nhà thơ nói cười
như thể vô hồn.
Tôi nói “Bùi Ngùi”
của ZuLu DC là một bài thơ tả tình ngụ cảnh là như thế.
Châu Thạch