Phần 1 Lịch sử
Đất Quảng Trị ngày nay được sáp nhập vào nước ta vào hai thời kỳ cách nhau trên 200 năm.
Năm 1069 vua Lý thánh Tông đem quân đánh Chiêm thành bắt được vua Chiêm là Chế Củ.Chế Củ dâng 3 châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính để chuộc tội. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép: "Mùa xuân tháng 2, vua thân đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua nước ấy là Chế Củ và dân chúng 5 vạn người. Trận này, vua đánh Chiêm Thành mãi không được, đem quân về đến châu Cự Liên, nghe tin Nguyên phi (Nguyên phi Ỷ Lan) giúp việc nội trị, lòng dân cảm hoá, vui vẻ ,trong cõi bình yên, tôn sùng Phật giáo, nhân dân gọi là bà Quan Âm .Vua nói: “Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là đàn ông thì không được việc gì”, lần đi đánh nữa, lần này đánh đươc.”.
Đến năm thứ 4 niên hiệu Thái Ninh ( Ất mão) 1075 vua Lý Nhân Tông sai ông Lý Thường Kiệt đi tuần hành biên cương và phác hoa. bản đồ hình thế núi sông . Vua Lý đặt ba châu ấy làm phủ Tân bình. Lại dổi châu Địa lý làm châu Lâm bình và châu Ma Linh làm châu Minh Linh ,đồng thời xuống chiếu chiêu mộ dân chúng đến khai phá vùng đất ấy và sắp xếp lại viêc cai trị..
Hai châu Bố Chính va Địa Lý nay là tỉnh Quảng Bình và châu Ma Linh (Minh Linh ) nay là các huyên Vĩnh Linh và Gio Linh ,tỉnh Quảng Trị
Đáp ứng chiếu ấy, dân chúng các vùng phía Bắc, đông nhât là vùng Nghệ An vào khai khẩn lập nên làng xã.Theo Phan Khoang trong Việt Sử Xứ Đàng Trong cho rằng:Trong số di dân ấy những người cùng một họ cùng tụ tập một nơi lập thành một làng (xã)nên có các làng Ngô Xá, Hoàng Xá, Phan Xá, Vũ Xá …v.v.
Năm 1306 vua Trần Anh Tông gã Huyền Trân Công Chúa cho vua Chiêm thành là Chế Mân, Chế Mân dâng 2 châu Ô và Rí làm sính lễ .Năm 1307 đổi 2 châu này thành châu Thuận và châu Hoá sai Hành khiển Đoàn Nhữ Hài đến vỗ yên nhân dân.
Thuân Châu nay là vùng đất các huyên Triêu Phong và Hải Lăng tỉnh Quảng Trị và các huyên Phong Điền, Quảng Điên và Hương Trà tỉnh Thừa Thiên và Hóa châu nay là các huyên Phú Vang và Phu lộc tỉnh Thừa Thiên và các huyên Hòa Vang, Điện Bàn Đại Lộc, Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam hiện nay
Mặc dầu vùng đất này đã thuộc về Đại Việt, nhưng người Chiêm vẫn không chấp nhận nên họ cứ đem quân đến gây hấn, đánh phá để mong chiếm lai vùng này.Nhất là giai đoạn từ năm 1360 đến năm 1390 khi nước Chiêm có một vị vua anh hùng là Chế Bông Nga . Trong cuộc nam tiến của người Việt Vùng Thuân Hóa là vung chịu nhiều đau thương nhất vì việc gianh qua gianh lại giữa hai nước Chiêm_ Việt,
Trong thời thuộc Minh, Thuân Hóa cũng bi nhà Minh chiếm đong Theo sách Minh Chí được Lê Quý Đôn dẫn lại trong Phủ Biên Tap Luc thì thời ấy phủ Tân Binh có 37 xã, 2.132 hộ và 4238 nhân khẩu .Phủ Thuân Hóa co 79 xã, 1407 hộ và 3663 nhân khẩu
Phủ Tân Bình có 2 huyện trực thuộc là huyên Nha Nghi và huyên Phước Khang.
Phủ Tân Bình còn kiêm lãnh thêm hai châu là Chánh Binh và Nam Lĩnh và huyên Tả Bình
Phủ Thuân Hoa có 2 châu là : Thuận Châu có 4 huyên là Lợi Điền, Phi Lao, Ba lan , Yên Nhân. Hóa châu có 7 huyện là Trà Kệ , Lợi Bồng, Sá Lịnh, Tư Dung, Bố Đài, Bồ Lãng và Sĩ Vinh .
Sau khi Bình Định Vương Lê Lợi đánh đuổi đươc quân Minh lên ngôi vua là Lê Thái Tổ, Thuận Hóa cũng đươc thu hồi. Nhà Vua nhận thấy đây là một vùng đất quan trọng nên luôn sai các trọng thần vào trấn nhậm. Tuy vậy người Chiêm vẫn thường xuyên cho quân đến cướp phá, nhưng cũng chỉ dừng lại ở những cuộc cướp bóc mà thôi.
Năm Quang Thuận thứ 7(1466),Vua Lê Thánh Tôn cho thành lập chức Thừa tuyên tại 13 đạo. Đó là các đạo Thanh Hoa ,Nghệ An, Thuận Hóa, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, Yên Bang, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Ninh Sóc. Trong đó thừa tuyên Thuận Hóa gòm 2 phủ Tân Bình và Triệu phong. Phủ Tân Bình có 2 huyện là Khang Lộc, Lệ Thủy và 2 châu Minh Linh và Bố Chính. Phủ Triệu Phong có 6 huyện là Kim Trà, Đan Điền, Hải Lăng,Vũ Xương, Tư Vinh, Điện Bàn, và hai châu là Thuận Bình và Sa Bôi… Năm Hồng Đức thứ 21 (1490) vua Lê Thánh Tông cho đổi Đạo thành Xứ, Đồng thời cho định lại bản đồ toàn quốc.
Suốt mấy trăm năm, mặc dầu luôn luôn có sự tranh giành của người Chiêm, nhưng Thuận Hóa vẫn càng ngày càng phát triển. Dân chúng từ phía Bắc đã vào lập nghiêp tại vùng đất mới ngày càng đông. Họ lập nên làng (xã) biến vùng đất mới thành nơi trù phú.
Theo Ô Châu Cận Lục của Tiến sĩ Dương Văn An viết vào thời nhà Mạc thì ngay từ thời đó, đất Quảng Trị của ta hiện nay đã là môt vùng đất trù phú và các làng (xã) đã được thành lập khá nhiều vào thời đó.Tên các làng tại tỉnh Quảng Trị hiện nay đã có từ thời đó cụ thể như sau :
Châu Minh Linh có 65 xã
1. Tùng Công
2. Tân Sài
3. Minh Ái
4. Lân Trì
5. Cổ Trai
6. Tùng Luật
7. Đan Duệ
8. Tang Ma
9. Lâm Sài
10. Sa Lung
11. Hàm Hòa
12. Hồ Xá
13. An Điền
14. Thượng Lộc
15. Trung lập
16. Lai Cách
17. Xuân Mỵ
18. Bắc Bạn
19. Mô Nham
20. Thạch Ma
21. Cổ Hiền
22. Tiên Trạo
23. Vũ Tá
24. Phan Xá
25. HoàngCác Thượng
26. Hoàng Các Hạ
27. Tân Manh
28. Nguyễn Xá
29. Lâm Cao
30. Tứ Lại
31. Đặng Xá
32. Duy Viễn
33. Lại Xá
34. Thủy Ba Thượng
35. Thủy Ba Hạ
36. Vũ Xá
37. Kinh Môn
38. Bùi Xá
39. Lệ Môn
40. Cao Xá
41. Gia Môn
42. Hương Gia
43. Lại Phúc
44. Phúc Thị
45. Hà Lạc Thượng
46. Hà Lạc Hạ
47. Hy Nguyễn
48. Trí Tuyền
49. Trúc Lâm
50. Sùng Hoa Thượng
51. Sùng Hoa Hạ
52. Mai xá
53. Diêm Hà Thượng
54. Diêm Hà Hạ
55. Lâm Ngang
56. Duy Phiên
57. Thần Thái
58. Xuân Lôi
59. Hải Chữ
60. An Bạch
61. Bảo Phố
62. Thụy Khê
63. Nhĩ Thượng
64. Nhĩ Hạ
65. NhĩTrung
Huyện Vũ Xương có 59 xã
1 Hoa vi
2 Đông Dương
3 Diên Cát
4 An Nghi
5 Cổ Lũy
6 Toàn Giao
7 Đan Quế
8 Phương Lang
9 Cổ Kính
10 Trung Đan
11 Tiểu Khê
12 Văn Phong
13 Linh Vũ
14 Linh Chiểu
15 Đạo Đầu
16 Hội Khánh
17 Đại Hòa
18 Hòa Điểu
19 Vân Đóa
20 Vân Động
21 Hướng Ngao
22 Thượng Đô
23 Hạ Đô
24 Lang Gia
25 Nhan Qua
26 Ôn Tuyền
27 Ái Tử
28 Trung Chỉ
29 Thượng Đô
30 Hà Đô
31 Nghĩa Đoan
32 Chính Lộ
33 Thượng Nguyên
34 Trà Bát
35 Vĩnh Phúc
36 Thiên Áng
37 Lai Cách
38 Thanh Đằng
39 Trâm Hốt
40 Truc Giang
41 Kỳ Trúc
42 Bích Đàm
43 An Cư
44 An Việt
45 Truc Liêu
46 Bố Liêu
47 Lâm Gia
48 Trương Xá
49 Chính Đường
50 Kim Đâu
51 Trúc Kinh
52 Trúc Giang
53 Tiểu Áng
54 Tam Vô
55 Liên Trì
56 Tài Lương
57 Phù Ba
58 An Nhân
59 An Nghiệp
Huyện Hải lăng có 49 xã
1 An Thư
2 Vĩnh Hưng
3 Văn Quỹ
4 Câu Nhi
5 Hà Lộ
6 Lãng Uyên
7 Đoan Trang
8 Diên Sinh
9 Câu Hoan
10 Trà Trì Thượng
11 Trà Trì Hạ
12 Lam Thủy
13 Mai Đàn
14 Hương Lan
15 Hương Liêu
16 Long Đôi
17 Thái Nại
18 An Khang
19 Hoàng Xá
20 Xuân Lâm
21 Tích Tường
22 Như Lệ
23 Thạch Hãn
24 Cỗ Thành
25 Thượng Mang
26 Hoa Ngạn
27 Phù Lưu
28 Nha Nghị
29 Hữu Điểu
30 Hoa La
31 An Lộng
32 Hà Mi
33 Nại Cửu
34 Dương Lệ
35 Dương Chiếu
36 An Toàn
37 Động Giám
38 Dã Độ
39 An Dã
40 Quảng Đâu
41 Dâu Động
42 Phúc Lộc
43 Đại Bối
44 Tiểu Bối
45 Đại Bị
46 Tiểu Bị
47 An Hưng
48 Hà Bá
49 Đâu Knh
Xem bảng liệt kê các làng có từ thời nhà Lê ở trên ta thấy : Số lượng làng (xã) được thành lập trước khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa khá nhiều. Các làng không có tên trong danh sách này có lẽ được thành lập sau này qua nhiều thời kỳ. Hai huyên Hải Lăng và Vũ Xương - sau này đổi thành Đăng Xương từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát do phạm húy-không trùng với 2 huyện Triệu Phong và Hải Lăng bây giờ. Huyện Cam Lộ bây giờ, thời đó chưa có, phải sau một thời gian nũa mới có xã Cam Lộ và sau đó đổi thành Đạo Cam Lộ. Rất nhiều làng đổi tên khác.
Sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa ,vùng đất này không thay đổi nhiều .Chỉ từ khi chúa Nguyễn ra mặt chống đối họ Trịnh mới có những thay đổi, như năm 1604 lấy huyện Điên Bàn thuộc phủ Triệu Phong đặt làm phủ Điện Bàn lệ thuộc vào xứ Quảng Nam. Chúa Nguyễn Phuc Khoát chia phần đất do chúa Nguyễn cai trị từ Quảng Bình trở vào thành 12 Dinh, Đát Quảng Trị ngày nay gọi là Cựu Dinh với các huyện Hải Lăng, Đăng Xương và Minh Linh với 2 châu miền thượng du là Thuận Binh và Sa Bôi.
Năm Ất dậu (1765), Duệ Tông Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi, lúc này Chúa mới 12 tuổi, quyền hành đều nằm trong tay Trương Phúc Loan. Công việc nội trị ngày càng rối ren. Nhân cơ hội này, năm 1773, anh em nhà Tây Sơn nổi lên chiếm phủ thành Quy Nhơn. Ở phía Bắc chúa Trịnh nghe tin phía Nam có loạn nên tháng 5/1774 sai Hoàng Ngũ Phúc đem quân vào đánh chúa Nguyễn lấy cớ là để giúp trừ Trương Phúc Loan va dẹp “loạn” Tây Sơn. Quan binh chúa Nguyễn lúc này tinh thần không còn nên gặp quân Trịnh kẻ thì đầu hàng kẻ thì bỏ chạy nên đến tháng 12 quân Trịnh đã chiếm dược Thuận Hóa. Chúa Nguyễn chạy vào Quảng Nam, sau đó tiếp tục chạy vào Gia Định.
Theo truyền ngôn để lại. Đây là một giai đoạn rất đau khổ của dân Thuân Hóa .Tài sản tích góp mấy trăm năm bị quân Trịnh đốt phá sạch đến nổi Đại Nam Thực Lục chép như sau “Mùa đông tháng 10 Thuận Hóa bị đói to, mỗi lẽ gạo trị giá một tiền, ngoài đường có xác chết đói, người nhà có khi ăn thịt lẫn nhau”. Ngay trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn - là người lãnh đạo chính quyên chiếm đóng do chúa Trịnh cử vào - cũng phải viết rằng: “Lúc bấy giờ quân binh và nhân dân đang ở lẫn lộn với nhau. Các tỳ tướng và quân hiệu thì ỷ lại thế lực, họ lấy trộm các vật liệu và triệt hạ các chốn quân phòng cũ để làm những đồn mới. Họ lại còn chuyên quyền, bắt bớ và giam cầm và khám xét những người khác nữa.
Đồng tiền kẽm không được lưu hành, giá lúa gạo ngày càng nhảy vọt. Những nhà làm muối đều phải bỏ nghề nghiệp của mình … .Vì vậy mà những kẻ hung hãn, bạo tàn, càng ngày càng điêu ngoa đắc chí, còn những kẻ yếu hèn cô thế càng ngày càng sinh lòng phẩn uất, oán hờn”.
Đúng 200 năm sau, với cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm, nhân dân Thuận Hóa mà nhất là dân Quảng Trị cũng đã mất tất cả những gi dành dụm không biết bao đời do bom đạn. Hy vọng từ đây về sau sẽ không còn những mất mát đau thương như đã xảy ra trong quá khứ.
Đến năm Bính ngọ (1786) quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ, chỉ trong vòng mấy ngày đã đuổi dược quân Trịnh và chiếm được Thuận Hóa.
Năm 1801 sau khi chiếm lại được Thuận Hóa. Vua Gia Long cho lấy các huyện Hương Trà , Quảng Điền, Phú Vang thuộc phủ Triệu Phong làm dinh Quảng Đức. Lấy hai huyện thuộc phủ Triệu Phong là Đăng Xương và Hải Lăng, một huyện thuộc phủ Quảng Binh là huyện Minh Linh làm thành dinh Quảng Trị. Địa danh Quảng Trị bắt đầu xuất hiên từ đây. Đặt các ông Hậu quân Đinh Văn Dụ làm Lưu thủ. Ngô Triệu Cao làm Cai bạ. Nguyễn Viết Ưng làm ký lục, lãnh đạo dinh Quảng Trị.
Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), lấy đất 4 sách Viễn Kiều, Tầm Linh, Lang Tổng và Làng Liên đặt thành châu Hướng Hóa thuộc đạo Cam Lộ. Năm sau cải dinh Quảng Trị làm trấn và đến năm Minh Mạng thứ 11 (1830) đổi trấn thành tỉnh đồng thời cải đạo Cam Lộ thành phủ Cam Lộ. Năm Minh Mạng thứ 15 (1834), cải châu Hướng Hóa thành huyện Hướng Hóa. Năm Minh Mạng thứ 17(1846) cắt đất 2 huyện Đăng Xương và Minh Linh thành lập một huyên mới gọi là huyện Địa Linh. Như vậy đến cuối đời Minh Mạng, tỉnh Quảng Trị có 2 phủ, 5 huyện, 9 châu như sau:
Phủ Triêụ Phong có
1 Huyện Minh Linh
2 Huyện Đăng Xương (do Phủ kiêm trị)
3 Huyện Địa Linh
4 Huyện Hải Lăng
Phủ Cam Lộ có
1 Huyện Hướng Hóa
2 Châu Mường Vang
3 Châu Na Bí
4 Châu Thượng Kế
5 Châu Tá Bang
6 Châu Xương Thạnh
7 Châu Tầm Bồn
8 Châu Ba Lan
9 Châu Mường Bổng
10 Châu Lăng Thìn
Năm Tự Đức thứ 6 bỏ tinh, đổi thành đạo Quảng Trị trực thuộc phủ Thừa Thiên .Nhưng đén năm Tự Đức thứ 29 lại đổi thành tỉnh Quảng trị như cũ.
Năm Kiến Phúc nguyên niên (1884) đổi tên huyện Đăng Xương thành huyện Thuận Xương.Năm Ất dậu (1885) đổi huyện Minh Linh thành huyện Chiêu Linh. Năm Đồng Khánh nguyên niên (1886) đổi tên huyện Địa Linh thành huyện Gio Linh. Năm Thành Thái nguyên niên (1889) lại đổi huyện Chiêu Linh thành huyện Vĩnh Linh .Từ đây địa danh của tỉnh Quảng Trị ít có sự thay đổi.
Theo thống kê năm 1914 tỉnh Quảng Trị có 2 phủ, 4 huyện, 33 tổng và 570 xã,thôn. Chia ra như sau .
1. Phủ Vĩnh Linh có 5 tổng 129 làng
2. Phủ Triệu Phong có 5 tổng 93 làng
3. Huyện Hải Lăng có 4 tổng 81 làng
4. Huyện Gio Linh có 5 tổng 87 làng
5. Huyện Cam Lộ có 3 tổng 84 làng
6. Huyện Hướng Hóa có 11 tổng 96 làng
Sau Hiệp định Genève ngày 20/7/1954 phần lớn địa bàn quận Vĩnh Linh thuộc về Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và được gọi là khu vực Vĩnh Linh ngang với cấp tỉnh. Phần đất còn lại của quân Vĩnh Linh thuộc tổng Xuân Hòa nằm ở bờ nam sông Bến Hải thuộc về Việt Nam Cộng Hòa, cùng với 2 làng An Xá và An Lộc của quận Gio Linh chính quyền Miền Nam cho thành lập quận Trung Lương.
Sau năm 1975, Chính quyền cũng đã nhiều lần chia cắt và sáp nhập, nhưng nói chung cũng không thay đổi nhiêu . Chỉ đặc biệt là lập thêm 2 huyện là huyện Đa Krông và huyện đảo Cồn Cỏ. Hiện nay (2010), tỉnh Quảng Trị có 1 thành phố là Đông Hà, 1 thị xã là Quảng Trị và 8 huyện là Haỉ Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh,Vĩnh Linh, Hướng Hóa, Đa krông và huyện Cồn Cỏ
Nguyễn Đặng Kỳ
Tài liệu tham khảo:
- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
- Đại Nam Thực Lục
- Đaị Nam Nhất Thống Chí
- Phủ Biên Tạp Lục cua Lê Quý Đôn
- Ô Châu Cận Lục của Dương Văn An
- Việt Sử Xứ Đàng Trong của Phan Khoang
- Non Nước Quảng Trị của Nguyễn Đình Tư (bản photocopy)