Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Saturday, August 11, 2012

Chùm thơ của Nguyễn Thanh Bá


CHƠI  Ù  MỌI

Tôi với em chơi trò ù mọi
Người nầy thua cuộc cõng người tê
Tôi nhanh chân chạy bắt em được
Em cõng tôi  trông thật nặng nề

Lúc lớn khôn không chơi ù mọi
Nên tôi đã chạy kém thua rồi
Người ta nhanh quá giành em mất
Để một mình tôi với lẻ loi

Khôn lớn làm chi cho lẻ loi ?
Sao không còn bé để mà chơi !
Tha hồ nhảy nhót môn ù mọi
Mãi được gần nhau – em với tôi !



CHƠI NHẢY DÂY

Cả bọn chụm đầu
Chơi nhảy dây
Tôi vì nhảy kém
Té trầy tay
Em thì nhảy giỏi
Chân thoăn thoắt
Tôi đứng vòng ngoài khen
Rất hay !
Lúc lớn khôn rồi
Không nhảy dây
Cũng không đuổi bướm
Chạy như bay
Em cùng nhười khác
Đi phương khác
Để nhớ . . .
Tôi mang mỏi tháng ngày !



CHƠI   ĐÁNH   THẺ

Trái bưởi non sau vườn mới rụng
Em vội vàng nhặt giữ trong tay
Chiều rủ bạn làm hòn đánh thẻ
Em cười – tôi cảm thấy vui thay

Mười chiếc thẻ trải đều chân nõn
Đầu nghiêng nghiêng tóc thả bay bay
Trái bưởi tung lên rồi hạ xuống
Gọn gàng xinh xắn giữa lòng tay

Từ khôn lớn thôi chơi trò đánh thẻ
Trái bưởi non lăn lóc ở sau vườn
Em chừ đã dời xa xứ khác
Tôi nhớ người đánh thẻ . . . xưa thương !

            

NGUYỄN THANH BÁ
thanhbaxabang@yahoo.com.vn
READ MORE - Chùm thơ của Nguyễn Thanh Bá

MẸ CỦA CHÚNG TA LÀ MỘT NGÀY - Nguyễn Đức Tùng


M ca chúng ta là mt ngày

Khi v nhà bui trưa nóng nc
Anh nm lăn ra ng mt gic
Trên tm phn bóng như gương

Như mt người đã làm xong bn phn
Không nghe ct kèo kêu răng rc
Mi mt thi gian

Cái còn li ca mt ngày
Không phi là tro bi
Tnh dy, mt tri sp ln
Ánh sáng g xong tm mng che mt
Ra khi tâm hn anh

Ngoài hiên con ong bay rì rào rì rào
Đó là mt ngày
Anh có th làm bt c điu gì

Đi thăm mi tình đu
Gõ ca phòng ch anh và hi
Đôi giày ca em đâu?

Đó là ngày anh gp li
K thù xưa trong ngõ hm
K cướp đi ca anh: nhà ca, bn bè, m cha, tui tr
Mt tên cướp đã già, lưng cong, má hóp, mt m
Đi bán ve chai, rao khn ging
Anh chi th mt chp

Ri phá lên cười
Ri li khóc
Ri quay mt đi
Ri li cười
                                           
Đó là mt ngày
Anh m toang các cánh ca ca dòng sông
Quét sch mng nhn trên mt h sen hng

Nm nga trước sân đình
Mơ màng nh người con gái
Hôn anh đánh cht mt cái
Năm 13 tui
                                          
Đó là ngày
Anh đng
Ngm mt người tòng teng ming vc
Trên đu: con cp, dưới chân: hang núi
Hai con chut : trng, đen

Sp cn đt dây leo. Mt ngày nước giếng trong leo lo
Anh v đu làng gp mt cây đa
Thy “con chim phượng hoàng bay qua hòn núi bc
Con cá ngư ông móng nác ngoài khơi”

Trong quán ht tóc có cây đàn ghi-ta
Và cui xóm: mt nàng thiếu n
Đó là mt ngày
Anh đã làm xong bn phn

Khi v nhà
Anh đi thng xung bếp

Như m anh vn còn đó

Anh đi thng ti cái chết
Hi thăm tin tc ca người thân

Như chưa bao gi có cuc chiến tranh


Nguyn Đc Tùng
READ MORE - MẸ CỦA CHÚNG TA LÀ MỘT NGÀY - Nguyễn Đức Tùng

THỬ TÌM HIỂU TÊN CỦA THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ - Hoàng Đằng



Đông Hà bây giờ là một thành phố, dân số gần 100,000; diện tích trên 7.000 ha, trải rộng trên 9 phường: phường I, phường II, phường III, phường IV, phường V, phường Đông Thanh, phường Đông Giang, phường Đông Lễ, phường Đông Lương.

 Đông Hà bây giờ như một đại thụ cành sá sum sê, nhưng nên biết rằng cái hạt mầm của nó trước đây rất nhỏ; ngày ấy, chiều dài tính từ ngả ba (nơi QL 9 gặp QL 1), đến nhà thờ Công giáo (nay là nhà khách Hữu Nghị)  khoảng 500 m, chiều ngang tính từ Bưu Điện (lầu Ô. Trần Triệu Thành cũ) xuống chợ, khoảng 300 m, nghĩa là chỉ rộng khoảng 15 ha (500 m x 300 m = 150,000 m2).

Vùng hạt mầm đó gồm đất biền bãi và đất đồi nằm trong lãnh thổ của làng Tây Trì (cái ao nằm phía tây ?); phần lớn còn bỏ hoang vì dân Tây Trì còn ít, chưa đủ sức canh tác hết.

Cách đó khoảng 2 km về hướng tây, có một làng cũng mang tên Đông Hà - con sông nằm ở phía đông (?); nếu định vị một cách tạm cho là hợp lý thì làng nằm phía đông nam của con sông; như thế, theo cách xếp từ trong ngữ pháp Hán-Việt, phải gọi là “Hà Đông”. Có lẽ người đặt tên làng đã sắp xếp từ theo ngữ pháp thuần Việt. Làng này có đã lâu đời, hoàn toàn khác với thị tứ Đông Hà mới hình thành trong thập kỷ 1930.

Theo tài liệu của Tổng Cục Đường Sắt Việt Nam, tuyến đường sắt Bắc – Nam hoàn thành vào năm 1936. Nhà ga Đông Hà được xây dựng ở một đỉnh đồi cao - nay còn vết tích bên cạnh gác chắn tàu (gần giao lộ giữa đường Hùng Vương và đường Trần Hưng Đạo). Thời ấy, nhà ga là một trạm tiếp chuyển quan trọng: Hành khách và hàng hóa từ Lào về bằng xe hơi theo Quốc Lộ 9, tiếp tục hành trình bằng xe lửa ra Bắc vào Nam theo tuyến đường sắt Bắc – Nam và ngược lại.

Việc làm ăn mở ra, một số nhà kinh doanh từ ngoài tỉnh và trong tỉnh đến đây lập cơ sở, xây dựng kho tàng, lập những đoàn xe vận tải. Đồng thời, một khu chợ được lập nên, tạo thành nơi trao đổi hàng hóa giữa miền xuôi - miền ngược; nhiều phố buôn dựng lên gần chợ. Đông Hà tuy nhỏ đã mang dáng dấp và không khí một thị tứ dịch vụ, thương mãi.

Ga Đông Hà quyến rũ dân đến định cư, nên mới có thị tứ Đông Hà. Không có nhà ga, chắc chắn Đông Hà chưa thành hình vào lúc đó. Vì vậy, từ “ga” đã lấn lướt từ Đông Hà trong một thời gian dài, nếu đi Đông Hà có việc gì, người ta bảo đi “ga”: Đi “côi” ga, đi “đưới” ga, đi vô ga, đi ra ga. Đi ga không nhất thiết phải để mua vé tàu đi đâu hay nhận hàng hóa gì mà có thể đi chợ, đi mua sắm, đi thăm bà con, đi giao dịch ... ở thị tứ. Từ năm 1975 đến giờ, không thấy ai dùng “ga” để ngụ ý là “Đông Hà” nữa.

Điều thắc mắc là tại sao thị tứ hình thành trên lãnh thổ làng Tây Trì mà lại mang tên làng Đông Hà, một làng nằm về phía tây làng Tây Trì.

Trong thập kỷ 1950 và 1960, đặc biệt trong các công văn, người ta có dùng từ Đồng Hà; vì vậy, có người suy luận rằng thị tứ Đồng Hà lập trên cánh đồng tên là đồng Hà (cánh đồng sát bờ sông) của làng Tây Trì. Vào thời xa xưa thì không biết chứ hiện nay làng Tây Trì không có cánh đồng nào gọi là đồng Hà, mà chỉ có các cánh đồng sau đây: đồng Đội, đồng Me, đồng Rôộc, đồng Nẩy, đồng Trung Môn, đồng Cổ Ngựa, đồng Ruộng Sổ, đồng Mai Thừa và đồng Cồn Lòi. Thế thì có thể người ta đã sai lầm trong phát âm từ và viết chữ; đã gọi Đồng Hới ngoài Quảng Bình thì cũng gọi Đồng Hà ở Quảng Trị. Chứ thật ra, Đông Hà mới đúng.

Ga được xây dựng sau khi cầu xe lửa bắc qua sông Hiếu xong. Sông Hiếu ngăn cách 2 làng: Nghĩa An và Đông Hà; làng Nghĩa An ở bắc sông, làng Đông Hà ở nam sông. Việc làm cầu khởi công ở bờ nam, và lán trại dành cho công nhân cũng ở bờ nam nghĩa là trên đất làng Đông Hà. Thời ấy kỹ thuật còn hạn chế, thời gian thi công phải kéo dài. Những kíp đốc công cũng như công nhân ở làng Đông Hà lâu ngày, cái từ Đông Hà được nghe liên tục, trở thành nhập tâm; hơn nữa, nơi lập ga là đất hoang nhàn, ngành đường sắt hồi đó cũng không rõ thuộc làng nào; vì vậy để đặt tên ga, người ta đề nghị và quyết định lấy cái tên đã quen ấy. Và tên “ga Đông Hà” bắt nguồn từ đó. Cái tên “Đông Hà” cũng dễ Pháp hóa. Giả sử đưa ra 2 tên để chính quyền Pháp lựa chọn: Ga Đông Hà và ga Tây Trì, thì họ sẽ chọn tên ga là Đông Hà vì Đông Hà, trong tiếng Pháp, phát âm dễ hơn Tây Trì. 

Ngọn nguồn việc đặt tên thành phố Đông Hà là vậy; bạn đọc ai có ý kiến gì khác không?

09/8/2012

Hoàng Đằng



.
READ MORE - THỬ TÌM HIỂU TÊN CỦA THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ - Hoàng Đằng

GỌI ĐÀN - Lê Văn Hảo

Cựu học sinh Hải Lăng

Gửi bạn hữu cựu học sinh Hải Lăng đang lưu lạc tha phương.


Đời đẩy đưa chia ly ta muôn ngã
Kẻ chân trời người góc bể ngược xuôi
Hải Lăng ơi! Hởi bạn hữu nơi nơi
Đang vang vọng lời ru thương và nhớ


Dẫu giàu sang hay đang trong nghèo khó
Chung một trường cùng nhớ thuở quần xanh
Bao nhiêu năm cách biệt chỉ riêng mình
Bởi phận số bước thăng trầm cuộc sống


Ngoãnh mặt lại đã nửa chiều xế bóng
Nghĩa tình xưa lắng đọng bỗng sục sôi
Tuổi thư sinh êm ả của một thời
Đang sống dậy trong ta người viễn xứ


Quãng thời gian bên nhau chung màu áo
Ôi hiền hòa đàn chim sáo thơ ngây
Ngày lại ngày đèn sách cũng một thầy
Nợ nghiên bút mãi đong đầy ký ức


Kỷ niệm tìm về tâm hồn náo nức
Nghe cõi lòng niềm hạnh phúc trào dâng
Càng nhớ thương bao bạn hữu tha hương
Đang mong đợi tiếng gọi đàn đoàn tụ


Bốn mươi năm chôn vùi tình nghĩa cũ
Bởi đường đời còn nặng nợ áo cơm
Mãi bon chen cho cuộc sống mất còn
Và lăn lộn theo vòng tròn thế sự


Sáu mươi năm cuộc đời ta đã đủ
Hãy tìm nhau xây lại chữ tâm giao
Còn bao lâu trong cái tuổi xế chiều
Ta gói trọn cho nhau tình bằng hữu.

Hè 2012
Lê Văn Hảo
69/22 đường 45, tổ 72, KP 10, Phường 14, Gò Vấp, TP HCM
ĐT: 0938 798 531


READ MORE - GỌI ĐÀN - Lê Văn Hảo