Trước
khi tiếp tục các nước đăng cai các trận đấu tiếp tục, kính mời quý vị lướt qua
một vài điều thay đổi, điều chỉnh luật chơi của bóng đá của thế giới.
Năm
1886, cầu thủ không bị phạt “việt vị” nếu có 3 cầu thủ đối phương xuất hiện ở
khung thành gần hơn so với cầu thủ của đội đối tượng.
Thời
gian trận đấu được quy định rút ngắn chỉ còn 1giờ 30 phút (90 phút thi đấu, không
tính những phút trọng tài cho thêm).
Thủ
môn chỉ được bắt bóng bằng tay trong khu vực của khung thành.
Năm
1882, luật phạt góc ra đời .
Năm
1887, không bị “viêt vị” nếu bóng từ chân của cầu thủ đối phương bay đến.
Năm
1878, trọng tài đuợc phép vào sân và mang còi thổi mỗi khi cầu thủ bị lổi.
Trước đó, trọng tài chính cùng trọng tai biên chỉ đứng ngoài sân để giải quyết
các tranh cải của đôi bên khi được yêu cầu.
Năm
1882, trận đá bóng mới chia thành hai hiệp. Ở giữa có nghỉ giải lao (15 phút).
Vào hiệp hai, hai bên đội phải đổi sân chơi.
Năm
1891, khung thành mới có lưới bọc hai
bên phía trên và phía sau.
Năm
1892, luật phạt 11m ra đời. Lúc đấu, nếu có cầu thủ phòng ngự cản phá cầu thủ
đối phương trái phép tấn công bằng tay cách khung thành 11m, trọng tài coi như
bàn đó là bàn thua. Nhiều người cho cách tính này không hợp lý. Nên một người Ireland tên là
Rid đã phát minh ra quả phạt “Penalty”. Lúc đầu, quả phạt để bất cứ chổ nào,
miễn là cách khung thành 11m, quy định thủ môn không được đứng cách chỗ đăt
bóng dưới 5,5m.
Năm
1894, thủ môn được phép dùng tay bắt bóng trong khu vực 16m50.
Năm
1900, trọng tài chính được phép ra sân cầm còi điều khiển trận đấu.
Năm
1903, hình thành khu vực 16m50 và xuất hiện chấm phạt đền 11m được cố định ngay
chính giữa khung thành. Luật quy định “quả phạt trực tiếp” được thực hiện bằng
quả xút thẳng vào khung thành đối phương.
Năm
1907, xuất hiện luật phạt “việt vị” chỉ xẩy ra ở sân đối phương.
Năm
1909, trang phục của thủ môn phải khác màu với cầu thủ đồng đội.
Năm
1913, khi quả phạt trực tiếp hoặc quả đá phạt tự do, các cầu thủ đứng phòng ngự
phải cách chỗ đặt quả bóng là 9m.
Năm
1923, quả xút phạt góc trực tiếp rót vào cầu môn được tính. Cũng năm đó người
ta đưa ra đường vạch tròn phía sau khu vực 16m50, bắt buộc các cầu thủ phải
đứng ở chỗ đó khi diễn ra cú phạt Penalty (trực tiếp).
Năm
1925, không bị phạt “việt vị” nếu trước cầu thủ tiền đạo có hai cầu thủ phòng
ngự (kể cả thủ môn).
Năm
1929, khi bên nào bị phạt quả penalty thì thủ môn bên đó phải đứng trên vạch
cầu môn. Nhưng sau đó it lâu, luật lại cho cú phạt Penalty được thực hiện bất
cứ điểm nào thuộc khu vực 16m50.
Hội
đồng luật quốc tế quy định cầu thủ thực hiện quả Penalty, không được làm động
tác giả, khi thủ môn chưa được phép di chuyển, trước khi cầu thủ đối phương xút
bóng.
Năm
1939, áo cầu thủ được mang số.
Trên
thế giới nước Đức là nước duy nhất đoạt được giải vô địch Cup Âu Châu (1972) và
vô địch Cup Thế Giới (1974).
Năm 1938, tại Pháp, khi Hitler lên nắm quyền ở
Đức, tình hình hỗn loạn vì đang chuẩn bị cho chiến tranh. FIFA hết sức lung
túng trong việc chọn nước đăng cai World Cup lần thứ ba . Nhưng rối cuối cùng
cũng chọn được nước Pháp quê hương của vị chủ tịch FIFA đầu tiên. Cũng vì lý do
đó Achentina đã không tham dự vì ý định của Achentina muốn đăng cai World Cup
năm 1938.
Tây
Ban Nha bị nội chiến nên cũng không tham gia. Áo bị Đức Quốc Xã chiếm một vùng
(Anschuluss ) nên cũng không tham gia. Ngoài các quốc gia Châu Âu chỉ có 3 quốc
gia đó là Brazil , CuBa , và Đông
Ấn thuộc Hòa Lan. 4 đội của liên hiệp Vuơng Quốc Anh mặc dầu FIFA yêu cầu nhưng
họ vẫn không tham dự.
Trong
trận đấu World cup này, đội đương kim vô địch la Italia và đội chủ nhà Pháp
không phải đấu vòng loại. Đặc biệt trong trận đấu này, khi đấu mở màn, đội Thụy
Sĩ không chịu đứng nghiêm chào cờ Đức Quốc Xã.Và trận đấu này Thụy Sĩ thắng Đức
với tỉ số 4-2.
Đội
Cuba lần đầu tiên xuất hiện
đã làm cho đội Rumania
choáng váng.
Vòng
bán kết: Italia thắng Brazil
2-1.
Hunggaria
thắng Thụy Điển 5-1.
Trong
trận đấu tranh ngôi thứ 3, Thụy Điển chạm trán với đội mạnh Brazil . Kết cục
Brazil
thắng Thụy Điển 4-2.
Trận
chung kết giữa Ý và Hungary ,
kết quả Italia thắng Hungary
4-2, đoạt Cup vàng thế giới. World Cup này Hungary là nước có nhiều bàn thắng
nhất (15). Tổng số bàn thắng là 84. Trận chung kết có vào khoảng 55.000 khán
giả.
(Còn tiếp)
Lê Hoàng