TRANG THUẦN TÚY VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CỦA NGƯỜI QUẢNG TRỊ VÀ NGƯỜI YÊU MẾN QUẢNG TRỊ.
Chúc Mừng Năm Mới
Monday, February 18, 2019
CHÙM THƠ " CẢM THÁN VỚI TÌNH YÊU" - Phạm Ngọc Thái
Tặng người nữ sinh yêu dấu của đời tôi
Đã xa lắm! Tình xưa bùng cháy lại
Thưở mơ màng đâu còn nữa, em ơi!
Tóc anh nay nhiều sợi bạc rồi
Em ở tận phương trời, biệt tích ...
Nhớ những đêm trăng cùng nhau dạo bước
Nụ hôn nào đang dính giọt sương đêm
Người nữ sinh ? Anh không thể quên
Dù đã yêu bao nhiêu lần khác.
Tình đổ vỡ. Trái tim anh tan nát
Tháng năm qua, hàn vá được đâu em?
Đời trôi đi ... trăm nỗi u phiền ...
Cuộc sống phong trần. Tình nhạt nhòa, tẻ ngắt.
Có lỗi lầm không sao xóa được
Là phút giây anh gạt bỏ tình em
Ánh mắt thơ xưa tha thiết nhìn anh
Vết thương cũ xiết mãi lòng đau nhói
Em hiển hiện, người thiếu nữ dịu dàng biết mấy
Bao áng thơ ta từng viết về em
Nhìn thấy không gái ơi?
Mảnh trăng khuyết bên thềm
Ta thao thức gọi tên nàng trong hoang vắng
Anh quì xuống giữa không gian sâu thẳm
Tạ tội với đất trời ! Vì đã bội phản cuộc tình em ...
11.2.2019
ANH ĐỨNG NHÌN THEO BÓNG CHIM CÂU
Mấy chục năm rồi ... Em ở đâu ?
Ơi, người con gái của thời yêu !
Chiều nay thành phố trong mưa lạnh
Anh đứng nhìn theo bóng chim câu
Kìa ! Dáng hình xưa lại hiện về
Gót thon bước nhẹ dưới đường quê
Gió bay mái tóc hương thơm ngát
Để cả trời xanh phải đê mê
Tiếng hát ai đưa vọng bên hồ
Đã xa năm tháng hãy còn mơ
Mắt em thăm thẳm soi làn nước
Tận đáy hồn anh cứ ngẩn ngơ
Chiều nay mà ngỡ buổi chiều nao
Vẫn đến trường em lối cổng vào
Đón cô thiếu nữ xinh xẻo ấy
Chạy đến bên anh tủm tỉm chào
Thôi thế, hết rồi ... Bé yêu ơi !
Bụi cát lầm lên phủ cuộc đời
Giá em mãi tuổi đôi mươi nhỉ
Và anh cũng đừng vội già người
Mấy chục năm trời ... Em ở đâu ?
Anh đứng nhìn theo bóng chim câu ...
13.2.2019
PHẠM NGỌC THÁI
VỀ ĐỒNG HỚI QUÊ EM - Thơ Nguyễn Đại Duẫn
Tác giả Nguyễn Đại Duẫn |
VỀ ĐỒNG HỚI QUÊ EM
Anh về Đồng Hới quê em
Bên dòng Nhật Lệ trôi êm hiền hòa
Mến em cái nết thật thà
Nụ cười chúm chím mặn mà nét duyên
Cùng em bãi biển triều lên
Đuổi con còng gió trăng lên chưa về
Hoa Hồng thành phố uy nghi
Đêm đêm ánh điện những vì sao xinh
Đến đây như thể quê mình
Rừng dương mê mãi rung rinh nắng hè
Cánh diều no gió bờ đê
Vi vu điệu nhạc đồng quê êm đềm
Trên dòng Nhật Lệ trăng lên
Thuyền ai thả lưới cất lên giọng hò
Điệu hò vang vọng đôi bờ
Xôn xao bến nước con đò lung linh
Quê em Đồng Hới đẹp xinh
Về đây anh muốn chúng mình quê chung
Nguyễn Đại Duẫn
Hội viên Hội VHNT Trường Sơn
TẾT NGUYÊN TIÊU - Trần Kiêm Đoàn
TẾT NGUYÊN TIÊU
Hình ảnh và
nội dung tết Nguyên tiêu vẫn còn là một khái niệm tương đối xa lạ với phần đông
người Việt Nam thuộc thế hệ trẻ, nhất là người Việt tại hải ngoại.
Vậy sau tết Nguyên Đán thì tết Nguyên
Tiêu là gì?
Tết Nguyên
Tiêu - Rằm tháng Giêng Âm lịch - là ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và là
tết Thượng Nguyên tại Việt Nam. Lễ hội trăng rằm từ giữa đêm 14 trọn ngày 15 và
kéo dài cho đến nửa đêm 15 ( có trăng Rằm vằng vặc) vào tháng giêng âm lịch.
Ở Việt Nam,
ngày rằm Tháng Giêng là dịp dân chúng lên chùa cúng sao giải hạn, cầu nguyện điều
lành; mặc dầu tín lý nhà Phật không nói đến. Các chùa thường tụng kinh Dược Sư
với sự quy tụ quần chúng Phật tử cùng tụng niệm và hồi hướng công đức để thế giới
được an lành.
Lễ hội đêm
trăng rằm hiện được nhiều nơi Việt Nam khôi phục truyền thống văn hóa cổ, tổ chức
đêm Nguyên tiêu của Ngày Thơ Việt Nam. Cho đến nay tinh thần “Thơ Nguyên Tiêu
Việt Nam” đã thành nếp sinh hoạt văn nghệ rất đẹp ở nhiều địa phương.
Đặc biệt tại
Huế, tết Nguyên tiêu vẫn được duy trì và tổ chức dưới hình thức lễ hội như một
ngày truyền thống đầu năm. Hầu hết các chùa đều có có mở Đàn Tràng Dược Sư để cầu
an và cầu nguyện sự an vui trong năm mới.
Những năm về
sau này, tết Nguyên tiêu ở Huế đã trở thành một lễ hội mang tính nghệ thuật đầy
thú vị trong đại chúng. Địa điểm được chọn là núi Ngự Bình. Đêm rằm Nguyên
tiêu, thường có rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ văn nghệ Huế, hẹn nhau
lên núi Ngự Bình để uống rượu thưởng trăng trên núi Ngự Bình mà người ta thường
cho rằng đây là hình ảnh mặt trăng treo trên bầu trời trong sáng và đẹp nhất
trong năm. Những hình thức và tục lệ khả ái, mỹ thuật như làm thơ, ngâm thơ, vịnh
thơ, bình thơ, thả thơ... cũng được nhiệt tình hưởng ứng.
Theo truyền
thống Thả Thơ tại Trung Quốc trong dịp Nguyên tiêu thì phổ thông nhất là thể
thơ Đường luật được sáng tác, ngâm vịnh, họa thơ, bình thơ và thả thơ. Thơ được
làm ra viết trên giấy thả theo dòng nước hay là thả bay tung lên không gian qua
nhiều hình thức khác nhau.
Các vị sính
thơ tại Việt Nam thì thường dùng ba hình thức thơ phổ biến nhất là: Thất ngôn
Bát cú, Song thất Lục bát và Lục bát. Vẫn có hình thức thơ tự do nhưng còn hiếm.
Sau đây, người
viết những dòng này xin thả thơ với một bài Thất ngôn Bát cú “Con Cóc” như sau:
CÓC DẠ NGUYÊN TIÊU
Đêm trăng vằng vặc Tết
Nguyên Tiêu,
Cóc nhớ Hằng Nga phải
đánh liều.
Ra khỏi hang sâu trăng
sáng quá,
Trở về chốn cũ bóng cô
liêu.
Da cóc quản chi đời ấm
lạnh,
Tâm trong chẳng ngại cảnh
tiêu điều.
Cóc dạ Nguyên tiêu nhìn
bốn hướng,
Thả thơ tặng bạn với
thân yêu.
Tại Hoa Kỳ,
California, nơi chúng tôi đang định cư trên 35 năm nay, tục lệ tết Nguyên tiêu
thường được tổ chức trong các chùa theo môn phái Đại thừa Tịnh Độ mà các tăng
ni chủ trì phần lớn xuất thân từ Huế.
Tết Nguyên
tiêu năm nay, tôi được tham dự lễ hội tại chùa Kim Quang. Đây là một trong những
ngôi chùa đầu tiên của người Việt Nam tại Mỹ được xây dựng sau 1975. Và theo
truyền thống “Đông Tây đề huề” thì bất cứ lễ hội nào, dẫu quan trọng đến đâu tại
các nước Âu Mỹ cũng phải tổ chức vào dịp Weekend - cuối tuần, nên “Nguyên Tiêu”
năm nay là ngày Chủ Nhật, dẫu mới là ngày 13 tháng giêng Âm lịch.
Sau ba ngày
hành lễ Đàn tràng Dược sư, Tết Nguyên tiêu kết thúc với một chương trình văn
nghệ đặc biệt của Gia đình Phật tử Kim Quang với hơn 200 đoàn sinh tập luyện
công phu từ nhiều tháng trước. Các cháu đã trình diễn khá xuất sắc, thu hút và
tạo được sự hưởng ứng, cổ võ nồng nhiệt của đông đảo khán giả ngồi chật sân
chùa.
Chào hội
Nguyên tiêu và xin chúc mọi người tiếp tục hưởng một Năm Mới Kỷ Hợi 2019 sức khỏe
và an vui.
Sacramento,
Nguyên tiêu 2019
Trần Kiêm Đoàn
ĐỌC BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY - Phạm Đức Nhì
Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
ĐỌC BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY
NGHIÊNG
Ai từng chao nghiêng
Chắt lắng hết hương mê
Chừ hoài niệm
Len lỏi ngoằn ngoèo
trong ký ức
Tình xưa hẹn ước
Chông chênh rơi mất ánh
trăng thề?
La Thụy
Tứ thơ chỉ
là một câu hỏi của tác giả “Có ai từng
đang ngắm trăng, hồn bỗng chao nghiêng, hương mê lắng đọng, tình xưa hẹn ước, kỷ
niệm hiện về, để cuối cùng trời đất cũng chao nghiêng, ánh trăng thề chông
chênh rơi mất, chỉ còn ta với những bóng hình xưa?”
Với tôi, La
Thụy làm thơ đều tay và chắc tay. Đọc một số thơ anh tôi có cảm tưởng anh “thích” lối dàn quân của Thơ Mới.. Nhưng
không hiểu sao mấy bài sau này trên VNQT (Hòn
Chồng, Mẹ) anh đã mạnh dạn thay đổi số chữ trong câu. Đặc biệt đến bài Nghiêng
thì anh lại nổi hứng bứt phá hết những sợi dây trói buộc của thơ truyền thống
và Thơ Mới.
Có lẽ khi “chao nghiêng” tâm hồn thi sĩ đang bồng
bềnh chơi vơi ở một nơi xa nào đó - đủ xa để “quên hết lời em dặn dò”, ở đây là quên hết luật tắc của thơ và
“rơi mất ánh trăng thề”. Nhưng chẳng phải quên như vậy lại là cái hay hay sao?
Có thể nói Nghiêng
của La Thụy là bài thơ phá hết mọi lề luật - chỉ giữ lại chút vần. Vần
không chỉ thoang thoảng rất vừa độ ngọt mà vị ngọt cũng khác lạ. Không phải cái
ngọt bình thường của đường mía hay đường thốt nốt mà hình như là vị ngọt của mật
ong nguyên chất từ chốn rừng sâu núi thẳm.
Cách ngắt
dòng, dàn trận của Nghiêng, theo tôi cũng rất tuyệt, chứng tỏ tác giả đã nắm trong
tay toàn quyền tự do sắp xếp, điều khiển đội quân chữ nghĩa của mình. Chữ “mê” đang lơ lửng trong không gian; “Chừ hoài niệm” và “Tình xưa hẹn ước” nên đọc khe khẽ, hơi lướt qua để câu “len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức” được
sóng đôi với câu kết “Chông chênh rơi mất
ánh trăng thề”. (Cả 2 câu đều 7 chữ). Chữ “mê” đang thơ thẩn đợi chờ, thấy bóng chữ “thề” ở cuối đường, chạy bay lại như gặp người tình trong mộng. “Mê” “thề” ôm ghì chặt nhau trong niềm hạnh
phúc vô biên.
Người đọc
nào đọc hết bài thơ mà không lây cái niềm hạnh phúc ấy!
Một đặc điểm
nữa của Nghiêng là sự cô đọng. Bài thơ chỉ có 30 chữ, nhưng để “tóm tắt” đại ý
của tứ thơ tôi đã phải “gói gọn” trong 45 chữ. Sức nén của ngôn ngữ thơ trong
Nghiêng thật đáng nể.
Cảm xúc từ tầng
1 (câu chữ) và tầng 2 (thế trận) - đặc biệt là tầng 2 - khá mạnh. Độc giả thật
sảng khoái khi bài thơ – lúc ấy cũng là bản nhạc – đi đến giai kết hoàn toàn
(cadence parfaite). Chữ “thề”, có âm
vang của chữ “mê” trợ lực, trở về chủ
âm hết sức ngọt ngào. Vì bài thơ quá ngắn, có cảm xúc ở tầng 3 nhưng rất nhẹ.
Tóm lại,
Nghiêng là bài thơ ngắn, ngắn nhưng hoàn chỉnh. Thi ảnh đẹp, thi pháp mới lạ,
Chỉ thế thôi cũng đủ làm thi sĩ nở mày, nở mặt với đứa con tinh thần của mình.
Hy vọng La Thụy nhận ra thế mạnh từ thi pháp của Nghiêng để khi có tứ thơ
hay, cảm xúc dạt dào sẽ cho ra đời những bài thơ bề thế hơn. Và dĩ nhiên, còn
hay hơn nữa.
Phạm Đức Nhì
BÀN VỀ BÀI BÌNH THƠ “THUYÊN NEO BẾN LẠ” CỦA ĐĂNG XUÂN XUYẾN - Châu Thạch
Nhà bình thơ Châu Thạch
BÀN VỀ BÀI BÌNH THƠ “THUYÊN NEO BẾN LẠ”
CỦA ĐĂNG XUÂN XUYẾN
Nhân được
nhà thơ Đặng Xuân Xuyến báo tin cho tôi đọc bài viết “Tưng Tưng bảy chuyện
cùng…Nguyễn Đăng Hành” tôi tò mò tìm đọc thêm một vài bài của anh trên trang
web dangxuanxuyen.blogspot.com. Nhờ vậy bài bình thơ “Vài suy nghĩ khi đọc Thuyền
Neo Bến Lạ của Phúc Toản” đập vào mắt tôi. Cái khiến cho tôi dừng lại để đọc
không phải là bài bình mà chính là bài thơ “Thuyền Neo Bến Lạ” của nhà thơ Phúc
Toản. Đọc bài thơ xong, xúc cảm với bài thơ đưa tôi đọc tiếp bài bình. Xin mời
thưởng bài thơ trước:
THUYỀN NEO BẾN LẠ
(Gửi NTPT)
Lạnh lùng cơn gió chiều
đông
Xô con thuyền nhỏ theo
dòng về xa ...
Dây đời buộc tím nhành
hoa
Ngày vui ...mà lệ ướt
nhòa câu thơ ...
Thật rồi... vẫn ngỡ là
mơ
Lấy chồng! Em lấy chồng!
Ơ! Lấy chồng...
Gừng cay, muối mặn xát
lòng
Nỗi buồn cứ nhói vào
trong nỗi mừng...
Một luồng gió thổi sau
lưng
Tân bao kỷ niệm, đoạn từng
nhớ thương...
Mùa xuân phía trước
dâng hương
Đằng sau lạnh buốt một
phương trời buồn...
Tân Yên, tháng
01.2001
PHÚC TOẢN
Nhà thơ Đặng
Xuân Xuyến đã viết lời bình ngắn, trình bày lướt qua vài cảm nhận mà anh đã có
khi đọc bài thơ nầy. Để bài viết không dài, Châu Thạch xin nêu những ý chính
trong bài bình của Đặng Xuân Xuyến và đóng góp những ý kiến của mình như là một
cuộc trò chuyện văn chương, hầu góp vui cho bạn đọc thư giản năm, mười phút mà
thôi.
Trong bài
bình thơ ngắn, gọn và xúc tích nhà thơ Đăng Xuân Xuyến đã nêu cảm nhận của
mình đại ý như sau:
1 - “Tôi thích khổ thơ thứ hai, khổ thơ gây nhiều
ấn tượng với tôi.
Cách chuyển nhịp từ 2/4 (tiết tấu chậm)
ở câu lục: "Thật rồi... vẫn ngỡ là mơ", sang nhịp 2/3/1/2 (tiết tấu
nhanh) ở câu bát: "Lấy chồng! Em lấy chồng! Ơ! Lấy chồng...", đã khéo
léo đặt tâm trạng của nhân vật "tôi" cùng (lúc) rơi vào nhiều cung bậc
tình cảm. Với cách ngắt nhịp đặc biệt ở câu bát như thế, nhà thơ Phúc Toản đã
thành công trong việc miêu tả nội tâm của chàng trai khi được tin người yêu lấy
chồng chỉ trong một câu thơ”
“Tôi nghĩ, đấy là
câu thơ độc đáo, đã giúp bài thơ sáng lên.”
Phần nầy nhà
thơ Đặng Xuân Xuyến đã nói đủ, Châu Thạch tôi chỉ xin bàn về việc vì sao nhà
thơ dùng chữ “Ơ!” mà không dùng chữ “Ơi!” hay chữ “ÔI” trong câu thơ “Lấy chồng!
Em lấy chồng! Ơ! Lấy chồng…” mà thôi.
Ta thử tìm
nghĩa của các chữ trong tự điển:
Nghĩa của chữ
ơi: “Là cảm từ, tiếng dùng để gọi một cách thân mật”
Nghĩa của chữ
ôi: “Là cảm từ, tiếng thốt ra biểu lộ ý than thở”
Nghĩa của chữ
ơ: Không tìm thấy nghĩa
Chữ “Ơ!” là
một cảm từ hay là một tiếng tán thán không có trong tự điển nhưng có ở ngoài đời. Theo tôi,nhà thơ Phúc
Toản thật là tinh tế khi dùng chữ “Ơ!” để diển tả sự ngạc nhiên đến bất ngờ do
người thân yêu đem tới mà mình chưa kịp cảm nhận nỗi đau xảy ra trong lòng,
chưa đủ bình tỉnh mà than thở bằng chữ “Ơi!” hay ta thán bằng chữ “Ôi!”. Chữ
“Ơ!” là một tiêng kêu ngập ngừng được thốt lên giữa chữ “Ơi!” và chữ “Ôi!”,nó
diễn tả được toàn bộ và rốt ráo diễn biến rất thật xảy ra trong lòng chàng trai
khi hay tin người yêu lấy chồng “Thật rồi…vẫn ngỡ là mơ”. Chàng trai không biết
rõ mình đang ở giữa sự thật hay chỉ là mơ nên nhà thơ dùng chữ “Ơ!” để cho
chàng trai kêu lên. Đó là một cảm từ ít dùng trong văn, nhưng lại có trong thực
tế, tác giả đã dùng để lột tả được biểu cảm của con người một cách rất hay.
Xin nói thêm
về tiết tấu nhanh cúa câu thơ ở nhịp 2/3/1/2 mà nhà thơ Đặng Xuân Xuyến đã đề cập
đến.
Nhà thơ Nguyễn
Bính có một câu thơ tiết tấu hơi giống chớ không phải là giống toàn bộ câu thơ
nầy: “Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm”(3/3/2). Ta đặt hai câu thơ cận
nhau sẽ thấy rõ sự khác biệt về tiết tấu thơ, về ý nghĩa thơ khác nhau tất cả:
Cánh buồm nâu, cánh buồm
nâu, cánh buôm (3/3/2)
Lấy chồng! Em lấy chồng!
Ơ! Lấy chồng! (2/3/1/2)
Câu thơ của
Nguyễn Bính chỉ dùng để chỉ sự vật, mô tả sự nhấp nhô của cánh buồm. Ngược lại
câu thơ của Phúc Toản diễn tả nội tâm. Đem hai câu thơ nầy để so sánh câu nào
hay hơn câu nào thì thật là khập khiểng. Thế nhưng ta có thể thấy rõ nhà thơ
Phúc Toản chỉ dùng thêm chữ “Ơ!” mà câu thơ của anh có tiết tấu na ná như Nguyễn
Bính lại khác hẳn đi trong cảm xúc của ta. Câu thơ của Phúc Toản bị dừng lại đột
ngột ở chữ “Ơ!”, cho thấy sự thảng thốt xảy ra trong lòng chàng trai, giống như
con thuyền ngừng lại bất ngờ trong phút chốc vì sự cố nào đó, rồi lại tiếp tục
lên đường, còn câu thơ của Nguyễn Bính thì ta thấy con thuyền êm ái đi về cuối
phương trời.
Đặng Xuân
Xuyến tiếp tục suy nghĩ về bài thơ nầy như sau:
2) “Không than vãn, kế nể, không nặng lời trách
móc khi người yêu theo "thuyền neo bến lạ", nhà thơ Phúc Toản đã gói
ghém tất cả sự trách giận, nỗi xót xa của chàng trai vào 2 câu thơ:
"Gừng cay, muối mặn
xát lòng
Nỗi buồn cứ nhói vào
trong nỗi mừng ..."
“Nỗi đau ấy không chỉ bào xót trái
tim chàng trai mà còn làm rức buốt trái tim cô gái - người đang cử hành hôn lễ
với một người đàn ông xa lạ.”
Ý kiến của
Châu Thạch:
Có người cấm
dùng câu thơ “Gừng cay muối mặn xát lòng”
vì cho rằng cặp trai gái phải động phòng hoa chúc, thành vợ thành chồng mới được
dùng câu nầy.
Hiểu như vậy
thì thật là quá khắt khe.
Biểu tượng
muối mặn- gừng cay là một biểu tượng kép, ghép biểu tượng muối và biểu tượng gừng
thành một với ý nghĩa tượng trưng cho cho tình duyên chung thủy cùng nhau,
trong đó vợ chồng là một trong những ngữ cảnh mà thôi. Ngữ cảnh là hoàn cảnh
lúc hành văn. Một câu nói nhưng đặt trong ngữ cảnh khác nhau thì mang nghĩa
khác nhau. Ở đây nhà thơ Phúc Toản không đặt biểu tượng kép “Gừng cay muối mặn”
vào ngữ cảnh vợ chồng mà đặt vào ngữ cảnh tình yêu. Đó là quyền của tác giả mà
người đọc thơ phải thẩm thâu ý nghĩa đó thì mới thấy cái hay của nó. Ngược lại
nếu người đọc thơ cứ xoi mói, tìm kiếm để bắt bẻ thì không bao giờ hiểu được
cái hay của nó.
Về câu thơ “Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng”.
Câu thơ trên
bị điệp từ chữ “nỗi”, có người cho là không hay. Thế nhưng điệp từ dưới những
cây bút lão luyện thì đó là “biện pháp
tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần, có tác dụng làm tăng cường hiệu quả diễn đạt,
nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, tăng cảm xúc cho câu thơ rất nhiều”.
Hai chữ “nỗi” trong câu thơ trên là điệp từ như vậy
Cuối xùng
xin đặt ra một câu hỏi rất cắc cớ. Vì sao “nỗi buồn” lại nằm chung với “nỗi mừng”?
Có nghịch lý chăng?
Có người cho
rằng:
“Nỗi mừng”?
Người yêu vu quy lấy chồng mà mừng? cũng lạ?
Nếu ‘mừng”
này ở cô gái thì “không chân thật” trong tình yêu càng rõ ràng.
Xin thưa.
Câu thơ không có gì là nghịch lý. Hai người yêu nhau nhưng nàng phải đột ngột
chia tay để làm “thuyền neo bến lạ” tất nhiên bên trong cuộc tình phải có một
nan đề gì đó. Nửa mừng nửa vui có thể là tâm trạng thật sự của riêng chàng
trai, của riêng cô gái hay có khi, của cả hai người. Đọc thơ, ta cảm nhận được
nỗi éo le trong cuộc tình, ta thổn thức với sự dở khóc dở cười của nhân vật
trong thơ, chứ không đọc thơ để ta làm anh chàng ngồi lê, móc cái tâm sự của
thiên hạ ra mà diểu cợt. Người đọc thơ cũng là người làm thơ. Khi không hiểu một
điều mà tác giả không nói hết trong thơ được thì ta phải tự hư cấu lên mà thưởng
thức cái hay của nó, chớ không ngồi đó mà hỏi tại sao thế nầy, tại sao thế nọ,
phải như thế nầy phải như thế nọ thì muôn đời cũng không hiểu được thơ. Đọc thơ
như thế thì thà ta ngồi chợ đấu khẩu nhau thú vị hơn nhiều. Nỗi buồn xen với nỗi
mừng cũng có khi là tâm trạng của chính tác giả bài thơ. Cũng có thể nhà thơ
đã đặt cảm xúc của mình lên câu thơ đó,
thấy hôn nhân thì vui, nhưng thấy sự sự tan vỡ thì buồn. Cảm xúc đó có ngay
trong sâu kín của lòng ta khi đọc thơ mà ta không thấy được đấy thôi.
Cuối cùng
tôi xin cảm ơn cả hai nhà thơ Phúc Toản và Đặng Xuân Xuyến đã đem đến cho tôi một
niềm vui thưởng thức thơ và bình thơ đầu xuân Kỷ Hợi. Cả hai đều có phong cách
viết ngắn gọn mà xúc tích, truyền tải đến người đọc sự rung cảm của chính mình
bằng lời thơ, lời văn có âm vọng và có cánh bay cao.
Châu Thạch
VÀI KHÁI NIỆM VỀ VIỆC DÙNG CHỮ TRONG THƠ - Nguyên Lạc
Tác giả Nguyên Lạc
VÀI
KHÁI NIỆM VỀ VIỆC DÙNG CHỮ
TRONG THƠ
TRONG THƠ
Nguyên Lạc
Lời nói đầu:
Trong bài viết CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ “NGHIÊNG”
CỦA LA THỤY (http://vannghequangtri.blogspot.com/2019/02/cam-nhan-ve-bai-tho-nghieng-cua-la-thuy.html
)
được nhiều độc giả
đồng cảm, tôi đã bị nhà bình thơ Châu Thach-
Tran Trương Văn và fans tấn
công
bằng "ngôn
ngữ văn hóa
đường phố", tôi
bắt buộc phải trả lời
ông,
nếu không
thì "thất kinh".
Đây
là vài lời của "văn hóa
chửi, văn hóa
đường phố" của ông:"Với lại những người dốt nát
mà háu danh thì tự
kiêu tự đại, diễn đàn có góp ý đúng cũng cho sai". (Trạn Trương Văn - Châu Thạch)
Để trả lời những "chủ quan" về phê
bình của ông Châu Thạch, cũng như nói rõ tiêu
chí của riêng
tôi về thơ, giải thích
thêm rõ về cảm nhận bài
thơ "Nghiêng" của
La Thụy tôi - "người dốt nát" như ông CT đã
chửi - post bài
này lên các web trong và
ngoài nước. Bài này đã được in trong tạp chí văn học nghệ thuật VĂN HỌC MỚI xuất bán
tại California tháng
nầy 2/2019. Đây
là web side của VĂN HỌC MỚI
( https://vanhocmoi.com/)
Trân trọng - Nguyên Lạc
***
Dẫn nhập
Bài này được viết ra với tấm lòng yêu thương tiếng Việt, yêu thương văn thơ Việt. Tác giả muốn dâng tấm tình này đến các người trẻ đồng cảm thương yêu thơ văn nước nhà. Ngôn ngữ Việt nhiều nghĩa và tuyệt vời lắm, tiếng nước ngoài
(ngoại ngữ) không bì được. Có một số người vì ngộ nhận, vì "sính ngoại", muốn chứng tỏ ta đây, khoe mẽ... nên đã rẻ rúng nó. Tôi sẽ thử bàn về cách dùng từ Việt trong thơ hầu giúp
các người trẻ suy nghĩ lại, kẻo bị chao đảo bởi những nhận xét
sai lầm, đánh giá thấp chữ nghĩa quê nhà.
Bài này trinh bày sơ lược những trãi nghiệm tác giả kinh qua trong quá trình học hỏi các bậc đàn anh với tấm lòng cầu tiến, bỏ qua câu "văn
minh, vợ người". Các
bạn trẻ
hãy luôn luôn học hỏi và
trau dồi , đừng tự thỏa mãn
nếu muốn tiến xa.
Hy vọng các
bạn tìm
được trong nầy vài
điều hữu ích.
Cũng xin cẩn báo rõ: Đây chỉ là ý kiến chủ quan, chắc còn nhiều sai sót, có gì xin các bậc tiền bối có tiếng tăm bỏ qua cho.- Nguyên Lạc
CÁC KHÁI NIỆM
Vài khái niệm cần thiết:
1. Theo Nguyễn Anh Khiêm (Ký Ức Sơ Sài) thì tiến trình ngôn ngữ như sau: Đủ chữ/ đủ ý: Thoại –> đủ chữ/
nhiều ý:
Văn –> ít chữ/ nhiều ý: Thơ.
Do vậy trong thơ càng ít chữ mà càng nhiều nghĩa (NÉN) thì thơ càng hay;
không cần phải ầu ơ ví
dầu ,”hoa lá
cành” cho dài ra, làm bài thơ loãng, dễ chán.
2.
Theo tôi: Trong văn chương, dùng chữ bình thường, bình dị mà đủ nghĩa tốt hơn dùng chữ hoa mỹ mà vô nghĩa, sáo rỗng. Tuyệt nhất là dùng chữ bình thường mà tạo được nghĩa bất thường.
Đây
là ý kiến của nhà văn Nguyễn Thị Thảo An
[...Dùng những từ đời thường đôi khi nghe ngô
nghê, tưởng chừng như không
thể là
ngôn ngữ thơ, nó
là ngôn ngữ trẻ con, của vỉa
hè,...
nhưng nếu biết đặt đúng
vị trí
nó sẽ trở thành
những "viên
ngọc" sáng
lóng lánh, làm nổi bật ý
nghĩa của câu
thơ.
Ví dụ: "Đem thân làm gã tù lưu xứ/ Xí xóa đời ta với đất trời".
Chữ "xí
xóa" là chữ của trẻ con, thế mà đặt ở câu thơ này thật tuyệt]
(Nguyễn Thị Thảo An)
3. Trong văn, văn phạm phải rõ ràng và chữ thường có một nghĩa chính xác. Ngược lại trong thơ, sự chính xác văn pham đôi khi không cần thiết lắm; chữ càng nhiều nghĩa càng tốt, để người đọc suy đoán theo trãi nghiệm riêng mình. Thơ phải mở ra để độc giả dự phần vào - thơ mở - thì mới hay. Xin xem thêm về điều này ở bài: "Show Do Not Tell" của tôi đã đăng trên các trang Web (1)
4.
"Thơ khác hơn văn xuôi ở chỗ đặt cơ sở trên cảm giác về âm vận, tiết điệu. Cũng thời bao nhiêu
chữ, bao nhiêu
câu đó, phải lựa chỗ, lựa
nơi, thêm chữ nầy, bớt chữ kia, cố sắp xếp làm sao tạo được cái cảm giác bồi hồi cho người đọc. Mỗi chữ, mỗi lời phải xôn
xao, nhảy múa,
linh động… Từ cái
tính chất xao xuyến, chơi
vơi đó, nhà thơ dẫn dắt độc giả vào cõi mông lung
của cảm giác,
chuyện khó
như nhảy xuống nước mò
trăng" (Võ Kỳ Điền – Vài nét lạ
trong thơ Lưu Nguyễn)
5.
-- Một bài thơ hay phải hội đủ ba yêu tố: Vần, nhạc và họa
. Thơ hay là phải
có
vần điệu, nhạc diệu và
hình ảnh (họa). Nhờ những điều này,
thơ mới dễ đi vào
hồn người; thiếu một trong ba thì không thể là thơ hay
được
Đọc,
cảm nhận thơ như "làm tình", gặp được giai nhân (thơ hay) sẽ đạt tới thống khoái. Thơ không có vần, nhạc và họa cũng giống như "bộ xương", thịt da đã mất hết, ai có thể ôm ấp, làm tình với bộ xương?
-- Một con đường thẳng có 2 ngả :trước, sau. Tùy theo "hệ quy chiếu" của riêng mỗi người mà đi, cho nên cái gọi là tiến bộ hay lạc hậu chỉ là cách gọi. Hệ quy chiếu của "con ếch" ngồi đáy giếng khác với hệ quy chiếu của con chim trong bầu trời xanh rộng. Bạn có quyền đi theo con đường cửa bạn, chỉ có điều quan trọng là con đường đó dẫn tới đâu và phía trước có HỐ THẲM hay không? kẻo rồi tiêu đời . Ở đời người ít hiểu biết thường tìm lý lẽ để biện minh. Không rành hoặc không làm được về vần luật thường viện cớ này
cớ nọ!
6. Theo tôi, một bài thơ hay khi ta cảm thấy hình như thơ ấy viết riêng cho mình, thấy có cuộc đời riêng của mình trong đó. Thơ mở rộng cánh cửa để ta đặt cuộc đời riêng mình vào. Nó
bây giờ không
phải của riêng
tác giả nữa, mà
là của chung, hoặc nói
theo cách khác, của riêng
người đọc, người đồng cảm. Cùng
cái HỒN THƠ đồng cảm này,
người đọc có
quyền nghĩ theo, dịch theo - nếu
thơ tiền nhân - kinh nghiệm đặc thù riêng mình, có quyền diễn đạt theo ngôn ngữ, chữ nghĩa hiện đại riêng mình
Xin ghi ra những điều tôi tâm đắc về thơ từ Nguyễn Hưng Quốc:
"Thơ mở
ra, gợi ra man mác những nỗi niềm tâm sự chung. Thơ là một cảm xúc đi tìm một đồng cảm. Thơ là tiếng nói một người nhân danh tất cả mọi người trong hoàn
cảnh ấy, số phận ấy.
Nhà thơ chỉ độc quyền được cho mình
một cánh
cửa. Sau cánh
cửa kia là
của mọi người.
Trên
núi Kính Đình ngày xưa chỉ
một mình Lý Bạch ngồi buồn hiu hắt ngắm mây
bay chim bay nhưng còn nỗi
cô
đơn của ông,
nỗi cô
đơn ấy là
của chung của nhân
loại. Cả ngàn
năm nay, mỗi khi con người lẻ
loi trước thiên nhiên thì chợt nhớ lại, đọc lại "Chúng
điểu cao phi tận / Cô
vân độc khứ nhàn
/ Tương khan lưỡng bất yếm /
Duy hữu Kính Đình san". Ngỡ như nỗi cô đơn và niềm bâng khuâng ấy là của riêng mình. [Nguyễn Hưng Quốc]
7. Là
thơ Việt, người thơ,
kể cả người bình thơ phải thủ đắc một số thơ của tiền nhân,
căn bản triết lý
Đông Phuơng để dùng
nó khám phá những hàm
ẩn, “ý tại ngôn ngoại” của bài thơ. Người thơ cũng nên học hỏi thêm để biết vài thủ pháp về thơ, biết sơ lược về cách phân tách
ngôn ngữ cần thiết cho thơ,
cho sự bình thơ [Nguyên Lạc: MỘT CÁCH BÌNH THƠ] (2)
8. Không có sự may rủi trong thơ hay như một thi sĩ "có
tiếng" đã
nói: -
"Đây là trường hợp sự biểu
hiện của tác phẩm
lớn hơn ý đồ tác giả. Người đọc phân tích cái hay cái đặc dị mà tác giả không hề nghĩ tới"[ thi sĩ Nguyễn Hàn Chung]
Theo tôi
thì ngược lại:
Người làm thơ hay cũng giống như "người đánh cờ giỏi",
"nhà quân sự tài" phải đoán trước các thế trận sẽ xảy ra:
-- Một người đánh cờ giỏi là người phải đoán trước những nước cờ mà mình phải gặp khi đặt con cờ xuống. Biết mình
tại sao thắng, chứ không
phải hên
xui. Nếu không
tiên đoán được thì
là người đánh
cờ dở.
-- Nhà chiến lược, quân sự tài giỏi cũng giống vậy, phải tiên đoán trước tiến quân của ta / địch, dự đoán trước các nước để giành chiến thắng, chứ không có chiến thắng nhờ may rũi. Như truyền thuyết nhà
chiến lược Khổng Minh. Nếu nhờ mày
rủi mà
thắng thì
tướng đó
không phải là
người tài
Câu nói: "Biểu hiện tác phẩm lớn hơn ý đồ tác giả, tác giả không biết" thì rõ ràng có "sự may rủi hên xui" rồi. Như vậy thì tác giả tài gì?
9. Xin lại được ghi ra đây những câu bàn về thơ hay mà tôi tâm đắc của ông Lê Hữu:
[... Ngôn ngữ thơ là chữ nghĩa, hình ảnh, ý tưởng … chỉ có ở trong thơ hơn là trong đời thực. Có điều, khi đọc, nghe, ta cảm thấy như là
có thực, có
ý nghĩa và chấp nhận được;
hơn thế nữa, lại còn rung cảm vì thứ ngôn ngữ ấy. Bất kỳ cách diễn đạt nào làm cho người ta đọc ra thơ, nghe ra thơ, hiểu ra thơ muốn “nói”
điều gì,
đều là
ngôn ngữ thơ.
Chữ nghĩa cần có sự phát minh, sáng tạo hơn là lặp lại rập khuôn người đi trước. Những vô thường, vô vi, phù vân, phù ảo, hư ảo, hư không, tà huy,
miên trường… mà
người làm
thơ cố đưa vào
bằng được trong thơ
mình
thường có
một vẻ gì
khập khiễng, gượng gạo
như một kiểu tạo dáng kém tự nhiên, đôi lúc khiến câu thơ tối tăm, khó hiểu.
Thường, thơ khó hiểu thì khó hay; thơ tạo dáng thì khó tạo được cảm xúc.
-- Ý tưởng
Câu thơ đẹp thường có
mang theo ý thơ đẹp. Ý tưởng mờ nhạt, có mới mà
không hay, hoặc có hay mà không mới, thường kém sức hấp dẫn. Ý
tưởng cần sáng tạo hơn là
vay mượn.
Biệt ly dù ở ga nào,
cho tôi ngồi một toa tàu lãng quên (Hôm nay, Nguyễn Tất Nhiên)
-- Hình ảnh
Hình ảnh tô đậm thêm những tình
ý trong thơ. Ý tưởng đẹp, minh họa bằng
hình
ảnh đẹp, thường đọng lại về lâu về dài trong tâm tưởng người yêu thơ.
Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu
quan san (Truyện Kiều, Nguyễn Du)
-- Âm điệu:Thơ, nhạc và tranh
-Thơ, nhạc và tranh nhiều lúc
vượt ra ngoài biên giới của ngôn
ngữ. Cái làm cho thơ “không biên giới” là ý tưởng và
hình ảnh (đôi lúc chữ nghĩa) hơn là
âm điệu - vần điệu, nhịp điệu hay nhạc điệu. Đọc một bài thơ hay của nước ngoài ta thấy nhiều phần cái hay là hay về ý
tưởng hoặc hình ảnh...]
[Lê Hữu: Thơ lục bát còn, tiếng Việt còn] [3]
10. Theo tôi: "Cảm nhận đưa tới cảm xúc -tức cảnh sinh tình- rồi cuối cùng đưa tới thơ", do đó điều quan trọng nhất ở
thơ là cảm xúc - "cảm xúc thật" của lòng. Những bài thơ sắp xếp chữ do lý trí do kinh nghiệm có thể hay, nhưng chắc chắn sẽ không có HỒN, nghĩa là sẽ không tồn tại lâu trong tâm tưởng con người
VỀ VIỆC PHÂN
TÍCH VÀ DÙNG CHỮ*
Để minh họa những
điều nói
trên, chúng ta hãy xét sự
dùng
vài chữ
trong các câu thơ sau đây
Cố hương mất dấu, đoài phương ấy
Vẫn mãi
trong tôi bóng nguyệt
đầy!
(Nguyên
Lạc tự chế để minh họa)
Tôi ở nơi này thương nhớ lắm
Xứ đoài
bóng nguyệt vẫn rạng,
hay?
(Nguyên
Lạc tự chế để minh họa)
Trong các câu thơ này, tôi sẽ lần lượt phân tích 5 chữ: đoài, nguyệt , bóng, đầy và
chữ "hay"mà
tác giả dùng
với chủ ý.
-- Nhận xét đầu tiên: Trong các câu thơ trên, có
"đoài" mà có cả
vầng trăng (nguyệt)
chứng nhân. Đoài là hướng tây (giải thích sau).Tây là từ địa dư giữa bai bờ Đai Dương.
Tây còn là phương thương nhớ, vùng
ký ức...
và còn là cõi về của Nguòi
- "về cõi
Tây phương" khi chết.
Giờ tôi
giải thích
trọn nghĩa
cách xử dụng các chữ trên:
-- Chữ "đoài " : Trong "Hậu thiên bát quái" của Kinh Dịch, quẻ Đoài nằm vị trí hướng tây (Chấn hướng đông), các nhà Nho - trí thức xưa ai cũng phải nằm lòng để đi thi, nên trong văn chương, nhắc tới đoài là người ta muốn nói tới hướng tây. Hướng tây là hương mặt trời lặn, tượng trưng cho buồn bã,
thương nhớ, nhớ về...cũng
là hướng của nước Việt Nam nếu nhìn
từ Mỹ. Do đó
trong câu thơ nó cũng có thể
được nghĩ
là
phương thương nhớ, vùng
ký ức, là
cõi về
đối với người sống ở Mỹ như đã nhận xét
trên
Đoài cũng có nghĩa đoài đoạn - "thương nhớ đoài đoạn".
Đoài ở đây có nhiều nghĩa như vậy với điều kiện:
Viết thường - danh từ chung, chứ không viết hoa - danh từ riêng như trong bài "Đôi Mắt Người Sơn Tây" của Quang Dũng.
Tôi
nhớ xứ Đoài
mây trắng lắm
(Đôi
mắt người Sơn Tây
- Quang Dũng)
(Chữ Đoài, viết hoa danh từ riêng- ở đây chỉ nhớ người (tên Đoài)
hay nhớ quê (tên Đoài)
thôi)
Tôi
sẽ giải thích
rõ điều này
sau, ở phần "Viết Hoa Hay Viết
Thường"
-- Chữ "nguyệt": Chữ nguyệt - viết thường, danh từ chung - tượng trưng
cho trăng, chứng nhân hoặc khuông mặt, người con gái, và xa hơn nữa là khoảng trời xưa cũ, niềm nhưng nhớ.v.v...và
xứ sở, quê
hương. Chữ Nguyệt
- viết hoa, danh từ riêng - it nghĩa hơn, chỉ là tên người con gái (Nguyệt), hoặc tượng trưng cho bóng dáng thân
yêu.Có một
số người ngộ nhận viết hoa thì
Nguyệt mạnh nghĩa hơn, "ấn tượng"
hơn; cái
gì cũng muốn viết hoa vô
tình làm giảm nghĩa. Như đã
nói, sẽ giải thích
rõ ở phần dưới
-- Chữ "bóng": Ở vị trí này trong câu thơ trên, đồng nghĩa với nó là chữ "ánh" hoặc chữ "dáng". Tại sao tác giả chỉ chọn chữ "bóng"?
Lý do:
. Chữ "ánh" có thể là rực rỡ, vui tươi... Các câu thơ này là câu "thơ buồn", nên chọn nó thì không hợp
. Chữ "dáng": Nếu dùng chữ này - dáng nguyệt - thường được hiểu chỉ
là người con gái, ít nghĩa không đúng với điều tác giả muốn nói. Lại nữa dáng là "trung tính"buồn vui không rõ, cảm xúc không hàm ẩn.
. Chữ "bóng": Đây là chữ mà tác giả nhắm vào, lựa chọn để gởi gắm tâm sự, vì nó chứa nhiều nghĩa và đầy cảm xúc. Bóng nguyệt - nguyệt viết thường - là bóng dáng người con gái, bóng dáng kỷ niệm, bóng dáng quê hương như đã giải thích trên về chữ nguyệt. Bóng thường mờ ảo, buồn. Lại nữa nó liên hệ đến "bong bóng nước", dễ vỡ nếu không cẩn trong, nâng niu. Chữ đầy cảm xúc đúng theo tác giả mong muốn
-- Chữ "đầy": Ở vị trí này của câu thơ cũng có một chữ tương nghĩa là "gầy" - nguyệt
gầy - tại sao tác giả không chọn?
Giải thích:
. chữ "gầy":
"Nguyệt gầy" chỉ tượng trưng cho người con gái.
Chữ "gầy" làm ít nghĩa câu thơ
. chữ "đầy": Hợp với chữ nguyệt và tạo nhiều nghĩa hơn: "Nguyệt đầy"nghĩa người con gái, niềm thương nhớ, chứng nhân, xứ sở, quê hương...vẫn tròn đầy, rực sáng trong tâm
Đó là lí do tác giả chọn chữ "đầy".
LIÊN HỆ THÊM
VỀ NHẠC
ĐIỆU, THƠ MỞ...
Sẵn đây tôi liên hệ thêm về nhạc điệu, thơ mở
--
Về nhạc điệu
thử xét
các câu:
Ai rồi. như áng mây trôi
Trong tôi vẫn mãi. một thời đã xa!
(Nguyên Lạc tự chế để minh họa)
Chú
ý chữ
"mây trôi". Gần giống với nó là chủ "mây trời"
- "mây trôi" tượng trưng cho người con gái, cuộc đời ... bị đưa đẩy trôi đi, nhưng nó vẫn còn tồn tại.
- "mây trời"
nhiều nghĩa hơn: - Nó bao gồm cả mây trôi đi, nhưng cũng có thể mây tan, không còn hiện hữu nữa... Lại nữa, "mây trời" lại có nhiều màu, tùy theo tâm trạng người đọc, do đó ẩn tàng nhiều nghĩa hơn.
- Giữa hai cụm từ nầy còn có nhạc điệu: Ta chú ý thấy "mây trời"2 chữ khác thanh nên nhạc trầm bổng hơn "mây trôi" cùng thanh. Phải liên hệ đến những chữ đứng
trước và sau nó , để chọn chọn chữ nào cho nhạc điệu trầm bổng.
Và cũng nên nhớ cái nghĩa của chữ so với ý, tứ bài thơ.
Ở bài
này tôi chọn "mây
trôi", ít nghĩa hơn, nhưng vì bóng hình người con gái chỉ xa khuất, vẫn tồn tại; trong khi "mây trời" nhiều nghĩa hơn nhưng không
hợp, kể cả nhạc điệu khi liên
hệ với những chữ trước sau
nó
-- Về thơ mở:
Chữ
"hay?" trong câu thơ trên tác giả để mở, mời độc giả dự phần đoán: Vẫn rạng hay hết rạng
VIẾT
HOA HAY VIẾT THƯỜNG?
1.
Để minh họa về phần này, tôi xin được ghi ra đây trích đoạn từ bài viết "VIẾT
HOA HAY VIẾT THƯỜNG" đã đăng trên Web
[...Hãy xét bài ca dao
Công
cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng
thờ mẹ kính
cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
(Công Cha Nghĩa Mẹ)
Theo tôi, hai chữ "thái
sơn" phải viết thường. Thái Sơn (viết hoa) là sai.
Các
bạn chắc sẽ hỏi tại sao?
Giải thích:
Vì
nếu hai chữ thái sơn viết hoa, chúng
ta sẽ đem hữu hạn thế cho
vô
hạn!
Này nhé:
- "thái
sơn" (viết thường, danh từ
chung)
là núi rất lớn, vô hạn (thái= rất bự, rất lớn;
sơn = núi). Còn "THÁI SƠN" (viết hoa, danh
từ riêng)
là một
ngọn
núi bên Tàu, chỉ cao
khoảng 1450 m
(đo được, hữu hạn). Vậy
nếu viết hoa: THÁI SƠN thì không
phải
là hữu
hạn
thay cho vô hạn
sao?
- Nghĩa mẹ = "nguồn nước chảy ra vô
tận, không
dứt",
đối với "THÁI SƠN"
(viết hoa:
danh từ riêng
) đo được chỉ vài trăm hoặc ngàn mét. So sánh ra thì công cha như số không ! Sao BỘI BẠC VỚI CHA quá thế!
- Còn
nếu viết
"thái sơn" (viết thường:
danh từ chung) = lớn,
bự vô
hạn",
công cha sẽ gần như bằng công mẹ.
Do điều này, ta phải dùng thái sơn danh từ chung (viết thường) . Hai câu đó tôi nghĩ như vầy
Công
cha như núi, ...... thái sơn (to vô cùng)
Nghĩa mẹ như nước,.... trong nguồn chảy ra (luôn
không dừng).
- Xin nói thêm: thái sơn, sơn hà (viết thường, danh từ chung) tượng trưng đất nước, tổ quốc; nếu chúng viết hoa (trở thành danh từ riêng) thì sẽ không còn nghĩa
này nữa, mà thành tên ngọn núi Tàu, tên riêng
vùng nào đó ...] (VIẾT HOA HAY VIẾT THƯỜNG - Nguyen Lac)
2.
Thử áp dụng những điều bàn trên vào các câu thơ
sau đây của nhà
thơ Nguyễn X. xem sao?
Câu
thơ Nguyễn X (tên hư cấu) viết như vầy:
Trưa chín HÈ, PHƯỢNG đỏ thật thương
Tiếng ve nấc nỗi niềm vương rất lạ
(Ví dụ minh họa)
Nhà thơ Nguyễn X cố tình viết chữ HÈ và PHƯỢNG hoa, chắc anh cho là nó "ấn tượng" hơn!
Theo tôi, chữ "phượng" viết thường
hay hơn và nhiều nghĩa hơn. Lý do?
Giải thích:
- PHƯỢNG viết hoa là
danh từ
riêng chỉ chính xác một nghĩa: người con gái - tên người con gái. Viết hoa chữ PHƯỢNG, sẽ làm
nó trở thành
"nội gián"
phá hỏng ý
bài thơ. Rõ ràng là bài thơ nói về
mùa
hè buồn hoa phượng nở đỏ. Nếu viết hoa PHƯỢNG thành ra cô gái PHƯỢNG "đỏ mặt" - hoa
phượng mất dấu ở đây - thì cón thể thống gì nữa mà liên hệ đến ve sầu câu dưới? Chữ phượng viết thường, danh từ chung bao gồm cả hoa phượng, mùa phượng, mùa bãi trường và người con gái...
Tuong tợ như vậy về chữ HÈ - viết hoa - cũng khiến người ta nghĩ đến một anh chàng
tên HÈ nào đó
Rất mong nhà thơ Nguyễn X, nói rộng ra các nhà thơ trẻ chú ý đến điều này. Hãy
mở lòng lắng nghe tha nhân góp ý, ai tự thỏa mãn sẽ bị dừng lại, hay đúng ra sẽ lùi so với sự tiến bộ của người khác
LỜI KẾT
Qua trên là những gì tôi muốn chia sẻ với các bạn trẻ. Chữ Việt chúng ta tuyệt vời lắm, đừng "ngộ nhận" nó kém so với chữ nước ngoài
Nên nhớ rằng: Trong các "nghề chơi", chơi văn chương chữ nghĩa là cao sang nhất, nhờ nó ta mới phân biệt được người thấp người cao, ai sang ai hèn,
chứ không phải ở giàu nghèo.
Nghề chơi cũng lắm công phu
Làng chơi ta phải biết cho đủ điều
(Kiều - Nguyễn Du)
Chơi cho lịch
mới là chơi,
Chơi cho đài các, cho người biết tay.
(Cầm Kỳ Thi Tửu
- Nguyễn Công Trứ)
Đọc một bài văn, bài thơ mà giống như ăn "mì ăn liền", chỉ ăn cho no; không cần biết hương vị thơm tho của bát mì, công phu nghệ thuật của người nấu ra nó thì chỉ là "phàm phu tục tử".
Nguyên Lạc
---------------
[*] Tôi đồng ý với Trần C. Trí không dùng chữ “từ”, vì nó chính là cội rễ của tất cả những “từ” độc hại khác.
Xin xem:
từ và
chữ - Trần C. Trí
Ghi chú:
[1] Nguyên Lạc: BÀN VỀ THỦ PHÁP SHOW, DO NOT TELL
[2] Nguyên Lạc: MỘT CÁCH BÌNH THƠ
[3] Lê Hữu: Thơ lục bát còn, tiếng Việt còn
Subscribe to:
Posts (Atom)