Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Wednesday, May 20, 2020

TÂM NGUYỆN, TÂM VỌNG, TẬN HIẾN - Thơ Lê Văn Trung






TÂM NGUYỆN

Tôi xin nở hết một lần
Mùa hoa tôi thưở tình còn đang xanh
Tôi xin làm một dòng sông
Chảy qua em buổi nguyệt hồng đang hương

Tôi
Men ướp rượu tình nồng
Xin em nhung lụa cho lòng ươm tơ.
                   

TÂM VỌNG

Tôi chợt nghe tiếng chim hót
Vừa khi mặt trời mọc
Có phải vừa khi mặt trời mọc
Tôi nghe tiếng chim hót

Mặt trời và chim
Tôi không nhìn thấy
Ánh sáng và tiếng hót
Lan tỏa
Âm vang

Trong căn phòng im lắng
Kẻ tọa thiền thiền định
Mắt nhắm nghiền
Sao tâm mở

Làm sao nghe tiếng chim hót
Vừa khi mặt trời mọc
Làm sao biết mặt trời mọc
Vừa khi tiếng chim hót

Kẻ tọa thiền thiền định
Mắt nhắm nghiền
Tâm vọng

Tôi bước ra khỏi căn phòng
Một ngàn năm đã trôi qua
Chợt thấy bóng mình trong hạt sương
Nhận ra cội mai đầu ngõ đã già.

                                               (2005)

TẬN HIẾN

Cho tôi thở, như một lần, vội vã
Tôi thở cùng hấp hối của trăng sao
Tôi đứng lại giữa muôn ngàn lối rẽ
Lối rẽ nào ta cũng phải xa nhau
Cho tôi chảy một dòng như suối hạn
Tôi chảy cùng suối lệ của trăm năm
Cho tôi chảy trong cuộc người vô tận
Chảy đau thương qua hết biển điêu tàn
Tôi phải uống, một lần thôi, mật đắng
Chén bình yên xin dành lại cho người
Hoa sẽ nở trên bước đường hoạn nạn
Sẽ bừng hương trong tận khổ đau tôi
Khi tôi thở cùng trăng sao hấp hối
Trái tim hồng sẽ thắp lửa tìm nhau
Nơi nẻo cuối, em có về đứng gọi
Lời thiên thu, run rẫy, vẫy tay chào.

                                Lê Văn Trung 

READ MORE - TÂM NGUYỆN, TÂM VỌNG, TẬN HIẾN - Thơ Lê Văn Trung

CẠN ĐÊM - MacDung bình thơ Nguyễn Hồng Linh

Nhà thơ Nguyễn Hồng Linh
MacDung
BÌNH LUẬN VĂN HỌC - GIỚI THIỆU THI TÁC:

CẠN ĐÊM


Di chứng về tình yêu có lẽ là một trong các căn bệnh đau khổ của loài người, bởi nó bắt đầu luôn luôn vào buổi tối và có khi kéo dài đến Cạn Đêm. Tôi nhớ thuở còn đi học, một ông thầy dạy môn vật lý cho rằng: Có hai căn bệnh đau khổ nhất hành hạ con người, thứ nhất nhức răng, thứ hai thất tình. Sở dĩ nhức răng được xếp lên hàng đầu bởi khi cơn đau hành hạ người ta thường la lên: Nhức quá trời ơi!

Chung quy hai căn bệnh khó chịu này luôn bắt đầu bằng buổi tối…

Tôi chưa hề nghĩ nhà thơ Nguyễn Hồng Linh đang thất tình, bởi xét ngoại hình nếu cô ta không đẹp cũng chẳng thể nói xấu xí. Nhưng… biết đâu! “Khối sầu” nhà ai nấy biết… Và bài Cạn Đêm ra đời!

Tận cùng với rượu ngon là Cạn chén. Hết ngôn từ để diễn đạt người ta nói: Cạn lời. Còn đối với Nguyễn Hồng Linh miêu tả từ đầy hình tượng là Cạn Đêm. Tức nhiên đêm đã cạn, mọi cái sẽ không còn. Nói về tính chất, đêm chuyển dạng sang hình thái khác, không còn là màu tối, nhưng… rõ ràng một đêm thao thức chưa hề chợp mắt tí nào… Cạn hết. Đêm trống không…

Điều gì đang xảy ra sau một đêm trăn trở? Một lý do? Một căn bệnh? Một khối tình? Hay một tâm sự khoắc khoải trong chốn nhân sinh mịt mùng!...


CẠN ĐÊM

***
Cạn đêm!
Vắt kiệt phiến mê
Cong
vành đón gió
hương về ngả nghiêng
Ngửa
buông sấp bóng bên triền
Đong đưa sóng cuốn
lạc miền bão giông...

05/05/2020
Nguyễn Hồng Linh

“Vắt kiệt” sức bởi một đêm mất ngủ tinh thần và thể trạng tất phải suy nhược, nhưng ai có rơi vào hoàn cảnh như nhà thơ mới thấy được điều này. Đêm không ngủ luôn gắn liền với trăn trở. Những động tác trở mình cố ru giấc sẽ diễn ra muôn hình vạn trạng, không ai giống ai, bởi đơn giản tâm sự con người vốn chứ đựng sự khác biệt. Phân mảnh tâm sự tạo nên vụn vỡ nên từ Phiến thuộc Hán – Việt tạo nên cao trào về ngữ lẫn nghĩa. Phiến là mảnh. Vật gì mỏng và phẳng được gọi là Phiến (). Thế nhưng xét ngữ cảnh còn từ Phiến Lá, cũng là vật mỏng, mảnh, khá sắc nhọn, đâm vào da chắc không đau nhưng ở những nơi nhạy cảm như Tim chắc chắn rằng sẽ nhói!... Niềm đau này nếu diễn đạt không đến nỗi la lên: Đau quá trời ơi!... Nhưng lại âm ỉ, không rỉ máu, lại vừa đủ Cạn Đêm thâu trong mê muội…

“Cạn đêm!
Vắt kiệt phiến mê…”

Mê gì? Tác giả không nói! Nó như sự bỏ ngõ tâm tư cho ai từng Cạn Đêm cứ nghĩ và đồng cảm. Từ Mê thuộc tính từ biểu đạt trạng thái cảm xúc không duy lý và nghiêng về bản năng cảm tính nhiều hơn. Nếu như người đọc đứng góc độ duy lý để cảm nhận một bài thơ như thế này là hỏng! Bởi cảm tính vốn thuộc bản năng và chút gì đó thuộc thần kinh số 6 (Thần giao cách cảm.) Nếu ai hỏi bạn: Vì sao yêu người ấy? Sẽ có trăm ngàn cách trả lời… Nhưng… Phút giây đầu tiên chấp nhận sáp nhập ngôn từ thì thượng đế cũng không hiểu nổi!!! Có rất nhiều người đi qua đời bạn nhưng một sự đáp trả vẫn “đóng kín”! Nhưng riêng “người ấy” tự nhiên được chấp nhận hẹn hò. Thế ngay lần đầu tiên sao bạn bỏ ngõ cho người này lại đóng cửa với kẻ kia!? Đấy có phải là “tiếng sét” cảm tính nhiều hơn hay là Sự Hợp Nhau Giữa Hai Tâm Hồn được giải thích sau này!? Mê như Tiếng Sét. Mê không có lời giải. Và Phiến Mê của Nguyễn Hồng Linh đừng ai tò mò… bởi Mê là Mê…

Đêm Mê muội với nhiều thứ đột biến. Mới là sự việc này lại nảy sinh ra cái khác. Từ hiện tại quay về ký ức. Đau thương lẫn hạnh phúc cứ hiện về. Những kịch bản lộn xộn đan vào nhau khiến đêm trăn trở cho đến lúc Cạn....

Phiến Mê như lát cắt nhói tim nhưng chưa hề rỉ máu. Vết thương không hở miệng này thật đáng sợ hơn nhiều!...

Tư thế trong cơn trăn trở lúc khó ngủ thật phiền hà! Một khi nó xảy ra không ai hài lòng với cách nào cả! Bạn vừa chọn cách nằm này cảm thấy thoải mái, chỉ vài phút sau nó trở thành cực hình trong cơn ngủ! Thế là trở mình, sang trang tư thế khác. Nếu không được, lại tiếp nữa… Cứ thế đến lúc Cạn Đêm…!

“Cong
vành đón gió
hương về ngả nghiêng.”

“Cong” ở đây không phải gập người lại như lúc đau đớn quá thể. “Cong” như cuốn nhẹ nhàng, chọn một tư thế thoải mái dỗ dành giấc ngủ… Thể như “Cong” để đón một luồng gió man mát hương từ quá khứ, đem bóng yêu ngày nào phủ vào giấc điệp. Nó gợi nhớ chút hương yêu mùa mặn thắm, cài vào tư thế ngủ như chọc chành, hóa thành kẻ phá bĩnh khiến chủ thể trăn trở, rên siết với nỗi đau…

Lại Cạn Đêm!!!

“Ngả nghiêng” trở thành hình dung từ như tâm tư gặp gió, lắt lay qua lại. Điều này khiến người đọc tưởng tới cảnh sóng gió trùng khơi, chao đảo, vô phương dỗ giấc!...

Một giấc ngủ cứ bị chọc chành, nghiêng ngả, thử hỏi có ai tài ba ngủ cho được!? Thế là Cạn Đêm…

“Ngửa
buông sấp bóng bên triền”

Hết “Cong” rồi tới “Ngửa”. Một tư thế đối diện với trần nhà. Đơn điệu. Nhợt nhạt. Gợi buồn. Chán nản. Bỏ nó đi, không thích hợp trong việc dỗ giấc tí nào. Thế là tư thế quay sang “Sấp”. Nhưng “Sấp” lại thấy thấy “Triền”! Cạnh giường chăng? Thấy cạnh giường hóa ra thấy luôn nền nhà về đêm cộng sự lạnh lẽo đến vô cùng… Thật bi thảm cho một đêm tối tràn ngập tâm tư. Sự xáo động này đố ai ngủ được…

Những từ được Nguyễn Hồng Linh sử dụng xem ra độ ác ngấm ngầm hiện thân. Nó không buông tha ai cả khi đối diện cùng đêm tối với ngập đầy tâm sự. Mọi tư thế dỗ giấc phản tác dụng. Càng dỗ giấc càng gợi mở cho ký ức có đất sống. Nó như mảnh đất màu mỡ xúi giục những gì trải qua quay về sinh sôi, nảy mầm hành hạ bản thể. Sự ác ở đây khách quan chứ chủ thể chẳng hề mong muốn, nhưng không phương ngăn được và cũng vô cách chối từ…

“Đong đưa sóng cuốn
lạc miền bão giông...”

Động khi khó ngủ. Bất động khi dỗ giấc. Thế nhưng ngủ trong trạng thái “Đong đưa” có vẻ lý thú như được nằm võng. Điều này chắc dễ ngủ lắm! Khổ cái, nếu bạn đang muốn bất động để tìm an lạc, nhưng ký ức hiện về như sóng “đong đưa” lại phản tác dụng. Đối với người “ghiền võng” gặp trạng thái này thật thích ý. Nhưng người đang muốn Yên, Bất Động, lại không được! Lúc muốn được “động” như ai đó đưa võng ru ngủ cho mình chưa chắc gì đã có… Muốn Yên lại không! Đúng là nghịch cảnh trêu ngươi!

Cạn Đêm thể hiện diễn biến tâm lý bị xáo trộn, mất cân bằng, thảng thốt trong bất chợt bởi những mảnh ký ức mới cũ đan xen, từ đó tạo ra ức chế trong não bộ. Những dây thần kinh thay vì dịu lại tạo ra giấc ngủ, nó lại quá đà trong hưng phấn với những hình ảnh nhảy múa thay đổi hình thái, kéo bản thể muốn được ngủ quay về với kết nối mới đang diễn ra… Tâm trạng này ai đã từng Cạn Đêm mới thấu hiểu…

“Bão giông” cuộc đời là điều mấy ai tránh khỏi! Nhưng bão giông trong giấc ngủ lại bi thảm hơn nhiều… Thay vì bị hành hạ thể xác thì ngay trong giấc ngủ cũng bị hủy hoại tinh thần… Cạn Đêm…


“Cạn đêm! Vắt kiệt phiến mê
Cong vành đón gió hương về ngả nghiêng
Ngửa buông sấp bóng bên triền
Đong đưa sóng cuốn lạc miền bão giông...”


Nhà thơ Nguyễn Hồng Linh chia sẻ cảm giác bởi một đêm khó ngủ, đồng thời thể hiện khả năng nắm bắt tình tiết tâm lý sắc sảo, giới thiệu đến thi đàn kiệt tác “Cạn Đêm", nhằm khai mở những mảng tâm sự cô đơn, đối diện cùng trăn trở… Tiền là bạc, nhưng giấc ngủ vốn là vàng! Có thể con người đến một giai đoạn nào đó, chỉ có thể sờ thấy vàng trong vô vọng…

Đồng cảm cùng tác giả, bài bình luận này mong được giới thiệu đến bạn đọc một góc khuất trong nỗi sầu mất ngủ! Hy vọng rằng qua bài viết bạn đọc bốn phương được trải nghiệm và rút ra cho mình một liệu pháp khả dĩ chống Cạn Đêm. Và hy vọng lớn nhất đối với người viết: Qua những gì bình luận, tâm trạng Cạn Đêm không rơi vào chính mình…

VL – 14.5.2020

MacDung
READ MORE - CẠN ĐÊM - MacDung bình thơ Nguyễn Hồng Linh

NGỤ NGÔ Ê-DỐP - Ngọc Châu dịch sang thơ Song thất lục bát


17. The Raven and the Swan  

  A Raven saw a Swan and desired to secure for himself the same beautiful plumage. Supposing that the Swan's splendid white color arose from his washing in the water in which he swam,  the Raven left the altars  in the neighborhood where he picked  up his living, and took up residence in the lakes and pools. 
But cleansing his feathers as often as he would, he could not change their color, while through want of food he perished. 
Change of habit cannot alter Nature.   
 
Quạ và Thiên nga

Quạ đen ngắm Thiên nga đẹp đẽ
Rất mong mình có thể thay lông
Cho rằng do tắm nước trong
Nên Thiên nga mới trắng bong thân hình

Quạ liền bỏ nơi mình đang ở
Xuống đầm, hồ hớn hở lội, bơi
Nhưng rồi tắm mấy ngày trời
Lông đen vẫn thế, khổ đời Quạ không

Lại còn chuyện nước trong, cá lội
Quạ không còn cơ hội kiếm ăn
Đói lâu, hẳn chết nhăn răng
Thói quen thay đổi được chăng, Quạ già?!

Ngọc Châu dịch.
 
 
18.The Piglet, the Sheep, and the Goat   
 

  A Young Pig was shut up in a fold-yard with a Goat and a Sheep. On one occasion when the shepherd laid hold of him, he grunted and squeaked and resisted violently.  The Sheep and the Goat complained of his distressing cries, saying, "He often handles us, and we do not cry out." 
To this the Pig replied, "Your handling and mine are very different things.  He catches you only for your wool, or your milk, but he lays hold on me for my life." 

Heo con, Cừu và Dê

Heo con bị nhốt trong bãi nhỏ
Cừu và Dê cùng ở, ăn theo
Một lần chủ trại tóm Heo
Heo ta kháng cự, thét kêu kinh hoàng.

Cừu và Dê lấy làm khó chịu
Với tiếng kêu, la réo ồn ào
Nói rằng «Họ tóm chúng tao
Cả hai có giãy giụa, gào gì đâu… »

Heo con nói «khác nhau hẳn đấy
Tóm bà Dê họ lấy sữa tươi
Tóm ông Cừu xén lông thôi
Tóm tôi lấy thịt thì đời còn không?»…

Ngọc Châu dịch.

19. The Oxen and the Butchers 

The Oxen once upon a time sought to destroy the Butchers, who practiced a trade destructive to their race.  They assembled on a certain day to carry out their purpose, and sharpened their horns for the contest.  But one of them who was exceedingly old (for many a field had he plowed) thus spoke:  "These Butchers, it is true, slaughter us, but they do so with skillful hands, and with no unnecessary pain.  If we get rid of them, we shall fall into the hands of unskillful operators, and thus suffer a double death: for you may be assured, that though all the Butchers should perish, yet will men never want beef." 
Do not be in a hurry to change one evil for another.
 
Bò và đồ tể

Xưa Bò mộng đã tìm cách diệt
Đám người chuyên nghiệp giết thịt bò
Để dòng giống sau khỏi lo
Chúng từng họp, chọn thời cơ tiến hành

Nhiều con đã mài nhanh sừng nhọn
Nhưng cụ bò già khọm khuyên ngay
Mấy tay đồ tể hiện nay
Đáng ghét thật nhưng chúng hay tay nghề

Thoát được chúng họ thuê bọn khác
Lũ tay mơ đâu chắc đã hay
Một khi chúng đập run tay
Thì bò đâu thể chết ngay tức thì

Chết hai lần sẽ nguy lắm đấy
Mà người ta chưa ngấy thịt bò
Chớ nên vội vã tìm dò
Một bọn cực ác thay cho bọn này.
 
 Ngọc Châu dịch.


  20. The Mules and the Robbers 

  Two Mules well-laden with packs were trudging along.  One carried filled with money, the other sacks weighted with grain.
The Mule carrying the treasure walked with head erect, as if conscious of the value of his burden, and tossed up and down the clear-toned bells fastened to his neck.  His companion followed with quiet and easy step.
  All of a sudden Robbers rushed upon them from their hiding-places, and in the scuffle with their owners, wounded with a sword the Mule carrying the treasure, which they greedily seized while taking no notice of the grain.
The Mule which had been robbed and wounded bewailed his misfortunes.  The other replied, "I am indeed glad that I was thought so little of, for I have lost nothing, nor am I hurt with any wound."    

Hai con La và bọn cướp

Cùng đeo nặng hàng đang rong ruổi
Hai con La sọt, túi ngang hông
Một con - tiền đúc vàng ròng
Con kia - bao tải bên trong mạch, mì

La chở tiền bước đi khệnh khạng
Đầu ngẩng cao ra dáng tự hào
Lắc lư chuông cổ vui sao
La kia im lặng theo sau lẹ làng

Lũ cướp đã sẵn sàng chờ đợi
Rất bất ngờ xông tới tấn công
Quay cuồng hỗn chiến số đông
La mang vàng suýt mạng vong trận tiền

Mì bọn cướp chẳng thèm dòm ngó
La bị thương khốn khổ kêu than
Chuyện không may xảy giữa đàng
La kia đứng đó bình an như thường:

“Tớ không khoe, vết thương chẳng thấy
Không  mất gì, mì hãy còn nguyên…”

NGỌC CHÂU dịch.

READ MORE - NGỤ NGÔ Ê-DỐP - Ngọc Châu dịch sang thơ Song thất lục bát

NỠM CÁI ĐÈN CÙ - Thơ Lê Phước Sinh




NỠM CÁI ĐÈN CÙ

kéo nhau tay nắm lòng vòng
chạy từ bắc lại sang đông
nghênh ngang cờ võng lọng thiếp
thẹn thùng mây nước núi sông
đốt nóng xoay tròn buông xõa
xuýt xoa, con trẻ thiên đàng
khú đế già, Trạng Quỳnh  diễu
- Qua đò xem hát, cồn sông...

                   Lê Phước Sinh

READ MORE - NỠM CÁI ĐÈN CÙ - Thơ Lê Phước Sinh

MI THỨ - Thơ Lê Kim Thượng



     Nhà thơ Lê Kim Thượng


MI THỨ

Tan trường, sánh bước bên nhau
Đường quê ngơ ngẩn đỏ màu Phượng bay
Chiều nghiêng, nắng đổ vai gầy
Giọt vàng rơi rụng, hoa đầy áo e
Cỏ non đan gót chân mềm
Gió qua kẽ lá nhẹ êm tiếng đàn...
Bến sông, ngồi đợi đò sang
Mưa nguồn nước đục, sông vàng trôi trôi
Hàng mi khép kín bồi hồi
Bờ môi mọng đỏ gọi mời nụ hôn
Tóc huyền óng ả dài suôn
Tay anh mười ngón đan luồn tơ vương
Giọng em “Thưa... dạ...” dễ thương
Môi hoa, hơi thở ngọt hương tình nồng
Trao tôi đôi má nõn hồng
Thiết tha nồng ấm, một vòng tay tiên
Trao tôi rạo rực, hồn nhiên
Cuộc tình thơ dại, ngoan hiền ngây thơ
Những ngày nửa tỉnh, nửa mơ
“Cầu tre lắt lẻo...” đôi bờ nhân gian...                         

Đôi ta “Gãy gánh giữa đàng...”
Còn đây, Một - Dấu - Chấm - Than... chuyện tình
Còn đây một bóng, một hình
Trở trăn, trăn trở một mình riêng đau
Chợ Tình, tìm chẳng gặp nhau
Chỉ còn ánh mắt hoen màu thời gian
Hai đầu nỗi nhớ giăng ngang
Sông đầu, sông cuối... đôi đàng tương tư...
Em đi có biệt, không từ
Đợi chờ héo hắt, đỏ nhừ ngóng trông
Em đi về phía Xuân hồng
Trầu xanh, cau thắm, rượu nồng...Vu quy
Anh đi về phía cách ly
Cung đàn Mi thứ... Nốt Si não nề...
Có người con gái tóc thề
Theo chồng xứ lạ, nhớ về Sông Dinh
Có người con gái đa tình
Giờ thành Cô phụ... một mình ru mưa
Vấp vào nỗi nhớ ngày xưa
Bước chân vô định, đong đưa phận người...                      

                       Nha Trang, tháng 5. 2020
                             LÊ KIM THƯỢNG

READ MORE - MI THỨ - Thơ Lê Kim Thượng