TRẬN
CHIẾN CHƯA NGƯNG – ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN
Nguyên Lạc
Phần dẫn nhập
Trong phần Lời Kết của bài Về Nguồn Gốc Của
Thơ Lục Bát [1] – tôi có viết: “Giống như một số người cố tình cho
Đoạn Trường Tân Thanh là truyện thơ diễn dịch từ Kim Vân Kiều truyện
của Thanh Tâm Tài Nhân bên China mà ra, sao không nghĩ ngược lại?”. Rẩt
nhiều người, kể cả các trường đại học, trung học Việt Nam đã cho rằng
thi hào Nguyễn Du dựa theo cốt truyện một tiểu thuyết chương hồi, bằng văn
xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân bên China để viểt ra Đoạn Trường Tân Thanh.
Thí dụ:
[ … Nguyễn Du viết dựa theo cốt truyện một tiểu thuyết
chương hồi bằng văn xuôi của Trung Quốc có tên là Kim Vân Kiều truyện (truyện về
Kim Trọng Thúy Vân Thúy Kiều) của một tác giả hiệu là Thanh Tâm Tài Nhân. Trong
thời đại của Nguyễn Du các nhà thơ sáng tác thường dựa theo một tác phẩm của
Trung Quốc như thế. Nói chung Nguyễn Du dựa khá sát vào tác phẩm của Thanh Tâm
Tài Nhân khi viết lại Truyện Kiều: Cụ thể là những nhân vật trong Truyện Kiều của
ông đều là những nhân vật lấy từ Kim Vân Kiều truyện; những tình tiết biến cố cốt
truyện trong Truyện Kiều hầu hết đều có trong KIm Vân Kiều truyện…] – [Trường
THCS Nguyễn Viết Xuân- Thị xã An Khê- Tỉnh Gia Lai]
Xin ghi thêm vài lời của ông GS “bạn vàng phương
Bắc” Đổng Văn Thành:
“So
sánh truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt Nam” trên “Minh Thanh tiểu thuyết
luận tùng” GS. Đổng Văn Thành – China cho rằng: “Nguyễn Du chẳng những chỉ mượn
đề tài của tiểu thuyết Trung Quốc mà dường như bê nguyên xi […] Nguyễn Du không
có bất kỳ một sáng tạo mới nào, chỉ chuyển thuật khá trung thực nội dung tiểu
thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân…” [ Theo Phạm Tú Châu “So
sánh Truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt Nam”]
Thêm nữa, mời các bạn đọc những lời này:
“Thế nhưng chẳng những bài viểt trên mạng,
sách giáo khoa của các vị TS, PTS Giáo sư Việt Nam ta đọc đều thấy viết đại
để: Nguyễn Du đã vay mượn cốt truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân bên
China, diễn dịch ra quốc âm dưới dạng thơ lục bát, sáng tạo ra truyện Kiều.
Nguyễn Du là thiên tài của nước Việt đã biến một tiểu thuyết “tầm thường” trở
thành một tác phẩm thi bất hủ.
Biết
bao lời ca ngợi Nguyễn Du, trên cơ sở khen ông nhào nặn tiểu thuyết của Thanh
Tâm Tài Nhân bên China. Thực ra những lời khen đó là sáo rỗng, vì những người
viết như thế vô trách nhiệm với văn hoá dân tộc đã đành; đồng thời, trong những
lời ca ngợi đó đã kết tội Nguyễn Du “đạo văn”, tức là mượn cốt truyện người ta
mà giấu. Mặt khác các vị cho rằng Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là
tiểu thuyết tầm thường mà sao từ năm 1926, tên tác phẩm và tác giả đã đưa vào
“văn học sử Trung quốc” và đến 1984 đến nay nó lại át cả Hồng Lâu Mộng China?
Các vị không thấy có cái gì là lạ ở đây sao? Có bao giờ các vị đặt một câu hỏi
liệu China có định chiếm đoạt văn hoá như đã, đang và sẽ chiếm cho được lãnh thổ
người Việt không?”
Có vị bào chữa rằng ta mượn cốt truyện thì có gì phải
tự ái, miễn là về mặt tư tưởng và nghệ thuật truyện Kiều đạt tới đỉnh cao là tự
hào rồi! Nghĩa là trong thâm tâm những vị đó vẫn cho rằng Nguyễn Du đã đạo văn
và đạo văn chẳng có gì xấu hổ. Còn tư tưởng thì hệt tiểu thuyết Kim Vân Kiều chứ
khác chỗ nào mà gọi là cao hơn? Nghệ thuật cao hơn ư? Cao là cao đối với thơ Việt
Nam.
Nói cho cùng là: Nguyễn Du đã đạo văn và diễn truyện
Tàu bằng thơ rất hay đối với người Việt. Người Việt tự hào về điều đó.! Thử hỏi
người nước ngoài mà nghe kết luận như vậy thì có cười vào mặt người Việt không?
Có là nỗi tủi nhục cho quốc hồn và quốc sĩ của ta không?
[Viểt
theo lời Lê Nghị]
Đây là một vấn đề rất quan trọng, liên quan đến
vinh dự của Việt Nam nên hôm nay tôi trở lại với các bạn để cùng nhau
thảo luận vấn nạn này.
Tôi dụng công tìm hiểu, tổng hợp rồi đưa ra
những chứng cớ về ngụy thư Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
Chính ngụy thư này, do “ý đồ” của ” Ai đó” với sự tiếp tay – vô tình
hay cố ý ? – của một số “tiến sĩ giáo sư đại học” VN, khiến cho thi
hào Nguyễn Du bị hàm oan: Từ chính mình là tác giả, lại bị vu oan trở
thành kẻ “đạo”, “chôm” dàn bài và cốt truyện của người nước khác.
Xin nói rõ: Đây chỉ là tổng hợp các chứng
liệu “khả thi” từ các nguồn của Laiquangnam, Lê Nghị, và các “học
thật” như Nguyễn Huệ Chi, Phạm Tú Châu, Hoàng Văn Lâu v.v… những người có tâm huyết bảo vệ quê
hương VN chống lại sự xâm lược văn hoá của “Ai đó”; tôi chỉ là người
bỏ công, biên tập lại cho thành hệ thống rõ ràng để các bạn dễ nắm
bắt.
Phần 1
VỤ
ÁN ĐẠO VĂN
VỤ
ÁN
Trước hết, tôi xin có ý này: Việc Đoạn Trường
Tân Thanh / Truyện Kiều được sáng tác trước, thời Tây Sơn hay trong
thời Nguyễn không thành vấn đề, vì dù gì tuyệt phẩm này có thật
và do thi hào Nguyễn Du sáng tác ra, niềm vinh dự cho Việt Nam. Cái
chính là nên xét xem “ngụy thư” Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài
Nhân China có thật hay không, mà “Ai đó” dựa vào nó để hạ uy tín
Nguyễn Du, cho là cụ đã “đạo văn”? Ai đạo ai? Tại sao các tiến sĩ,
giáo sư các trường đại học VN không chú ý đến điều này, mà hầu như
99% các ông đều cho là Nguyễn Du “chôm” dàn bài từ ngụy thư Kim Vân
Kiều truyện này để viết ra Đoạn Trường Tân Thanh? Các ông còn ra sức
“nghiên cứu” các bài viết so sánh, phê bình Đoạn Trường Tân Thanh với ngụy thư này
của các “học giả nước lạ”. Bị “sập bẫy” âm mưu của họ mà không hay,
vì các ông vô tình xác nhận ngụy thư Kim Vân Kiều truyện của họ là
có thật, rồi truyền điều “ngụy tín” này cho con cháu! Vô tình tự hạ
uy tín, gây tủi nhục cho dân tộc VN mình.
Sơ
lược vụ án
Xin sơ lược vụ án như sau:
— Dựa vào cốt truyện tầm thường Vương Thúy Kiều
trong Phong Tình Lục – Phong Tình Lục là một mục trong tuyển tập Ngu Sơ Tân Chí
của Trương Trào (1650-1707), trong đó có bài Vương Thuý Kiều của Dư Hoài
(1616-1696) dài khoảng 3 trang giấy – chỉ 3 nhân vật thời Minh, Thúy
Kiều – Từ Hải – Hồ Tôn Hiến, thi hào Nguyễn Du (1766- 1820) chèn thêm
vào các nhân vật đệm, đã sáng tạo ra một áng văn chương bất hủ: Đoạn
Trường Tân Thanh. Vua Minh Mạng triệu tập một nhóm văn thi nhân – có khả năng
chủ yếu là các của các vị quan Viện Hàn lâm – gọi là Thanh Tâm tài tử biên
soạn các bài giảng Truyện Kiều, dưới nhiều dạng thơ, văn chữ Hán, chữ Nôm để
diễn giảng thơ Kiều. (Xem hìnhTổng thuyết của vua Minh Mạng 1830 ở
dưới).
Trong một bài viết của cụ Vũ Quốc Thúc công bố tại
Pháp năm 2006, có đề cập đến những tác phẩm của Minh Mạng và Tự Đức liên quan đến
Truyện Kiều mà cụ thân sinh của cụ Thúc còn lưu giữ:
[… khi Minh Mạng mới lên ngôi (1820) vua ra lệnh biên
soạn những bài thơ xướng và họa bằng chữ Hán dựa theo từng hồi của Kim Vân Kiều
truyện, do Phụ chính đại thần Hà Tôn Quyền chủ xướng. Đến năm Minh Mạng thứ 11
(1830), đích thân nhà vua viết một bài Tổng thuyết cho thi tập, cũng bằng chữ
Hán.
Vào năm 1871, vua Tự Đức chủ xướng, đích thân nhà vua
làm các bài thơ xướng cho mỗi hồi và viết lời tựa (Tổng từ) chung cho thi tập.
Những bản chép tay thời vua Minh Mạng mang tên “Thanh Tâm tài tử cổ kim minh lương đề tập
biên” (Các bài của các tài tử vô tư xưa viết, nay nhân vua sáng tôi hiền tập
hợp lại) hiện cũng được lưu giữ tại Thư viện quốc gia Hà Nội, ký hiệu VNV
240….]
(Xem
hìnhTổng thuyết của vua Minh Mạng 1830 ở dưới)
Thi hào Nguyễn Du chỉ mượn tên nhân vật ở tích
tuyện trong Phong Tình Lục của Trung Hoa để sáng tác ra Truyện Kiều. Truyện
Kiểu này đương thời nhiều người cũng
đã đọc, trong đó có tiến sĩ sư biểu Bắc Hà Phạm Quý Thích và Tú Tài Giám Sinh
Quốc Tử Giám Huế Nguyễn Đăng Tuyển . Hai người này đã cùng đề tựa bản Đoạn Trường
Tân Thanh năm 1820, năm Nguyễn Du mất.
- Năm 1884, Trương Minh Ký đã tập hợp các bài diễn
giảng thơ Truyện Kiều bằng văn xuôi nói trên, chuyển thành truyện Kim
Vân Kiều dày 478 trang, đề tên là Thanh Tâm Tài Tử, rồi đệ trình, bản
viết tay, cho Abel des Michels, nhà Đông Phương ngữ người Pháp.
Thấy Truyện Kiều của Việt Nam quá nổi tiếng, được coi
là “viên ngọc sáng” của văn học
phương Đông, các ông “bạn vàng phương
Bắc” “nóng mặt”, muốn hạ uy
tín Nguyễn Du, muốn biến tác giả thành kẻ “đạo văn”, cho rằng Nguyễn Du đã viết Đoạn Trường Tân Thanh dựa trên nền tảng,
dàn bài có sẵn từ quyển Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân bên
China, hay nói rõ ra là Nguyễn Du chỉ dịch văn xuôi tiểu thuyết Kim Vân
Kiều của China này ra văn vần để tạo ra Đoạn Trường Tân Thanh. Họ “chóp” lấy bản truyện Kim Vân Kiều
của Trương Minh Ký 1884, chỉnh ngắn lại tạo ra “ngụy thư”- sửa đổi chữ “Tử”
của bản Trương Minh Ký thành chữ “Nhân”
– cho là của Thanh Tâm Tài Nhân, rồi ngụy tạo khắc ra mộc bản, công
bố các bài viết nhằm hạ uy tín thi hào Nguyễn Du khắp nơi.
Rất nhiều các ông “tiến sĩ giáo sư đại học” VN ta – vô tình hay cố ý?- tiếp
tay hổ trợ “thiên triều”.
@.Vài ý
kiến của tôi:
– Nếu các ông “bạn
vàng phương Bắc” này và các ông tiến sĩ, giáo sư VN nói thi hào
Nguyễn Du mượn tích Vương Thúy Kiều thời Minh của China để viết ra
Truyện Kiều thì tôi không nói; cái này họ nói là Nguyễn Du “dịch” từ văn xuôi truyện tiểu
thuyết Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân, tác giả China có sẵn ra văn
vần thành truyện thơ Đoạn Trường Tân Thanh nên chúng tôi bắt buộc phải
lên tiếng.
– William Shakespeare (1564-1616) là nhà viết kịch và
nhà thơ bậc nhất của Vương quốc Anh (Kingdom of England), đã phỏng theo câu
chuyện cổ Đan Mạch (Denmark), viết ra vở: “Bi kịch Hamlet, Hoàng tử Đan Mạch”
(Tragedy of Hamlet, Prince of Denmark), khoảng 1601 và được công diễn vào 1602.
Cũng dựa trên một cốt truyện có sẵn từng xảy ra ở Ý (Italy) thời Trung Cổ,
Shakespeare viết vở: “Romeo và Juliet” vào khoảng 1594 – 1595, sao không ai
bảo ông là “đạo văn” ? mà còn
xem ông là một trong những nhà viết kịch nổi tiếng nhất thế giới?
Mưu
mô hạ uy tín
Đây là vụ án ngược ngạo, đầy “ý đồ” do “Ai đó” chủ mưu, nhằm hạ uy tín đại thi hào Nguyễn Du, người
đã được Đại Hội đồng UNESCO biểu quyết vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới.
Cũng như họ “hậm hực” về việc Việt
Nam “thoát Trung”, ganh VN thành công
về mặt văn tự: Chữ viết La tinh hóa – chữ quốc ngữ – nên đã “châm
biếm” như sau:
( Một học giả rất nổi tiếng của Trung quốc hiện đại là
“Quý Tiễn Lâm (季羡林
Ji Xian-lin, 1911-2009), người được dư luận chính thống nước này tôn vinh là “Quốc học đại sư”, “Học giới Thái đẩu”
(Siêu sao trong giới học thuật), “Quốc bảo”
(Báu vật của nước nhà)” vân vân, viết rằng “chữ viết của người Việt Nam sau khi được La
tinh hóa, đầu đội mũ, chân đi giầy, rất nực cười,” (越 南 文 字 拼 音 化 之后,头戴帽子,脚穿鞋子,很滑稽.
[Việt Nam văn tự bính âm hóa chi hậu, đầu đái mạo tử,
cước xuyên hài tử, ngận hoạt kê] )
Họ đã bị Ts Nguyễn Hải Hoành của chúng ta “kê
họng”:
[Tiếng Việt có 6 thanh (Phù bình thanh – không dấu,
Phù khứ thanh –dấu sắc, Phù thượng thanh – dấu ngã, Trầm bình thanh – dấu huyền,
Trầm thượng thanh – dấu hỏi, và Trầm nhập thanh – dấu nặng), nên phải dùng 5 ký
hiệu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng để phân biệt thanh điệu. Tiếng Trung quốc (chỉ
có 4 thanh: âm bình thanh, dương bình thanh, thướng thanh, và khứ thanh) không
có thanh “trầm nhập” như tiếng Việt nên chữ “bính âm” (pinyin) của họ không
mang dấu “nặng”, tức là họ có đội mũ mà không mang giầy, giống như anh chàng
nhà quê đội mão mà không mang hia, hoặc như Táo quân mặc áo mà không mặc quần
chớ gì mà cười tiếng Việt!] [Chữ Quốc Ngữ và Hội Chứng Nhảy Cừu –
Thiếu Khanh/Sao lại nói chữ quốc ngữ VN ‘rất nực cười’? – Nguyễn Hải Hoành]
[2]
Điều đáng buồn là, trong vụ án đầy âm mưu này
có nhiều ông “tiến sĩ giáo sư”
VN “nối
tay” cho họ, không biết vô tình hay cố ý, như đã nói trên.
3.Vinh danh Nguyễn Du và âm mưu xóa tên Truyện
Kiều
Truyện Kiều, là tên gọi phổ biến của tác phẩm Đoạn Trường
Tân Thanh của đại thi hào Nguyễn Du. Tác phẩm này đã đưa Nguyễn Du lên hàng
danh nhân văn hoá thế giới. Tổ chức UNESCO họp ở Paris nhất trí thông qua Nghị
quyết số 192 EX/32 trình Đại Hội đồng UNESCO biểu quyết vinh danh đại thi hào
Nguyễn Du là Danh nhân văn hóa thế giới đầu tháng 11/2013.
[ … Ngay sau khi ra đời, Truyện Kiều được nhiều nơi khắc
in và lưu hành rộng rãi. Hai bản in xưa nhất hiện còn là bản của Liễu Văn Đường
(1871) và bản của Duy Minh Thị (1872), đều ở thời vua Tự Đức. Triều Nguyễn đã
cho khắc in vào khoảng từ năm 1820 đến năm 1825. Các bản Kinh (kinh đô)
thường được chép tay, các bản Phường (xã phường) được khắc in.
Bốn ấn bản về Đoạn Trường Tân Thanh – tên ban đầu
là do cụ Nguyễn Du đặt, về sau dân gian quen gọi là Truyện Kiều – nó tuyệt
đối không phải là Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Tử, truyện bình
giảng thơ Truyện Kiều của Trương Minh Ký 1884, cũng như không phải “nguỵ thư” Kim Vân Kiều Truyện của
Thanh Tâm Tài Nhân China- sao lại từ bản Trương Minh Ký nói trên. Xin cảnh
giác với ý đồ muốn xóa bỏ Đoạn Trường Tân Thanh, quốc thi Việt Nam của China.
Thời điểm 1884 là lúc mà ngụy thư chính thức xuất hiện
tại VN do Trương Minh Ký trình nạp cho Abel des Michels, nhà Đông Phương Ngữ
người Pháp – người đầu tiên dịch Đoạn Trường Tân Thanh từ Việt ngữ sang Pháp ngữ.
Giới làm văn học China càng “nóng mặt” khi hay tổ chức UNESCO đang biểu quyết vinh danh đại
thi hào Nguyễn Du là Danh nhân văn hóa thế giới; họ tìm cách loại bỏ tên chính
thức danh tác của Nguyễn Du là Đoạn Trường Tân Thanh và thay vào đó là tên Kim
Vân Kiều do Thanh Tâm Tài Nhân viết, bằng cách phát tán những bài viết
có “ý đồ” trên các diễn đàn trong
nước và cả thế giới, đem bình luận, so sánh thi phẩm Đoạn Trường Tân Thanh
với truyện “ma” Kim Vân Kiều của
Thanh Tâm Tài Nhân China, làm như nó là có thật. Trong chuyện “nhập nhằng” này còn có sự hỗ trợ của
các giáo sư tiến sĩ người Việt hiện nay đang giảng dạy tại các đại học VN.
Các bài viết ngày càng nhan nhãn trên mạng nhằm hạ thấp uy tín Nguyễn Du, song
song với các bài xâm lược văn hoá, ca ngợi lúc thì Khổng học, lúc Nho học.
Nhiều người ngây thơ đem ra “nghiên cứu”, chẳng những phí thời gian mà vô tình nhiễm độc Hán
hoá.
“Người
nước lạ” từng bước muốn xoá tên Đoạn Trường Tân Thanh- Truyện
Kiều, thay bằng Kim Vân Kiều truyện, muốn hạ gục Tượng đài văn hoá Nguyễn Du
của VN. Họ đã ranh ma, đầu tư cho sự xâm lược văn hoá song song với xâm lược
lãnh thổ, lãnh hải. Bây giờ mà lặng thinh thì thế hệ sau sẽ xem Nguyễn Du là học
trò của Thanh Tâm Tài Nhân nào đó bên China!…]
[Viết
theo tư liệu Lê Nghị] [3]
VỀ
CÁC NHÂN VẬT LIÊN HỆ ĐẾN VỤ ÁN
Sau đây là danh sách các ông học giả, tiến sĩ,
phó TS giáo sư trong và ngoài có liên hệ đến vụ án “đạo văn”:
*
Trương Minh Ký
Bắt đầu từ ông Trương Minh Ký:
Năm 1884 Kim Vân Kiều, của Thanh Tâm Tài Tử chính
thức xuất hiện tại VN do Trương Minh Ký (không phải Trương Vĩnh Ký, người
chuyển ngữ danh tác Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du từ chữ Nôm sang chữ
Quốc ngữ) trình nạp cho Abel des Michels – nhà Đông Phương Ngữ người Pháp, người
đầu tiên dịch Đoạn Trường Tân Thanh từ Việt ngữ sang Pháp ngữ. Cuốn Kim Vân
Kiều, viết tay đệ trình này, như đã nói thật ra chỉ là cuốn văn bình giảng
thơ Truyện Kiều của Nguyễn Du của nhóm người -Thanh Tâm tài tử – mà vua
Minh Mạng tập hợp. Trong bài Tổng thuyết của vua Minh Mạng 1830 có ghi
rõ là Thanh Tâm Tài Tử
(Hình bài Tổng thuyết của vua Minh
Mạng 1830)
Abel des Michels là người qua Nam VN năm 1884, theo lời
mời của toàn quyền Nam bộ. Lúc này học giả Trương Vĩnh Ký đang bắt đầu
chuyển danh tác Đoạn Trường Tân Thanh từ thơ chữ Nôm sang chữ Quốc ngữ.
Ông Trương Minh Ký tắc trách ở chỗ không ghi rõ
nguồn truyện là từ thơ Nguyễn Du và khi sóng gió nổi lên thì ông im
tiếng.
Trương
Minh Ký là ai?
Trương Minh Ký là học giả, ông cố Trương Minh Thành và
ông nội chú Trương Minh Giảng từng là tổng tài quốc sử quán, nên Trương Minh Ký
có một bản chép tay cuốn sách văn xuôi diễn giảng thơ Kiều trên là điều dễ
hiểu.
*
Nguyễn Duy Ngung
Từ khi Nguyễn Du qua đời năm 1820 cho đến cuối năm
1924, không thấy ai nhắc tới tên Thanh Tâm Tài Nhân. Thanh Tâm Tài Nhân, cho
là tác giả cuốn Kim Vân Kiều truyện chỉ xuất hiện năm 1925 do Nguyễn Duy Ngung
dịch từ văn bản Kim Vân Kiều, vốn ghi tên là Thanh Tâm Tài Tử nói trên.
Nguyễn Duy Ngung dịch Kim Vân Kiều lần đầu năm 1925,
tự động đổi tên từ Thanh Tâm Tài Tử sang thành Thanh Tâm Tài Nhân – Đổi chữ
Tử 子 thành chữ Nhân 人 . Tên Thanh Tâm Tài Nhân xuất hiện lần đầu ở bản dịch
này, trong đây còn có thêm “lời bình”
của Kim Thánh Thán cuối hồi. Đồng thời ông Nguyễn Duy Ngung còn đưa thêm
20 bài thơ vịnh Kiều của Chu Mạnh Trình lên đầu 20 hồi, xem như từ nguyên bản.
Đây là một việc làm tắc trách, mang tính thương mại, khiến cho nhiều thế hệ hiểu
lầm. Chúng ta sẽ gặp lại Nguyễn Duy Ngung và “lời bình” thật/hư của Kim Thánh Thán ở phần 2 bài viết.
(Hình
sách KVK -Thanh Tâm Tài Nhân – Nguyễn Duy Ngung)
*
Học giả Trần Trọng Kim
Trần Trọng Kim (1883 – 1953) là một nhà giáo dục, nhà
nghiên cứu sử học, văn học, tôn giáo Việt Nam, bút hiệu Lệ Thần. Ông từng làm
thủ tướng của chính phủ Việt Nam vào năm 1945 (chính phủ này được Đế quốc Nhật
Bản thành lập trong thời kỳ chiếm đóng Việt Nam) và là tác giả của nhiều cuốn
sách về lịch sử, văn hóa như Việt Nam sử lược, Việt Nam văn phạm, Nho giáo.
Trần Trọng Kim cùng Phó bảng Bùi Kỷ hiệu đính, chú
thích truyện Kiều từ bản chữ nôm và cho ra cuốn hiệu khảo Truyện Thúy Kiều
(1925).
Trong cuốn sách này, hai ông cho Nguyễn Du đã
“dịch” Truyện Kiều từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân:
“Tiên
sinh dịch nhưng chỉ chọn lấy những đoạn cốt tử mà thôi, còn thì tiên sinh đã
thay đổi đi và bỏ bớt đi nhiều chỗ rườm rà thô tục, hoặc những chỗ gớm ghê, dơ
bẩn như đoạn Tú Bà dạy Thúy Kiều và đoạn báo ân báo oán là tiên sinh chỉ nói lược
qua mà thôi. Cho nên so quyển truyện Thúy Kiều với bộ tiểu thuyết Tàu thì quyển
sách của tiên sinh thanh nhã và có văn vẻ hơn nhiều lắm.
[Truyện Thúy Kiều – Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ hiệu
khảo]
@.
Ý kiến của tôi:
– Sao không nói trường hợp ngược lại: “Ai đó” đã thay đổi đi và thêm vào
nhiều chỗ rườm rà thô tục, hoặc những chỗ gớm ghê, dơ bẩn như đoạn Tú Bà dạy
Thúy Kiều và đoạn báo ân báo oán khi dịch Truyện Kiều Nguyễn Du, thông qua
bản Trương Minh Ký 1884 ra Kim Vân Kiều truyện Thanh Tâm Tài Nhân. Sẽ
gặp lại điều này ở mục TS Trần Đình Sử bên dưới.
*
Học giả Dương Quảng Hàm
Dương Quảng Hàm (1898 – 1946), là nhà nghiên cứu văn học,
nhà giáo dục Việt Nam. Trong hơn 20 năm (1920-1945), ông đã làm việc không mệt
mỏi, vừa giảng dạy, vừa viết sách giáo khoa văn học và sử học cho nhà trường từ
bậc tiểu học đến bậc trung học, vừa bằng tiếng Pháp vừa bằng tiếng Việt. Hai cuốn
sách có giá trị nghiên cứu nhất của ông là “Việt Nam văn học sử yếu” (1941),
“Việt Nam thi văn hợp tuyển” (1942). Riêng “Việt Nam văn học sử yếu”, do ông
dày công biên soạn, được xem là cuốn văn học sử phổ thông bằng chữ quốc ngữ đầu
tiên của Việt Nam. Nó đã được Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng hòa chính thức
dùng làm sách giáo khoa chương trình lớp Đệ Tam (tức là lớp 10) trong nhiều năm
liền.
Dương Quảng Hàm trong “Việt Nam văn học sử yếu” cho rằng
Truyện Kiều nước ta đã xuất phát từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân.
Trong bài Nguồn gốc truyện Kiều ông viết:
[Tác giả – Nguyễn Du – trong đoạn mở bài (câu 7 – 8)
đã viết :
Kiều
thơm lần giở trước đèn
Phong
tình cổ lục còn truyền sử xanh.
Vậy tác giả đã được xem một cuốn sách của Tàu rồi nhân
đấy mà viết ra truyện Kiều. Nhưng bốn chữ
“phong tình cổ lục” chỉ có nghĩa là một câu chuyện phong tình xưa, tức là một
cái phổ thông danh từ, chứ không phải là nhan đề riêng một cuốn sách. Vậy sách
ấy chính nhan đề là gì và do ai làm ra?
Lâu nay, ở nước ta, vẫn có một bản truyện Kiều chữ Hán
chép tay (4) nhan đề là Kim Vân Kiều truyện mà các học giả vẫn cho là một cuốn
tiểu thuyết Tàu do đấy Nguyễn Du đã soạn ra cuốn truyện nôm.
Gần đây, chúng tôi lại được xem một cuốn sách nội dung
giống như cuốn trên này, nhưng là một cuốn sách in (mộc bản) ở bên Tàu (5).
Sách gồm có 4 quyển và chia làm 20 hồi . Ở đầu mỗi quyển , có đề : …(6) – (Quán
hoa đường bình luận Kim Vân Kiều truyện , quyển chi .. (6) – Thánh thán ngoại
thư – Thanh tâm tài nhân (7) biên thứ )
Khi ta so sánh nguyên văn quyển Kim Vân Kiều truyện
này với nguyên văn truyện Kiều của Nguyễn Du thì ta thấy rằng đại cương tình
tiết hai quyển giống nhau : các việc chính, các vai nói đến trong truyện Kiều đều
có cả trong cuốn tiểu thuyết Tàu.
Sự so sánh ấy lại tỏ rõ rằng Nguyễn Du không phải chỉ
dịch văn xuôi của Tàu ra văn vần của ta mà thôi. Tác phẩm của ông thật có phần
sáng tạo đặc sắc: ông sắp đặt nhiều việc một cách khác để cho hợp lý hơn hoặc để
tránh sự trùng điệp; ông thay đổi nhiều điều tiểu tiết để tả cảnh ngộ hoặc tình
hình các vai trong truyện một cách rõ rệt hơn; ông lại bỏ đi nhiều chỗ thô tục
(như đoạn kể rõ “vành ngoài bảy chữ, vành
trong tám nghề ” ) và nhiều đoạn rườm, thừa, không bổ ích cho sự kết cấu
câu chuyện.
Vậy nguồn gốc truyện Kiều của Nguyễn Du là quyển tiểu
thuyết Tàu nhan đề là Kim Vân Kiều.
Truyện do một tác giả hiệu là Thanh Tâm tài nhân soạn
ra về cuối thế kỷ thứ XVI hoặc đầu thế kỷ thứ XVII (8) và do một nhà phê bình
có tiếng là Kim Thánh Thán (9) bình luận (10)
………
Chú giải
của Dương Quảng Hàm:
(4) Ở PQVĐHV. Thv., hiện có một bản truyện Kiều chữ
Hán chép tay ấy (A 953), Sách gồm có 4 quyển và chia làm 20 hồi. Đầu quyển thứ
nhất (tờ 5a). Đầu quyển sau, cũng đề y như thế, chỉ khác số quyển đổi đi – Bản
Kiều chữ Hán này ông Hùng sơn Nguyễn Duy Ngung đã dịch ra quốc văn nhan đề là
Kim Vân Kiều tiểu thuyết Tân dân thư quán x. b. Hà nội, 1928.
(7) Chữ nhân này trong nhiều bản chép tay, viết sai ra
chữ tử. Bốn chữ “Thanh tâm tài nhân” ý hẳn là hiệu của tác giả theo như thói
thường của các văn sĩ Tàu và hay ký tác phẩm bằng hiệu.
(8) Tuy là không biết tác giả tên thực là gì và sống về
đời nào nhưng các việc kể trong tiểu thuyết đều thuộc về đời Gia tĩnh nhà Minh
tức là tự năm 1522 đến năm 1566, mà sách ấy lại do Kim Thánh Thán sống tự năm
1627 đến năm 1662 phê bình (xem lời chú dưới), vậy theo đấy ta có thể biết được
rằng sách ấy làm vào khoảng cuối thế kỷ thứ XXI hoặc đầu thế kỷ thứ XVII.
(9) Kim Thánh Thán (1627 -1662): người cuối đời Minh,
vốn họ Trương tên Thái, sau đổi họ Kim, tên Vị , tự Thánh Thán người cuồng ngạo,
có kỳ khí, có phê bình nhiều sách như Thủy Hử, Tây Sương Ký. Đến đời nhà Thanh,
bị án chết, thọ 35 tuổi.
(10) Sở dĩ biết rằng sách ấy do Thánh Thán phê bình,
vì như trên đã nói, ở đầu mỗi quyển có đề: “Thánh thán ngoại thư ” là những chữ
ta thường thấy để ở đầu các sách do ông đã học và phê bình (thí dụ trên đầu bộ
Tam quốc diễn nghĩa); vả chăng ta lại thấy đề mấy chữ “Quán hoa đường bình luận
”, mà Quán hoa đường tức là tên thư viện của Thánh thán… ]
[Chương thứ mười tám: Truyện Kim Vân Kiều của Nguyễn
Du, THIÊN THỨ NĂM- THỜI KỲ CẬN KIM – Năm thứ nhì ban Trung học Việt Nam, tr
165, 166 – Việt Nam Văn Học Sử Yếu – Bộ Giáo Dục Trung Tâm Học Liệu Xuất
Bản 1968]
(Hình sách Việt Nam Văn Học Sử Yếu – DQH)
@ Nhận xét của tôi:
Về “Phong tình
cổ lục còn truyền sử xanh” ông Dương Quảng Hàm nói: “bốn chữ “ phong tình
cổ lục ” chỉ có nghĩa là một câu chuyện phong tình xưa, tức là một cái phổ
thông danh từ, chứ không phải là nhan đề riêng một cuốn sách. Vậy sách ấy
chính nhan đề là gì và do ai làm ra?”
Theo tôi tìm hiểu:
“Tiên Phong Mộng Liên Đường Nguyễn Đăng Tuyển
(1795-1880) người Bắc Ninh là quan văn nổi tiếng đương thời với Nguyễn Du (1766
– 1820), nhỏ hơn Nguyễn Du 29 tuổi. Ông viết bài tựa đề đầu tiên cho bản in Đoạn
Trường Tân Thanh năm 1820, ngay trong năm Nguyễn Du mất. Bài của Mộng Liên Đình
đã giải thích cặn kẽ nhan đề tác phẩm là Đoạn Trường Tân Thanh: Giải thích
nghĩa và vì sao chọn nhan đề như vậy. Xuất
xứ tác phẩm như Nguyễn Du đã viết:
Phong
tình có lục còn truyền sử xanh.
Phong Tình Lục là một mục trong tuyển tập Ngu Sơ Tân
Chí của Trương Trào (1650 -1707), trong đó có bài Vương Thuý Kiều của Dư Hoài
(1616 -1696), ngắn khoảng 3 trang giấy và không có gì đặc sắc”
Có sự lầm lẫn giữa “cổ lục” và “có lục”
– Cụm từ
“phong tình cổ lục” làm cho câu thơ có vẻ trang trọng, nhưng có thể dẫn tới
hiểu lầm như ông Dương Quảng Hàm đã hiểu: Truyện tình cảm nam nữ trong sách
xưa. Một cụm từ phổ biến. Nhưng các bản chữ nôm đều viết “Phong tình có lục”. Bản của Trương Vĩnh Ký dịch lại là “có lúc”,
có lẽ thợ in sắp nhằm chữ lục vì trong bản nôm viết lục.
Chữ 古
cổ khác với chữ 固
có.
– Khi viết “phong tình có lục” thì nghĩa khác: Phong tình có sách. Đây mới là
câu của Nguyễn Du hiệu đính bởi Kiều Oánh Mậu 1902.
Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ 1925 hiệu đính cuốn Kiều Oánh
Mậu lại dịch chữ “có” thành “cổ”,
chắc có thể các ông nghĩ hợp nét trang trọng với vế sau: “còn truyền sử xanh”: Một sai lầm đáng tiếc. Vì thế Dương Quảng
Hàm mới hiểu như trên
[Tư liệu của Lê
Nghị]
(Hình Truyện Kiều bản Kiều Oánh Mậu
1092)
[Cụm chữ chính giữa, cạnh phải: Từ dưới lên,
chữ CÓ 固 thứ 6 hàng thứ
2 (từ trái đếm qua)]
*
Kiều Oánh Mậu là ai?
Kiều Oánh Mậu sinh năm Giáp Dần (1854) tại xã Đông
Sàng, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội). Cha ông là Cử
nhân Kiều Thắng. Năm Kỷ Mão (1879), ông thi đỗ Cử nhân, đến năm sau (Canh Thìn,
1880), thi đỗ Phó bảng dưới triều Tự Đức.
Buổi đầu, ông được bổ làm Tri phủ, ít lâu sau bị giáng
làm Tri huyện. Sau khi trấn nhậm nhiều nơi, ông từ quan ra giúp việc tại tòa soạn
báo Đồng Văn ở Hà Nội.
Năm Nhâm Tý (1912), Kiều Oánh Mậu mất lúc 58 tuổi.
Kiều Oánh Mậu là nhân chứng lịch sử, nhà nghiên cứu
nhà văn học sử độc lập. Khác với nhiều quan chức triều Nguyễn, ông là người ghi
chép lại những cuộc khởi nghĩa chống nhà Nguyễn. Bản triều bạn nghịch liệt truyện
gồm: Một số cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn (Phan Bá Vành, Lê Văn Khôi, Cai Vàng,
Cao Bá Quát,…), một số cuộc Cần Vương chống thực dân Pháp (Phan Đình Phùng,
Nguyễn Thiện Thuật, Ngô Quang Huy… ) và một số cuộc đàn áp nghĩa quân của Hoàng
Cao Khải, Nguyễn Thân,…
Ngoài ra, ông còn đề tựa sách Tang thương ngẫu lục
(Ghi chép tình cờ trong cuộc bể dâu) của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án, duyệt lại
sách Bút toán chỉ nam (sách hướng dẫn phương pháp dùng bút tính toán).
Kiều Oánh Mậu hiệu đính Truyện Kiều của Nguyễn Du rồi
xuất bản với tên Đoạn Trường Tân Thanh. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Quảng Tuân
thì chỉ với bản hiệu đính này, ông đáng được xem là nhà khảo chứng văn bản học
có uy tín nhất trong văn học cận đại Việt Nam.
(Theo
Wikipedia)
“Khi
ta so sánh nguyên văn quyển Kim Vân Kiều truyện này với nguyên văn truyện Kiều
của Nguyễn Du thì ta thấy rằng đại cương tình tiết hai quyển giống nhau : các
việc chính , các vai nói đến trong truyện Kiều đều có cả trong cuốn tiểu thuyết
Tàu. Sự so sánh ấy lại tỏ rõ rằng Nguyễn Du không phải chỉ dịch văn xuôi của
Tàu ra văn vần của ta mà thôi…” - Dương Quảng Hàm
Thấy của VN giống của Tàu là cho “chôm” từ Tàu?
Vậy là tất cả cái gì của ta giống đều là từ Tàu? Tại sao ông Dương
Quảng Hàm cả quyết là cụ Nguyễn Du “dịch
văn xuôi của Tàu ra văn vần của ta” ? Sao không nói ngược lại: Tàu đã
dịch truyện thơ Kiều ra văn xuôi thành Kim Vân Kiều Truyện rồi gán ghép
cho ông Thanh Tâm Tài Nhân nào đó?
Ở phần chú giải (7) ông Dương Quảng Hàm nói: “Chữ nhân này trong nhiều bản chép tay, viết
sai ra chữ tử . Bốn chữ ‘Thanh tâm tài nhân’ ý hẳn là hiệu của tác giả theo như
thói thường của các văn sĩ Tàu và hay ký tác phẩm bằng hiệu”
Xin có ý kiến:
Sao ông Dương Quảng Hàm cả quyết như vậy?
– Chữ nhân: 人
làm sao viết sai ra chữ tử: 子
(Nhà thầy, đàn ông nào có đức hạnh học vấn đều gọi là tử). Bản viết tay, bản
Kinh, tổng hợp các bài văn xuôi bình giảng truyện thơ Kiều dâng nạp
vua Minh Mạng năm 1830 để nhuận sắc, viết Tổng thuyết có ghi rõ là
Thanh Tâm Tài Tử (xem ảnh bài Tổng
thuyết của vua Minh Mạng 1830 trên ). Ai dám viết sai để mang hoạ vào
thân?
* Về Tài nhân và Nhân tài
Xin được ghi ra đây vài hàng của Lê Nghị:
[Trong từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, ông định
nghĩa tài nhân đồng nghĩa với tài tử và cùng nghĩa là người có tài. Nhưng ông
không chỉ ra câu ví dụ và ai đã dùng.
Trong từ điển Hán Nôm hiện nay: Tài nhân là người hầu.
Họ chỉ ra cổ thi và nhiều tác giả dùng với nghĩa như thế.
Trong Hồng Lâu Mộng: người mua về được gọi là gia nô,
nếu được chủ thương nâng thành gia nhân, gia nhân được chủ thương được nâng
thành tài nhân cho hầu bên cạnh. Tất nhiên cấp cao hơn thì có quyền lợi lớn
hơn. Tài Nhân thường mặc áo xanh. Kiều 2 lần làm người hầu, 2 lần làm Kỹ nữ nên
có câu trong truyện Kiều nói về nàng:
Thanh
y hai lượt thanh lâu hai lần.
– Tài nhân khác nhân tài, cách dùng trong
Bình Ngô Đại Cáo : 人才
chứ không phải 才人。
Nhân tài là nhân tài, tài nhân là tài nhân
(Bình Ngô đại cáo)
奈以:
人才秋葉,
俊傑晨星。
Nại dĩ:
Nhân tài thu diệp,
Tuấn kiệt thần tinh.
.
Nhân tài lá mùa thu
Tuấn kiệt sao buổi sáng
Hoàng phủ Phương
古意
承恩憐故亦憐新,
落葉隨風笑此身。
陌上相逢廝養婦,
宮中曾是舊才人。
Cổ ý
Thừa ân liên cố diệc liên
tân,
Lạc diệp tuỳ phong tiếu
thử thân.
Mạch thượng tương phùng
tư dưỡng phụ,
Cung trung tằng thị cựu
tài nhân.
.
Tiếc thương mới cũ ân thừa,
Thân nầy lá rụng gió đưa
xa vườn.
Gặp người kiếm củi trên
đường,
Tài nhân một thuở sắc
hương cung đình.]
[Ý kiến của Lê Nghị]
Vậy: “Bốn chữ
‘Thanh tâm tài nhân’ ý hẳn là hiệu của tác giả theo như thói thường của các văn
sĩ Tàu và hay ký tác phẩm bằng hiệu” của ông Dương Quảng Hàm là từ đâu
ra?
– Và đến nay, vẫn không có tài liệu nào khẳng
định Thanh Tâm Tài Nhân là ai vì đây chỉ là bút hiệu xưng mình là “khách đa tình” (chữ Thanh ghép với bộ
Tâm thành chữ Tình).
– Còn về “sách do một nhà phê bình có tiếng là Kim Thánh Thán bình luận”
chúng ta cũng sẽ gặp lại và bàn luận rõ về điều này ở phần 2 bài
viết.
(Hình
chụp bìa lưu tại Paris: Kim Vân Kiều – Thanh Tâm Tài Tử – quyển 1)
Đây là bản chụp bìa lưu tại Paris: Kim Vân Kiều –
Thanh Tâm Tài Tử- quyển 1
Cuốn Kim Vân Kiều, 478 trang, bảo quản tại Paris, được
sao chép bởi Đại học Yale, tựa đề ký tên Thanh Tâm Tài Tử (4 chữ nhỏ ở
giửa). Ai đã đổi chữ Tử thành chữ Nhân?
*
Học giả Đào Duy Anh
Đào Duy Anh (1904 –
1988) là nhà sử học, địa lý, từ điển học, ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu
văn hóa, tôn giáo, văn học dân gian nổi tiếng của Việt Nam. Ông được xem là người
mở đầu cho nhiều ngành khoa học xã hội Việt Nam.
Xin ghi nhận điều này:
Năm 1925, Nguyễn Duy Ngung tung bản dịch phóng tác,
thì vào năm 1926 tại Thượng Hải, một người Tàu khác viết Tổng Tập Văn Học Cổ
Trung Hoa ghi tên văn bản “Kim Vân Kiều
truyện do Thanh Tâm Tài Nhân viết”, với lời bàn của Kim Thánh Thán vào
trong bảng kê của mình. Tiếp theo đó tại VN, ông Đào Duy Anh lấy nó và một tổng tập khác, do một
người Tàu khác tại Bắc Kinh tung ra vào năm 1935, để làm điểm tựa khi viết tập
Nguồn Gốc Truyện Kiều vào năm 1941.
Trong sách
Khảo Luận Về Kim Vân Kiều, học giả Đào Duy Anh có viết:
“Ấy sự tích Vương Thúy Kiều đã trải qua
ngòi bút của Thanh Tâm Tài Nhân mà thành như thế mới có thể cảm xúc
Nguyễn Du được. Vì cảm xúc quá mãnh liệt mà Nguyễn Du phải đem sách
ấy diễn ra quốc âm, để hả hê mối cảm đồng tình đối với một người
mà ông tưởng như là tiền thân của ông vậy”
“Ta
đã thấy rằng Nguyễn Du đem sách Kim Vân Kiều truyện phiên dịch ra quốc
văn thành sách Đoạn trường tân thanh”
[Khảo Luận Về Kim Vân Kiều – Đào Duy Anh. Bản in
của Quan hải tùng thư – Huế 1943, tr 338]
(Hình 3 trang sách: Khảo Luận Về Kim Vân
Kiều – Đào Duy Anh)
Xin đọc trích đoạn này, có liên hệ đến học
giả Đào Duy Anh:
[… Người dịch (Hoàng Dật Cầu – NL) không quản nông cạn
kém cỏi, được sự khuyến khích mạnh mẽ của Phòng Nghiên cứu khoa học Học viện
chúng tôi, lại được Giáo sư Trần Văn Cáp và Ban Văn Sử Địa Việt Nam và Giáo sư
Đào Duy Anh Trường Đại học Việt Nam gửi tặng cho các bản Kim Vân Kiều, cả cũ lẫn
mới, cùng nhiều tư liệu mới nhất, giúp cho người dịch được ung dung học tập để
cuối cùng vào mùa thu năm ngoái bước đầu dịch toàn bộ.]
(“Lời cuối sách”của Hoàng Dật Cầu, tr. 157, từ nguồn Nguyễn Huệ Chi).
*
Giáo sư Hoàng Dật Cầu – China
Năm 1958, Giáo sư Hoàng Dật Cầu ở Học viện Sư phạm Hoa
Nam tại Quảng Châu, trong vai một giáo sư Trung văn sang trợ giúp cho Hà
Nội, đã bỏ nhiều công sức để dịch truyện Kim Vân Kiều – Thanh Tâm Tài Nhân Việt
Nam sang Trung văn hiện đại. Sách được đưa vào Tùng thư Văn học Á – Phi và do
Nhà xuất bản Nhân dân văn học xuất bản tháng 8 năm 1959.
Kể từ khi bản dịch Kim Vân Kiều truyện ra Trung văn
lưu hành ở hai nước Trung – Việt, vẫn “sóng
im gió lặng” cho tới đầu những năm 60, rồi hầu như “chìm vào quên lãng” trong hai chục năm tiếp theo.
Chuyện bắt đầu xảy ra từ “nhà nghiên cứu” Đổng Văn Thành, China.
*
Giáo sư Đổng Văn Thành- China
– Năm 1926 – đúng một năm sau ngày Nguyễn
Duy Ngung in cuốn Kim Vân Kiều truyện bằng chữ quốc ngữ nói trên, 1925 –
China ghi Thanh Tâm Tài Nhân và Kim Vân
Kiều vào sách văn học sử, không chú thích nguồn gốc tác giả và tác phẩm (theo
Đào Duy Anh)
– Năm 1980, Đổng Văn Thành lục khắp Hoa Lục
để mong tìm ra một bản Kim Văn Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, nhưng vô
vọng.
– Năm 1981, Lý Chí Trung công bố rằng ông
phát hiện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân tại thư viện đại học Đại Liên
China. Sách gồm 208 trang, cũng đủ 20 hồi, nhưng độ dày của sách chỉ dày bằng
nửa cuốn 1884 của Trương Minh Ký giao cho Abel des Michel. Năm 1983, Nhà xuất bản
Xuân Phong văn nghệ ấn hành tác phẩm này, Đổng văn Thành bắt đầu hạ bệ Nguyễn
Du.
– Năm 1986, sóng gió bất kỳ bắt đầu nổi lên
từ bài viết “So sánh Truyện Kim Vân Kiều
Trung Quốc và Việt Nam” của “nhà
nghiên cứu” Đổng Văn Thành, gồm phần I và phần II đăng trên Minh Thanh tiểu
thuyết luận tùng, tập 4 (1986) và tập 5 (1987), do Xuân Phong văn nghệ xuất bản.
Gần đây, bài viết “công phu” với hai
phần trên đã được tác giả Đổng Văn Thành tập hợp trong cuốn Thanh đại văn học
luận cảo (tập bài viết bàn về văn học đời Thanh) của ông và do Xuân Phong văn
nghệ xuất bản năm 1994. Ông tán tụng Kim Vân Kiều truyện China lên mây và chê
Nguyễn Du làm hỏng nguyên bản. Ông ta còn nêu vài dị bản ở Nhật. Ông bị Charles
Benoit vạch mặt là gán ghép “tào lao”,
vì Benoit kiểm tra tận mắt các bản tại Nhật.
Mời bạn đọc trích đoạn này để biết “miệng lưỡi” của ông “bạn vàng”:
1.
[…Trong công trình nghiên cứu của mình, Đổng Văn Thành
đặt câu hỏi “có phải tác giả Trung Quốc
Thanh Tâm Tài Nhân, “một kẻ dung tục”, “hết cách cứu chữa” đã chà đạp lên đề
tài Vương Thúy Kiều đến nỗi chẳng còn chút giá trị nào, mà phải hoàn toàn dựa
vào sự gia công của vị “thiên tài” Nguyễn Du mới biến được cục sắt cứng thành
vàng ròng lấp lánh” .
(Đổng Văn Thành, Thanh đại văn học luận cảo, Xuân
Phong văn nghệ xuất bản xã, Thẩm Dương, 1994. Phần I: Kim Vân Kiều truyện dữ
Trung Quốc tr 76)
Sau khi tiến hành so sánh nhân vật, cốt truyện, chủ đề
tư tưởng của hai tác phẩm, tác giả rút ra kết luận rằng: “Trên tổng thể… Truyện Kiều của Nguyễn Du bất kể về nội dung hay nghệ
thuật đều không vượt qua được mức độ của bản nền mà nó mô phỏng, tức Truyện Kiều
của Trung Quốc”, rằng: “Hiện tượng lạ lùng của Truyện Kiều Trung Quốc bị mai một
lâu dài, thậm chí bị dè bỉu, nói lên nhận thức chưa đầy đủ của chúng ta (người
Trung Quốc) đối với kho tàng văn học nghệ thuật phong phú do tổ tiên để lại…”].
[Cũng là một kiểu so sánh văn học- Hoàng Văn Lâu] [4]
2.
“Nhìn
tổng thể, tôi – tức Đổng Văn Thành – thấy Truyện Kiều của Nguyễn Du bất luận về
nội dung hay về nghệ thuật đều không vượt được bản gốc – Truyện Kiều của Trung
Quốc – mà nó mô phỏng” (một chỗ khác trong Minh Thanh tiểu
thuyết giám thưởng từ điển, Đổng quân còn nói trắng ra rằng Truyện Kiều là “bản dịch” từ Thanh Tâm Tài Nhân như
Nguyễn Khắc Phi đã lưu ý)
Ông nói:
– a. “Nguyễn Du đã in dấu ý thức chủ quan của
mình cho một số nhân vật, làm tổn hại sự thống nhất về tính cách của những nhân
vật ấy ở mức độ nhất định”;
– b. “Nguyễn Du
đã làm sâu thêm quan niệm số mệnh phong kiến”
– c. “Nguyễn Du còn thêm chân cho rắn khiến chúng
mâu thuẫn với hoàn cảnh và tình tiết trong toàn bộ nguyên tác”
[Nguyễn Huệ Chi - Trở lại câu chuyện so sánh Kim Vân
Kiều truyện với Truyện Kiều của ông Đổng Văn Thành] [5]
3.
“Nguyễn
Du chẳng những chỉ mượn đề tài của tiểu thuyết Trung Quốc mà dường như bê
nguyên xi […] Nguyễn Du không có bất kỳ một sáng tạo mới nào, chỉ chuyển thuật
khá trung thực nội dung tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân…”
[“Minh Thanh tiểu thuyết luận tùng” GS. Đổng Văn Thành
– Theo Phạm Tú Châu “So sánh Truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt Nam”]
–
Năm 2008, China đưa tin đã tìm ra bản khắc gỗ Kim Vân Kiều của Thanh Tâm
Tài Nhân. Thật hay giả xin mời các bạn đọc phần 2.
Mời các bạn đọc trích đoạn này:
[Hiện nay có nhiều văn bản Kim Vân Kiều truyện và bản
nào cũng ghi là Thanh Tâm Tài Nhân biên thứ. Song khi đọc, ta không khỏi ngạc
nhiên, bởi chúng không chỉ khác nhau ở một vài chi tiết mà khác nhau cả về nội
dung cũng như cách ngắt hồi. Tựu chung, có hai loại văn bản về Kim Vân Kiều
truyện: loại in từ nửa đầu thế kỉ XX trở về trước và loại in từ giữa thế kỉ XX
trở lại đây. Loại thứ nhất, về cơ bản chúng giống nhau, sự dị biệt về chữ nghĩa
là không đáng kể. Chỉ có điều khác là, bản do Quán Hoa Hiên tàng bản thì không
có lời đề tựa cùa một người tên hiệu là Thiên Hoa Tàng chủ nhân, có lời bình
luận của Quán Hoa đường; còn bản do Đại Liên đồ thư quán thì ngược lại, không
có lời bình của Quán Hoa đường, nhưng lại có lời đề tựa của Thiên Hoa Tàng chủ
nhân. Loại thứ hai, chẳng hạn, bản do Đinh Hạ hiệu điểm, hoặc bản do Xuân Phong
văn nghệ xuất bản… về cơ bản cũng gồm 20 hồi như các bản Quán Hoa hiên, Đại
Liên… nhưng dài hơn, có nhiều chi tiết hơn tạo nên sự hoàn thiện cho tác phẩm,
nâng giá trị về nội dung cũng như về nghệ thuật của tác phẩm cao hơn, đặc biệt
tạo nên mạch lôgíc gần gũi với lối tư duy của người hiện đại. Hơn nữa, có bản,
chẳng hạn bản do Đinh Hạ hiệu điểm, cách ngắt hồi cũng khác với hai bản Quán
Hoa Hiên và Đại Liên. Điều này tạo nên sự phức tạp, thậm chí rối loạn khi
nghiên cứu – so sánh giữa Đoạn Trường Tân Thanh với Kim Vân Kiều truyện] –
[TVE-4U]
Nhận
xét:
– Bạn thấy Kim Vân Kiều truyện bản nào
cũng ghi là Thanh Tâm Tài Nhân rộ nở như nấm mùa mưa ở China phải không
các bạn?
– Và: “Điều
này tạo nên sự phức tạp, thậm chí rối loạn khi nghiên cứu”: Rất đúng ý “ai đó”.
– “đặc
biệt tạo nên mạch lôgíc gần gũi với lối tư duy của người hiện đại”: Nhờ
vậy đến nay tiểu thuyết Kim Vân Kiều mới lấn át danh tác Hồng Lâu
Mộng. Nhưng câu hỏi là không biết Thanh Tâm Tài Nhân China hay Thanh Tâm
Tài Tử Việt Nam?
@. Vài ý kiến của tôi:
— Các bản này “không khác” lắm bản Nguyễn Duy Ngung 1925.
— Vì
lý do gì mà từ lâu văn học sử Trung Hoa không hề nhắc đến Kim Vân Kiều truyện?
Nó đã bị thất truyền? Tại sao nó bị thất truyền? Tại sao mãi đến năm 1981
Lý Chí Trung mới phát hiện và in nó ra 1983, khi biết bên VN Truyện Kiều
nổi danh? Trước năm 1925 Văn học sử Trung quốc, không có tên Thanh Tâm Tài
Nhân và Kim Vân Kiều truyện. Năm 1926 – đúng một năm sau ngày Nguyễn Duy
Ngung in cuốn Kim Vân Kiều truyện bằng chữ quốc ngữ nói trên, 1925 –
China ghi Thanh Tâm Tài Nhân và Kim Vân Kiều
vào sách văn học sử, không chú thích nguồn gốc tác giả.
– Các ông Lý Chí Trung, Đổng Văn Thành và
các người theo ông hay China có dám để các nhà khoa học thế giới dùng
Đồng vị phóng xạ Carbon – C* 14 để
xác định niên đại mực in, giấy in của bản Kim Vân Kiều Truyện năm 1981
Lý Chí Trung phát hiện không? Và cả toàn bộ các bản khắc gỗ Kim Vân Kiều
của Thanh Tâm Tài Nhân? Thử xem chúng ở thời nào? Mạt Minh sơ Thanh hay
là ở thời hiện đại. Chỉ khi nào bản này xuất hiện trước năm 1820,
năm thi hào Nguyễn Du mất thì mới là “không
ngụy”.
(Hình
KVK Thanh Tâm Tài Tử - Nguyễn Đình Diệm)
*
Giáo sư Trần Đình Sử
GS.TS Trần Đình Sử sinh năm 1940, tốt nghiệp ĐHSP Hà Nội
năm 1961, từng du học Trung Quốc, Liên Xô; từng dạy lý luận văn học ở ĐHSP
Vinh, rồi ĐHSP Hà Nội. Ông nguyên là Trưởng khoa Ngữ Văn ĐHSP Hà Nội, nhận danh
hiệu Nhà giáo Nhân dân , giải thưởng Nhà nước về nghiên cứu khoa học năm 2000.
Đây là những lời của ông về nguồn gốc truyện Kiều:
Có người nói Truyện Kiều của Nguyễn Du chỉ là diễn nôm
một tác phẩm có sẵn của người Trung Quốc, cho nên phần sáng tạo không nhiều.
Đúng là Truyện Kiều có vay mượn cốt truyện của cuốn tiểu thuyết Kim Vân Kiều
truyện của nhà văn Trung Quốc Thanh Tâm Tài nhân viết vào khoảng cuối Minh đầu
Thanh, và Nguyễn Du phần nhiều theo sát cốt truyện đó. Chuyện vay mượn cốt truyện
nước ngoài trong sáng tạo nghệ thuật là chuyện thường tình trong lịch sử văn học
nhân loại, nhất là vào thời trung đại, vấn đề là sáng tạo lại như thế nào. Trước
đây không ít người tiến hành so sánh Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện chỉ
trên cấp độ sự kiện, cốt truyện và rút ra kết luận đáng buồn là Nguyễn Du ít
sáng tạo. Nhưng đó là ngộ nhận về nghệ thuật. Trong nghệ thuật cốt truyện tuy
quan trọng, song cách kể còn quan trọng hơn. Lí luận văn học hiện đại xác nhận,
cùng một cốt truyện mà cách kể khác nhau sẽ cho ta những tác phẩm khác hẳn nhau
về tư tưởng và nghệ thuật. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trường hợp tiêu biểu
cho lí luận đó. Thực vậy, khi sử dụng cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn
Du đã hình dung lại con người, từ chân dung đến tính cách, sáng tạo lại hoàn
toàn về cách kể và lời kể. Nguyễn Du đã bỏ hình thức tiểu thuyết chương hồi của
nguyên tác băng văn xuôi để tạo lại một truyện thơ bằng văn vần, một điều các
tác giả trước Nguyễn Du đã làm.
[Địa vị
lịch sử của Nguyễn Du trong văn học VN][7]
Và đây, ông bàn về Sex trong Truyện Kiều:
Sex trong Truyện Kiều là một phần không tách rời của
cô Kiều, người con gái bị buộc phải làm nghề thanh lâu trong nhiều năm. Tiểu
thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân vốn thuộc vào một trong 115
tác phẩm có yếu tố tình dục của tiểu thuyết Trung Quốc. Khi tiếp nhận cốt truyện
để sáng tạo lại, Nguyễn Du đã có ý thức tước bỏ nhiều chi tiết tục tỉu trong
nguyên truyện, như “vành ngoài bảy chữ,
vành trong tám nghề” khá trắng trợn trong nguyên tác, nhưng vì cuộc đời Kiều
như vậy cho nên tính chất, màu sắc sex vẫn bàng bạc trong khá nhiều trang tác
phẩm.
[Sex trong Truyện Kiều – Trần Đình Sử][8]
@.
Ý kiến của tôi:
– Giáo sư Trần Đình Sử nói: Tiểu thuyết
Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân vốn thuộc vào một trong 115 tác phẩm
có yếu tố tình dục của tiểu thuyết Trung Quốc. Khi tiếp nhận cốt truyện để sáng
tạo lại, Nguyễn Du đã có ý thức tước bỏ nhiều chi tiết tục tĩu trong nguyên
truyện”
Sao ông không nói “ngược lại” cho đúng?: – “Ai
đó”đã mưu mẹo, có ý thức khi kéo
dài ra, thêm nhiều chi tiết tục tĩu, phong cách Kim Bình Mai truyện “dâm thư” của họ, cũng như đoạn báo ân báo oán gớm ghê vào nguyên tác
truyện thơ Nguyễn Du, thông qua việc dịch sách của Trương Minh Ký 1884.
Mời đọc đoạn báo ân báo oán gớm ghê mà “Ai đó” đã thêm vào ngụy thư Kim Vân Kiều tiểu thuyết Thanh
Tâm Tài Nhân, không có trong nguyên tác Truyện Kiều của Nguyễn Du:
[… Phu nhân nói: Bạc bà đẩy người xuống giếng, Bạc
Hạnh bán người lương thiện vào nhà xướng ca. Nay theo đúng lời thề trước của Bạc
Hạnh, lấy dao vằm nát thân thể, rồi cho ngựa ăn, còn Bạc bà thì đem chặt đầu
bêu lên cây. Đao phủ nghe lệnh dạ ran một tiếng, tức thì lôi Bạc bà ra chặt đầu,
còn Bạc Hạnh thì dùng chiếu cỏ bó như bó củi, ngoài quấn dây thừng thật chặt, rồi
hai người giữ, một người cầm dao (3), chặt từ chân lên đầu thành hơn trăm đoạn.
Ghê thay một con người mới đó mà trong giây lát biến thành một đống thịt như
bùn, người coi ai cũng hoảng hồn chết ngất. Bọn đao phủ vào bẩm đã thi hành
xong, phu nhân truyền đem đống thịt trộn lẫn với cỏ để cho ngựa ăn
…
Bèn
lệnh cho quân sĩ, lôi mụ Tú ra, lấy dầu bách tưới đẫm vào người, rồi dựng ngược
cho đầu xuống đất, chân chổng lên trời, như ngọn đèn trời để làm tròn lời thề
ngày trước. Còn tên Mã Bất Tiến thì kẹp chân tay vào mảnh gỗ cho thẳng căng ra,
rồi rạch da và moi gân khiến cho tứ chi rời rạc, để ứng lời thề của nó. Lại nấu
một nồi tùng hương trộn lẫn với vỏ cây gai, đun thật sôi và lấy chum nước lớn để
bên, đem Sở Khanh ra, lột hết áo xiêm, một người thì múc dầu tùng hương đun sôi
tưới vào mình hắn, một người thì lấy nước lạnh dội theo.Quân sĩ được lệnh lôi
ba phạm nhân ra ngoài. Trong chốc lát, mụ Tú đã cuốn thành một cây sáp lớn,
phía dưới chỉ lộ cái đầu. Mã Bất Tiến thì bị căng xác. Sở Khanh hóa thành một
thỏi sắt nguội.
Đoạn
rồi phu nhân hô to: “Đốt sáp”, quân sĩ đứng lên cao châm lửa vào chân mụ Tú. Mụ
mới bị châm một mồi lửa đã kêu đau ầm ĩ. Phu nhân mắng rằng: Mi cũng biết đau
ư? Cớ sao ngày trước mi nỡ lòng hủy hoại da thịt người khác? Mụ Tú chết ngất,
không trả lời được nữa.
Kế
đến Phu nhân hạ lệnh rút gân, xẻ thịt Mã Bất Tiến, lại lệnh cho quân sĩ lột da
Sở Khanh.
Nghe
lệnh, quân sĩ tìm chỗ chùm gân, lấy mũi dao nhọn khoét da, rồi dùng lưỡi câu
móc vào đầu gân, dùng sức lôi mạnh một cái. Mã Bất Tiến lập tức chết tươi. Quân
sĩ rút thêm ba bốn cái gân nữa làm cho thi thể Bất Tiến rời ra từng mảnh. Phu
nhân bèn sai quẳng xác ra biển cho cá ăn để đền tội bạc tình…]
[Trích từ Thanh tâm tài nhân, Kim Vân Kiều truyện, hồi
thứ 18: “Vương Thúy Kiều kiếm tru vô nghĩa hán; Từ Minh Sơn kim tặng hữu ân
nhân” Khai phóng văn học; Kim Vân Kiều
truyện]
Khiếp chưa cái ác. Nhưng nếu không thêm vào thì
nhân bản quá, đâu đúng tiểu thuyết China để kết tội người khác
“dịch” sách nước mình.
*
Huệ Thiên / An Chi:
Ông ta là một người Chinese 100% học đến vừa hết bằng
Brevet, tức đệ tứ của ta, tại một trường tư dạy tiếng Pháp như Bác Ái chả hạn.
Sau đó ông ra Bắc tập kết. Hà Nội không dùng và cũng không đì. Sau 75 ông ta
quay về Sàigòn sống với mẹ. Năm 1992, ông được Hàn Tấn Quang, là người bỏ tiền
ra lập tạp chí Kiến Thức Ngày Nay thuê Anh Đức làm chủ bút, y giao cho giữ mục
“Chuyện đông, Chuyện tây” thường
xuyên, từ trang 48 đến trang 58 hàng tuần. Do báo chí lề phải trong tay nhà nước,
nhiều người dùng tờ này làm nơi gởi bài có tính học thuật trung bình. Năm 2004
do vì hỗn láo với độc giả trong vụ Nguyễn Du – như tôi đã phê phán [*]- và vì vấn đề tài chánh, Hàn Tấn Quang cho
nghỉ việc, ông ta đầu quân cho tờ tuần san Năng Lượng để tiếp tục dổi trá.
Ngay ngày nay, tờ báo Thanh Niên nhờ ông làm nhà Từ nguyên học để ông ta tiếp tục
đem học thuyết của mình vào ngôn ngữ Việt, “lái” mọi từ tiếng Việt cho rằng đều
từ tiếng Hán mà ra.
(Laiquangnam)
………
Mời “học giả” An Chi phản biện bài viết này
trước khi về “chầu thiên triều”
[*] “Đêm đêm Hàn Thực, ngày ngày Nguyên Tiêu.”-
Laiquangnam giải mã
http://www.art2all.net/tho/laiquangnam/lqn_demdemhanthuc.htm
……….
Đây là lời của báo Thanhnien vn:
Năm 1990, học giả Huệ Thiên An Chi bắt đầu cộng tác với
Tạp chí Kiến thức Ngày nay cho đến năm 2007. Ròng rã gần 15 năm ông phụ trách mục
Chuyện Đông, chuyện Tây rất hấp dẫn của tạp chí này cùng nhà thơ Phan Hoàng,
nhà báo Lê Khắc Cường. Việc ông dám đụng chạm tới các tượng đài ngôn ngữ thời
đó: Đào Duy Anh, Lê Ngọc Trụ, Đặng Thai Mai cũng gây dậy sóng dư luận. Ông nhớ
mãi cố GS Nguyễn Lân từng chửi ông rất nặng lời 3 lần. Căng thẳng đến mức Hội
Nhà văn TP.HCM phải đứng ra tổ chức họp giữa nhà văn Anh Đức, Nguyễn Quang
Sáng, Phạm Sĩ Sáu và… đương sự Huệ Thiên buộc ngưng chuyên mục do ông phụ trách
5 kỳ. Trong thời gian đó, nhà văn Nguyễn Quang Sáng hiến kế cho ông tiếp tục viết
nhưng phải ký tên khác để tránh rắc rối. Nhà văn Hàn Tấn Quang chủ biên Kiến thức
Ngày nay đặt bút danh mới là Lão Ngoan Đồng (tên một nhân vật trong Anh hùng Xạ
Điêu) nhưng ông không thích lắm. Cuối cùng Huệ Thiên mới tự chọn cho mình tên mới
là An Chi như sự an nhiên tự tại, không muốn sinh sự với ai nữa.
[Thanhnien vn]
*
Giáo sư Đoàn Lê Giang
Về tiến sĩ giáo sư này, mời các bạn đọc
những lời sau đây:
[Giáo sư tiến
sĩ trưởng khoa ngữ văn trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố HCM
tên là Đoàn Lê Giang công bố rằng đã có thông tin về “truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân” trong tàng thư
của Nhật Bản vào Thế kỷ thứ 17. Lỗi công bố của ông là cố tình bẻ lái, với nhiều
“mưu mẹo” nhằm thuyết phục chúng ta
tin rằng đã có câu chuyện Kim Vân Kiều truyện do Thanh Tâm Tài Nhân sáng tác xuất
hiện và nay còn lưu giữ tại Nhật. Ông Đoàn Lê Giang đã viết trên tạp chí Kiến
thức ngày nay, số 200, Xuân 1995, tr.57-59.Tạp chí Văn học, số 12-1999,
tr.47-50. Các bạn muốn biết ông Giang “đã bẻ cong một cách có ý đồ ra sao”,
xin mời đọc link này “Tryện Kiều và Kim Vân Kiều truyện ở Nhật Bản- Đoàn
Lê Giang” [6]. Bài này xuất hiện trên trang của trường Đại học Xã hội và Nhân
văn – ĐHQG thành phố HCM vào năm 2008. Đừng quên rằng năm 2009 thì vấn đề đã
rất sáng tỏ, khi có một giáo sư người Taiwan được đặc trách quan sát thơ văn
chữ Hán do người Việt trước tác tham gia. Và ông Charles De Benoir, tiến sĩ
Havard về đề tài Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du xuất hiện. Lẽ nào ông Đoàn
Lê Giang và trường Đại học Xã hội và Nhân văn ĐHQG thành phố HCM lại không hề
hay biết?. Tại sao các giáo sư không hướng dẫn sinh viên mình đi tìm sự thật
qua các cuộc seminar?
Sau đó Đoàn Lê Giang chủ trì cuộc hội thảo rất lớn
toàn quốc về đề tài “Vai trò của Hán Nôm
trong văn hóa đương đại”. Hội nghị quy tụ toàn là giới giáo sư tiến sĩ của
làng Đại học Khoa ngữ văn Toàn quốc dự. Ông Giang nhấn mạnh “Trước đây chúng ta cứ nói rằng không dùng
chữ Hán để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nhưng hiện nay phải nói ngược lại,
phải học chữ Hán để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” – Hội thảo kết
luận là NÊN MANG CHỮ HÁN VỀ DẠY TẠI BẬC PHỔ THÔNG VIỆT NAM, như là một áp lực
tham mưu cho Chính quyền. Ông Giang có mời thầy ông là giáo sư Lê Lộc chống
lưng. Trong một bài tham luận, ông giáo sư Lê Lộc nói “hùng hổ” rằng: Trong tiếng VIỆT có đến 78% , tôi lặp lại 78% là
từ Hán Việt. Đó là lý do chính quyền cần giúp cho học sinh Việt Nam hiểu rõ
từ Hán Việt, ví dụ như học sinh chúng ta lầm điểm yếu với yếu điểm …
Bạn hãy thử đọc những gì mà ông Đoàn Lê Giang viết về
Kim Vân Kiều truyện, ông cố chèn Thanh Tâm Tài Nhân vào, cho dù trong bài viết
gốc các tác giả không nêu tên, hay nêu một tên khác. Nên đọc những gì mà Đoàn
Lê Giang thông tin về Truyện Kiều ở Nhật…]
[Laiquangnam]
Link: Đoàn Lê Giang cổ võ việc dạy chữ Hán tại bậc học
phổ thông:
https://baomoi.com/de-xuat-dua-chu-han-chu…/c/20227335.epi
*
Tiến sĩ Phạm Trọng Chánh
Tiến sĩ Phạm Trọng Chánh tin và thuật rằng giáo sư
Nguyễn Tài Cẩn, khi bị tê thấp nửa người vẫn còn có nói với ông: “Nguyễn Du đi giang hồ sang Tàu lúc 24 tuổi
( 1790) Nguyễn Du đã nghe chuyện Từ Hải và có được Kim Vân Kiều Truyện của
Thanh Tâm Tài Nhân viết từ đời Khang Hy, được khắc in vào đời Càn Long, đang được
bán và nổi tiếng tại Hàng Châu năm 1790”
– Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn và TS có tận
mắt thấy quyển Kim Vân Kiều Truyện này không?
Phạm Trọng Chánh là ai ?
Ông là tiến sĩ giáo dục tại Pháp, vốn là một du học
sinh tại Belgique, đâu vào năm tú tài 1968 -1970 gì đó. Ông có viết một
loạt bài “Về 10 năm gió bụi của Nguyễn
Du” và đã biết tận dụng các trang mạng để đăng tải các bài viết của mình,
nhằm cũng cố cho luận cứ là Nguyễn Du đã có mua được quyển Kim Vân Kiều truyện
của Thanh Tâm Tài Nhân tại Tàu; có nghĩa là “nhờ
đó Nguyễn Du mới lần theo dàn bài có sẵn mà làm truyện thơ Kiều”. Đó là
kiểu mà TS Phạm Đan Quế viết quyển đối chiếu:
Phạm Đan Quế đã viết quyển so sánh Kim Vân Kiều truyện và Đoạn Trường
Tân Thanh của Nguyễn Du, in đối chiếu song song làm như là Nguyễn Du dựa vào
quyển sách Nguỵ thư Kim Vân Kiều China để chuyển từng đoạn ra văn vần. Khiến
con em chúng ta có thể nghĩ rằng: “Nguyễn
Du đã làm “văn vần” trên nền tảng có sẵn từ văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân”
[Laiquangnam]
Qua trên, tôi đã lược sơ qua các nhân vật có liên
quan đến vụ “đạo văn”. Ai “phù
nước lạ hơn phù Việt” thì tùy các bạn nhận xét, còn riêng các
nhà nghiên cứu China thì “khỏi cần
bàn”.
(Còn tiếp phần 2:
KIM VÂN KIỀU TRUYỆN VÀ THANH TÂM TÀI NHÂN)
Nguyên Lạc
……………..
Ghi Chú:
[1] Về Nguồn Gốc Của Thơ Lục Bát – Nguyên Lạc
http://t-van.net/?p=40044
[2] Chữ Quốc Ngữ và Hội Chứng Nhảy Cừu –
Thiếu Khanh
http://www.art2all.net/tho/tho_tk/chuquocnguvahoichungnhaycuu.htm
Sao lại nói chữ quốc ngữ VN ‘rất nực cười’? – Nguyễn Hải
Hoành
http://nghiencuuquocte.org/2017/12/11/sao-lai-noi-chu-quoc-ngu-vn-rat-nuc-cuoi/
[3] – Đại Án Đạo Văn-Lê Nghi
https://www.facebook.com/linghe.li.7/posts/484577818965640
– Đề Từ Đoạn Trường Tân Thanh – Tiên phong
Mộng Liên Đường Nguyễn Đăng Tuyển
https://www.facebook.com/linghe.li.7/posts/486930425397046
[4] Cũng là một kiểu so sánh văn học- Hoàng Văn Lâu
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=6059&rb=0102
[5] Nguyễn Huệ Chi -Trở lại câu chuyện so sánh Kim Vân
Kiều truyện với Truyện Kiều của ông Đổng Văn Thành
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=5941&rb=0102
[6] “Tryện Kiều và Kim Vân Kiều truyện ở Nhật
Bản- Đoàn Lê Giang”
http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-ung-xu-voi-moi-truong-xa-hoi/222-doan-le-giang-truyen-kieu-va-kim-van-kieu-truyen-o-nhat-ban.html
[7] Địa vị lịch sử của Nguyễn Du trong văn học VN
https://trandinhsu.wordpress.com/2015/08/01/dia-vi-lich-su-cua-nguyen-du-trong-van-hoc-viet-nam/
[8] Sex trong Truyện Kiều – Trần Đình Sử
https://trandinhsu.wordpress.com/2016/01/10/sex-trong-truyen-kieu/