Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Tuesday, December 5, 2017

THƯƠNG NHỚ TRẢ CHO AI - Thơ Trúc Thanh Tâm


   
  
THƯƠNG NHỚ TRẢ CHO AI

  Gió trở mùa thương mây tím ơi
  Mưa vùi tan tác cánh hoa rơi
  Đêm nay trăng nghẹn tình rơi lệ
  Cũng đủ hồn đau đến cả đời!

  Thời gian còn lại bao nuối tiếc
  Người mang thương nhớ đã đi xa
  Người về ôm mãi mùa hẹn ước
  Khi lá tình xanh cũng chợt già!

  Ngàn ước mơ chìm trong mắt biếc 
  Nghe triền đau khổ dậy bên trong
  Máu tim còn đỏ trang tình sử
  Mà nỗi niềm riêng cứ ngập lòng!

  Anh nhé, cho em lần tìm lại
  Những gì âu yếm của ngày xưa
  Đời em trót đã nhiều bất hạnh
  Tình chửa chung đôi đã hững hờ!

  Em cố quên anh và xua đuổi
  Những vùng bóng tối phủ quanh em
  Sợ quá đi anh giờ trăng rụng
  Mai nắng tình lên phủ bậc thềm!

  Thời gian đè nặng lên trí nhớ
  Cái khoảng không gian kín vạn ngày
  Tình trắng trong nhau mờ nhân ảnh
  Kiếp nào, thương nhớ trả cho ai!

  Nước mắt không nhòa hình bóng cũ
  Khi tình chết đuối giữa đôi môi
  Nếu biết xa nhau là ly biệt
  Xin khóc giùm nhau một kiếp người!
  
  TRÚC THANH TÂM
  ( Châu Đốc )
READ MORE - THƯƠNG NHỚ TRẢ CHO AI - Thơ Trúc Thanh Tâm

Tình Là Hư Không - Nhạc và lời Phạm Anh Dũng - Xuân Thanh hát và thực hiện video - Huỳnh Nhật Tân hòa âm

READ MORE - Tình Là Hư Không - Nhạc và lời Phạm Anh Dũng - Xuân Thanh hát và thực hiện video - Huỳnh Nhật Tân hòa âm

TUYẾT ĐÔNG - Thơ: Hồng Thúy, Nhạc: Quy Denver, Ca sĩ và hòa âm: Lâm Dung, PPS: Hùng Đặng

READ MORE - TUYẾT ĐÔNG - Thơ: Hồng Thúy, Nhạc: Quy Denver, Ca sĩ và hòa âm: Lâm Dung, PPS: Hùng Đặng

HOA XƯƠNG RỒNG - Chùm ảnh của Chu Vương Miện







READ MORE - HOA XƯƠNG RỒNG - Chùm ảnh của Chu Vương Miện

Đọc ĐỖ HOÀNG “cảm” NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG? - Đặng Xuân Xuyến



Đặng Xuân Xuyến
Đọc ĐỖ HOÀNG “cảm”
NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG?
*
Nguyễn Bình Phương là nhà thơ tên tuổi nhưng tôi chưa đọc thơ (văn) của ông, đơn giản vì không có nhu cầu. Trang blog Đặng Xuân Xuyến cũng đã đăng mấy bài viết về ông, có trích dẫn thơ ông một vài đoạn, một vài bài nhưng khi đưa bài lên trang, tôi chỉ đọc lõm bõm cho việc dàn trang nên cũng mù tịt về thơ Nguyễn Bình Phương. Trong số 5 bài viết về thơ Nguyễn Bình Phương đã đăng trên blog Đặng Xuân Xuyến thì có đến 4 bài của nhà thơ Đỗ Hoàng, bạn cùng khóa Viết Văn IV với ông.
Chả hiểu Đỗ Hoàng sao lại ghét Nguyễn Bình Phương đến thế? Ngày học Đại học Văn Hóa, tôi biết Nguyễn Bình Phương nhưng không giao tiếp, quan hệ. Thấy ông là người lành lành, kiệm lời, có vẻ sống nội tâm, mà theo thiển nghĩ của tôi thì người sống nội tâm dứt khoát không thể ứng xử xuề xòa, bốc đồng, dễ “gây thù chuốc oán” với người khác (kinh nghiệm của tướng thuật (tướng tâm) cho rằng: người sống nội tâm một khi đã thù ai thì thù thậm sâu, đã ra đòn với ai thì đòn ấy thật hiểm). Còn Đỗ Hoàng, dù tiếp xúc ít nhưng với cá tính bộc trực, ruột để ngoài da, tôi nghĩ sẽ khó có chuyện Đỗ Hoàng để bụng thù ai được lâu. Vậy mà đọc 4 bài Đỗ Hoàng “cảm” thơ Nguyễn Bình Phương, tôi thấy lạ lắm. Việc khen - chê khi cảm nhận thơ văn là chuyện bình thường nhưng cả 4 bài đều viết theo lối áp đặt, bới lông tìm vết để chửi và chửi thì mối quan hệ của 2 ông chắc có nhiều uẩn khúc? Nhiều lần muốn hỏi Đỗ Hoàng nhưng ngại Đỗ Hoàng cho là người nhiều chuyện nên thôi, cứ để lửng lơ thắc mắc: dù gì thì cũng là đồng môn đồng khóa, nỡ nào phang nhau đến cạn chữ tình?!
Nói thật, đọc Đỗ Hoàng “chửi” Nguyễn Bình Phương tôi thấy Đỗ Hoàng ngoangôn lắm, nhiều khi ông “chửi” lấy được:
Nguyễn Bình Phương phải thực sự cầu thị đi học lại một cách nghiêm túc chương trình tiếng Việt từ cấp một đến cấp 3 (phổ thông trung học), chương trình lớp 2 cấp một trở lên có học âm Hán Việt, để khi nói khi viết, khi đặt câu cho chính xác, tránh sơ suất như vừa nêu trên! Sau đó rồi hãy làm thơ. Vì làm thơ không phải làm xiếc chữ viết tù mù hổ lốn uốn éo, kém học như vậy.” (Dịch thơ Viêt ra thơ Việt - Dịch Vô lối Nguyễn Bình Phương)
Hay những câu miệt thị, kiểu cả vú lấp miệng em:
Tôi đồ rằng tác giả Buổi câu hờ hững có thể bị tâm thần hoặc là bị chấn động thần kinh, tâm hồn bất định. Nhiều bài viết rất thiểu năng trí tuệ, giả đò (giả vờ): Buổi câu hờ hững, Phân chim, Chân dung khi trống trải, Khoảng giữa, Nói với em từ nơi trống trải, Hỏi…”. (TỰ BẠCH THỜI BÌNH - vô lối, nông cạn, hời hợt, kém học, phi văn chương)
Thậm chí, cả những câu chợ búa ông cũng chẳng từ:
Đọc bài vô lối ngu tối “Em và hoa” của Nguyễn Bình Phương có cảm giác như khi đánh xi giày đi hội ra đường dính vào đống cứt chó. Một cảm giác tởm lợm khó chịu, hôi hám, bẩn thỉu rủi khi mình bị vướng vào!”. (Em Và Hoa - Vô lối ngu tối của Nguyễn Bình Phương).
Đọc 4 bài, thấy ít lắm những câu Đỗ Hoàng dịu giọng một chút, ví như trích dẫn dưới đây:
Nguyễn Bình Phương muốn mình tạo ra cách nghĩ, cách nói cho khác người, chứng tỏ ta là loại siệu việt, loại nghìn năm mới có một nhân vật như ta (!). Nói thật ra đó là cách nghĩ cách nói của một kẻ ngu độn, càng nghĩ càng nói kiểu này bạn đọc hiểu biết họ cười vào mũi, họ sẽ phỉ nhổ không thương tiếc.
Chưa hết, tác giả cho “cuộn lên”: “Cuộn lên một cái cây chưa tỉnh táo/ Cuộn lên những quả chuông vang reo trận mưa rào/ Ngân nga giọng của trăng sao”. Tiếng nói của em có màu sắc mới cuộn lên như bão vậy. Tiếng nói mà cuộn được những quả chuông reo vang trận mưa rào thì tiếng nói ấy phải hơn cả sói tru, hổ gầm; bét thì cũng phải như Trương Phi gầm thét trên cầu Trường Bản làm kẻ địch sợ mất vía vỡ mật mà chết! Người đẹp  -  em ấy sẽ là người “lỗ mũi mười tám gánh lông” “bánh đúc em xới cả lò, rượu tăm em uống mười vò không say(!). Thân thể em thì khủng long thời tiền sử cũng không so nổi(!)
Chưa hết, tác giả lại nhân cách hóa loài thỏa mộc “cuộn lên cái cây chưa tỉnh táo”. Cái cây chưa tỉnh táo này ở đâu ra? Vì sao nó chưa tỉnh táo? Nó uống nhiều rượu hay bị người đẹp bỏ rơi? Toàn là viết và nói ba lăng nhăng, dớ dẩn, tối tăm hủ nút!”. (Em Và Hoa - Vô lối ngu tối của Nguyễn Bình Phương).
Mà cũng lạ. Bị “chửi” như vậy mà (hình như) Nguyễn Bình Phương cũng không lên tiếng. Không biết Nguyễn Bình Phương ngại chuyện cãi cọ là mấy chuyện chỉ của cánh “đàn bà” nên chịu trận hay Nguyễn Bình Phương nghĩ ông là bậc chính nhân quân tử nên ông “đếch” thèm chấp “cái thằng” Đỗ (Chí) Hoàng? Hoặc trước kia ông có lỗi với Đỗ Hoàng nên giờ “cái thằng” Đỗ (Chí) Hoàng “huyếnh lên” “chửi” quá cũng đành chịu...
Tôi chả tin vào mấy lý do Đỗ Hoàng ghét Nguyễn Bình Phương như ông đã viết trong Em Và Hoa - Vô lối ngu tối của Nguyễn Bình Phương:
Không ai ghét gì người thiểu năng trí tuệ, người không thông minh, không ai thù gì người thiếu năng lực, người văn hóa, học vấn thấp; người ta cảm thương nữa là đằng khác. Nhưng phải căm ghét và thù hận những kẻ ngu dốt, vô văn hóa, vô học ở trong cái cơ chế xin cho bằng mánh khóe luồn lách, lưu manh, man trá, xảo trá, che đậy sự ngu dốt của mình bằng vỏ bọc chức quyền, tiền bạc, lợi dụng truyền thông tung hứng lăng xê mình lên trời xanh, những kẻ ấy phải lên án và vạch mặt chúng ra. Nguyễn Bình Phương, Hoàng Quang Thuận… là những đứa như thế!
Nguyễn Bình Phương cứ viết điên loạn tù mù, vô học, vô văn hóa, in hết bài này đến bài khác, báo này đến báo khác, giải thưởng này giải thướng khác, luận văn thạc sỹ này đến thạc sỹ khác viết về thơ Nguyễn Bình Phương rồi thăng trật chức này chức khác. Thử hỏi có nguy cho nhân quần không?”.
Vì những “nguy” đó đưa ra rất gượng ép, chứa nhiều ấm ức cá nhân nên chả thuyết phục. Chẳng có lẽ quá rảnh rỗi, Đỗ Hoàng “ngứa mồm” ngửa cổ “chửi” chơi Nguyễn Bình Phương cho vui?!
*.
Hà Nội, 22 tháng 11 năm 2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
.


READ MORE - Đọc ĐỖ HOÀNG “cảm” NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG? - Đặng Xuân Xuyến

BA BÀI THƠ SÀI-GÒN THÁNG 12- 2017 CỦA HUY UYÊN





1- Sài-Gòn mùa đông về sớm.

Phải mưa qua Lăng-Cha-Cả ?
Khói thuốc thả vàng trên tay
Đêm đậm đen theo bóng tối
Em, tôi xa biệt bao ngày.

Bà-Chiểu mùa này đầy sương
Mặt trời Sài-Gòn ngủ sớm
Hai ta bước lặng đèn đường
Ngẩn ngơ theo từng chiếc bóng.

Hàng Xanh ngã năm, ngã bảy
Vòng tay khép chặt Sài-Gòn
Môi hôn ngọt tình cuối phố
Lặng buồn cầm giữ đông sang.

Nửa đêm chuyến xe cuối cùng
Mưa về Sài-Gòn ngái ngủ
Cửa sổ nhà người âm thầm
Bước khuya lối về vàng-võ.

Tim người treo hoài nỗi nhớ
Còn lại trong hồn vết thương
Đêm nay Bến-Thành trở gió 
Ngoài kia ấm lạnh dặm đường.

Đợi em đông cũ quay về
Quán (La) Pagoda lặng lẻ
Trên bàn ly rượu không người
Nhạc lòng sao nghe buồn thế.

Dịu dàng Sài-Gòn hơi thở
Trong ai một ngày chạy quanh
Nhà thờ (con gà) giờ này mê ngủ
Sầu mãi đêm nay cháy lòng.


2- Đêm Sài-Gòn trở gió 

Nghiêng đêm sài-Gòn trở gió
Quanh đường Lê-Lợi hơi sương
Để lại trong tim buốt nhớ
Con tàu đỗ ga Hòa-Hưng.

Một mình trước chợ Bến-Thành
Vắt sầu lên vai ngậm đắng
Thoáng đâu giọng ca quá buồn
Xa rồi bến xe (lam) chợ lớn.

Hai năm, ba năm đi mãi
Tóc người một thuở gió bay
Bao giờ ngày em quay lại
Uống (cùng) anh ly rượu đêm say !

Trên cao có tiếng gọi người
Xưa ơi Sài-Gòn cổ-tích
Tôi người lữ-khách đêm trôi
Cả đời còn đâu được mất !

Cỏi của riêng em bóng nhỏ
Đêm đi đốt cháy nặng lòng
Hẹn hò thôi rồi khép lại
Vờ trôi đời cuộc hư-không.

Đêm nay Sài-Gòn cuối cùng
Tháng chạp mưa qua xóm nhỏ
Cuối dốc người còn bâng khuâng
Đợi ai lòng sao đầy nhớ.

Một mình chuyến buýt nửa đêm
Trả lại em lời đã hứa
Rằng tôi về kịp mùa xuân
Sân bay ngậm ngùi hai đứa
Bơ vơ trời đất Sài-Gòn ...


3- Ở ngã ba Newcastles nhớ Sài-Gòn

Ở đó những hàng phong chiều
Giờ em làm gì ơi H.
Quạnh quẽ ngả ba hắt hiu
Bao năm rồi còn được mất ?

Ngày đi gió lùa trên tóc
Mắt em từng giọt buồn rơi
Sân ga có làm em khóc ?
Hai ta bàn tay xa trôi.

Tháng ngày quán chợ ven đồi
Ruổi dong cầm lòng hai buổi
Ngờ đâu một thuở xa xôi
Theo ai đi em có nói.

Ngày qua Nicagara buồn cùng thác
Ngã ba tôi lặng lẻ nhìn
Gặp lại mười năm nhắc khẽ
Khi nào anh ghé thăm em ?

Ở Mĩ mà anh chạnh lòng
Từ Cali đành lỗi hẹn
Phone em Little-Saigon
Vĩnh-biệt tình em sông biển.

Xa xôi Sài-Gòn gởi lại
Cách chia tạ lỗi cùng người !

                       Huy Uyên

READ MORE - BA BÀI THƠ SÀI-GÒN THÁNG 12- 2017 CỦA HUY UYÊN

HOA NỞ LÀNG TÔI (Kỳ 1/7) - Truyện vừa 7 kỳ của Thủy Điền



Hoa Nở Làng Tôi 
Truyện vừa của Thủy Điền

Chương 1
Mộng ước tuổi thơ

   Mẹ nó hỏi? Nhân mầy làm cái gì mà ngày nào cũng vẽ ngoằn ngoèo dưới nền đất, rồi chấp tay sau lưng đi tới, đi lui như người mất hồn vậy Nhân.

   Đâu có gì đâu mẹ, ngồi buồn vẽ vài ba cái hình cho vui vậy thôi. Lát nữa quyét sân, sẵn tay con quơ sơ một cái là bằng phẳng trở lại ngay.

   Mầy coi vào múc cho mẹ hai lu nước, có tắm heo và rửa mấy cái chén ngay đi.
Dạ, con vào liền.

   Năm nay nó mười sáu tuổi, vừa học hết lớp mười thì nghỉ. Lẽ ra nó phải học tiếp cho xong cấp ba, nhưng gì hoàn cảnh nhà nghèo quá, không đủ tiền đi học. Ba nó thì mất sớm, lúc nó vừa lên tám tuổi, mẹ nó chỉ sống bằng nghề đan giỏ xách, lây lất qua ngày. Tài sản cố định chỉ là một con heo và năm ba con gà chạy loanh quanh sau nhà, khi bán con nầy xong, thì bà gầy con khác. Cứ thế và cứ thế, nên mẹ nó dù muốn cho nó học tiếp bằng người ta, nhưng không thể nào thực hiện được. Nó thừa hiểu điều đó và không bao giờ trách hờn mẹ.
 
   Tuy học hành chưa đến nơi, đến chốn. Nhưng mộng ước nó từ lúc học lớp tám là muốn quê hương mình có cái gì độc đáo hơn những nơi khác. Một ý tưởng khác thường hơn những đứa trẻ cùng lứa. Hằng ngày sau khi đi học về, phụ giúp công việc nhà xong, số thời gian còn lại nó thường hay mằn mò đến những ngôi nhà trong xóm có trồng cây bông giấy, tò mò hỏi đon, hỏi ren cách trồng, rép cây. Nó hỏi đến nỗi người chủ nhà bực mình và bảo rằng. Mầy là con nít mà hỏi chi lắm thế. Nó cười cười, nhẹ giọng và bảo, nó muốn biết và trồng thử trước nhà cho đẹp. Qua những lần giao du như thế, người ta thấy nó nhỏ, thật lòng và tội nghiệp, nên cho một cây về trồng thử. Vậy mà lẻo đẻo nó xin được tổng cộng bốn cây và mang về nhà trồng. Mẹ nó thấy nó dọn dẹp trước sân một khoảng đất trống, sạch sẽ. Nên hỏi? Mầy định làm cái gì nữa vậy Nhân.
   -Dạ, con định trồng vài cây bông giấy cho nhà mình đẹp xinh ra. Mẹ nó bảo.
   *Thôi đi con, trồng chi cho chật chội thêm, nhà mình nghèo, có trồng cả sân cũng chẳng ai thèm ngắm đâu con. Mà cây bông giấy đâu con trồng?
   - Dạ mấy bác cho con bốn cây, con sẽ trồng thử, nếu sống, ra hoa thì mình ngắm cho vui. Còn  không may, chết thì thôi, đâu có tốn một xu nào đâu mẹ. Mẹ nó bỏ đi và nói.
   * Tùy mầy, muốn làm gì thì làm.

    Nó xách cái thúng đi sang nhà hàng xóm xin một ít phân chuồng, về đào bốn cái lỗ và trồng rất ngay ngắn. Bốn cây bốn màu sắc khác nhau trắng, vàng, cam và hồng. Người ta dặn nó một ngày chỉ tưới một lần vào lúc sáng sớm. Nó làm theo y trang mỗi ngày trước khi đi học.

   Đúng ba tháng sau, bốn cây bông giấy phát triển xanh um, tốt tươi và bắt đầu ra hoa. Ai ai đi ngang qua nhà nó cũng đều bảo, thằng Nhân nầy có tay trồng bông thật, bốn cây giống  nhau không khác tí nào cả. Nó được người ta khen, nên hứng chí và mừng thầm trong bụng. Đến tháng thứ tư, bông bắt đầu nở sum suê, sắc hoa rực rỡ, trông rất đẹp mắt vô cùng. Xong, nó đi thu gôm những tàn tre gai người ta bỏ, mang về kết thành hàng rào không cho ai đụng phá. Và, chờ trọn một năm, khi cây bông thật sự vững chắc và thành hình. Rồi lê la đi hỏi tiếp cách ương và rép cây. Những người láng giềng thấy nó làm nên chuyện, bèn chỉ một vài bí quyết nhà nghề và còn hứa hẹn, nếu mầy làm không thành công sẽ cho cây giống khác. Nó mừng quá và cảm ơn lia lịa, rồi về thử nghiệm.
 
   Bước đầu, nó rép cây màu trắng và màu vàng chung, rồi cây màu hồng và màu cam chung. Xong xuôi nó chờ tiếp đến bốn tháng sau. Quả thật, kết quả như mong đợi, bốn cây bông của nó bây giờ nở ra đủ sắc màu. Trông tuyệt đẹp và ngộ nghĩnh. Có lần một ông nhà giàu ngoài chợ nghe đồn thằng Nhân có bốn cây bông giấy đẹp lắm, ông lái chiếc Hon-da vào nhà nó gạn mua với giá hai trăm đồng, số tiền tuy khá lớn, nhưng nó nhất định không chịu bán. Xung quanh, ai cũng hối thúc bán đi Nhân. Nó bảo không là không, mẹ nó nhiều lần cũng muốn khuyên nó bán đi, nhưng không dám hé lời.

   Hiện tại mọi việc thử nghiệm xem như tạm thành công. Bây giờ nó cứ ngồi vẽ họa dưới đất một mô hình và chấp tay sau lưng đi tới, đi lui suy ngẫm. Tâm trí nó nhiều lúc như rơi vào nhà thương điên ở Long thành. Cứ thẩn thẩn, thơ thơ không còn chú tâm vào những việc khác. Bởi thế, mẹ nó thường hay rầy la, nhưng nó chẳng hề trả lời, trả vốn vì cả.

    Nó cương quyết muốn thực hiện mộng ước của nó ngay. Là làm sao cả một cái Xã nó đang ở biến thành một rừng bông giấy. Muốn thì muốn vậy, nhưng nó thừa hiểu, nó là trẻ con, lời nói hay sự bàn luận của nó chẳng có người nào tin và nghe theo. Mặc dù, nó đã chứng minh cho thiên hạ thấy, là nó trồng được bốn cây bông giấy tuyệt vời trước sân nhà. Nó cứ suy nghĩ mãi và tìm mọi cách chui vào Ủy ban nhân dân xã, may ra quen biết, va chạm với Chính quyền thì mới hầu thực hiện được ước mơ của mình. Còn đứng ngoài Ủy ban mà có la lớn, la to cách nào đi nữa, thì cũng chẳng ai thèm nghe, thậm chí còn cho là khùng điên nữa là khác.
 
   Năm nó gần mười bảy tuổi, nó lê la sang nhà ông Trưởng thôn, xin tình nguyện gia nhập vào đội Dân Phòng bảo vệ thôn. Ông trưởng thôn hỏi? Mầy suy nghĩ kỷ chưa Nhân và có hỏi, cũng như xin phép mẹ mầy chưa? Nó bảo, suy nghĩ thì cháu đã suy nghĩ kỷ lắm rồi, còn hỏi mẹ cháu thì cháu chưa dám hỏi. Ông Trưởng thôn nói tiếp, nếu mầy quyết định thì tao bằng lòng và phải về hỏi lại mẹ mầy cho đàng hoàng, nếu bà ưng khi nào mầy đúng mười bảy tuổi bác sẽ cho cháu gia nhập vào đội Du kích ngay. Đó là bác ưu tiên cho cháu, ngoài ra đúng mười tám tuổi mới được gia nhập.
 
   Nó về nhà mấy hôm, còn đang đắn đo, do dự không biết nói ra mẹ mình có ưng bụng không hay là bị bà mắng cho một trận tơi bời. Không ngờ! Một hôm nó đi vắng, ông Trưởng thôn phỏng tay trên, sang nhà nó tâu hết mọi chuyện cho mẹ nó nghe. Ngỡ mẹ nó phản đối, ai ngờ ! Mẹ nó đồng ý và còn nói. Nếu được bác cho cháu gia nhập vào đội Dân Phòng bảo vệ thôn  thì quá tốt, còn ở nhà miết tôi thấy nó dường như không bình thường và có thể xảy ra những chuyện không hay. Ý bà muốn nó luôn có bổn phận và trách nhiệm. Vì người có trách nhiệm dù sao vẫn là một con người tốt và có ích cho xã hội.

   Một hôm, ông cho người mời nó sang nhà và kể cho nó nghe. Rằng mẹ cháu đã đồng ý. Nó mừng ra mặt, mà ở nhà mẹ nó chưa bao giờ nói với nó vấn đề gì. Ông nói tiếp. Bác sẽ làm Hồ sơ và gởi ra Ủy ban cứu xét và cháu cũng chuẩn bị tin thần trước đi.

   Đúng như những gì ông đã hứa, nó vừa tròn mười bảy tuổi là ông giao nó một cây súng và chỉ cách sử dụng như thế nào. Thoạt đầu nó chỉ là một Cận vệ và kiêm luôn Thư ký cho ông, vì trình độ học vấn của nó đã qua lớp mười. Đi đâu và làm việc gì nó cũng kè kè bên ông, ông không cho nó đi tuần tra trong thôn như bao Dân Phòng khác, bởi nó còn nhỏ và chưa có kinh nghiệm.

   Mỗi lần ông đi họp ngoài xã, nó đều có mặt để ghi chép, nên nó cũng dần dần quen biết nhiều người. Ai ai cũng trêu ông Trưởng thôn còn ngon hơn ông Chủ tịch Xã nữa, đi đâu cũng có bảo vệ theo sau. Ông Trưởng thôn cười, cậu ta có học và luôn phụ tôi làm tốt công việc. Trải qua gần một năm làm việc với ông dần dần quen nước, quen cái nó thỏ thẻ với ông Trưởng thôn về ước mơ của nó. Ông Trưởng thôn không bàn vào, mà cũng chẳng bàn ra, cứ ò è về Tài chính. Cháu biết tình hình hiện tại ở đâu cũng vậy, làm việc gì cũng phải có tiền mới làm được và còn chờ sự chỉ đạo của cấp trên, khó khăn lắm cháu à. Nó lặng thinh và nắm được cái khó khăn của Chính quyền là tiền, nên mừng trong bụng và nói, cháu có ý kiến thế thôi, còn như sự thể bác vừa nêu thì đành chịu. Vì rõ ràng nó biết trồng loại bông giấy không mất nhiều tiền và chỉ tốn công sức mà thôi.

   Sau một năm, có một số Dân Phòng thôn lần lượt lên đường đi Nghĩa vụ quân sự, ông đôn nó lên làm Trưởng đội Dân Phòng thôn và không còn kề cận bên ông nữa. Ban ngày, cũng như ban đêm, tùy tình hình nó hay dẫn một toán Dân Phòng đi tuần tra trong thôn. Mấy ông bạn già cho bông nó ngày trước, thường hay mời nó vào nhà uống trà và nói. Kể từ ngày cháu làm Trưởng bảo vệ ở đây các bác thấy tình hình thôn mình an ninh hơn, trộm cướp không còn lé hánh nữa, cố lên đi Nhân. Bà con sẽ ủng hộ cháu hết mình. Nó thấy công việc nó làm càng lúc, càng tốt, lòng dân càng lúc, càng ủng hộ, nó nghĩ, nếu nay mai mình thực hiện công việc trồng cây bông giấy có lẽ họ cũng ủng hộ mình thôi.

   Kỳ gọi Nghĩa vụ quân sự đợt hai, rất nhiều thanh niên xã phải lên đường, nhưng nó thì không được gọi vì lý do là con gia đình Ngụy. Nên họ điều nó về làm Dân Phòng xã. Công tác Dân Phòng xã được gần một năm, nó lợi dụng cơ hội, thỏ thẻ vấn đề trồng bông giấy với ông Chủ tịch xã. Nó ngỡ, ông sẽ có những ý tưởng giống nó hay hây hơn, ai ngờ ! Ông ta trả lời giống hệt như ông Trưởng thôn hồi năm trước và còn tệ hại hơn khi ông nói. Xã mình xưa nay nó là như vậy, bây giờ có bày biện ra việc nầy, biết có ai hưởng ứng không? Có khi còn bị cấp trên phiền hà nữa là khác. Nó nghĩ trong bụng mà không dám nói ra. Trời đất. Chưa làm mà sợ hư, sợ hỏng, làm mà cứ sợ người khác phê bình thì thành công thế nào được. Thua keo nầy, ta cố gắng gầy keo khác chứ may ra, mới tiến bộ và khấm khá hơn. Rồi tự hỏi? Cái đà nầy mãi thì chết mất và biết bao giờ ai biết đến Xã mình có cái gì đặc biệt và độc đáo chứ.

   Thời gian- rồi thời gian. Chính phủ đưa ra chương trình Bảo vệ môi trường. Ông Chủ tịch bàn bạc và tìm người giữ chức vụ nầy, kết cuộc không có ai đảm nhận. Lúc ấy nó đang làm Xã đội phó Dân Phòng, được ông Chủ tịch gọi lên và phân cho chức vụ phó ban Bảo vệ môi trường. Lẽ ra, với khả năng làm việc của nó, có thể nó đã nắm giữ chức Trưởng ban nầy , Trưởng ban nọ từ lâu, nhưng gì Lý lịch quá lòe nhòe màu vàng nhiều hơn màu đỏ. Nên luôn luôn phải giữ chức phó. Đây là sự ưu đãi tối đa của Ủy ban rồi. Khi ông Chủ tịch trao Quyết định cho nó, nó vui vẻ và nhận công việc. Rất tiếc là trong thời gian làm việc dưới sự chỉ đạo của một Trưởng ban, nó gặp rất nhiều khó khăn về mặt đóng góp ý kiến và chỉ biết thừa hành. Nhiệm vụ của nó cao lắm là đôn đốc bà con hãy thực hiện nếp sống văn minh như giữ gìn sạch sẽ đường phố, không phá hoại cây xanh và trồng nhiều canh xanh khác thêm, tổ chức những thùng rác công cộng cho hợp vệ sinh, ngoài ra không còn vấn đề gì khác để làm.

   Không may, vừa làm được sáu tháng tình hình xã thấy cũng khả quan lên nhiều, nói chung ruồi muỗi giảm dần, đường xá khang trang, lịch sự. Bỗng đùng một cái, ông Trưởng ban ngã bệnh ung thư gan. Có lẽ, vì trong thời gian qua ông uống rượu nhiều quá. Mọi công việc coi như bị đình trệ, không có người ban lệnh, thấy ông nằm Viện lâu quá và không có khả năng trở lại nhiệm sở, nên ông Chủ tịch đành lấy ý kiến chung của Hội đồng nhân dân Xã và bầu nó vào chức vụ Trưởng ban Bảo vệ môi trường. Đứng trước Hội đồng nó thề sẽ làm tròn bổn phận của một Trưởng ban, mặc dầu nó chẳng có Đoàn, Đảng gì cả. Nó làm việc rất tích cực, người ngoài nhìn vào cứ ngỡ nó như là một Đảng viên gương mẩu không hơn, không kém.

   Ba ngày sau khi nhận chức, nó trình lên Chủ tịch Xã những phương án nó dự định làm trong tương lai. Ông Chủ tịch nhận và hai ngày sau trả lời. Rằng phương án thì rất hay, nhưng không được phép thực hiện.  Lý do: Xã không có Tài chính cho phương án nầy. Khi nghe ông nói xong nó bàng hoàng choáng váng, thế là mộng ước tan tành theo mây khói. Về nhà nó suy nghĩ mãi và nhất định không chịu thua, nên tìm cách khác.
 
  Tuần sau nó chờ ông Chủ tịch vui vẻ, nó bàn bạc với ông tiếp. Nó nói, nó chỉ cần một diện tích đất công mà không cần tiền Ủy ban. Ông Chủ tịch trả lời? Đất thì có, còn tiền không có anh lấy gì làm. Nó bảo nó luân chuyển được. Ông nói tiếp, anh đi vay tiền người ta sao? Thành công thì không nói gì, nếu thất bại họ kéo nhau đứng trước Xã đòi tôi à. Anh suy nghĩ lại đi. Nó nói không phải thế, miễn có đất công là nó sẽ vận động một số người giúp đỡ nó, công không. Ông Chủ tịch nghe qua đứng suy nghĩ một hồi, thôi được, tôi sẽ cấp đất cho anh và anh phải ký nhận lãnh trách nhiệm mọi sự rủi ro. Anh có chịu không ? Nó dạ và ký vào giấy Quyết định. Nó dám làm như thế, là gì nó không vay mượn ai một đồng xu nào cả. Cũng may cho nó, là Xã vừa tiếp thu một căn hộ và một mẩu đất của một tay Thương gia vừa bỏ đi vượt biên cách đây một năm. Nên có nhà và đất cấp cho nó, còn không có căn nhà ấy và mẩu đất ấy thì Xã cũng bó tay và nó cũng chịu thua luôn. Khi nhận Quyết định xong nó mừng quá, chạy về khoe với bốn ông bạn già và nhờ các ông nầy giúp đỡ, hổ trợ. Các ông thấy nó còn trẻ mà nhiệt tình với dân, với Xã nên các ông ủng hộ ngay. Các ông cung cấp một số cây giống và làm một ngày ba tiếng đồng hồ không ăn lương, cho đến khi nào công việc tạm thành hình. Sau khi bàn bạc với bốn ông bạn già xong, nó nhờ người vẽ bảng hiệu treo trước nhà mang tên "Trung tâm sản xuất và cung cấp cây Bông Giấy giống."
(Còn tiếp)
Thủy Điền
READ MORE - HOA NỞ LÀNG TÔI (Kỳ 1/7) - Truyện vừa 7 kỳ của Thủy Điền