Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Sunday, June 15, 2014

MÌNH LẠC NHAU RỒI CÔ GIÁO ƠI - thơ Trúc Thanh Tâm




Không về quê em như đã hứa
Xin gởi lòng anh những nhớ thương
Cái thuở tung tăng cùng đến lớp
Chọc em sướt mướt lúc tan trường !

Em không dám méc thầy dạy lớp
Một lần rủ bạn đến nhà anh
Trái tim sao cứ hồi hộp lạ
Chẳng lẽ ai kia, méc mẹ mình !

Tản cư nên anh rời trường quận
Từng chùm hoa phượng đỏ ước mơ
Hãy giữ nghe em trang lưu bút
Kỷ niệm tình yêu tuổi học trò !

Em vào sư phạm anh vào lính
Cuộc đời mỗi đứa mỗi hành trang
Nếu còn duyên số ta gặp lại
Hay đã chia nhau cuộc phũ phàng!

Mới đó, mười năm mờ nhân ảnh
Nhớ em chỉ thấy lá vàng rơi
Mắt xưa chợt thoáng niềm vui cũ
Mình lạc nhau rồi cô giáo ơi!

TRÚC THANH TÂM

  ( Châu Đốc )
READ MORE - MÌNH LẠC NHAU RỒI CÔ GIÁO ƠI - thơ Trúc Thanh Tâm

HOANG ĐƯỜNG - thơ Lý Hiểu

Kính tặng anh Nguyễn Phú Long



Chỗ muốn đến mà không đến được!
Động thiên thai cỏ mượt hoa chen
Vực đèo nối tiếp liên miên
Ngăn cách tiên tục thêm phiền lòng ai

Tóc bạc trắng ôm hoài ái ngại
Em mi xanh mộng trải đêm nồng
Ngực vun đồi núi chập chồng
Xanh xao  thung lũng hút hồn thế nhân

Em nương theo tàn vân màu đỏ
Lên non cao thổi gió mùa xuân
Ta đang chới với sông Tần
Nghe em giễu cợt hẹn lần tái sinh

Em hỏa diệm trào tình khốc liệt
Uống đi nào say chết ai đâu
Cuồng ngôn đảo lộn sắc màu
Hồn chìm hoang tưởng gọi nhau ời ời

Ta thế tục vô thời mạt vận
Em ca nhi nuốt hận phong trần
Mù màu đen trắng phân vân
Tri âm đồng điệu chẳng lần gặp nhau

Tranh tố nữ phai màu thảm hại
Đóa hoa tình khép lại trong mơ
Bướm đêm đậu ở vườn thơ
Ta-Em lạc giữa giấc mơ hoang đường

                           Lý Hiểu

                        VA 06/2014
READ MORE - HOANG ĐƯỜNG - thơ Lý Hiểu

NHỊP THỞ CỦA ĐẤT - thơ Nguyễn An Bỉnh



Xin hãy lắng nghe lời gió kể
Khi băng qua những cánh đồng không mông quạnh
Sau mùa gặt trơ lại những gốc rạ vàng hoang vắng
Còn ngai ngái thơm mùi sửa lúa non tươi 

Lũ vịt háo hức sục tìm những hạt lúa rớt rơi
Nhìn cụm khói đốt đồng lan man trong lưng chiều gió mát
Lại nhớ những vụ mùa năm xưa đất phèn thất bát
Mơ một ngày bưng bát cơm thơm

Mơ một ngày mặc áo mới đến trường
Đắng cay lắm những năm dài giáp hạt,niềm riêng đau đáu
Mùa nước nổi vượt qua sông Tiền sông Hậu
Mẻ lú đầy biết tới vụ cá linh non

Chợ âm phủ, Tha La rộn ràng phiên chợ sớm đầu hôm
Tiếng cá  quẩy bờ kênh  sao vui tai lạ
Muốn hôn vạt đất mềm trong nỗi bình yên êm ả
Thương mẹ cha nặng tình với đất bạc sờn vai 

Rưng rưng nghe sâu thẳm có tiếng thở dài
Trong lòng đất rạ rơm chờ ngày oải mục
Tiếng vỡ òa theo từng luống cày thao thức
Đất yêu người nên chẳng lép từng bông

Thêm chút duyên làm lúa chẳng nghẹn đòng
Tiếng chim khách hót râm ran trên cành xoan đầu ngỏ
Hình như nghe trong tiếng thì thầm đất thở
Có hương thơm từng bông lúa chín sớm chiều nay. 

                                Nguyễn An Bình

READ MORE - NHỊP THỞ CỦA ĐẤT - thơ Nguyễn An Bỉnh

CANH GÀ THỌ XƯƠNG - phiếm luận Chu Vương Miện




Canh gà Thọ Xương là thơ dân gian. Ở nước ta, các cụ ngày xưa thường nói “đêm năm Canh ngày sáu Khắc”, đây là đơn vị để tính giờ của ngươì Việt xưa, vậy chúng tôi xin trình bày vấn đề này ra đây để bà con cô bác coi chơi, ai thâý cần bàn thêm xin cứ tiếp lơì tiếp chữ.
Theo tòa Khâm Thiên Giám Việt Nam ngày trước vưà soạn Âm Lịch, vừa soạn mùa, vừa soạn giờ, (có theo Tàu Trung Hoa chút đỉnh) để các thầy bói, thầy số, thầy cúng, nhất là thầy coi số Tử Vi chiếu theo đó mà hành sự chứ thì không biết được nào mà mò.
Ngày thì có 12 giờ, trước năm 1945 thì giờ là số chẵn, sau năm 1945 thì giờ chuyển thành số lẻ. Giờ bắt đầu từ lúc nửa đêm.
Giờ Tý từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng
Giờ Sửu từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng
Giờ Dần từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng
Giờ Mão từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng
Giờ Thìn từ 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng
Giờ Tỵ từ 9 giờ sáng đấn 11 giờ sáng
Giờ Ngọ từ 11 giờ sáng đến 01 giờ trưa
Giờ Mùi từ 01 giờ trưa tơí 03 giờ chiều
Giờ Thân từ 03 giờ chiều đến 05 giờ chiều
Giờ Dậu từ 05 giờ chiều đến 07 giờ tối  
Giờ Tuất từ 07 giờ tối đến 09 giờ tối
Giờ Hợi từ 09 giờ tối tới 11 giờ đêm.
Đủ một ngày 24 giờ theo đồng hồ.

Bây giờ thì chúng tôi lan man qua “Đêm năm Canh ngày sáu Khắc”, được phân chia theo kiểu hoàn toàn không khoa học chút nào.
Đêm năm Canh:
Canh Một bắt đầu từ 07 giờ tối đến 09 giờ tối [ngay vào giờ Tuất]
Canh Hai bắt đầu từ 09 giờ tối đến 11 giờ đêm [ngay vào giờ Hợi]
Canh Ba bắt đầu từ 11 giờ dêm đến 01 giờ sáng [ngay vào giờ Tý]
Canh Tư bắt đầu từ 01 giờ sáng đến 03  giờ sáng [ngay vào giờ Sửu]
Canh Năm bắt đầu từ 03 giờ sáng đến 05 giờ sáng [ngay vào giờ Dần ]
Ngày Sáu Khắc bắt đầu vào Bẩy giờ sáng tức là đầu giờ Mão .
Tính theo giờ Việt Nam của ta thì một ngày một đêm  có năm canh [tức là có 10 giờ vào ban đêm] từ giờ  từ giờ Tuất đến giờ dần, còn ngày có sáu Khắc có 7 giờ ta tương đương vơí 14 giờ của Âu Châu, nhưng đêm năm Canh thì không có gì khác biệt, còn ngày sáu Khắc thì đến giờ phút này cũng không rõ ràng minh bạch chi cả, vì cũng không có ai ở không để bàn thêm san định, bổ sung bổ túc thêm, nên Khắc nó cứ tối mò mò y như đêm ba mươi vậy.
Theo học giả Hoàng Xuân Hãn thì chủ trương , Khắc là 1/100 cuả một ngày, tức là 1 khắc tương đương là 14 phút 24 giây của Tây.
Còn về học giả Đào Duy Anh thì cho là cứ 15 phút là 1 Khắc [tức ¼ giờ].
Còn nhà Tự điển Thanh Nghị thì cho Khắc là 1/6 của ngày tức là một Khắc tương đuơng vơí một giờ .
Đêm năm canh [là 10 giờ đêm]; ngày sáu Khắc: ban ngày có nghĩa là chia đồng đều một Khắc là 2 giờ 20 phút chẵn choì.
Nhưng cũng có nhiều người không hoàn toàn nhất trí cao vơí các quan điểm được nêu trên, họ đề nghị rộng rãi như sau: đêm có năm Canh: từ Canh Một đến Canh Năm [từ 7 giờ tối đến 5 giờ sáng]; ngày có sáu Khắc: từ 5 giờ sáng đến 5 giờ chiều, tức là 12 giờ, giờ Dậu từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối không tính tới làm cái chi [ví là cái khoảng thơì gian tranh tôí tranh sáng ngày không ra ngày mà đêm chả ra đêm, giờ mà tiếng chiêng thu không để quân lính đóng cửa thành] không cần Giờ hay Khắc chi cả.
Đã thế có người chủ trương thêm: vậy thì tại sao caí giờ từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng cũng là vào lúc giao thời giữa Đêm và Ngày thì không cần thuộc vào loại Giờ hay Canh gì cả cũng được?
Phần này viết thêm cho vui, trong phim truyện của  Trung Hoa [gồm Hoa Lục, Hồng Kông và Đài Loan] thì Canh đây là hai tiếng đồng hồ của Tây Phưong và bằng một giờ cuả Á Châu, ví dụ :
Sau một cuộc chiến kết thúc, kẻ chiến thắng đội nón ra đi thì kẻ bên thua nói rằng: “Thưa tiền bối làm ơn giải khai huyệt đạo dùm sư đệ của tiếu nhân, nếu không thì trời đất bao la, biết tìm tiền bôí ở phương lai xứ sở nào?
Thì vị tiền bôí bèn cười khà khà, cười đến nỗi không thể ngậm mồm vào được nữa, thong thả trả lơì:
Theo cách điểm huyệt của bổn môn ta thì khoảng 2 canh giờ là huyệt đạo tự động khai mở, khỏi phải cần giải huiyệt làm chi cho mất thì giờ.
Hoặc trong tác phẩm Ỷ Thiên Đồ Long ký thì có đoạn viết như sau :
“Đạo kiếm thuật cốt yếu là nhẹ nhàng linh hoạt, tối thiểu cũng phải tập luyện vài chục năm, khi lâm địch mới có thể đắc tâm ứng thủ, thuần thục tự nhiên, bèn gật đầu nói:
Trương giáo chủ đi học chiêu, ta ở đây chờ, học hai Canh giờ liệu xong hay chưa?
Trương Tam Phong noí:
Không cần đi đâu xa, ta dậy ngay tại đây. Vô Kỵ học ngay tại đây thôi, học xong hành luôn, chưa tơí nửa Canh giờ là xong pho Thái Cực Kiếm.
[Trang 322 Ỷ Thiên Đồ Long Ký bản dịch của Lê Khánh Trừơng – Lê Việt Anh Nhà Xuất bản văn Học Hà Nội - 2002]
Vài trang trước cũng có noí như vậy. Còn Canh của Việt Nam ta thi chả biết dùng để làm cái gì [hành chánh cũng không mà đơì thường dân gian cũng không, rõ là ở không nhiều chuyện]
Bây giờ trở lại vơí cách xem giờ [coi giờ ]. Truyền thống dân tộc ta, cứ đêm năm Canh theo tiếng trống ở Điếm Canh là biết canh mấy, canh Một thì một duì trống canh Hai thì hai duì, đến Canh Năm thì đánh đủ năm tiếng trống vào lúc Ba giờ đêm [đánh vậy là xong nhiệm vụ cuả tuần canh điếm canh. Sau canh năm từ khoảng 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng là giờ tự do của con Gà; con Gà không có được làng xã quận huyện nào trao nhiệm vụ gì cả dù cả đêm lẫn ngày, trong khoảng thờì gian từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng, từ lúc mặt trơì mọc, muốn gáy bao nhiêu thì gáy, tự do mà gáy, không có ai cấm cản, bắt bớ gáy để chào mặt trơì, chào bình minh, chào một ngày mơi, gáy để ve gái, gáy để dụ gà trống khác đá chơi cho đỡ buồn ? vì gà tức nhau vì tiêng gáy [một con gáy thì sẽ có nhiều con gáy trả lời đáp lễ lại].  Sau đó thì nam phụ lão ấu cùng trâu bò ra ruộng ra đồng, làm việc đồng áng nên kinh thi có bài thơ như sau:
Nhật nhập nhi tác
Nhật Xuất nhi tức
Diễn nghiã:
Mặt trời mọc thì làm
Mặt trơì lặn thì nghỉ
Cày ruộng lấy mà ăn
Đào giếng lấy mà uống
Oai vua chả ăn nhằm gì tơí ta
[KinhThi]
Kế đến đúng Ngọ là 12 giờ trưa, thì cây đứng bóng, nhìn bóng cây là biết giờ, nghỉ ngơi ăn uống một chập, thấy bóng nắng hơi nghiêng là qua giờ Mùi bắt đầu lao động trở lại, và khi nghe tiếng Chiêng trong quân doanh [trại lính] thì là bắt đầu giờ Dậu [trâu bò về nhà và gà vào chuồng tức là khoảng 5 giờ chiều đến 7 giờ tối, nhân dân bà con ta cứ vậy mà sống 4000 năm tơí bây giờ, không bao giờ cần mua đồng hồ làm cái gì? đeo vào thêm nặng tay. Về đêm thì các điếm canh có khắc dấu vào một cây cột hiên ngoài, tuần canh cứ nhìn theo sao Hôm trụ ở chỗ nào [đến chỗ nào thì là Canh mấy] mà dộng trống. Ban đêm cứ nghe tiếng Chuột rúc rích tức là chuột kêu thì đúng là giờ Tý canh Ba không sai sót 1 ly ông cụ nào. Và gần một trăm năm Pháp thuộc, ngoài Canh và Khắc truyền thống thì bà con ta lại được một cách coi ngày giờ cuả mẫu quốc, cứ sáng khoảng 5 giờ thì đồn lính Tây lại có kèn [goị là Kèn La vầy] thâỳ cai kèn thôỉ như sau :
Con bò kéo xe
Con bò xe kéo
Nghe là biết ngay giờ báo thức để lính tập Khố Xanh dậy tập thể dục, [tắm rửa và ăn sáng], đến khoảng 5 giờ chiều thì có một hôì kèn :
Cho lính ta về
Cho lính ta ăn
Bài viết này đến đây ngươì viết nghĩ rằng cũng tạm là đủ dù là rất ngắn, bà con anh em ai có nhã hứng xin mời nôí điêu.

                                        Chu Vưong Miện



READ MORE - CANH GÀ THỌ XƯƠNG - phiếm luận Chu Vương Miện