Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Thursday, February 16, 2023

Du ký: THÁC NƯỚC IQUAZU BÊN PHÍA BRAZIL | NỖI NHỚ BẨY MẦU - Thơ Quách Như Nguyệt

Thác nước Iquazu bên phía Brazil  

(Bấm chuột vào hình để phóng to)


Đến viếng thác Iquazu không có trong chương trình tour “The best of Brazil” nên con gái N phải book “around trip” bay đến đó và trở lại RIO
, ở lại RIO thêm 2 ngày nữa mới bay về Los Angeles.

Resort rất gần thác Iquazu (đi bộ đến đó khoảng 10 phút), khá thơ mộng, phòng rộng rãi… nằm trên một mảnh đất rộng thênh thang, có vườn tượt, hồ bơi rất lớn.

 


 Sau khi đi chơi về, N thấy có gì mầu xanh xanh, là lạ nằm ngay trước cửa phòng mình. N cứ tưởng có ai xếp lá làm thành con nhặn, con bươm bướm giống như con nít ở Việt Nam mình; tụi nhỏ hay xếp lá dừa làm thành con cào cào, châu chấu, đóa hoa..v.v..  Ai dè, khi N đụng vào nó, thấy nó nhúc nhích!!  Té ra là một loại côn trùng N chưa bao giờ nhìn thấy!  Y chang… nhìn nó giống y hệt làm từ chiếc lá ra ghê ha các bạn, không giống động vật 1 chút nào.





Thác nước nổi tiếng trên thế giới Iquazu, nằm bên phía Ba Tây. 

Cái áo này N mua ở Rio.

 


 Phương An.

 

Có rất nhiều bươm bướm, khi ngồi trên xe đi tour qua bên phía Argentina, N thấy bươm bướm bay đầy, trên những dòng suối, bay dọc theo đường…

Con bươm bướm này và 2 con khác, N chụp hình ở bên phía Brazil vì thấy chúng có mầu sắc khác nhau.

Để xin Visa qua Argentina, phải tốn $150 đô một người; họ bảo Visa dùng được đến 10 năm, sau đó mới hết hạn.  Thế là N còn 6 năm nữa để đến Á Căn Đình chơi mà không phải tốn tiền Visa nữa…

 

Có rất nhiều con này, chắc cùng giống với loài chuột nên nó có thể ăn đủ thứ hầm bà lằng, rác rưởi..v.v..


Nó sanh sôi nẩy nở dễ dàng nên có rất nhiều!  N chả biết nó tên gọi là gì, chỉ biết chúng hay đến xin ăn, làm phiền du khách!



Một con bướm đậu trên tay của Phương An khi 2 mẹ con đến thăm khu vườn ở gần Resort.


Một số thác nước ở Vennezuela, thác nước ở Ban Mê Thuộc (Việt Nam), nước đổ xuống cũng có mầu vàng như mầu thác nước này.

 


Sau khi đi chơi Ba Tây (Brazil) về, nghĩ đến lúc được thấy cầu vồng (rainbow) rất đẹp ở thác Iquazu, Như Nguyệt làm bài thơ này:

Nỗi nhớ bẩy mầu

Em đi xa, em biết anh nhớ em
Em còn biết anh nhớ em nhiều lắm!
Làm “người ta” hắc xì hoài…

Bớt nhớ đi nha 


Và 
em cũng nhớ anh
Nỗi nhớ lúc 
mãnh liệt, lúc ngấm ngầm đầm thắm
Nhớ mệt nhoài, dai dẵng, nhớ đăm đăm!
*

Anh nhớ em nhiều, nhiều hơn em nhớ anh
Em nghĩ thế và biết là như thế
Nhưng thật sự biết sao mà so sánh?
Chưa chắc đâu à, nỗi nhớ mong manh
*

Cầu vòng có bẩy mầu
Em nhớ anh rực rỡ hết bẩy mầu
Một tuần bẩy ngày, em nhớ anh hết bẩy
Tháng nào ba mươi ngày, nhớ hết thẩy ba mươi
Trời nắng nhớ mà trời mưa cũng nhớ
Nỗi nhớ chập chùng, nỗi nhớ ngu ngơ
Từ một đến mười, em nhớ anh mười
Trời sáng trăng nhớ, trời tối đen cũng nhớ
*

Thế cho nên ai nhớ ai hơn nhỉ?
Chỉ biết rằng hai ta nhớ nhau ghê
Tình yêu mình sao quá đỗi đam mê
Nên khi xa… mình nhớ nhau hoài hủy
Em đi chơi, mỗi lần nhìn thấy “thủy”
Thác đổ, sông ngòi, biển cả, suối, hồ, mưa…
Lại nhớ anh, nhớ sáng tối chiều trưa
Nhớ lúc mặt trời lên, khi mặt trời đi ngủ
Nỗi nhớ mông mênh, nỗi nhớ lu bù!
Nhớ ngập lòng, nhớ mòn mỏi tim gan
Thật đó mà, em nhớ anh chứa chan
*

Đi nữa nhé… em đi chơi nữa nhé
Để mà còn có cớ nhớ anh nhe…
Anh đừng nói anh nhớ em sắt se
Anh đừng lo có nhiều người ngấp nghé
Trái tim em chẳng còn chỗ, e dè!

Như Nguyệt

September 5th, 2019

 nhunguyet9963@gmail.com

 


READ MORE - Du ký: THÁC NƯỚC IQUAZU BÊN PHÍA BRAZIL | NỖI NHỚ BẨY MẦU - Thơ Quách Như Nguyệt

ANH NHỚ EM - Thơ: Thy Lệ Trang - Nhạc: Lê Hoàng - Tiếng hát: Quốc An.

READ MORE - ANH NHỚ EM - Thơ: Thy Lệ Trang - Nhạc: Lê Hoàng - Tiếng hát: Quốc An.

NGỤ NGÔN Ê-DỐP (123 - 126) - Ngọc Châu phỏng dịch sang song thất lục bát

 


123. The Bee and Jupiter

A Bee from Mount Hymettus , the queen of the hive, ascended to Olympus to present Jupiter some honey fresh from her combs. Jupiter, delighted with the offering of honey, promised to give whatever she should ask. She therefore besought him, saying, "Give me, I pray thee, a sting, that if any mortal shall approach to take my honey, I may kill him." Jupiter was much displeased, for he loved the race of man, but could not refuse the request because of his promise. He thus answered the Bee: "You shall have your request, but it will be at the peril of your own life. For if you use your sting, it shall remain in the wound you make, and then you will die from the loss of it."

Evil wishes, like chickens, come home to roost.

123. Con Ong và ông Giời


Từ đỉnh mây núi Hy-me-tut

Chúa loài ong gấp rút gặp Giời

(Nơi Ô-lem-pích đẹp tươi)

Biếu ngài đõ mật tuyệt vời ngọt thơm


Giời tiếp nhận, cám ơn thích thú

Hứa ban cho bất cứ điều gì

Chúa Ong cầu xin tức thì

“Có ngòi nọc để khử đi kẻ nào


Dám liều lĩnh xông vào phá phách

Bắt ong non vét sạch mật ong

Ông Giời không mấy hài lòng

Do lòng thương lũ đàn ông đàn bà

Cũng do Ngài tạo ra mà có

Nhưng vì đã trót lỡ hứa rồi

Vậy nên Giời mới ra lời

Rằng ngòi sẽ có nhưng ngươi nhớ rằng

Thêm ngòi cũng ngang bằng hiểm họa

Bởi đốt châm kẻ phá tổ ong

Ngòi sẽ mắc lại ở trong

Mà khi ruột đứt thì ong chẳng còn


Như câu tục ngữ GÀ CON

MANG VỀ Ổ MỌI THỨ CÒN HỒ NGHI


124. The Old Hound

A Hound, who in the days of his youth and strength had never to any beast of the forest, encountered in his old age a boar in the chase. He seized him boldly by the ear, but could not retain his hold because of the decay of his teeth, so that the boar escaped.

His master, quickly coming up, was very much disappointed, and fiercely abused the dog. The Hound looked up and said, "It was not my fault. master: my spirit was as good as ever, but I could not help my infirmities. I rather deserve to be praised for what I have been, than to be blamed for what I am."


124.
Con chó săn già


Chó săn kia lúc còn non tuổi

Luôn thắng khi truy đuổi săn lùng

bất kì thú nào đã từng

Mà giờ thua chú lợn rừng dẻo dai


Nó đã tóm được tai lợn béo

Nhưng do răng già yếu lung lay

Lợn rừng giật ra được ngay

Rồi tiêu mất hút như bay vào rừng


Chủ thất vọng vô cùng chạy lại

Mắng nó đồ ăn hại đái hôi

Bao câu chửi mắng trên đời

Ông ta dồn hết một hơi tuôn trào…


Chó nhìn lên nghẹn ngào khổ ải:

“Ông chủ ơi không phải lỗi con

Quyết tâm thì vẫn đang còn

Nhưng giờ già yếu răng mòn lung lay


Hỏng việc ông chê ngay lập tức

Sao không khen việc trước con làm..”


125. The Old Lion

A Lion, worn out with years and powerless from disease, lay on the ground at the point of death. A Boar rushed upon him, and avenged with a stroke of his tusks a long-remembered injury. Shortly afterwards the Bull with his horns gored him as if he were an enemy. When the Ass saw that the huge beast could be assailed with impunity, he let drive at his forehead with his heels. The expiring Lion said, "I have reluctantly brooked the insults of the brave, but to be compelled to endure such treatment from thee, a disgrace to Nature, is indeed to die a double death."


125.
Con Sư tử già


Con Sư tử già nua ngắc ngoải

Nằm im trước lúc phải lìa đời

Lợn lòi trả thù tận nơi

Răng nanh thúc một cú chơi ngập sườn.


Sừng Bò mộng thêm đòn sau đó

như thể là từng có thù sâu.

Lừa kia ngó trước trông sau

Thấy không nguy hiểm cũng mau ra đòn


tặng Sư cú gót son vào trán.

Hơi cuối cùng Sư phán đôi câu:

«Ta thường chấp nhận khổ đau

Với ai can đảm lại giàu tài năng


Còn với lũ nhố nhăng, hèn nhát

Làm xấu xa trời đất cỏ cây

Như là cả lũ chúng bay

Đúng là chịu cái chết này lần hai.»


126. The Ass Carrying the Image

An Ass once carried through the streets of a city a famous wooden Image, to be placed in one of its Temples. As he passed along, the crowd made lowly prostration before the Image. The Ass, thinking that they bowed their heads in token of respect for himself, bristled up with pride, gave himself airs, and refused to move another step. The driver, seeing him thus stop, laid his whip lustily about his shoulders and said, "O you perverse dull-head! it is not yet come to this, that men pay worship to an Ass."
They are not wise who give to themselves the credit due to others.


126.
Con Lừa chở ảnh Thánh


Chú lừa chở trên lưng tượng gỗ

Đi ngang qua đường phố đông người

(Thánh nhân kính mộ bao đời

Muốn đưa đến đặt ở nơi cúng-thờ)


Càng đi vào thì lừa càng vướng

Vì thêm người phục xuống giữa đường

Tỏ lòng kính ngưỡng bội thường

Khiến lừa khoái, tưởng họ đương chào mình!


Mặt ngênh lên vai khuỳnh vênh váo

Không chịu đi, hỗn láo cưỡng lời

Chủ nhân phải vớ cây roi

Đét cho mấy đét miệng thời quát to:


Quân lừa này, rõ đồ đần độn

Tượng chưa mang đến chốn đền đài

Mà mày làm họ vái dài

Cúi đầu kính ngưỡng cái vai con lừa


Dại khôn khó biết thiếu thừa

Nhưng đừng tưởng bở, đánh lừa bản thân.


Người dịch: Ngọc Châu.

ngocchaunvhp@gmail.com

Hải Phòng, Việt Nam


READ MORE - NGỤ NGÔN Ê-DỐP (123 - 126) - Ngọc Châu phỏng dịch sang song thất lục bát

MƯA BỤI – Thơ Tịnh Bình


 
          Nhà thơ Tịnh Bình


MƯA BỤI
 
Không phải là hạt bụi
Sao lại gọi bụi thôi
Mưa như là dáng khói
Choàng khăn sương tinh khôi
 
Mưa như nàng thiếu nữ
E ấp búp tay thon
Hôn lên bờ môi lá
Ươn ướt chùm mưa non
 
Xuân như còn tơ nõn
Vạt nắng khẽ buông hờ
Con đường mưa nho nhỏ
Lời tình rung phím tơ
 
Nhen vần thơ lơ đãng
Chạm mưa xuân rắc trời
Không hoa xoan tím ngõ
Bụi tình rơi... rơi... rơi...
 
TỊNH BÌNH
(Tây Ninh)

READ MORE - MƯA BỤI – Thơ Tịnh Bình

TAM PHÂN - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chu Vương Miện



Cuộc họp thượng đỉnh cuả Tào Tháo [tức Hàn Tín], Tôn Quyền [tức Cửu Giang Vương Anh Bố] và Lưu Dư Châu [tức Lương Vương Bành Việt] mỗi vị kèm theo một vài gia tướng thân cận. Bên Tào Tháo thì có Trương Liêu, Trình Dục. Bên Giang Đông cuả Anh Bố thì có Lỗ Túc, Gia cát Cẩn. Còn phía bên Lưu Bị thì có Khổng Minh Gia cát Lượng, Quan Vũ và Trương Phi. Tất cả đều ngôì ở vị trí chủ toạ bình đẳng, tức là bàn tròn, mở đầu Tào Tháo nói:
 
- Đúng là ngàn năm một thủa Trời đi vắng, danh sĩ Tư Mã Trọng Tương thu xếp cho chúng ta muá may quay cuồng trong khoảng thời gian nhuận vận 52 năm, gọi vắn tắt là thời Tam Quốc. Lãnh thổ cuả Cửu Giang Vương là cả vùng Hoa Nam phiá dưới sông Dương Tử, sau này phát triền ra thì có thể làm chủ cả vùng Lưỡng Quảng, hoặc chiếm thêm đảo Hải Nam, đảo Tàiwan. Còn phiá Lưu Huyền Đức (tức Bành Việt) thì làm chủ ½ Kinh Châu và trọn Ích châu [tức Tứ Xuyên Ba Thục] sau này có thể bành trướng chiếm trọn cả Vân Nam và Quý Châu, hoặc chiếm lên phía bắc là vùng Thanh Tạng. Phần còn lại là cuả nhà Đông Hán chỉ là chức hàm, còn thực tế là thuộc quyền cai quản cuả Hàn Tín Tào Tháo, nếu có đụng độ uýnh nhau giữa ba bên hoặc hai bên thì đánh cho chiếu lệ, đánh cho có đánh phạm vi uýnh nhau là khoảng 200 dặm biên giới giữa hai bên, đánh để luyện tập quân sĩ quân trường đổ mồ hôi chiến trường bớt đổ máu. Nếu một trong hai bên bị thua bỏ chạy, thì bên thắng lập tức dừng quân ngay lại không đuôỉ theo nữa, và hai bên Đông Ngô Ba Thục phải lập một thế trận liên minh để chống lại Tào Tháo. Bây giờ theo đề nghị cuả Khổng Minh Gia Cát Lượng Khoái Thông [tức Khoái Việt] thì đất nước sẽ chia ra làm ba phần, một phần phiá Tây là cuả Lưu Dự Châu, hai phần bên dưới sông Trường Giang là cuả Ngô Hầu Tôn Quyền, phần còn lại là cuả Tam Tề Vương Hàn Tín Tào Tháo, đây là lời vàng ngọc phán quyết cuả tiên sinh Tư Mã Trọng Tương, tất cả các vì sao [tinh tú] phải tuân lệnh tuyệt đối phải tôn trọng. Nếu không tuân thủ thì thời kỳ hưởng phước 52 năm sẽ bị thu ngắn lại. Nếu các vị Vương gia không đồng tình thì chúng ta sẽ chia sẻ trao đổi vào một dịp thuận lơị khác?
 
*
Về tới Hứa Đô thì trời cũng chuẩn bị vào đông, thời tiết lạnh lẽo đáng lẽ thừa tướng Tào Tháo phải dễ chiụ, đằng này ngài có vẻ như nóng nực, bực bội chi đó. Ngài bèn sai một thị vệ và một thái giám, điệu ngay vua Hán Hiến Đế ra trình diện. Nhà vua vừa đi vừa run như cầy sấy, chả rõ Tào Thừa Tướng làm gì mình. Chỉ thấy viên thái giám thì cởi dây lưng quần cuả Tào Thừa Tướng xuống, còn viên quân thị vệ thì cầm đầu nhà vua ấn xuống và lấy roi quất túi bụi vào đít vào mông nhà vua ,bắt bò qua háng Tào Thưà Tướng. Xong việc thì viên thái giám kéo quần Tào Thừa Tướng lên thắt dây lưng lại như cũ. Màn giáo đầu vừa xong thì kế tiếp là màn thứ nhì, hai viên thái giám xách nách Phục hoàng hậu ra bắt quì trước mặt Tào Tháo. Kế đó thì có hai cung nữ quàng dây vào cổ Phục Hoàng Hậu mỗi người kéo một bên, chơi trò thắt cổ. kéo đến khi nào Phục Hoàng Hậu thè lưỡi ra thì thôi, tuyệt đối không để cho chết. Chơi xong hai trò chơi đương đại tuyệt hảo này thì Tào Thừa Tướng cho mọi người qui an. Có lúc đang vui khoác lác dăm điều ba chuyện với bá quan văn võ thì Tào Tháo nghĩ tới lúc đang làm Tam Tề Vương bị Hán Cao Tổ bắt cóc ở Vân Mồng trói mèo lại quăng nằm chèo queo như con chó dái đằng sau xe ngựa, rôì chả cần xử xét gì cả, hạ ngay một cú xuống Hoài Âm Hầu, an trí giam lỏng tại kinh thành trở thành tướng không quân. Rồi đùng một cái Lã Hậu kêu vào trình diện để bàn chuyện quốc sự, chưa tới nơi đã bị võ sĩ dẫn thẳng vào trong tháp chuông chém cho một nhát lìa đời. Thế là Tào Thừa Tướng lệnh cho ngự tiền thị vệ cho điệu cấp kỳ nhà vua Hiến Đế lên làm việc, viên thị vệ cởi hết quần áo nhà vua ra, đặt nằm trên một cái băng bằng gỗ. Nằm xong thì Tào Tháo nhào vào bóp dái, bóp đến khi nào mặt nhà vua Hiến Đế vừa xanh vừa vàng, miệng thè lưỡi ra không thở được nữa thì Tào thừa Tướng biết là hòn dái đã thọt lên cổ nghẹn họng không thở được nữa, nên ngừng tay không bóp nữa, để còn dành đó mà chơi tiếp lần khác, chớ bóp tiếp thì kể như mạng vua Hiến Đế đi đơì nhà ma ngay tức thì. Phần đất cuả Tào Tháo thì dân cư đông đúc, đất đai phì nhiêu, dân chúng bá tánh của ăn của để, tướng Võ hàng ngàn người, tướng Văn hàng trăm người, quân binh hàng nửa triệu, tha hồ mà an cư lạc nghiệp. Quân Ngô Thục liên minh có dở trò đánh phá thì cũng như mụt lở ngoài da chả có gì đáng bận tâm cả. Lâu lâu quan Tào Thừa Tướng dở chứng thì cũng chơi trò bổn cũ soạn lại, là sai cung nữ thắt cổ Phục Hoàng Hậu cùng bóp dái vua Hán Hiến Đế. Rồi trong lúc rượu say thế nào không biết, Tào Thừa Tướng không làm chủ được bản thân cuả mình, bóp dái mạnh quá, làm hai viên ngọc hoàn cuả Hiến Đế chạy thót lên cổ họng nghẹn thở chết quách, và Phục Hoàng Hậu thì lè lưỡi ra mà thác theo.
 
*
Đây nói về trường hợp Quan Vũ [tức Quan vân Trường], tiền thân là Hạng Vũ, bây giờ là Quan Vũ, vẫn giữ tên cũ là Vũ chỉ thay họ. Hồi thời Tây Hán thì Hạng Vũ chết vào năm ba mươi mốt tuổi. Thấy chết như vậy là lãng nhách quá uổng, Tư Mã Trọng Tương trong lúc qui án bèn cho thác sinh vào thời Tam Quốc ơn đền nghiã trả. Vì Vũ kết nghĩa ăn thề cùng sống chết anh em với Lưu Bang. Nên cha cuả Lưu Bang là Lưu Thái Công và vợ của Lưu Bang là Lữ Thị bị Hạng Vũ bắt ở Bành Thành, nhưng Vũ vẫn tôn trọng cha Lưu Bang như cha ruột cuả mình và vợ của Lưu Bang là chị dâu cuả mình. Vì nghĩa khí như thế sau này ở Tam Quốc, đêm đêm Quan Vũ thắp đèn gác cho hai bà chị dâu [phu nhân cuả Lưu Bị là Cam phu Nhân và My Phu Nhân] an giấc điệp, là lúc phong ấn từ quan, quá ngũ quan trảm lục tướng thì Nhan Lương Văn Xú cùng bốn tướng nữa vốn là những kẻ nội phản [nuôi ong tay áo] ăn cháo đái bát, nên sáu nhát đà đao cuả thanh long đao đưa hồn sáu đứa bất nghiã về bên kia thế giới. Với Quan Vân Trường thì ơn đền nghĩa trả, một cách quá ư là sòng phẳng. Ngay tướng Hoàng Trung của đất Xuyên khi giao chiến với Quan Vũ, vì con ngựa quá già yếu làm cho tướng Hoàng Trung ngã ngựa, nhưng Quan Vũ hoành ngang ngay thanh đao lại, và mỉm cười nói nhẹ nhàng với tướng Hoàng Trung:
 
- Bây giờ cũng xế chiều rồi trơì cũng sắp tối, tướng quân cũng nên về trướng an nghỉ, bôì dưỡng lại sức khoẻ để ngày mai chúng ta lại tái chiến. Cũng vì cái ân nghĩa này mà tướng Hoàng Trung chỉ rút tên, nhắm ngay cái chỏm mũ cuả Quan Vũ mà bắn một phát, Quan Vũ sờ tay lên chỏm mũ thấy ngay mũi tên còn dính tòng teng ở đó, biết ngay là Hoàng Trung đã tha mạng cho mìn , không muốn hạ sát mình vì cảm cái nghĩa ngàn cân treo sợi tóc đó mà tướng Ba Thục Hoàng Trung về qui hàng Lưu Hoàng Thúc vô điều kiện. 
 
chuvươngmiện

READ MORE - TAM PHÂN - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chu Vương Miện

ÓNG ÁNH – Thơ Lê Phước Sinh


             Nhà thơ Lê Phước Sinh


ÓNG ÁNH
 
Tình như là cá biển
mới kéo từ lưới lên
mằn mặn thoang thoảng gió
xanh tươi thật ngon lành.
Lặng,
để nghe giọng hát
của nàng mỹ nhân ngư.
 
           Lê Phước Sinh

READ MORE - ÓNG ÁNH – Thơ Lê Phước Sinh