Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Monday, January 9, 2023

DÒNG DÕI TÔN VŨ TỬ - Chu Vương Miện


TÔN PHU NHÂN  (QUẬN CHÚA TÔN THƯỢNG HƯƠNG)

Trong truyện Tam Quốc Chí diễn nghĩa của đại tài La Quán Trung có nói về quận chúa Đông Ngô gọi tắt là Tôn phu nhân” sau này qui Thục làm vợ cuả Hoàng Thúc Lưu Bị. Thời kỳ Lưu Thiện tức Ả Đẩu” lên ngôi Hán hậu chúa thì bà được tôn phong là Ngô thái hậu. Chuyện thời phong kiến thì thâm cung bí sử vô vàn phong phú. Toàn là chuyện gió tanh mưa máu, toàn là chuyện ác ôn côn đồ không hà! Nên cái chuyện thế nhân thường bàn tới là “hầu vua như hầu cọp” như ôm rắn mãng xà mà ngủ, chả biết nó xé xác mình ra hoặc nuốt chửng mình lúc nào? Xin giới thiệu sơ sơ về gia tộc họ Tôn “tương đối” là khá nhất, có học nhất, có văn hoá nhất và văn minh nhất.
 
Phác thảo về bên ngoại họ Tôn là cụ bà Ngô Quốc Thái, bà này có một bà chị là Ngô Quốc Đại, hai chị em đều là phu nhân cuả thái thú Tôn Kiên, phu nhân Đại hạ sanh ba người con trai là Tôn Sách “Bá Phù”, người thứ hai là Tôn Quyền tức “Trọng Mưu”, và người con trai út là Tôn Hưu. Bà Thái chỉ hạ sanh có một người con gái tên thật không rõ là tên gì? Chỉ gọi chung chung là quận chúa.
 
Về gia phả họ Tôn thì bắt đầu nổi tiếng nổi tăm là Tôn Võ hoặc “Tôn Vũ Tử”. Tiên sinh sinh vào khoảng cuối thế kỷ thứ sáu đầu thế kỷ thứ năm (trước Công Nguyên) tổ tiên cuả họ Tôn vốn là dòng dõi quí tộc ở nước Trần (gần nước Sái, nước Quắc), vì nội loạn nên gia đình bỏ sang nước Tề, rồi đổi ra họ Điền, ông nội cuả Tôn Võ là Điền Thư, sau lập được nhiều công trạng lớn, Vua Tề cảnh Công ban cho họ Tôn. Khi nước Tề loạn lạc, thì Tôn Vũ cùng gia đình lưu vong qua nước Ngô. Qua sự đề bạt tận tình cuả tướng quốc Ngũ Tử Tư, vua Ngô Hạp Lư choTôn Vũ làm tướng. Tiên sinh trứ tác ra một bộ binh pháp goị chung là “Binh Pháp Tôn Tử” gồm có 13 chương, ông đựợc tôn xưng là Tổ sư cuả ngành Võ, ngang hàng với đức Khổng Phu Tử tổ sư cuả nghành Văn. Ông sanh ra Tôn Tháo sau kết duyên với Yên Đan công chuá, làm phò mã đại nguyên soái nước Yên. Tôn Tháo sinh ra Tôn Long, Tôn Hổ và Tôn Tẫn (chính Tôn Võ đầu thai lại làm Tôn Tẫn), Tôn Tháo, Tôn Long và Tôn Hổ thời Chiến Quốc bị tướng nhà Tần là Vương Tiễn giết chết, chỉ còn lại con Tôn Long là Tôn Yên và Tôn Tẫn. Sau Tôn Tẫn đi tu tiên đoạn giữa tiếp theo thì không ai biết nữa? Quá sáu trăm năm sau, qua nhà Tần, nhà Tây Hán, nhà Đông Hán thì đến thời Tam Quốc, mới có Tôn Kiên xuất hiện lại chính là “dòng dõi thứ thiệt” cuả Tôn Vũ ngày xưa? Chuyện kể đến đây là vừa đủ, không thừa và cũng không thiếu.
 
*
Tôn Quyền thừa kế sự nghiệp cuả cha anh để lại, là chuá Đông Ngô, đất đai gồm có sáu quận 81 châu. Nói về xứ Đông Ngô thực ra thời Tam Quốc cũng không rõ ràng là nơi chốn nào? Sử sách cuả Trung Quốc viết cách đây gần 2000 năm, cách viết cũng không giống bây giờ. Đọc cuốn “Binh Pháp Tôn Tử” gần 300 trang giấy, đọc xong cũng chỉ biết đựợc 13 thiên binh pháp mà thôi. Ngoài ra cũng không biết Tôn Tử hay (Tôn võ Tử) sinh ngày nào chết ngày nào, chết ở đâu? Nước thì là nước Trung Quốc, dân là dân Trung Quốc? Nhưng mỗi người hay mỗi dòng họ lên nắm quyền cai trị, thì đặt tên nước theo ý cuả mình là nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu… đương ở kinh đô phía Tây (tức Thiểm Tây, Trường An) thì gọi là nhà Tây Hán, di chuyển về phiá đông thì goị là nhà Đông Hán, đến thơì ngũ đại thế kỷ thứ 10 thì chỉ còn nhà Nam Hán. Thời Tây Hán, thời Đông Hán tuy noí là Đông Tây, nhưng toàn bộ đất nước vẫn thuộc toàn bộ cuả nhà Hán.  Nhưng thời Ngũ Đại, đầu thế kỷ thứ 9 đến đầu thế kỷ thứ 10, thì phương bắc thập quốc “10 nước” và phương Nam thì goị là thời Ngũ đại tức các nhà Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu. Thời Hậu Hán (Nam Hán) này chỉ còn là miền đất nhỏ ở phương Nam mà thôi. Lúc đó thì vua Nam Hán và thái tử Hoàng Thao mang quân xâm chiếm nước Nam Việt, bị quân của Ngô Vương Quyền đánh thua. Tiếp đến thời Hán Sở tranh hùng, nước Tề bị chia ra làm ba phần riêng rẽ: Bắc Tề, Đông Tề, rồi Nam Tề, Sau đó Lưu Bang phong cho HànTín là Tam Tề Vương, cai trị một lúc cả ba xứ? Người làm vua nước Tề không nhất thiết phải là dân Tề hay hậu duệ cuả vua Tề? Đến thời nhà Đường, vua Đường thái Tôn sai đại nguyên soái Tiết Nhân Quí Chinh Đông tức là đi đánh nước Đông Liêu. Đọc tới đọc lui bộ Chinh Đông thì mới hiểu ra rằng: đi đánh nước Triều Tiên (tức Cao Ly), nước này nằm kề cận với nước Mãn Châu cùng biên giới sông Áp Lục. Phiá dưới là Triều Tiên, phiá trên là Liêu Đông. Đối với nước Liêu thì nằm về phía Đông?  Còn Đông Ngô là phía đông cuả nước Ngô ngày xưa, cũng gần Giang Tô, Hàng Châu (Tô Châu) chi đó.
 
*
Chu Du cũng là một nhân vật quan trọng được coi là đứng hàng đầu của cõi Giang Đông mà:
- Quốc Thái nghe rõ lại nổi giận đùng đùng, trừng mắt trỏ tay về phía Sài Tang, chửi mắng Chu Du thậm tệ:
- Thằng khốn kia! Mày đã làm đại đô đốc sáu quận, tám mươi mốt châu mà không nghĩ kế gì chiếm Kinh Châu, lại đem con gái ta ra làm bung xung, dùng cái kế “Mỹ Nhân” giết Lưu Bị, để con ta chưa lấy chồng đã mang tiếng goá bụa à? Sau này còn ai thèm hỏi đến nó nữa? Có phải mày làm hại một đời con gái ta không? À chúng mày rắp tâm giỏi thật!

(Tam Quốc Chí diễn nghĩa trang 977 - bản dịch của dịch giả Tử Vi Lang)
 
Rồi đến đoạn quận chúa theo Lưu Hoàng Thúc về đất Ba Thục.
Phu nhân đùng đùng thét mắng:
- Thằng nghịch tăc Chu Du! Đông Ngô chưa hề bạc đãi nó, sao nó dám phản trắc. Huyền Đức là vị hoàng thúc nhà Đại Hán, và chính là chồng ta. Trước mặt mẫu thân và anh ta, ta đã bẩm mệnh, xin về Kinh Châu. Giờ hai chúng bay mang quân ra chặn núi chặn đường. Có phải chực cướp cuả cải vợ chồng chúng ta thì bảo? (Trang 996)
- Chúng bay là lũ thất phu dưới trướng, sao dám ly gián tình cốt nhục nhà chủ để anh em ta bất mục với nhau? Ta đã được mẹ và anh ta gả cho Lưu Hoàng Thúc. Hôm nay ta về nhà chồng, chứ đâu phải chuyện trốn nhà theo người? Vả vợ chồng ta về Kinh Châu, là vâng từ chỉ của mẫu thân ta, thì dù chính anh ta tới đây cũng phải xử theo lễ nữa là? Hay chúng bay cậy có binh oai mà toan hại ta chắc?

(Tam Quốc Chí diễn nghĩa trang 997 - dịch giả Tử Vi Lang)
 
Triệu Vân đoạt ấu chúa A Đẩu từ tay Tôn Thượng Hương.

Sau đó vài năm, thì Tôn phu nhân về thăm Ngô Quốc thái.

- Chủ mẫu về thăm bệnh Quốc Thái, sao lại đem cả tiểu chủ đi?
- A Đẩu là con ta! Nếu bỏ lại Kinh Châu thì ai trông nom săn sóc?
- Chủ mẫu dậy thế là sai… Chuá công tôi suốt đời được một giọt máu ấy! Trong trận Đương Dương Trường Bản, tiểu tướng đã phải liều chết trong chỗ trăm vạn quân thù, mới cứu ra được. Nay phu nhân tự dưng đem đi nơi khác, thật lẽ không xuôi!

Phu nhân giận dữ mắng:
- Mày chỉ là một tên vũ phu dưới trướng, sao dám can thiệp vào việc nhà ta?
Vân vẫn ôn tồn nói:
- Phu nhân muốn đi thì đi, nhưng phải để tiểu chủ nhân lại!
Phu nhân lại thét:
- Mày đón giữa đường, xông vào thuyền ta, đúng là làm phản!
(Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa trang 1124 - dịch giả Tử Vi Lang)
 
Chu Vương Miện
 
READ MORE - DÒNG DÕI TÔN VŨ TỬ - Chu Vương Miện

ĐIẺM BÁO TÌNH QUÊ 23 - Nguyễn Thị Hồng

 


Tác giả Nguyễn Thị Hồng, thành viên BBT, nguyên Hiệu phó trường PTTH Trần Phú, Đà Nẵng, đọc tại buổi ra mắt TÌNH QUÊ 23 - Đặc san xuân Quý Mão-2023 của Hội Đồng hương Quảng Trị tại Đà Nẵng.



        Kính thưa quý vị!

       Sau một năm với bao bề bộn công việc gia đình, con cháu, làng nước…, hôm nay, một sáng Chủ nhật ấm áp của những ngày đầu tháng chạp, chúng ta cùng nhau quây quần về đây để chào đón Đặc san Tình Quê 23, giai phẩm Xuân của Hội đồng hương Quảng Trị tại Đà Nẵng.

      Như tiêu chí lúc ban đầu, Tình Quê là sự đúc kết, tổng hợp bao tâm tư, tình cảm của bà con Quảng Trị cũng như thân hữu gần xa viết về quê hương và chào mừng xuân đến, tết về, Tình Quê 23 cũng không đi ra ngoài hai dòng chảy truyền thống ấy.

   Quý vị đang cầm trên tay đặc san ấy với trang bìa là hình ảnh cô gái trẻ khuôn mặt dịu dàng nâng trái chín trên tay giữa nền lá hoa tươi xanh.  

   Một cảm giác thật bình yên, thanh thoát khi mùa xuân đang về trên đất nước, trên quê hương trong màu vàng đằm thắm của trang bìa nổi bật lên TÌNH QUÊ lúc nào cũng rực rỡ đỏ hồng trong tim chúng ta.

      Lần giở vào trong, chúng ta thấy Tình Quê năm nay đã có sự góp mặt của 73 tác giả với 80 bài bao gồm văn, thơ, …

      Về Văn Xuôi

      Về văn xuôi có các bài chính luận sắc sảo.

     *Với bài “ Sân bay- khát vọng của người dân Quảng Trị ”, tác giả Nguyễn Văn Hanh đã cho chúng ta biết được tin vui trong tương lai của tỉnh nhà. Sắp tới Cảng Hàng Không Quảng Trị có thể sẽ được xây dựng tại Gio Quang, Gio Hải, Gio Mai của huyện Gio Linh. Khao khát từ bao tháng ngày của người dân Quảng Trị sắp trở thành hiện thực.

    * Bài ghi chép “Để Quảng Trị mãi mãi là mùa xuân” của Phan Sáu cho ta thấy sự phát triển vững vàng của quê hương trên các lĩnh vực: Thuỷ lợi, điện gió, công nghiệp, nông nghiệp, đầu tư của trong nước và nước ngoài dành cho Quảng Trị.

    * Tương lai và hiện tại của quê nhà sáng bừng lên như vậy nên qua bài viết của Nguyễn Thị Phú, Nguyễn Thu Thảo: “Một chuyến đi về miền đất hồi sinh”, “Chu du trên đất quê mình” là thực tế hùng hồn cho sự đổi thay của quê nhà.

      Ngoài văn chính luận, chúng ta còn đọc những truyện ngắn của Tiểu Yên, Lê Hứa Huyền Trân, Mai Hữu Phước, Hồ Ngọc Thanh; các bài tùy bút, bút kí, tản văn… của Quỳnh Nga, Minh Tứ, Nguyễn Khắc Phước, Lê Văn Huấn, Huỳnh Văn Hoa…

     Đặc điểm nổi bật của các bài văn xuôi trong Tình Quê 23 đó là tiếng nói cùng hướng về mảnh đất và con người Quảng Trị. Chủ đề này xuyên suốt đặc san nhưng không hề trùng lặp mà được nhìn dưới nhiều góc độ lung linh như kính vạn hoa. Này đây là bài của Hồ Sĩ Bình về Nghĩa Trũng Đàn, Hùynh Văn Hoa cảm nhận về mùi hương Quảng trị trong thơ Tạ Nghi Lễ, Phan Văn Vĩnh cảm xúc về cuộc đời nặng nợ với thi ca của Chế Lan Viên, Nguyễn Hoàn thiết tha với việc tôn vinh, phát huy giá trị di sản Chúa Tiên Nguyễn Hoàng trên đất Triệu Phong, Minh Tứ thật công phu khi về làng Tùng Luật, huyện Vĩnh Linh để đúc kết thành bài viết “Ở cuối dòng Bến Hải, có một làng nghệ sĩ”. Các tác phẩm văn xuôi có nhiều bài rất hay, rất thú vị đã làm nên giá trị cho Tình Quê năm nay.

    Về Thơ ca

    Chúng ta vừa đi qua những trang Văn Xuôi, mời anh chị em bước vào vườn thơ của Tình Quê 23 để thấy những cảm xúc của 47 tác giả được chọn lọc trên 100 bài thơ gởi về.

    Những bài thơ trong Tình Quê 23 thể hiện nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, nhưng phải nói rằng nổi bật nhất là chủ đề mùa xuân-ngày Tết và quê hương tiêu biểu là:

    *Vần tháng Giêng (Võ Văn Luyến), Xuân gọi (Ngàn Thương), Thăm em cuối năm (Đỗ Tư Nhơn), Một thoáng xuân xưa (Nguyễn Trung Giang), Bên cửa sổ mùa xuân (Nguyễn An Bình)…

* Nhật ký La Vang, Cửa Tùng (Nguyễn Nho Khiêm), Tình quê có một (Lê Thị Kim Cúc), Quảng Trị quê tôi (Lê Thanh Hùng)…

     Trong khuôn khổ một bài Điểm Báo, chúng tôi không thể nói hết bao nét đẹp của các bài văn, các vần thơ, chắc hẳn với tấm lòng yêu mến văn chương các anh chị em sẽ đọc để thưởng thức nhiều hơn.

        Kính thưa quý vị!

      Đặc san Tình Quê của chúng ta là nơi quy tụ những bài viết của các tác giả nổi tiếng trên văn đàn, đồng thời có sự đóng góp phong phú của những cây bút cây nhà lá vườn mang đậm tình quê hương, luôn vun xới cho tình quê hương. Đó là món quà tinh thần của Hội Đồng hương gởi đến quý vị khi Tết đến, Xuân về.

         Tình Quê 23 và các ấn phẩm trước, quả là một công trình văn hóa nghệ thuật mà Hội đồng hương Quảng Trị tại Đà Nẵng đã ươm mầm, nuôi dưỡng bằng tất cả tấm lòng yêu thương nhiệt thành tha thiết của những người con xa quê hướng về Quảng Trị thương yêu. Đặc biệt là các anh chị trong Ban Biên tập Trần Trình Lãm, Hồ Sĩ Bình, Nguyễn Khắc Phước, Trần Thanh, Đoàn thị Quỳnh Nga và Chị Lê Thu Ba; chỉ đạo chung anh Trần Thanh Bình.  

       Kính thưa Quý vị

    Với 152 trang sách, Tình Quê năm nay chứa đựng nhiều dung lượng kiến thức, dạt dào bao nhiêu tình cảm lai láng, phong phú những tin tức, hình ảnh. Mong rằng đó là món quà tinh thần cho chúng ta trong những Tết, có đôi chút thời gian rảnh rỗi để đọc, để vui xuân, để hướng đến quê nhà thân yêu.

      Trong khuôn khổ bài điểm báo, chúng tôi chỉ sơ lược vài nét khái quát. Hy vọng những ngày đầu xuân quý vị đọc nhiều hơn để thưởng thức hết những tâm tình ấm áp, mặn nồng của người cùng quê. xin chân thành cảm ơn những tấm lòng thân thương đã đến với Tình Quê 23 và rất mong nhận được nhiều sự tham gia của quý vị và bà con trong Tình Quê 24.

       Và kết thúc bài Điểm Báo hôm nay, tôi xin đọc khổ thơ cuối bài “Bên cửa sổ mùa xuân” của Nguyễn An Bình để nói lên tâm trạng đợi chờ xuân rất nhẹ nhàng:

      Tình yêu lên tiếng gọi

      Giàn thiên lý long lanh

      Đợi mùa xuân gõ cửa

      Bốn mùa lá thêm xanh

      Xin chân thành cám ơn tất cả quý vị đại biểu, quý Bác, quý cô chú, anh chị đã giúp đỡ tích cực, nhiệt tình, vô tư về vật chất và tinh thần cho Tình Quê, đã dành thời gian và trí tuệ cho Tình Quê được tồn tại và phát triển đến nay. 

       Nhân dịp năm mới - Xuân Quý Mão - 2023, kính chúc quý vị và gia đình một năm mới thật mạnh khỏe, vui trẻ, hạnh phúc, an lành, thành đạt  và vạn sự như ý, vạn sự cát tường!

       Trân trọng kính chào!

       Cám ơn Quý vị đã chú ý lắng nghe!

       NGUYỄN THỊ HỒNG

       

READ MORE - ĐIẺM BÁO TÌNH QUÊ 23 - Nguyễn Thị Hồng

PHIÊN CHỢ NGÀY CUỐI NĂM | TẾT QUÊ - Thơ Nguyễn Văn Trình

 

Nhà thơ Nguyễn Văn Trình

Phiên chợ ngày cuối năm                              

                       Nguyễn Văn Trình


Phiên chợ ngày cuối năm

vui tươi, rộn rã

tiếng nói cười râm ran

khắp một vùng huyên náo 

ngày xuân gõ cửa trước thềm

cô bán hàng chào mời đon đả

hàng hóa la liệt bày ra…

hoa xuân choáng ngợp, ngập tràn lối đi

đào, mai, lan, cúc…rạng ngời sắc xuân

tranh Đông Hồ, còn tươi màu mực cổ

hoành phi câu đối gợi niềm xa xưa

trái cây chợ tết, thêm phong phú

bưởi, cam, xoài, quýt… ươm vàng

sầu riêng, nhãn tím, dừa xiêm ngọt ngào

vú sữa, măng cụt dịu dàng hương xuân…



Bên này rau củ, muối dưa

su hào, bắp cải, dứa thơm, mùi tàu (1)

cà chua, ớt tỏi nồng cay

sắc màu trái, quả lung linh ưa nhìn…

kia là những xấp lá dong

từ trong rừng thẳm, nhọc nhằn về đây

lạt giang gói bánh chưng xanh

miến dong  mộc nhĩ, là màu nhớ nhung

tôm cua, cá, thịt …cho đầy vị xuân

nhang đèn đồ mã, cúng đêm giao thừa

con gà trống thiến, để dành đầu năm

bức tranh thư pháp, thêm phần tết xưa…


Phiên chợ ngày cuối năm vội vã

xôn xao người bán, người mua

náo nức người đi chợ tết

mẹ già lụm đụm

tay xách nách mang

thương con, thương cháu

sắm sửa đủ đầy, đợi tết đoàn viên…

ông cụ đeo đôi mục kỉnh

nheo nheo nhìn ngắm cành đào

ước ao có cành cắm tết 

để minh niên, tấn lộc tấn tài

mấy đứa trẻ lon ton theo mẹ

mong sao có được mang về

món đồ chơi bằng nhựa

tay kiếm cung

múa cùng những đứa bạn xóm giềng

bày trò trận giả

trong ba ngày tết vui chơi

những cô gái má thắm, môi son

nụ cười duyên dáng

nghiêng nghiêng vành nón, ánh mắt nhìn

vai nặng trĩu gánh hàng chợ tết…


Phiên chợ ngày cuối năm dân giả

nông, mẹt, rỗ, rá…phơi đầy

thúng, mủng , cuốc xẻng, hái liềm

thớt, dao lỉnh kỉnh từ làng mang ra 

chen bát, sành sứ Thanh Hà  

Bát Tràng, Chu Đậu… đem ra trưng bày (2)

trầu, cau, vôi thắm mặn mà

sắn, khoai, ngô, đậu, môn, cà …

điểm tô sản vật nông thôn quê nhà

nôn nao phiên chợ cuối năm

vẫn còn đậm nét, nặng lòng tết xưa … 


                          NVT

(1) Dứa thơm, mùi tàu:  là những loại lá dùng trong gia vị nấu nướng.

(2) Tên các thương hiệu gốm sứ nổi tiếng của Việt Nam .(1) D


Tết quê

        Nguyễn Văn Trình


Tết quê mà chẳng thấy “quê” (1)

khác chi chốn phố xuân về tết sang

mênh mang hương nếp thơm nồng

trên sông ráng đỏ xuân hồng chạm quê…


Xuân về áo mới trẻ khoe

chõng tre cặm cụi giáo già làm thơ

thơ chúc tết tặng người quý chữ

để giúp đời lưu giữ ước mơ xanh


Thoảng bay hương cốm ngọt lành

cành mai kiêu hãnh trước sân mọi nhà  (2)

gốc đào phai đã trổ hoa 

hoa ly trắng nõn, lụa là tơ vương…


Quê vui cảnh đẹp người thương đi về

tết quê sao chẳng thấy “quê ” 

xuân về quê cảnh, đẹp mê lạ thường

môi trường cuộc sống an lành

xuân quê là cả bức tranh muôn màu…


                                  NVT

                              

  (1) 1. “Quê”: quê mùa, khác với quê nhà.

(2 )   2. Ở làng quê hầu như nhà nào cũng có một cây mai ở giữa sân.



READ MORE - PHIÊN CHỢ NGÀY CUỐI NĂM | TẾT QUÊ - Thơ Nguyễn Văn Trình

Chùm ảnh XỨ TUYẾT DAKOTA HOA KỲ - Chu Vương Miện

 Xin bấm chuột vào hình để phóng to.









READ MORE - Chùm ảnh XỨ TUYẾT DAKOTA HOA KỲ - Chu Vương Miện

SA KÊ - Truyện ngắn Vũ Hùng

 

Nhà văn Vũ Hùng

SA KÊ


Đó là tên con chó Nhựt Bổn chánh gốc của anh bạn đồng nghiệp cho tui bởi vì nó kén ăn và hay cắn người quá. Thực hư thế nào chưa rõ nhưng đó là một con chó đẹp. Vóc nhỏ, lông xù trắng muốt, nổi bật mấy mảng lông vàng pha nâu ở cặp đùi sau và hai vành tai quặp xuống.Đôi mắt rất to và đen nhánh như hai hạt nhãn cỡ lớn cứ liếc qua đảo lại không ngừng. Chiếc mũi luôn phập phồng trên cái mõm đen tuyền cong cong ươn ướt, ngo ngoe mấy sợi râu ngắn cũn cỡn. Trông con Sakê có vẻ hiền lành, rất đáng yêu. Nhưng không dễ lại gần chứ đừng nói chuyện vuốt đầu, vuốt cổ nó.

Từ khi nuôi con Sakê vườn nhà tui không hề mất một trái ổi, quả táo nào. Đám trẻ choai choai trong xóm không dám bén mảng. Gà qué xung quanh cũng biệt tăm biệt tích luôn...

Sẽ không có gì để nói nếu như hôm ấy nhằm ngày mười bốn tháng tư âm lịch, nhà tui có giỗ lúi húi mâm cơm chay. Sự có mặt của hai lão bạn quý xưa nay là Trần Như Nhộng và Luôn Làm Phó là chuyện bình thường. Cơm rượu no say hai lão cởi trần trùng trục chỉ còn độc chiếc quần đùi rồi lăn ra ngủ. 

Tiếng ngáy ồ ồ. 

Mồ hôi túa ra như tắm. 

Gần ba giờ chiều hai lão mới mở mắt, nằm ngáp ngắn ngáp dài. Lão Phó nghiêng người quờ tay lấy quyển Tam Quốc. Còn lão Nhộng thì vươn vai, ưỡn ngực lê đôi dép cùn lệt sệt ra giếng rửa mặt. Đi ngang qua hiên nhà thấy con Sakê cổ bị xích bởi sợi dây ni lông dài đang nằm lim dim như ngủ, lão giơ tay định vuốt đầu. Con Sakê nhe răng gầm gừ .Thấy vậy tui la lớn:

- Coi chừng con Sakê cắn! Nó dữ lắm đó!

Lão Nhộng hoảng hốt lùi ra và quành sang lối khác.

Nghe tiếng la của tui, lão Phó vứt quyển sách đang đọc dở xuống giường, chạy ra ngoài. Nhìn con chó Nhựt xù xì bé tẹo lão Phó ngửa mặt cười to:

- Nhộng ơi! Mày bị thằng Dũ lừa rồi? Nó doạ mấy đứa con nít khỏi hái trộm trái cây thôi! Sao mà nhát thế?

Lão dí dí mấy ngón chân trần lên đầu, lên mõm con Sakê. Nó lùi lại, hai mắt trừng trừng, vằn lên những tia đỏ.

- Mày cắn đi, ông cho mày cắn đó? Chủ mày là thằng nổ? Nghe lời nó thì bán bắp giống mà ăn. Nghe lời nó phải trừ đi năm mươi phần trăm?

Lão cười khà khà, khoái trá. 

Không hiểu trong đầu lão nghĩ gì, bất ngờ tuột quần xuống tới đầu gối và cố hết sức kéo cái của quý nhùng nhằng đen thui chừng hai lóng tay ra trước đầu con chó:

- Mày có giỏi....

Lão chưa kịp nói hết câu thì nhanh như chớp con Sakê phóng vút tới!

Lão rú lên một tiếng thất thanh rồi ngã vật ra.

"Bộ tam" rách bé bét như đống giẻ rách. Máu tuôn ra đầm đìa, không cách gì cầm được.

Tui luống cuống kéo con chó Sakê ra xa. 

Lão Nhộng run cầm cập, môi tái nhợt, thở không ra hơi, giọng nói đứt quãng như người đang hấp hối:

- Gọi xe ... cấp cứu... Gọi... vợ nó!

Gần hai mươi phút mà chẳng ai gọi được xe tắc xi. Vừa lúc đó Mụ Nhọt, vợ lão Phó cũng hớt hải chạy đến không cần hỏi han, vội vàng bế thốc lão Phó băng thẳng  một mạch qua ba cánh đồng, bốn con mương đến bệnh viện thị xã An Nhơn.

Lão Phó phải nằm cấp cứu gần ba ngày mới tỉnh táo và hơn hai tuần lễ vẫn chưa hoàn hồn với cái của quý rách bươm phải khâu mười bốn mũi chằng chịt.

VŨ HÙNG 




READ MORE - SA KÊ - Truyện ngắn Vũ Hùng

SẮC XUÂN BÊN DÒNG VÀM CỎ - Thơ Nguyễn An Bình

 


SẮC XUÂN BÊN DÒNG VÀM CỎ

Thơ NGUYỄN AN BÌNH 


Trở lại sông Vàm Cỏ

Xuân đã thắm đôi bờ

Mái chèo khua nhịp thở

Xanh ngát bến sông thơ.


Phù sa cuồn cuộn chảy

Thăm lại chiến trường xưa

Lúa vàng oằn trĩu hạt

Mưa nắng đẹp hai mùa.


Chiều giăng màu thương nhớ

Khói bếp vờn trên sông

Ai hát bài Dạ Cổ

Lục bình trôi mênh mông.


Cánh cò vờn sóng nước

Người còn nhớ hay không

Sông muôn đời chung thủy

Qua bao mùa đục trong.


Đứng bên bờ Vàm Cỏ

Lắc rắc hạt mưa xuân

Nhà em bên sông lạnh

Chợt thấy lòng bâng khuâng.


9/11/2022


READ MORE - SẮC XUÂN BÊN DÒNG VÀM CỎ - Thơ Nguyễn An Bình