Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Saturday, August 6, 2011

NGUYỄN KHIÊM - CẦU MONG SỰ IM LẶNG CỦA BOM



- Nếu có cơ hội bạn đến mảnh đất này, có thể gặp một người dân nơi này, họ sẽ nói cho bạn biết “đặc sản ở đây là …bom”.


Đã nhiều lần một mình tôi lang thang ở Thành cổ Quảng Trị để thưởng thức cái bình yên của quê hương. Gặp một cụ già bán nước ở một gốc bàng già cỗi ven đường có đôi mắt mờ mờ luôn ngấn nước đã nói đùa với tôi trong sự chua chát, rằng: “Thứ nổi tiếng của quê mình là… bom”!

Chiến tranh đi qua, mang theo những bóng người cao lớn vô hồn từng chiều đổ bóng trên những triền đê cùng với súng ống phá tan sự thanh bình, mang theo những con “chim sắt” một thời gầm rú trên từng mái nhà tranh, trên ngọn tre bốc cháy, mang theo sự căm phẫn của những đôi mắt người bản xứ vì những mất mát đau thương…; chúng mang đi nhiều thứ và để những hiểm nguy tiềm ẩn kéo dài qua nhiều thế hệ. Đó là bom mìn và hậu quả chất độc màu da cam.

Và tôi biết ở quê tôi hai thứ đó đang còn làm đau những con người bằng xương bằng thịt. Và tôi biết, từ khi chiến tranh kết thúc, bom đạn, rocket và mìn sát thương đã cướp đi cuộc sống của 10.529 người, làm bị thương 12.231 người. Trong đó Quảng Trị là có tổng số nạn nhân lớn nhất…

Có th bn không biết vì bn sinh ra khi chiến tranh đã kết thúc, cũng có th vì quê bn là ngôi làng thanh bình, không b ô nhim bom mìn. Còn quê tôi tiếng bom đn như chưa được “ng hn”, chúng còn thc đ cào cu vào nhng vết thương mà chiến tranh đã gây ra nhiu năm trước gi chưa kp lin da.

Chúng không lựa chọn tuổi tác, không hứa hẹn một ai, khi tiếng nổ vang trời vụt lên trên đồi hoang hay giữa nương khoai nằm trong làng hay bên luỹ tre với con trâu đang gặm cỏ, tất cả đều đánh thức kiếp đau thương của ngày nào đang còn ê ẩm.

Sau tiếng nổ, người chết thì phanh thây, vụn nát; người sống thì què quặt, tàn tật suốt đời. Người ta bảo, những tiếng nổ như thế còn vang lên khoảng 300 năm nữa với tốc độ và kinh phí để giải quyết việc tháo gở bom mìn như hiện nay. Thật kinh hoàng!

Ở quê tôi có nghề rà sắt vụn, cái nghề đứng giữa cái chết và sự sống để kiếm từng bát cơm, nghề này cũng thu hút nhiều trẻ em tham gia. Rồi một ngày tiếng nổ xé trời vang lên cướp đi những gì nằm xung quanh nó. Thật đau thương.

Một tiếng nổ vang lên, cụ già với mái tóc bạc phơ có thể không mấy kinh ngạc, vì cụ đã nghe quen nó ở tuổi trẻ của cuộc đời, giờ cụ như bị đánh thức và trấn tĩnh bằng một câu hỏi bỏ lửng: “Chiến tranh qua lâu rồi mà!”; còn đối với những người trẻ như tôi, tiếng nổ làm rung chuyển đất trời ấy làm kinh hoàng trong cả giấc mơ, sau tiếng nổ là tiếng khóc kèm theo.

Tiếng nổ ấy được giấu trong lòng đất để chờ ngày một người xấu số đánh thức nó, gọi tên nó, nó tỉnh dậy và làm nên tiếng khóc ai oán ở cuối làng. Trong một lần cầu nguyện ở ngôi Chùa sau khi cả làng có 4 đứa trẻ bỏ mạng vì mìn, ông bạn tôi kính cẩn vái lạy trước trời đất, thần linh một cách ngây thơ: “Xin bom mìn hãy ngủ yên, sự im lặng của mày là tiếng cười trên quê hương tau”.

Sau lời ước nguyện là một khoảng lặng của hai đứa trẻ, khoảng lặng đó để khiến chúng tôi rơi nước mắt cho những người bạn xấu số. Mọi thứ đều có thể nghi ngờ nhưng riêng nỗi đau luôn là sự thật. Trên dải đất hẹp đầy gió Lào, cát trắng quê tôi sự thật ấy đang ngày một hiện hữu trên khuôn mặt khắc khổ của người dân.

Nếu có cơ hội bạn đến mảnh đất này, có thể gặp một người dân nơi này, họ sẽ nói cho bạn biết “đặc sản ở đây là …bom”. Bom nổ mọi nơi, từ sau luỹ tre đến trong tiềm thức của mỗi người. Có nhiều sự im lặng có thể mang tới hạnh phúc, cũng có thể là bất hạnh. Sự im lặng của bom mìn vùi lấp trong đất, cát ở quê tôi là sự im lặng đầy tính nhân văn, một sự im lặng cao cả, một sự im lặng không đổ máu. Người ta thường bảo nhau làm gì để có sự im lặng đó. Sự im lặng của bom!

Yên Mã Sơn - Nguyễn Khiêm

Tác giả gởi tặng.

READ MORE - NGUYỄN KHIÊM - CẦU MONG SỰ IM LẶNG CỦA BOM