Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Wednesday, June 1, 2011

LÊ QUANG THÁI – TÍNH CHẤT QUẢNG TRỊ THỂ HIỆN TRONG “VÈ THẤT THỦ KINH ĐÔ”




Thời niên thiếu, chúng tôi thường nghe các bà mẹ quê nói chuyện một cách hồn nhiên “Trung can nghĩa khí chí sĩ bao sơn” để ca ngợi, tán thán người hiền tài có công với làng nước. Nhân tài do địa khí mà đúc nên, địa khí có nhân tài mới phát lộ; lời người xưa đã dạy như thế.

Từ cơ sở lý luận ấy đã giúp cho chúng tôi hiểu được một phần thâm hậu của bốn chữ NÚI MAI SÔNG HÃN, tạo thành thành ngữ nói lên bản chất của các cộng đồng chung sống, yêu chuộng hồn non nước làm lẽ sống đầy lý tưởng Thành ngữ thể hiện tính cách cao sang mà dung dị ấy được giảm trừ và thâu tóm bằng 4 con chữ lung linh: QUẢNG TRỊ BÂN BÂN. Theo chiết tự, chữ bân gồm hai thành tố: Chữ VĂN* có nghĩa là “vẻ đẹp”, và VÕ* có nghĩa là dũng mãnh và thao lược. BÂN BÂN là từ ghép vừa là từ láy, tỏ ý người Quảng Trị có tính khí không phô trương, không an phận, không tỵ hiềm mà luôn có ý chí vươn lên để cầu tiến bằng tự thân nội lực là chính, ngoại lực chỉ trợ duyên, trợ lực mà thôi.

I./ Vì vậy mà từ buổi ban sơ hình thành địa cuộc phên dậu của triều đình Đại Việt mấy trăm năm, người Quảng Trị mang hồn đất Vĩnh Linh với tiền thân là châu Minh Linh có từ năm 1069, Triệu Phong có tiền thân là huyện Võ Xương và huyện Hải Lăng đều lấy thời điểm từ 1037 làm điểm đầu lịch sử phát sinh cơ nghiệp lâu dài.

1000 năm văn hóa Thăng Long, gần 400 năm văn hóa Phú Xuân đã truyền chuyển sớm vào đất Minh Linh, đất Ô Châu để làm khơi sáng và tỏa rạng tình tự dân tộc cho một vùng đất nổi tiếng với gió Lào và nắng cháy mà tình người đôn hậu, sáng trong như lời thơ của Chế Lan Viên: “Trời xanh, xanh một màu xanh Quảng Trị”.

Đia danh Quảng Trị nghiểm nhiên đi vào quốc sử kể từ năm Tân Dậu 1801, dưới thời đất nước đại định, thu tóm giang sơn thành một mối. Vào thời trung cận đại, Quảng Trị có nhiều thủ phủ và kinh đô nào là Ái Tử, Trà Bát, Dinh Cát; cuối thể kỷ 19 lại có kinh đô ngắn ngày Tân Sở ở huyện Thành Hóa thuộc phủ Cam Lộ. Thiết tưởng, đó chính là địa mạch và phong hóa diệu kỳ của xứ “non Mai sông Hãn”.

Chúng tôi rất đồng tình về lời mở đầu Tổng luận Mục Quan chế, phần Nhân vật, các tác giả cùng người nhuận sắc và bổ di sách Ô Châu cận lục cho quyển 6 đã đưa nhận định:

Ô LÝ là cương vực Chiêm Thành, đời Hồ, đời Lê trở về sau là quận huyện của triều đình, nhưng từ sau khi nhà Trần, nhà Hồ cho di dân đến thì tiếng nói hơi giống miền Hoan Diễn, phong tục có khác người Chiêm Thành, mực tiến hóa có cơ ngang với Thượng Quốc(1).

Thượng Quốc ở đây chỉ trung tâm văn hóa Thăng Long của nước Đại Việt. Về sau, triều đình Huế đánh giá phong tục tỉnh Quảng Trị cách Phú Xuân một ngày đường có nhiều nét tương đồng với kinh đô Huế. Sử gọi tính cách của người Quảng Trị bằng hai từ đáng nhớ: THUẦN LƯƠNG. Thuần Lương là tính chất của cư dân Quảng Trị.

Và sau cùng một nét son đáng ghi nhớ nữa là Quảng Trị có nhiều sản vật quý giá thì nhân tài phải hay giỏi như lời nhận định của người xưa. Ân tổ quốc là ân trọng hàng đầu. Năm 1946, nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ, chưa từng một lần có duyên được ra thăm Hà Nội 36 phố phường mà đã viết nên bài thơ “Nhớ Bắc”, mở đầu bằng 4 câu với nỗi lòng thấm thía:

Ai về Bắc ta đi với,

Thăm lại non sông giống Lạc Hồng,

Từ độ mang gươm đi mở cõi,

Trời Nam thương nhớ đất Thăng long. (2)

Có cổ kính Thăng Long mới có thủ phủ Ái tử, kinh đô phú Xuân, địa danh Quảng Trị mang hồn các cựu dinh xưa của nước Việt hùng anh trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước của dân tộc trên con đường phát triển.

II./ Có những giờ giấc tự tại đọc lại địa bộ làng xã, gia phả dòng tộc người các tỉnh phía Nam mới tìm được quê hương cố quận ở đất Bắc Hà hay miền Ái Châu, Hoan Diễn (vùng Thanh, Nghệ, Tĩnh). Ý thức trở về nguồn lại dâng trào, như thấy được hình bóng của Tổ Tiên đã phải nhọc nhằn vất vả trong bước hành trình đi khai canh, khai khẩn lập thành làng nước. Nếu xứ Thanh có nhiều vua chúa thì đất Ô Châu có nhiều thủ phủ, kinh đô hoặc thủ đô trong quá trình mở cõi và giữ nước, đánh trả quân thù xâm lược xưa nay.

1. Dương Văn An, Ô Châu Cận Lục, Bùi Lương dịch, Nxb Văn Hóa Á Châu. Sài Gòn, 1961, tr.112.

2. Huỳnh Văn nghệ, Nhớ Bắc, Tạp chí Nhà Báo Huế, Hội Nhà Báo Thừa Thiên Huế, th. 6-2010, tr.22.

Tháng 12 năm Quý Mùi (1883), vua Kiến Phúc và các triều thần nhà Nguyễn đã sai phái và ban lệnh cho quân dân cùng thần dân tỉnh Quảng Trị xây dựng thành Tân Sở ở làng Bảng Sơn, huyện Thành Hóa thuộc phủ Cam Lộ làm hậu thân cho kinh thành Huế.

Sau ngày mất của vua Tự Đức 16 tháng 6 năm Quý Mùi (19/7/1883), tình hình triều chính rối ren trăm bề về đối nội lẫn đối ngoại. Thực dân Pháp đánh chiếm cửa Thuận An dưới quyền điều binh của Đô đốc Courbet. Buổi đầu quân nhà Nguyễn chiến đấu anh dũng nhưng vì vận nước điêu linh do nội bộ bất hòa, để cho kẻ thù lợi dụng, cho nên Tây thắng mình thua... Trước tình thế bất an, triều thần đã tính chuyện lo xa, dồn sức dân quân và tiền của để xây dựng chiến khu Tân Sở ở xứ Cùa với tên chữ Long Cầu do cuộc đất và địa thế hình thành một con rồng có ngà.

Đại Nam thực lục, đệ ngũ ký, quyển II ghi rõ sự kiện lịch sử rọng đại ấy vào tháng 12 năm Quý Mùi (1883) (1).

Di chuyển nha đóng ở Sơn Phòng Quảng Trị cùng với nha ở phủ Cam Lộ. Nguyên nha Sơn Phòng và phủ Cam Lộ trước đặt ở địa phận xứ Động Ngang, huyện Thành Hóa. Quan Cơ mật viện tâu rằng: “Sơn Phòng của Quảng Trị, địa thế ở đây chật hẹp, đã khảo xét được nơi liền với chỗ đất cũ này là ở phía trên xã Bảng Sơn. Vua chuẩn y" (2).

Tưởng cũng cần trích dẫn thêm đoạn kế tiếp nói về việc dời xa, nâng cấp và sửa sang trấn Lao Bảo để thấy và biết tầm nhìn của triều thần và thần dân của Quảng Trị lúc bấy giờ. Đến lúc ấy, bèn chuẩn cho đắp thành, đào hào, xây cất nha thự, kho súng, nhà lính, cùng với các tòa kỳ đài, pháo đài, chọn nơi di chuyển trấn Lao Bảo (Bảo nguyên là nơi giáp giới ba phường Tân Mỹ, An Mỹ, Linh Xuân ở biên giới Man, nay chuyển đến châu Na Bôn, cách (Lao) Bảo hai ngày đường thổ chướng (ở đây) hơi nhẹ. Thiết lập nhà ở và làm việc cho các quan văn võ, đặt kho thuốc, nhà lính, xưởng voi (3).

Nhân đây, cũng cần rà soát lại và kịp thời đính chính một vài bài viết nhân kỷ niệm 125 năm ngày thất thủ kinh đô cho rằng thành Tân Sở được xây trên một cao nguyên. Tiến xa một bước, trong sách Huế - Mùa Lễ Hội xuất bản tháng 4 năm 2010, trang 8, đã giải thích bất ổn, rồi minh họa bằng bốn câu vè liên quan:

1. Do lỗi dịch thuật và in ấn sai, ghi nhầm năm Quý Tỵ, xin đính chính.

2. Quốc sử quán triều Nguyễn, đại Nam thực lục, Tập 9, Viện Sử Học dịch, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2007, tr. 44.

3. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập 9, Sđd, tr. 44.

_______________________________________________________________________

Lưu linh trong chốn rừng già

Mọi, Mường, các Mán vào ra rùng rùng

Thâm sơn cùng cốc lạ lùng

Các người đương thế vào sơn trung làm gì?

Bất ổn ở lời phân tích rằng: “Trong thời gian ấy, Thuyết và một số quan quân phò vua Hàm Nghi ra Quảng Trị, lên Tân Sở, trên đường đi, vua tôi vừa trải bao gian nguy, khốn khó, Ra đi chẳng quản đường trường. Lên đèo xuống hố, thảm thương chẳng là’, vừa bị Mọi, Mường cản trở, tra vấn.”

Tiếc thay! Người đọc vè chưa hết ý theo mạch văn cho nên cứ trách Mọi, Mường cản trở tra vấn. Các câu tiếp theo bốn câu minh họa: “Ông huyện, ông tổng tâu quỳ / Dương thế nói thiệt vậy thì cho Mọi hay / Nói cho có Mán bây hay / Quốc vương thủy thổ xưa nay của mình”...

Các dân tộc miền Thượng xưa nay có cách lập ngôn hồn nhiên, thấy sự kiện ‘lạ thường’ thì thì lại hỏi một cahcs thường tình theo lối phiếm định. Hỏi người mà cũng tự hỏi lại chính mình. Phân tích như thế việc vua và đoàn tùy tùng “bị cản trở tra vấn” là chưa hiểu và nắm bắt được tính chất của các cộng đồng cư dân chung sống ở vùng núi đồi Quảng Trị.

III./Vua Tự Đức hay chữ, coi trọng tác dụng của hò vè. Vè là thể tài văn học thịnh hành đương thời từ chốn cung đình cho đến tận ngoài dân gian. Hiện tượng có nhiều dị bản vè là điều lạc quan cho việc tìm hiểu tình hình văn học và xã hội Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Tuy Vè Thất thủ Kinh đô có nhiều dị bản nhưng đều thống nhất nội dung nói lên thực trạng đầy rối ren trong triều đình đẩy đưa đất nước chóng đến cảnh suy vong, rồi nước mất nhà tan. Vè Thất thủ Kinh đô là bản trường ca hơn 1200 câu lục bát biến thể; tác gải vô danh nhưng hữu vị, bao gồm mọi thành phần và đẳng cấp xã hội sáng tác mang tính chất vừa bình dân vừa bác học để bổ sung cho quốc sử mà cụ thể là Đại Nam thực lục, đệ ngũ ký, Quyển III, ở phần ghi chép về HÀM NGHI ĐẾ (PHỤ) vào thời điểm từ tháng 5, mùa hạ, năm Ất Dâu, 1885 trở đi.

Về chính biến đên 22 rạng ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu (4-5/7/1885) tại kinh thành Huế, chính sử ghi chép hạn hữu mang tính cách hạn chế của thời buổi lúc bấy giờ vì lịch sử đã sang trang khác rồi. Có 4 tình tiết đáng lưu ý:

1) Ngày Ất Mão (23/5), Kinh thành có việc, Tôn Thất thuyết kèm vua vâng mệnh 3 cung, ngự giá chạy ra miền Bắc

2) Văn Tường vâng ý chỉ của Thái hoàng Thái hậu Từ Dụ và lưu lại giảng hòa tức thì đi tắt vào nhà thờ Kim Long. Thuyết ra sau gặp giá, bèn một mình hộ chuyển đi đén Trường Thi (ở xã La Chữ) nhân kèm đi ra ngoài Bắc.

3) Ngaỳ Bính Thìn (ngày 24), vua cùng với xa giá 3 cung đến tỉnh Quảng Trị, dừng nghỉ ở hành cung (tỉnh thành Quảng Trị).

4) Văn Tường lại ủy Thị lang Bộ binh là Phạm Hữu Dụng thân hành đến hành tại, đem sự tình bàn với Thuyết tâu vua biết, định xin rước xe vua về, Hữu Dụng đến bị Thuyết ngăn cản... Thuyết tức thì lấy ngày 27 Kỷ Mùi, ép vua lên xe đi ra Sơn phòng tỉnh Quảng Trị (5)

Căn cứ theo lời chú giải của sử thần, chúng tôi được biết vua Hàm Nghi rời hành cung Quangrtrij vào giờ Sửu (khoảng 3-5 giờ sáng hôm sau). Như vậy, sáng ngày Canh Thân, 28 tháng 5 năm Ất Dậu (10-7-1885), vua đến Tân Sở.

Cuộc xuất bôn của vua Hàm Nghi đầy gian lao diễn ra trong 6 ngày do Tôn Thất Thuyết lên kế sách, nhà vua và đoàn phó giá đã đến kinh đô mới. Thế thì làm sao mà người viết (đã nói ở trên) lại giải thích “trên đường đi vua bị Mọi Mường cản trở tra vấn”?

Trong quá khứ dài lâu, các vua khởi nghiệp nhà Nguyễn đã từng áp dụng chính sách cởi thoáng trong đối đãi với các dân tộc anh em miền núi sác huyện Thành Hóa (Cam Lộ), Hướng Hóa và Cửu Châu gồm: Mường Vang, Na Bôn, Thượng Kế, Tâm Bổn, Mường Bổng, Ba Lan, Tả Bang, Xương Thịnh, Làng Thìn. Sử gọi quốc sách ấy là chính sách “Cơ my” (còn gọi là Ky my).

Các dân tộc miền cao ở vùng núi rừng Cam Lộ, Hướng Hóa, Gio Linh, Vĩnh Linh đã từng được các vua Nguyễn ban chức tước, bổng lộc, thậm chí được lấy “Họ” mới do vua Minh Mạng ban cho. Ân mưa móc được chia đều và thấm sâu trong long người Kinh, người Thượng mà xưa gợi lag các Mán, Mọi hoặc Mường.

4. Vè Thất thủ Kinh đô là bản trường ca dài trên 1200 câu mà từ câu 765 đến 1218 gồm 453 câu nói đến cuộc bôn tẩu và việc nương náu của nhà vua và đoàn phò giá hơn 100 người, trong đó có cả mẹ già của Tôn Thất Thuyết là bà Văn Thị Phu. Đặc biệt đếm được 50 câu nhắc đến các địa danh như Sơn Phòng, Cửu Châu, Mai Lĩnh…, các dân tộc an hem như Mán, Mọi, Mường và cảnh tượng núi đồi, khe suối, rừng xanh, rừng già, nguồn cao nước độc. Kể sao cho hết nghĩa tình sâu nặng của các cộng đồng dân cư bao gồm cả người Kinh và các Mán, Mọi, Mường ở vùng núi đồi Cửu Châu và đồng bào ở vùng cao hai huyện Gio Linh và Vĩnh Linh nữa. Nhân đay xin trưng dẫn vài câu tiêu biểu:

Tạ từ tại chốn Trường Thi

Băng nhiều tức dặm ra đi Sơn Phòng. (Câu 767 -768 )

Hoặc :

Lần lần đã tới Cửu Châu,

Lão bà lâm bệnh đau đầu ủ ê. ( Câu 849-850)

Hoặc:

Rùng rùng binh mã đều đi

Tới đầu Mai Lĩnh, ngự đi qua Lào.

Bốn bề khe suối rừng cao,

Ngài ngự qua Lào có Mọi đưa sang. (Câu 1021-1024)

Về mặt tình cảm của cư dân vùng núi cao rừng thẳm với quan Hữu quân Đô thống Hồ Văn Hiển, một cận thần trung nghĩa theo phò vua Hàm nghi đã vì bệnh nặng phaỉ gởi thân giữa chốn sơn lâm cùng cốc:

Vong hồn Hồ Hiển đêm thanh

Đương khi bản bộ sao đành lúc nguy.

Lúc nguy ngài bỏ sao đành,

Ai phò Ấu Chúa một mình khổ tôi.

Ngài đã an phận ngài rồi,

Truyền quan mai táng vậy thời ở đây.

Dặn cho các Mán bay hay,

Mỗi rằm mồng một nhớ ngày khói hương.

Trung thần hết sức phò vương,

Chứ ngài bạc phận giữa đường không ai. (Câu 895-904)

Người Mán giàu lòng nhân ái, thủy chung với quan quân nhà Nguyễn. Ở núi rừng Quảng Trị lúc lâm nguy mới thấu tỏ tấm lòng của Mọi Mường:

Các Mán cất hết vào tai,

Nghe lời mấy tiếng chẳng ai thẻ đề.

Hai hang nước mắt dầm dề,

Ra đi chưa biết đi về nước mô.

Thảm thương quan lớn Hữu Hồ,

Đời mô ngó thấy kinh đô nước nhà. (Câu 909-914)

Có một tấm lòng như thế và gìn giữ âm thầm cho đến ngày trời yên bể lặng sáng trong mà trợ lực, trợ duyên cho hậu duệ của Hữu quân Đô thống Hồ Văn Hiển đi tìm phần mộ, cho con cháu Tôn Thất Thuyết đi tìm dấu tích nơi bà Văn Thị Thu (mẹ Tôn Thất Thuyết) đồng cảnh ngộ bị bệnh mất ở chốn rừng già Quảng Trị là điều thực quá hy hữu. Người Kinh khó lòng mà theo kịp người Mán.

*

Nay đọc chính sử và đọc vè Thất thủ Kinh đô Huế năm Ất Dậu 1885, càng đọc và phân tích, đối chiếu lại tìm ra những điều hay, điều lý thú tuyệt diệu về nhân tình và làng nước Quảng Trị trước đại nghĩa dân tộc.

Trung hiếu, tiết liệt, nhân nghĩa, tự chủ, sáng tạo và bất khuất là những phẩm chất cao quý đã được giảm trừ và thâu tóm trong các thuật ngữ “BÂN BÂN” và “THUẦN LƯƠNG”.

Trên đường xuất bôn của vua Hàm Nghi từ kinh thành Huế ra tỉnh thành Quảng Trị, cận thần Tôn Thất Thuyết đã cùng với triều phân trung nghĩa dâng lên nhà vua “THÔNG BÁO CẦN VƯƠNG” như Đại Nam thực lục chính biên đã ghi chép. Và tại kinh đô ngắn ngày Tân Sở, vua Hàm Nghi đã ban dụ CẦN VƯƠNG.

Nghiên cứu về NGHĨA CẦN VƯƠNG, năm 1969 nhà nghiên cứu Nguyễn Thiệu Lâu cho rằng theo “Chính sử in trong thời đô hộ đã rất dè dặt…, cũng có nhiều đoạn xuyên tạc…nhưng cũng có nhiều đoạn rất tế nhị…ai hiểu thời hiểu”. (1)

Hội thào khoa học hôm nay chửng tỏ giới sử học đã đặc biệt quan tâm xới lên một việc quan trọng và cần thiết. Tỉnh Quảng Trị là nơi đăng cai bước đầu khơi sáng chuyện lớn lao 125 năm về trước mà sử sách, tư liệu về chính sử có, dã sử có, đã thất tán, thất tung một phần lớn. Trong 20 năm qua, tỉnh Quảng Trị đã góp phần nhỏ trong việc đánh giá lại nhân vật Nguyễn Văn Tường và đã đạt được thành tựu. Bản thân chúng tôi ao ước việc nghiên cứu các nhân vật Nguyễn Tự Như, Trương Đình Hội, Võ Tử Văn là những nhân vật tiên phong đã từng hưởng ứng nghĩa Cần Vương tại tỉnh nhà được sáng tỏ thêm lên. Trước mắt không để di tích Tân Sở, trấn Bao Bảo (ngày xưa) trở thành mất dần hết dấu tích biểu hiện tinh thần yêu nước và ý chí bất khuất của dân quân trước họa giặc Pháp xâm lược 125 năm về trước ./.

(1) Nguyễn Thiệu Lâu, Quốc Sử Tạp Lục, Nxb Khai Trí, Sài Gòn, 1969, tr. 245.


Hình trên trang này: Tân Sở ngày xưa và Tân Sở ngày nay

Cáo lỗi của admin trang VNQT:

Bài này được Nguyễn Khắc Phước đánh máy lại từ tài liệu dưới dạng hình ảnh jpeg khá mờ của Hội thảo : Thành Tân Sở với phong trào Cần Vương do UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức năm 2010, nên có chỗ không rõ. Nếu có gì sơ suất, xin tác giả và bạn đọc lượng thứ.

Các ghi chú của tác giả nằm dưới từng trang gốc, khi đánh máy lại đã giữ nguyên vị trí.

READ MORE - LÊ QUANG THÁI – TÍNH CHẤT QUẢNG TRỊ THỂ HIỆN TRONG “VÈ THẤT THỦ KINH ĐÔ”

MAI THANH TỊNH - MƯA ĐẦU MÙA









mưa đầu mùa

trả nợ ngày khô hạn

gió đêm

ướt nỗi nhớ đi hoang

ta mái tình dột hoang tàn

hồn phiêu lãng gọi bời bời con nắng

em mù xa ...

ưng ửng một vầng dương...


mưa đầu mùa

ngập lụt ngày yêu đương

phù sa chan nồng nàn hò hẹn

hạt mùa nhau ủ chín sương mơ

lóng lánh bình minh nụ đợi chờ

nhúm nắng gầy bỡ ngỡ

quà em trao chút hương đời cứu trợ

đủ cầm hơi qua ngày tháng vật vờ...


mưa đầu mùa

day dứt vần thơ

ươn ướt nhớ...

thâm nỗi buồn cắc cớ...

10/2010

READ MORE - MAI THANH TỊNH - MƯA ĐẦU MÙA

NGUYỄN THỊ HOÀNG OANH – MƯA BONG BÓNG


"Trời mưa bong bóng phập phồng
Mẹ đi lấy chồng con ở với ai"

(Ca dao)


Cũng là MƯA BONG BÓNG nhưng dưới góc nhìn của cô giáo trẻ dạy âm nhạc trường tiểu học Hải Hòa, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị - NGUYỄN THỊ HOÀNG OANH cảm thức viết theo hướng khác: Thơ tình yêu lứa đôi.


Xin giới thiệu với bạn bè!

(Giới thiệu của Võ Văn Hoa từ Tri Âm Các)



Chiều thật buồn mưa nhỏ lệ khóc thương
Bong bóng nổi vấn vương thời con gái
Thương nụ hồng mong manh ai chưa hái
Bị mưa vùi cô gái thấy lòng đau



Sợ duyên mình theo bong bóng tan mau
Cô chợt khóc: Thôi đừng mưa bong bóng
Chiều mưa buồn cô một mình trông ngóng
Ngóng-chờ-trông hình bóng của người ta



Càng đợi chờ người ấy lại càng xa
Theo bong bóng tan vào mưa gió lạnh
Rồi một mình đi về trong hiu quạnh
Khóc một mình mưa bong bóng tình yêu.


NTHO


READ MORE - NGUYỄN THỊ HOÀNG OANH – MƯA BONG BÓNG

PHAN KHÂM - CHIỀU MƯA BONG BÓNG




Chiều mưa bong bóng
Trước hiên nhà xưa
Em nhờ mắc võng
Mắc vào dây dưa
Chiều mưa bong bóng
Trước hiên nhà xưa
Em nhờ mắc võng
Mắc vào dây mơ
Chiều mưa bong bóng
Trước hiên nhà xưa
Em nhờ mắc võng
Mắc vào tương tư
Chiều mưa bong bóng
Giao mùa yêu thương
Chiều mưa bong bóng
Một trời tơ vương
Hàng cây ngôn ngữ
Thướt tha tình tự
Bên bờ du dương
Chiều mưa bong bóng
Bong bóng trời cho
Chiều mưa bong bóng
Bong bóng vòng vo
Sông dài bể rộng
Sao đời quanh co
Ôm hoài âu lo
Đong đầy tâm thức
Trôi vào ký ức
Cánh buồm nhấp nhô
PHAN KHÂM(Maryland)



MỜI NGHE:
ƯỚC MƠ - 14 tình khúc phổ thơ Phan Khâm BẤM VÀO ĐÂY
READ MORE - PHAN KHÂM - CHIỀU MƯA BONG BÓNG