Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc (nay thuộc Thường Tín – Hà Tây), Ông sinh ra và lớn lên ở Thăng Long, đậu Thái Học Sinh khoa Canh Thìn (1400), làm quan thời Nhà Hồ. Năm 1407, Trung Hoa thôn tính nhà Hồ và đặt nền móng độ hộ nước ta, thân sinh ông là cụ bảng nhãn Nguyễn Phi Khanh lúc bấy giờ đang làm quan cho Nhà Hồ, bi bắt giải về Tàu, ông theo cha đến tận ải Nam Quan, thân phụ ông thấy thế mới khuyên rằng: Con hãy trở về rửa hận cho cha, rửa nhục cho nước, còn hơn theo cha khóc lóc có ích gì , Nguyễn Trãi đành gạt lệ trở về.
Nhớ lời cha dặn, năm Canh Tý 1420 ông giúp Bình Định Vương Lê Lợi, mười năm kháng chiến chống quân Minh, viết Bình Ngô Đai Cáo (bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của nước ta sau bài thơ Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt) Lê Lợi cùng Ông đã làm thêm một thiên quốc sử hào hùng cho Tổ quốc, chói lọi ngàn thu.
Năm Quý Sửu 1433 sau khi Lê Lợi mất, ông bị bọn quyền thần ghen ghét, nên ông xin về ở ẩn ở quê ngoại Côn Sơn – Chí Linh (ông là cháu ngoại của Trần Nguyên Đán, quốc công nhà Trần)
Năm 1434 vua Lê Thái Tông vời ông trở lại giúp nước, được ít lâu ông lại xin về.
Tháng Bảy năm Nhâm Tuất 1442 vua Thái Tông đi duyệt binh ở Chí Linh, ghé lại Côn Sơn thăm ông, tại đây, vua được gặp Nguyễn Thị Lộ, người con gái đã cùng Nguyễn Trãi có một chuyện tình thật thơ, thấy Thị Lộ – người thiếp của Nguyễn Trãi có nhan sắc lẫn tài ba nên vua bắt theo hầu. Không ngờ đi đến Gia Định (thuộc huyện Gia Bình - Bắc Ninh) nhà vua đột ngột qua đời, triều đình gán cho ông tội giết vua với bản án tru di tam tộc, đây là bản án Lệ Chi viên (vườn vải) đã làm xao xuyến hàng vạn con tim của người đời sau với một trang bi tình hận đầy nước mắt và nỗi oan khuất kinh hoàng.
Năm 1464 vua Lê Thánh Tông giải nỗi oan khiên cho Nguyễn Trãi, bằng cách cho truy phục lại tước vị và cho tìm lại con cháu.
Nguyễn Trãi là một nhà chính trị lỗi lạc, một nhà quân sự tài ba, và cũng là một đại văn hào của nước ta. Tác phẩm của Ông để lại, phần thơ chữ Hán gồm có: Giao tự đại lễ, Thạch Khánh Đồ, Dư Địa chí, Ngọc Đường Di Cảo, Trung Quân Tứ Mệnh tập, Ức Trai Di tập, Về chữ Nôm có: Gia Huấn ca, Ức Trai thi tập và một số bài thơ xướng họa với Nguyễn Thị Lộ.
Bài thơ Tự Sự dưới đây là một bài thơ ý tình sâu sắc, lời lẽ thanh thoát, nhẹ nhàng nói lên được tâm trạng cô độc của một nhà chí sĩ yêu nước, không biết tìm đâu ra người cùng chí hướng để giữ vững con thuyền dân tộc trước cơn gió dập sóng dồi.
TỰ SỰ
Chiếc thuyền lơ lững bên sông
Biết đem tâm sự ngỏ cùng ai hay !
Chắc chi thiên hạ đời nay
Mà đem non nước làm rầy chiêm bao
Đã buồn vì trận mưa rào
Lại đau vì nỗi ào ào gió đông
Hoa trôi bèo dạt giữa dòng *
Chiếc thuyền lơ lững bên sông một mình
Ức Trai
*Có nhiều người đọc; - Mây trôi nước chảy xuôi dòng
- Nói chi những chuyện đau lòng
Biết đem tâm sự ngỏ cùng ai hay !
Chắc chi thiên hạ đời nay
Mà đem non nước làm rầy chiêm bao
Đã buồn vì trận mưa rào
Lại đau vì nỗi ào ào gió đông
Hoa trôi bèo dạt giữa dòng *
Chiếc thuyền lơ lững bên sông một mình
Ức Trai
*Có nhiều người đọc; - Mây trôi nước chảy xuôi dòng
- Nói chi những chuyện đau lòng
Bài thơ chữ Hán
LOẠN HẬU ĐÁO CÔN SƠN CẢM TÁC
Nhất biệt gia sơn thập tải niên
Quy lai tùng cúc bán tiêu nhiên
Lâm tuyền hữu ước na kham phụ
Trần thổ đê đầu chỉ tự liên
Hương lý tài qua như mộng đáo
Can qua vị tức hạnh thân tuyền
Hà thời kết ốc vân phong hạ
Cấp giản phanh trà chẩm thạch miên
LOẠN HẬU ĐÁO CÔN SƠN CẢM TÁC
Nhất biệt gia sơn thập tải niên
Quy lai tùng cúc bán tiêu nhiên
Lâm tuyền hữu ước na kham phụ
Trần thổ đê đầu chỉ tự liên
Hương lý tài qua như mộng đáo
Can qua vị tức hạnh thân tuyền
Hà thời kết ốc vân phong hạ
Cấp giản phanh trà chẩm thạch miên
Nguyễn Trãi
(Ức Trai thi tập)
SAU LY LOẠN VỀ LẠI CÔN SƠN CẢM TÁC
Một chuyến mười năm biệt cố hương
Cúc tùng nay thấy nửa sầu vương
Suối rừng ước nguyện đâu hờ hững
Cát bụi dập dồn mãi tiếc thương
Làng xóm nhìn qua như ngủ dậy
Lửa binh gẫm lại vẫn coi thường
Bao giờ nhà dựng sườn mây núi
Nước suối đun trà – đá gối sương
Linh Đàn
(dịch)
(Tài liệu tham khảo Việt Nam Văn Học - TT học liệu bộ QGGD Saigon – 1968)
Bài viết được trích đăng trên tạp chí THẾ GIỚI THƠ ĐƯỜNG LUẬT
CLB UNESCO THƠ ĐƯỜNG VIỆT NAM chi nhánh TPHCM
(dịch)
(Tài liệu tham khảo Việt Nam Văn Học - TT học liệu bộ QGGD Saigon – 1968)
Bài viết được trích đăng trên tạp chí THẾ GIỚI THƠ ĐƯỜNG LUẬT
CLB UNESCO THƠ ĐƯỜNG VIỆT NAM chi nhánh TPHCM