THỦ PHÁP SHOW, DO NOT TELL
Nguyên
Lạc
Lời nói đầu:
--
Show, Do Not Tell được nhà bình thơ Phạm Đức Nhì giới thiệu, Nguyên Lạc tôi đồng cảm với anh về thủ pháp
(kỹ thuật) nầy nên
bỏ công
tìm hiểu, sưu tầm, nghiên
cứu thêm
rồi
đúc kết thành
văn bản
chia sẻ cùng
các bạn, với hy vọng độc giả tìm thấy được một vài điều hữu ích.
--
Để tránh
bị hiểu lầm là
"sính ngoại" tôi
xin giải thích
tại sao dùng
cụm từ "Show, Do Not Tell" (Show, Don't Tell): -- Người Việt rất giỏi trong việc hội nhập cái
hay của nước khác.
Thí dụ như các
từ: Cà-phê, xe cyclo .v.v..Thay vì nói "thức uống màu nâu đỏ, vị đắng, có nguồn gốc từ Arab (Arabic), uống vào
gây phấn khởi và
tỉnh táo,
ta chỉ cần nói
cà-phê (café, coffee) là ai cũng hiểu ngay. Cũng vậy, thay vì
nói :" Bày tỏ, hiển thị ra, gợi ra, không cần kể lể; để độc giả tự đoán ra, tự kết luận", ta để nguyên
cụm từ "Show Do
Not Tell" là người sẽ biết, chỉ đơn giản thế thôi
VỀ SHOW,
DO NOT TELL
Show: Bày tỏ,
hiển thị,
gợi ra
Tell: Nói, kể lại
"Show, Do
Not Tell" là một biện pháp tu từ,
thay vì
dựa vào
một (hoặc vài)
tĩnh từ, trạng từ khô
cứng nào
đó để kể lại một sự kiện, bày
tỏ một tâm
trạng, tác
giả tạo ra những hình
ảnh sống động, cụ thể để từ đó
độc giả tự khám
phá, hiểu ra sự kiện, tâm
trạng ấy. Độc giả sẽ cảm thấy thích
thú vì không chỉ đọc một cách
thụ động, mà còn được tham dự một cách tích cực vào tiến trình tìm gặp điểm đến của tứ thơ.(Phạm Đức Nhì)
Show, Do Not Tell (Show Don't Tell) chỉ là một thủ pháp, một
biện pháp
tu từ (kỹ thuật thơ,
văn) giúp
văn thi sĩ làm văn thơ hay hơn chứ không
phải là
một Học thuyết hay một Trường phái nào cả. Hơn nữa, nó được bắt đầu từ nhà biên kịch người Nga Anton Chekhop:
[ SHOW, DON'T TELL là một thủ pháp, một biện pháp tu từ (kỹ thuật) thường được xử dụng trong nhiều loại văn bản khác
nhau, giúp cho độc giả trải nghiệm
câu
chuyện thông
qua hành động, từ ngữ, ý
nghĩ, cảm giác
và cảm xúc
...hơn là qua sự cắt nghĩa (giảng
nghĩa), tổng hợp và miêu tả của tác giả. Mục đích không dìm chết độc giả với một mớ tính
từ nặng nề, mà
là để giúp
độc giả (tự)
trải nghiệm những chi
tiết đáng kể (độc đáo) trong bản văn (thơ). Kỹ thuật nầy áp
dụng giống nhau cho mọi
thể...
Khái
niệm này
thường được quy cho nhà
soạn kịch (biên
kịch) người Nga Anton
Chekhop với câu nói nổi tiếng của ông:
"Đừng nói với tôi là mặt trăng đang chiếu sáng;
hãy chỉ cho tôi
ánh sáng lấp lánh
trên mảnh thủy tinh vỡ"
Lời trích dẫn có lẽ là không chính xác lắm, đúng ra nó được trích từ bức thư gởi anh ông, trong đó ông
viết:
"Trong các mô tả về
Thiên nhiên, con người phải nắm lấy một số chi tiết nhỏ, gom chúng
lại sao cho khí
độc giả nhắm mắt, anh
ta sẽ có một bức
tranh. Ví dụ, bạn sẽ có đuợc MỘT ĐÊM TRĂNG SÁNG nếu bạn viết rằng : Trên
cái đập nước xoay quạt,
một mảnh thủy tinh từ
một chai vỡ lấp lánh như một ngôi sao nhỏ sáng và rằng bóng đen của một con chó hay một con sói lăn cuộn qua như một quả bóng.]
Nguyên văn:
[Show, don't tell is a technique often employed in various kinds of texts
to enable the reader to experience the story through action, words, thoughts,
senses, and feelings rather than through the author's exposition,
summarization, and description. The goal is not to drown the reader in
heavy-handed adjectives, but rather to allow readers to interpret significant
details in the text. The technique applies equally to nonfiction and all forms
of fiction, literature including Haiku and Imagism poetry
in particular, speech, movie making, and playwriting.
"Don't tell me the moon is shining; show me
In fact, the quote is probably apocryphal, but derived
from a letter to his brother in which he wrote: "In descriptions of Nature one must seize on small
details, grouping them so that when the reader closes his eyes he gets a
picture. For instance, you’ll have a moonlit night if you write that on the
mill dam a piece of glass from a broken bottle glittered like a bright little
star, and that the black shadow of a dog or a wolf rolled past like a
ball."...] [2]
PHÂN TÍCH VỀ
SHOW, DO NOT TELL
Qua những lời của Anton Chekhop, nểu cái ý bạn muốn nói đến "the moon is shining" (đêm trăng sáng), bạn không cần giải thích dài dòng chi tiết (TELL), chỉ cần diễn tả (SHOW) "the glint of light on broken glass" (ánh
sáng lấp lánh
trên mảnh thủy tinh vỡ) là người khác sẽ suy ra cái ý bạn muốn nói.
I. VÀI THÍ DỤ MINH CHỨNG
Thử phân tích vài thí dụ dưới đây để hiểu rõ thủ pháp này.
1. Vài câu ca dao:
a. Thử xét hai câu ca dao
Râu
tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan, vợ húp
gật đầu khen ngon
(ca dao)
Hai vợ chồng nghèo, bữa cơm chỉ có món canh râu tôm, ruột bầu – hai thứ “vứt đi – nhưng vẫn “chồng chan vợ húp
gật đầu khen ngon”. Thông
tin chỉ có thế. Nhưng điểm đến của câu ca dao còn xa
hơn tí nữa, cần đến một chút
nỗ lực suy nghĩ của độc giả. Nghèo
như thế, bữa cơm kham khổ như thế mà
hai vợ chồng vẫn vui vẻ với nhau, chắc
là
họ phải yêu
nhau ghê lắm. Vâng!
Đấy chính
là điểm đến của “tứ thơ”, là
ngụ ý của câu ca dao.(Phạm Đức Nhì)
--
Để nói đến hạnh phúc không
cần phải đầy đủ vật chất, chỉ cần tấm lòng thật sự yêu thương nhau (moonlit night) bạn không
cần giải thích
dài dòng chi tiết (TELL), chỉ cần viết (SHOW): "Râu tôm nấu với ruột bầu / Chồng chan, vợ húp
gật đầu khen ngon"
là độc giả tự suy ra hiểu cái ý mà bạn muốn nói, và họ sẽ thích thú vì xem như mình có dự phần vào.
b.Thử xét
thêm hai
câu ca dao này
Một mai thiếp có
xa chàng
Đôi bông thiếp trả đôi vàng thiếp xin (ca dao)
-- Tại sao đôi bông thiếp
trả, đôi
vàng thì xin? Đôi
bông rất nhỏ (vài
chỉ) so với đôi
vàng (có khi cả lượng). Trả đôi
bông, giữ đôi
vàng! Sao nàng không trả luôn đôi vàng? Không lẽ người đàn bà dân quê Việt Nam mang thói tham lam?
--
Sự thật nó có tích như vầy: -- Đôi bông là vật cha mẹ chồng cho nàng dâu hồi đám nói; đôi vàng là của riêng mà hai vợ chồng trẻ nhờ dành dụm sắm được lúc sau. Nàng dâu than vãn
bà mẹ chồng khắc nghiệt, sẵn sàng
“trả đôi bông” lại cho mẹ chồng. Nhưng nàng vẫn thương chồng - “xin giữ đôi
vàng” - nài nỉ chồng cất nhà
ở riêng để thoát ách. Câu hát đó cao sâu lắm! Hồi xưa, khách qua đường hễ nghe nó là hiểu được tánh tình của bà mẹ chồng trong nhà như thế nào”. (Miễu Bà Chúa Xứ - Sơn Nam)
Muốn nói đến sự khắc nghiệt của bà
mẹ chồng và
sự thương yêu
của người vợ, muốn tình nghĩa vợ chồng không tan vỡ (moonlit night), bạn không cần giải thíchdài dòng (TELL), chỉ cần viết "trã đôi bông, xin đôi vàng"(SHOW) là độc giả tự suy ra, tự hiểu những điều muốn nói
trên, do đó
họ sẽ thích
thú vì xem như mình có dự phần
vào.
2. Cuộc thi mỹ thuật quốc tế
Có thể giải thích thêm Show Đo Not Tell bằng chuyện tiếu sau đây:
Cuộc thi mỹ thuật quốc tế lấy đề tài là nạn đói, các danh họa nổi tiếng của các
quốc gia tham dự.
Việt Nam được giải đăc biệt: --Hoạ sỹ Việt Nam chỉ vẽ hậu môn
giăng đầy mạng nhện
-
Đói quá có gì ăn vào mà đi cầu,
lâu
ngày thì hậu môn
phải giăng đầy mạng nhện thôi.
Rõ
ràng không cần vẽ vời chi tiếc rắc rối (Tell) nào cơ thể ốm o, mặt mày hóc hát, thân thể gầy mòn, xương lộ, bụng teo.v.v...và v.v... họa sĩ chỉ cần vẽ "hậu môn giăng đầy mạng nhện" (SHOW) là người thưởng lãm tự suy nghĩ, tự đoán ra "nạn đói khủng khiếp", cái ý tác giả muốn diễn đạt và còn rất lấy làm
thích thú vì mình đã dự phần
vào tác phẩm
3. Hai câu cổ thi
Nhiều người biết câu thơ cổ này:
Ngô
đồng nhất diệp lạc,
Thiên
hạ cộng tri
thu.
(Ngô đồng một lá rụng,
Người biết mùa thu về)
(Hán dịch)
(Funya no Yasuhide: sống vào giữa thế kỷ thứ 9 - Japan) [2]
Hai câu thơ cổ này giải thích rõ thêm về thủ pháp SHOW, DO NOT TELL
Ta nhận xét:
--
Chỉ cần SHOW cái cụ thể là chiếc lá rụng, không cần phải giải thích (TELL) dài dòng về mùa Thu, người đọc
cũng cảm nhận được với cái trừu tượng là mùa thu, tình thu, hơi
thu... Họ sẽ rất thích thú vì có dự phần vào bài thơ, phải không?
4. Bài thơ "Mẹ khuyên ta đừng nhìn qua cửa sổ"
Bài
thơ "Mẹ khuyên
ta đừng nhìn
qua cửa sổ" của Minh Đức Hoài Trinh gồm sáu đoạn hai mươi bốn câu, nhưng hết hai mươi câu là những lời khuyên của
người mẹ trước sự đau khổ của người con gái vừa thất vọng trong tình yêu
Tôi
sẽ lần lượt trích đoạn vài câu thơ trong bài thơ Minh Đức Hoài Trinh để minh họa thủ pháp Show, Do not Tell
a.
Mẹ bảo ta đừng nhìn qua cửa sổ
Khi hoàng
hôn đang chầm chậm bước chân
(Minh Đức Hoài Trinh )
-- Lời bình giảng của Nguyễn Liệu:
[...Trạng thái tâm lý của con người phần nhiều khác
biệt ngày
và đêm, buổi sáng
trưa chiều và
tối.
Con người buồn nản thất vọng
càng
chán chường hơn khi chiều đến, khi hoàng hôn về, khi đêm tối. Hoàng hôn và đêm tối là môi trường tốt, thích hợp cho sự buồn chán nhất là buồn khổ vì tình yêu thất vọng.
Với kinh nghiệm trong cuộc sống,
người mẹ khuyên người con gái đang đau buồn vì thất vọng, vì người yêu không trở lại. Nỗi đau buồn còn
mới quá,
chưa được thời gian làm
dịu bớt, nên
nàng thường một mình
trong phòng sống những phút
dằn vặt cô
đơn. Bởi thế mẹ khuyên
không nên nhìn qua cửa sổ,
vì
không muốn nàng
thấy cảnh buồn của buổi
chiều tà “ khi hoàng hôn đang chầm chậm bước chân”, Và cảnh hoàng hôn bắt đầu một đêm kinh khủng, một đêm cô đơn, một đêm lẻ loi...](Nguyễn Liệu)[4]
--
Để diễn tả cảnh buồn của buổi chiều
tà
và sự cô đơn của đêm khi xa cách người yêu, bạn chỉ cần viết
ra, biểu
hiện ra
(SHOW) lời khuyên của người mẹ "đừng nhìn qua của sổ khi hoàng hôn đến", không cần
giải thích (TELL) dài dòng "buồn nản thất vọng, chán
chường hơn khi chiều đến, khi hoàng hôn về,đêm cô đơn, đêm lẻ loi" v.v... như nhà văn Nguyễn Liệu đã bình giảng trên, người đọc cũng dự cảm, cũng đoán ra nỗi cô đơn khủng khiếp của người con gái trong bài thơ
khi hoàng hôn đến, đêm
về
b.
“Mẹ khuyên
ta đừng nhìn
qua cửa sổ
Sau những đêm
quằn quại ngủ không
mơ
Ngoài
gió siết run từng cơn lá
đổ
Hãy
xuống hàng
chấm dứt một bài
thơ
(Minh Đức Hoài Trinh )
-- Lời bình giảng của Nguyễn Liệu:
Từ ngày người yêu xa vắng,
[...người yêu không trở lại, nàng chờ đợi hoài, không tin tức. Quằn quại không ngủ được, nên cũng không mơ thấy người yêu. Trên cuộc đời không gặp lại được, thì chỉ còn hi vọng gặp trong giấc mơ, nhưng nàng
cũng không có được giấc mơ, vì
nàng quằn quại ngủ không
được.
Mẹ nàng
khuyên nàng đừng nhìn
qua cửa sổ để khỏi phải thấy
những trận gió tàn nhẫn phủ phàng làm cho cây run lá đổ, để tránh bớt nỗi đau lòng nhân lên gấp bội. Và nàng làm thơ vì nàng là
một thi nhân.
Những đêm
như thế đó,
những đêm
quằn quại, những đêm
cô độc, hồn thơ của nàng
lai láng. Hồn thơ càng
tuông ra không làm cho nàng bớt
đau khổ, trái lại chuốt mãi, nuôi dưỡng mãi nỗi đau khổ cùng cực của thi nhân, của nàng. Bởi vậy mẹ nàng khuyên nàng nên “ xuống hàng” chấm dứt bài thơ. Bài thơ thất tình này, có thể bất tận với nỗi đoạn trường bất tận, nên
phải chấm dứt để may ra
ngưôi bớt nỗi
sầu. Tại sao “ xuống hàng” ? Thường thường khi nguồn thơ lai láng,
khi cảm hứng trổi dậy, thi
nhân ghi vội vã gấp rút cho kịp hồn thơ đang dâng trào, và khi ý
đã hết, cảm hứng đã
cạn, thi nhân
chấm dứt bài
thơ bằng cách
“ xuống hàng”
để ghi năm tháng,
ngày giờ, địa điểm nơi sáng
tác bài thơ. Thông thường
là
như vậy, nhưng ở đây,
mẹ nàng
như ra lệnh, chấm dứt việc làm
thơ, dù bài thơ trường
ca này mãi mãi không chấm dứt được...](Nguyễn Liệu) [3]
--
Buồn khổ xa cách thi
nhân thường làm thơ. Những đêm quằn quại, những đêm cô độc, hồn thơ càng lai láng. Hồn thơ càng tuông ra không làm cho bớt đau khổ, trái lại chuốt mãi, nuôi dưỡng mãi nỗi đau khổ cùng cực. Để diễn tả điều này, chỉ cần viết ra , biểu hiện (SHOW) câu "Hãy xuống hàng chấm dứt một bài thơ" không
cần giải thích,
chi tiết gì
thêm (TELL) như nhà văn Nguyễn
Liệu đã
bình giảng
trên, người đọc cũng đoán ra được nỗi đau khổ cùng cực, nỗi thất tình.
Chính điều này
làm độc giả cảm thấy
thích thú vì mình đã dự phần vào và tác giả hình như viết riêng cho mình
5. Bài thơ không kể lể
Chiếc khăn quàng của em
Anh gấp lại, để
dành
Như người lính đứng nghiêm
Gấp lá cờ cuối cùng
Của một đất nước chiến bại
Gấp làm
hai
Gấp làm tư, làm tám, và gấp mãi (Khăn quàng - Nguyễn Đức Tùng)
Tương
tự như nỗi lòng
người lính
gấp cờ chiến bại, mỗi nếp gấp là một lưỡi dao đâm nhói vào tim, mỗi cử động để gấp chiếc khăn quàng
biểu hiện một nỗi tiếc nuối, nhớ
thương day dứt, không nguôi. Thủ pháp
Show, Do not Tell xử dụng
thật tuyệt vời ở bài thơ này: -- Thi sĩ hoàn toàn không nói
gì đến nỗi niềm thương thớ, tiếc nuối,
nhưng những hình tượng
đưa vào
bài thơ đã dẫn độc giả đến chỗ cần
đến.
(Phạm Đức Nhì:
Lời bình
ngắn cho bài
thơ Khăn Quàng Nguyễn Đức Tùng)
6. Bài văn không kể lể
Đây là bài văn minh họa tôi dùng bài viết "Trả Lại Tiền" của cố nhà văn tài hoa Cao Xuân Huy, tác giả của "Tháng Ba Gãy Súng" và
xin phép được thêm
thắt chút
cho hợp với bài
nghiên cứu này
[...Sau khoảng năm năm "cải tạo" về, biết gã
thèm đàn bà người bạn mới cho gã
mượn chiếc xe đạp và
dúi vào tay gã năm đồng
rồi chỉ hướng
Đường Hồng Thập Tự (1980) lác đác chị em ta đứng thập thò dưới các gốc cây. "Xe qua lại nhiều quá, không được."
Gã đảo một vòng công viên trước cổng Dinh Độc Lập. Tối. Mỗi gốc cây
đều thấp thoáng
bóng người. Vài
tay cũng đạp xe rảo rảo giống gã.
"Được rồi."Gã tấp vào một gốc cây.
Một ả ló ra kéo tay gã:
"Dzô sát
trong đây."
"Nhiêu?"
"Hai chục."
"Không có đủ."
"Dzậy có nhiêu?"
"’Thổi’ không thì nhiêu?"
"Mười."
"Vẫn không đủ."
"Dzậy chớ muốn nhiêu?"
"Có năm
thôi."
Gã quay đi. Ả kéo lại.
"Thôi, có nhiêu lấy nhiêu!"
Gã đứng tựa lưng vào gốc cây. Tụt quần.
Ả ngồi xổm xuống.
Làm
việc
...(Cao Xuân
Huy)
Có tiếng hổn hển ...
Xong việc.
Gã
dẫn
xe đạp
-- Anh làm gì?
-- Cải tạo mới về
-- Này, tiền trả lại, anh giữ để xài!
-- Sao vậy?
-- Cha cải tạo!...]
(Nguyên
Lạc)
Bài
văn "kiệm lời" này giải thích rõ thêm về thủ pháp SHOW, DO NOT TELL: Không cần nói nhiều, kể lể chi tiết (TELL) gì gì gì về cái khổ cùng cực của xã hội sau ngày "đổi đời", qua những đối thoại kiệm lời
(SHOW) này, độc giả sẽ ra suy
được cái
thảm kịch nhân sinh này, sau ngày "đó". Họ cùng
dự phần với
tác giả
Cái
hay ở đây ta nên chú ý
thêm là sự
"nén ý", cô động trong bài văn ít lời nhiều ý
nghĩa nhân sinh này
mà tôi sẽ bàn
sơ lược ở phần kế tiếp.
...
Qua những thí dụ minh họa trên, Nguyên Lac tôi hy vọng các bạn hiểu được phần nào cốt tủy của thủ pháp SHOW, DO NOT TELL. Theo thủ pháp
này:
[...
không cần gì
phải nói
nhiều, nói
thêm, đôi khi nửa câu cũng đã đủ ý. Cái phần còn lại để dành cho độc giả tưởng tượng thêm, vì cái tưởng tượng bao giờ cũng hay hơn cái
có thật, cái
chưa có bao giờ cũng hấp dẫn
hơn cái đã có.](Võ Kỳ Điền)
SƠ LƯỢC VỀ THƠ
NÉN VÀ THƠ MỞ
Từ kỹ thuật SHOW, DO NOT TELL này
có thể sẽ đưa đến THƠ NÉN Ý và THƠ MỞ NGÕ / ĐỂ NGÕ
Trước khi bàn sơ lược các loại thơ này, tôi xin đuoc trích ra đây lời nhận định, theo tôi rất hay của nhà văn Nguyễn Anh Khiêm
Theo
Nguyễn Anh Khiêm
(Ký Ức Sơ Sài
) thi tiến trình
ngôn ngữ như sau: Đủ từ / đủ
ý
(thoại) --> đủ từ / nhiều ý
(văn) --> it từ / nhiều ý (thơ). Do vậy trong thơ càng ít từ mà càng nhiều nghĩa (Nén) thì thơ càng hay;
không cần phải ầu ơ ví
dầu ,"hoa lá
cành" cho dài ra, làm bài thơ loãng, dễ chán. [6]
Cũng
đừng quá đặt nặng vấn đề "trí tuệ", dùng một từ đơn giản, bình dị dễ hiểu mà nhiều nghĩa hay hơn là dùng "chữ hàn lâm", "đỉnh cao" sáo rỗng,
ý nghĩa mù mờ hoặc vô
nghĩa.
Một
bài
thơ, văn chữ
nghĩa "hàn lâm", nặng về trí tuệ, kỹ thuật
quá có thể toàn bích như một bức tranh , một bức tượng giai nhân
tuyệt vời. Nhưng dù
sao nó cũng là bức tranh, bức tượng
"chết", chỉ để ngắm nhìn thôi (Chỉ có
lý trí không cảm xúc),
đâu bằng giai nhân
đời thường, dù
không hoàn toàn tuyệt bich, nhưng
ta có
thể ôm ấp, mân mê ve vuốt "cõi tồn sinh"(đầy cảm xúc).
1. Thơ nén ý
Thơ
nén ý cô động trong lời thơ những
ý
của người tài
danh khác, của tiền nhân
Thử phân tích hai câu thơ này:
Hỡi cô
tát nước bên
đàng
Sao
cô lại múc
trăng vàng đổ đi?
(Tiếng hát trong trăng - Bàng Bá Lân)
Qua
hai câu thơ nén
ý này độc giả sẽ suy nghĩ và nhớ đến các câu thơ khác:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có
chở trăng về kịp tối nay?
(Đây
thôn Vĩ Dạ
- Hàn Mặc Tử )
Hoặc
hai câu
cuối của
bài thơ "Xuân
giang hoa
nguyệt dạ"(Trương
Nhược Hư)
Bất tri thừa nguyệt kỷ nhân
qui,
Lạc nguyệt dao tình mãn giang thụ.
"Đêm trăng hoa trên sông xuân"
Nào hay AI cưỡi trăng về,
Trăng sà trên bến cây mê mê tình
(Laiquangnam
dịch )
2. Thơ mở ngõ
Xưa nay người làm thơ giỏi là người làm thơ mở để có được sự "đồng tham gia" của người đọc mà ta gọi là "Đồng tác giả"; bởi khi thơ đã xuất thì chính tác giả cũng không biết hết ý của mình.
a.
Ta thử phân
tích câu thơ này:
X
nhớ Y bên
trời viễn xứ
Mắt lưng tròng giọt rượu trào
tuôn
(Nguyên
Lạc tự chế để minh họa)
Độc giả nam / nữ nghĩ rằng X nhớ Y chứ đâu
có liên quan gì đến mình.
Ừ bài thơ cho là hay đi, nhưng tác giả nói cho ai chứ đâu phải nói cho mình. Độc giả hững hờ với bài thơ.
Bây
giờ, nếu câu thơ viết Anh / Em nhớ Em / Anh bên trời viễn xứ: - Độc giả sẽ nghĩ rằng Anh / Em là
mình, rồi liên
tưởng đến những kỷ niệm nào
đó trong quá khứ. Độc giả sẽ hứng khởi,
thích
thú, thấy bài
thơ hay hơn vì cảm thấy có
mình trong đó, có mình dự phần
vào.
Và
hai câu thơ này:
Thu
đi thì lá phải là...
Người đi nhức nhối tim và...
dĩ nhiên!
(Nguyên
Lạc tự chế để minh họa)
Cũng
như trên, hai câu thơ này là thơ mở, mời
người đọc cùng góp cảm xúc
riêng mình vào. Hai câu thơ có nhiều ý:
-- Là sao? Và sao? Dĩ nhiên điều gì?
Những câu
hỏi mở ra để độc giả dự phần,
tự tìm câu trả lời tùy theo những cảm xúc riêng mà họ đã kinh qua trong quá khứ
Thơ
mở là như thế !
b. Và hai câu lục bát này
Chân
trời gốc bể đâu
xa
Riêng
tương tư BẠN bao la không
bờ!
(Nguyên
Lạc tự chế để minh họa)
.
Chú ý về chữ BẠN:
BẠN (cũng giống chữ AI câu thơ dịch thơ Trương Nhược Hư trên) mở ngõ
(cửa) cho người đọc
đi (dự) vào. Người đọc cảm thấy có mình trong đó và có thể tiếp lời. "Tương tư BẠN" là mình thương nhớ người khác (Anh / Em thương nhớ Em / Anh) hoặc mình được thương nhớ (thương nhớ của Em/Anh)
.
Chân trời gốc bể đâu
xa
Câu nầy gợi độc giả nhớ đến các câu thơ của Yến Thù:
Thiên
nhai địa giác
hữu cùng
thời
Chỉ hữu tương tư vô
tận xứ
(Ngọc lâu
xuân – Yến Thù)
Dịch nghĩa:
Chân trời góc bể cũng có điểm cuối cùng
Chỉ có tương tư là mãi vô tận
Xét rõ,
ta thấy hai câu
lục bát
này vừa NÉN và MỞ
3. Thí
dụ minh họa
Xin
được trích
đoạn thơ sau đây
và giải thích
rõ để làm thí dụ minh họa về những gì đã nói:
...
Đẫm quỳnh
ngất tiếng vỡ oà
Ngàn
ve hoảng hốt
khúc
ca ngợi tình
...
Mai
sau có biết bóng
hình
Trùng
lai hạnh ngộ khối tình ngọc tan?!
Ngụy ngôn
đánh đổ đá
vàng!
Ba
sinh đứt đoạn thu tan lệ trào!
(Nguyên
Lạc tự chế để minh họa)
Đây
là bài thơ áp dụng "Thủ pháp
Show, Do not Tell"
Giải thích:
a.
"Ngàn ve hoảng hốt. khúc ca ngợi tình"
Là đoạn thơ "nén ý " gợi độc giả nhớ đến tiếng ve kêu vang trong bài thơ Trần Dạ Từ:
Lần đầu ta ghé môi hôn
Những con ve nhỏ hết hồn kêu vang
Vườn xanh, cỏ biếc, trưa vàng
Nghìn cây phượng vĩ huy hoàng trổ bông
(Nụ hôn đầu - Trần Dạ Từ)
b.
"khối tình ngọc tan"
Gợi nhớ đến Mị Nương khóc, lệ rơi khiến tan chảy ly ngọc làm từ quả tim Trương Chi. Đây là thơ "nén ý " gợi đến khối tình Trương Chi/Mị Nương
c.
"Ngụy ngôn đánh đổ đá vàng"
-- Đá vàng
Đá và vàng dùng để ví sự bền vững, gắn bó trong quan hệ tình cảm (thường về tình nghĩa vợ chồng): -
"Tình nghĩa đá
vàng".
Nó cũng gợi ý nhớ đến bài nhạc
"Đời đá vàng"
(nhạc sĩ Vũ Thành
An) và truyện"Cõi đá vàng" của Nguyễn Thị Thanh Sâm trước 1975 tố giác sự độc ác của CS
-- Ngụy ngôn
Ngụy ngôn là lời nói giả dối, giả
tạo;
cũng như ngụy ngữ là
từ dùng để che đậy những gì xấu xa. Ai nói ngụy ngôn? Nói ra sao?... do độc giả suy đoán theo ý riêng mình. Đó
là DO NOT TELL trong thủ pháp
nói trên
--Ba sinh đứt đoạn
Ba sinh: ba kiếp người: Kiếp trước, kiếp này và kiếp sau theo thuyết luân hồi của Phật giáo. Theo đạo Phật, người ta làm vợ chồng với nhau cũng phải trải qua 3 kiếp. Kiếp này
làm vợ chồng là
để trả nợ cái
ân tình vợ chồng của kiếp trước
"Ví chăng
duyên nợ ba sinh" (Truyện Kiều).
Nó cũng nhắc nhớ đến bài
"khóc ông Phủ Vĩnh Tường" -
Hồ Xuân
Hương
Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ôi!
Cái nợ ba sinh đã trả rồi
Nó cũng nhắc nhớ đến chuyện "Ba Sinh Hương Lửa" của nhà văn Doãn Quốc Sĩ
c.
Và "quỳnh hoa" là "cõi tồn sinh" của người nữ
Qua những điều giải thích trên, hy vọng các bạn hiểu rõ thêm về Show,Do not Tell , thơ nén ý và thơ mở
Hãy "mở cửa" để mọi người bước vào dự bữa tiệc Văn chương /Thi phú,
chứ đừng là
'khung cửa hẹp"
chỉ của riêng mình. Cô đơn lắm lắm!
LỜI KẾT
Xin
được ghi thêm
Ứng dụng thủ pháp "Show, Do Not Tell" các bạn nên nhớ rằng
còn nhiều thủ pháp
hay khác nữa, ngoài
nó tùy theo lúc mà ta áp dụng,
phải uyển chuyển.
Đối với các đại văn hào, "ngữ lực" họ quá tuyệt vời, nó không cần thiết. Đôi khi các vị còn dùng cả Show va Tell.
Thí dụ Nguyễn Du
--
Ông dùng cả Show va Tell:
Trong
như tiếng hạc bay qua ( Kiều)
481
Đục như nước suối mới xa nửa vời
( Kiều) 482
--
Ông đã dùng thủ thuật mô tả một “nốt” nhạc, một đoạn nhạc bằng cách
so sánh và đối chiếu với một âm
đã có sẵn trong thiên
nhiên:
Tiếng khoan như gió
thoảng ngoài,(
Kiều) 483
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa
( Kiều) 484
***
Qua trên, đó là những phần tôi đã học hỏi, nghiên cứu, bàn thêm về thủ pháp (kỹ thuật) SHOW, DO NOT TELL. Hy vọng các
bạn biết
thêm ít nhiều
điều lý
thú về thủ pháp
này.
Và
sau cùng: Đây
là bài viết MỞ nên
nó rất cần ĐỒNG TÁC
GIẢ.
Mời các bạn đóng góp thêm
Trân trọng
Nguyên
Lạc
.....................
Nguồn: Wikipedia, Laiquangnam Lai, Võ
Kỳ Điền,
Truyện Kiều, Thi viện, FB
Ghi chú:
[1] Show, don't tell
[2] Thơ Funya no Yasuhide - Bài số : 22
[3] Một bài thơ của
Minh Đức Hoài Trinh – Nguyễn Liệu