Lễ Thanh Minh tại đền Âm Hồn làng Hưng Nhơn - Ảnh Nguyễn Như Khoa |
Theo
văn bản của Khâm sứ Trung kỳ và vua Bảo Đại qui định
bộ máy chức sắc ở làng gồm có:
*
Ủy ban Thường trực Hội đồng Kỳ mục:
Thành viên ủy ban Thường trực do quy mô của xã mà quy
định, với 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và từ 2 đến
4 uỷ viên cố vấn nếu là xã nhỏ, từ 4 đến 7 uỷ
viên nếu là xã vừa, từ 7 đến 10 uỷ viên nếu là xã
lớn. Số lượng này do quan tỉnh ấn định sau khi có sự
đồng ý của Công sứ Pháp.
Uy
ban Thường trực bao gồm Lý trưởng và những nhân vật
có chức danh cao nhất trong Hội đồng Kỳ mục, song các
viên chức đang làm việc tại công sở của chính quyền
bảo hộ và quan lại đương chức của Nam triều không
được tham gia ủy ban. Quyền hạn của ủy ban Thường
trực là hoạch định mọi công việc của làng xã, như
lập ngân sách hành xã, lập sổ thuế thân, thuế điền,
tổ chức phân chia công điền công thổ, chỉ đạo việc
xây dựng các công trình công ích, xét xử các vụ vi phạm
nhỏ về hương ước, kiểm soát hoạt động của các
chức dịch, lý hương... ủy ban họp ít nhất mỗi tháng
một lần, nguyên tắc và thể thức giống như Hội đồng
Kỳ mục.
*
Ngũ hương: Về đội ngũ giúp
việc ở xã, ủy ban Thường trực Hội đồng Kỳ mục
chỉ định người giúp việc cho Lý trưởng, gọi là Ngũ
Hương. Đội ngũ Ngũ Hương bao gồm 5 chức vụ: Hương
bộ, Hương bản, Hương kiểm, Hương mục và Hương dịch.
Mỗi chức đó thi hành một nhiệm vụ nhất định do ủy
ban thường trực Hội đồng Kỳ mục xã phân công và
giám sát.
-
Hương bộ chủ yếu nắm giữ sổ hộ tịch của xã, nắm
giữ sổ sách những người phải đóng thuế thân và thuế
ruộng đất, sổ sách về công điền, công thổ của xã.
Đối với những thôn, ấp, giáp hoặc xóm mà chính quyền
cấp tỉnh cho phép lập sổ hộ tịch riêng, chính quyền
cấp tỉnh cũng cho phép những nơi đó đặt chức Phó
Hương bộ để nắm giữ những việc đó. Phó Hương bộ
có thể thay Hương bộ khi người này vắng mặt.
-
Hương bản phụ trách về tài chính và tài sản của xã,
chịu trách nhiệm việc điều hành thu chi của ngân sách
hàng xã và trông nom những tài sản vật chất của xã.
Hương bản chỉ được phép quản lý một số tiền mặt
không quá 30 đồng (tiền Đông Dương lúc ấy). Nếu quỹ
tiền mặt lớn hơn 30 đồng thì số dư đó phải giao cho
các nhà giàu có trong xã giữ hộ, những người này do
Hội đồng Kỳ mục xã chỉ định, tối thiểu sáu tháng
một lần. ủy ban thường trực Hội đồng Kỳ mục không
thể giao phó cùng một lúc vào tay những cặp có quan hệ
thân tộc như: Chú - cháu, anh - em ruột, cha - con, ông -
cháu...
-
Hương kiểm chịu trách nhiệm về trật tự, trị an trong
xã (dưới quyền Hương kiểm có Trương tuần và Tuần
đinh).
-
Hương mục phụ trách việc trông nom, bảo vệ xây đắp
và sửa chữa các loại đường nằm trong phạm vi xã như
đường bộ, đường sông, đường sắt... Do đó Hương
mục là người trực tiếp phụ trách việc tuyển người,
điều động nhân công đi làm xâu.
-
Hương dịch phụ trách việc thông báo cho toàn thể xã
dân biết những quyết định của chính quyền cấp trên,
những ngày mở hội làng... Ngoài ra Hương dịch còn chịu
trách nhiệm về mặt vệ sinh công cộng của xã, về tình
trạng sức khỏe của súc vật trong xã.
Đối
với Ngũ Hương, Hội đồng Kỳ mục xã lựa chọn trong
số dân đinh của xã, tuổi từ 25 đến 50, chưa hề bị
can án, và giới thiệu lên chính quyền cấp phủ hoặc
huyện. Riêng chức Hương bản phải lựa chọn trong số
những người giàu có. Quan phủ hoặc huyện sẽ là người
xét duyệt, bổ sung và sau đó phải báo cáo lên quan tỉnh,
quan tỉnh sẽ báo cáo lên công sứ Pháp. Trích…
Ở
làng ta,
tôi không
biết tổ
chức Hội
đồng kỳ
mục chỉ
biết lý
trưởng
và các
ông hương
(quê ta
thường
gọi trống
không là:
chức đến
tên) như
Lý Sung,
kiểm
Thâm, bộ
Hoàng…
Bộ
máy chức
sắc làng
ta đến
năm 1945
Lý
trưởng:
Nguyễn
Đức Sung
Thường
gọi Lý
Sung
Hương
bộ: Trần
văn Hoàng,
thường
gọi Bộ
Hoàng
Hương
kiểm:
Nguyễn
Đức
Thâm,
thường
gọi
Kiểm Thâm
Hương
dịch :
Lê ngọc
Ký, thường
gọi
Hương Ký
Chức
Hương
bản,
hương mục
tôi không
nghe là
ai. Có
thể do
làng ta
nhỏ nên
những
phần việc
ấy do
bốn vị
trên kiêm
nhiệm, Ai
phụ trách
đội tuần
đinh, đội
này mạnh
lắm!
Nhìn
vào cơ
cấu chỉ
chừng đó
mà đâu
vào đấy,
xóm làng
yên ả.
Tôi kể
một
chuyện:
ngày hè
nóng nực,
ban trưa
khoảng 10
giờ đến
2 giờ
chiều, có
tiếng
thanh la
đi từng
đường
trôn:
phèng và
cứ đều
đều mươi
bước lại
phèng,
mươi bước
lại
phèng,
tiếng
phèng nhắc
dân đề
phòng
cháy, tuy
đã qui
định bắt
buộc nấu
ăn xong
phải tưới
nước dập
tắt lửa.
Thật là
chu đáo
! Ai
phụ trách
“văn xã”
mà Tết
nào cũng
đánh đu,
cũng dựng
rạp cờ
chòi bài
tới. Trẻ
con theo
không khí
đó và
có nhiều
trò chơi
riêng nữa
nên cũng
vui hết
cỡ.
Lại
một
chuyện
thú vị
giửa các
vị chức
sắc: Hôm
đó quan
phủ vào
làng làm
việc
xong, các
vị tiễn
quan đến
cuối làng
ta để
quan về
làng An
thơ. Trở
lại các
vị vào
quán mụ
Càng (mệ
Chớ) uống
nước.
Bọn nhỏ
chúng tôi
chạy theo
xem quan,
sau đó
cũng theo
đứng
quanh quán.
Ông Kiểm
(bố
Triều)
nói “răng
lại nói
chuyện
tui sai
trước
mặt quan
phủ”
Một vị
khác trả
lời: Để
cho quan
phủ tin
rằng có
chuyện
sai nho
nhỏ mà
cũng nói
ra. Quan
cho là
ta không
giấu giếm
cái sai,mà
tui cũng
chỉ nói
là có
một buổi
trưa không
đánh
thanh la.Mà
mùa rồi
làng ta
không có
cháy chiếc
chi, và
bửa ni
cũng hết
mùa nắng.
Các vị
cười vui
vẽ hể
hả. Mụ
Càng có
vẽ thích
và đưa
trầu mời
tíu tít. Làng
xóm thật
thanh bình
chẳng mấy
ai kiện
tụng và
tù tội. Lúc
đó có
người
dân nào
đi “hối
lộ” các
chức sắc?
Xin các
bạn thử
tìm? E
không!
Tôi
nhớ được
chừng đó
là các
vị đương
chức, còn
những vị
có chức
danh nhưng
làm ở
thời kỳ
nào tôi
không rỏ
là các
ông: Chánh
Cử (có
phải
chánh
Tổng), lý
Thuỵ, lý
Hà (tôi
biết
nhiệm kỳ
ông Lý
Thuỵ đến
ông Lý
Hà đến
ông Lý
Sung), bộ
Thạnh,
hương
Ngạn, phó
Diệu, phó
Học
(không rỏ
Phó Tổng
hay phó
Lý) …còn
hàng thất
bát cửu
phẩm khá
nhiều:
Văn giai
hay bá
hộ tôi
cũng không
rỏ chỉ
nghe người
đân gọi:
thất
Chiểu,
thất
Cẩn…bát
Kế, bát
Bệ…cửu
Liên (bố
tôi), cửu
Thái, cửu
Trử, cửu
Khảm (anh
tôi) Cửu
Viển, cửu
Ký, cửu
Kiến, cửu
Liễn còn
nữa nhưng
tôi không
nhớ
hết…(Quan
lại của
triều
đình được
xếp từ
nhất phẩm
đến cửu
phẩm).
Có
hai ông:
Ông Phòng
(võ) Ông
Lại
(văn), làm
đến chức
gì, làm
ở đâu
tôi không
rỏ nhưng
có bề
thế lắm.
Trở
lại nói
về bộ
máy cai
trị :
đành rằng
thời bây
giờ “đẻ
ra” nhiều
việc hơn,
bù lại
máy móc
thiết bị
văn phòng,
thời đại
vi tính,
phương
tiện đi
lại v.
v… hiện
đại
nhưng sao
mà nhiều
thế, gấp
hằng chục
lần! Từ
Trung ương
đến
Huyên nơi
nào cũng
có bộ
máy nghiên
cứu cải
cách hành
chính,
càng
nghiên cứu
bộ máy
càng cồng
kềnh .
*****
(+) Đến năm
1945, người có tên tuổi hơn cả là Tiên chỉ làng ta
Trần Văn Lý, nghe đâu ông làm Tổng đốc ba tỉnh ở Nam
kỳ.Tôi chưa biết mặt. Năm bà mẹ ông mất (mụ Thừa),
đưa thi hài bà từ trong Nam ra, các chức sắc và dân làng
lên rước từ trên đường quốc lộ 1, chắc ông có về.
Lúc đó tôi chưa ý thức là cần phải biết nên không
chú ý tìm. Thế là sau này không có dịp nào nữa.
(+) Không
rỏ
là
ông
Trần
Văn
Lý
làm
Tổng
đốc
sao
lại
còn
“ăn
ruộng”
ở
làng
với
vị
trí
tiên
chỉ
?
Nguyễn
Thanh Xuân