Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Thursday, March 28, 2013

MAI SAU - Chùm thơ Võ Văn Luyến


Võ Văn Luyến và Thảo Nguyên

MAI SAU

Mai sau nếu anh nghĩ lại 
Chắc không như anh bây giờ 
Em ơi, em đâu có biết 
Thời gian xoá dấu không ngờ 

Mai sau nếu anh làm lại 
Chắc không như anh bây giờ 
Cuộc sống mến yêu ban tặng 
Mà anh quá đỗi ơ thờ 

Mai sau nếu anh yêu lại 
Chắc không như anh bây giờ 
Làm thằng con trai trắc nết 
Thậm thình đến mấy nàng...thơ. 



MƯA ĐAKRÔNG 

Cơn mưa đưa tôi về Đakrông 
Thấp thoáng bóng ai dưới cây xanh 
Thì thầm điều chi mà lá vẫy 
Đất dậy hương sắc đỏ viên thành 

Mưa mềm như mắt môi của rừng 
Như vạt tóc đẫm chiều sương khói 
Như câu hát níu ngàn sau ở lại 
Nhịp rung ngân con sóng phù sa  

Mưa miên man kể chuyện ngày xưa 
Người Pakô – Vân Kiều đánh Mỹ 
Môn thục, rau rừng thay cơm trừ bữa 
Lòng kiên trung trong gian khó bao mùa 

Ôi cơn mưa dệt gấm thêu hoa 
Trên sắc áo chàm đón ngày vui mới 
Trên nụ cười hân hoan như tiệc cưới 
Rộn lòng tôi. Đakrông, Đakrông…


                    15/11/2010

                            VVL
READ MORE - MAI SAU - Chùm thơ Võ Văn Luyến

Châu Thạch đọc THÁNG BẢY TRỜI MƯA, thơ Lê Thiên Minh Khoa

Lê Thiên Minh Khoa



THÁNG BẢY TRỜI MƯA                
       Tặng Nguyễn Đình Vinh

Biết bây giờ là tháng bảy trời mưa
Áo mỏng em tôi ướt đã mấy lần ?
Chân bước ngập ngừng lối về hoa rụng
Ngõ cũ còn hằn dấu vết người đi ?

Dạo này nhà mình còn ăn khoai mì?
Gánh than ướt đầm mẹ chắc nặng lắm ?
Chân bước âm thầm dốc dài tóc trắng
Có bóng cây nào để mẹ nghỉ không ?


Có tháng bảy nào mà  mưa không rơi
Bạn bè tôi ơi, ướt nhoẹt hết rồi
Chân bước phiêu bồng mòn khuya nhầu tóc
Thuốc lá vàng tay có  tím làn môi !

Ôi cuộc đời, mưa tháng bảy rơi rơi ! ...

LTMK 


Châu Thạch


Lời bình: Châu Thạch

     Tôi chưa gặp Lê Thiên Minh Khoa lần nào. Nhìn ảnh anh đăng trên các trang web, thấy mái tóc dài, dày, quăn, bềnh bồng trên khuôn mặt ốm, xương, tôi đoán anh là người nhiều ưu tư và lãng mạn. 

     Đọc thơ anh, tôi khẳng định được võ đoán của mình không sai trật.  

     Lê Thiên Minh Khoa là con người ưu tư và lãng mạn, đọc hết 46 bài thơ của anh đăng trên trang web Tiếng quê Hương, tôi thấy mỗi bài thơ đều chứa nhiều nối ưu tư. Thơ viết về tình yêu, thơ viết về cuộc sống, thơ viết về thiên nhiên đều có nỗi dằn vặt của những nan đề chất chứa trong lòng anh, nhưng xen vào đó tâm hồn lãng mạn của anh bàng bạc trong thơ. Bài thơ rất mới là bài “Cảm xúc miền Trung”(*) tác giả suy tư về “Những cánh đồng nhỏ nhoi”, " Những ngôi mộ bằng cái nón cời”, “Những cây lúa gầy guộc giống như dáng mẹ” và “Cái đòn gánh dãi dầu mưa nắng” của miền Trung. 

     Còn bài thơ “Tháng bảy trời mưa” tác giả nói về mưa thì ít 
mà để tâm hồn băn khoăn cho em "áo mỏng em tôi ướt đã mấy lần", lo lắng cho mẹ già "gánh than ướt đầm/chân bước âm thầm dốc dài tóc trắng/có bóng cây nào để mẹ nghỉ...",  thương cảm cho bè bạn "ướt nhoẹt hết rồi/chân bước phiêu bồng mòn khuya nhầu tóc/thuốc lá vàng tay có  tím làn môi"...  

     Thưở xưa, ở tuổi 20 tôi yêu bài thơ “Tháng sáu trời mưa” của Nguyên Sa, nhưng ở tuổi nầy, với vốn liếng ít nhiều trường đời của mình, bài thơ ấy không còn gây cảm xúc mạnh cho tôi bằng bài thơ “Tháng bảy trời mưa” của Lê Thiên Minh Khoa.

     Bài thơ mở đầu bằng bốn câu thơ sau:              
               
                 Biết bây giờ là tháng bảy trời mưa
                 Áo mỏng em tôi ướt đã mấy lần ?
                 Chân bước ngập ngừng lối về hoa rụng
                 Ngõ cũ còn hằn dấu vết người đi ?

   Người ta thấy trong bốn câu thơ nầy hình ảnh nổi cộm là chiếc áo mỏng của em ướt đầm trong mưa gió, đôi chân ngập ngừng bước trên lối về hoa rụng. Người ta còn thấy bóng mờ như ảo ảnh làm cho bức tranh đẹp nhưng buồn càng trở nên lạnh thêm bởi bóng người đi để lại dấu vết hằn trên ngõ cũ. Thật ra dấu vết người đi làm sao hằn trên ngõ cũ được mà hằn trên tâm trí người ở lại mỗi khi nhìn ra ngõ cũ hay hằn trong tâm trí tác giả mà thôi. Bốn câu thơ mở đầu ghép hình ảnh thực tại trên cái nền của quá khứ, lồng cái vẽ đẹp của đường hoa, của ngõ xưa trên bức tranh ướt át của mưa tháng bảy làm cho nỗi ưu tư nhẹ đi nhưng lại lắng xuống hằn một vết hằn trong lòng. Bây giờ, vết hằn của người đi để lại trên ngõ cũ lại ở chính trong lòng của người đi và ở chính trong lòng của người đọc bài thơ.

     Khổ thứ hai của bài thơ, nỗi  ưu tư trăn trở gia tăng thêm, nặng nề thêm và những bức tranh ảm đạm đậm nét về mẹ được vẽ lên ở đây:                                        

                Dạo này nhà mình còn ăn khoai mì ?
                Gánh than ướt đầm mẹ chắc nặng lắm ?
                Chân bước âm thầm dốc dài tóc trắng
                Có bóng cây nào để mẹ nghỉ không ?

     Không còn ngõ xưa mang kỷ niệm, không còn đường hoa dấu hoa rụng mà thực tế phũ phàng lộ diện trong bốn câu thơ: Bữa ăn toàn khoai mì, gánh than ướt đầm của mẹ, dốc dài tóc trăng và  đường vắng bóng cây. Tác giả dùng lối miêu tả xoắn ốc, cho những sự kiện tăng lên dần gây tác động nhẹ và êm để người đọc thưởng thức được toàn bộ cái mượt mà của thơ nhưng con tim lại từ  từ co lại vì nỗi ảm đạm giữa đời. Tôi không chê loại thơ viết hùng hồn, tôi không ghét loại thơ viết bi lụy, nhưng tôi yêu loại thơ nầy, như cơn gió nhẹ càng lâu càng thấm lạnh vào người, người không co ro run rẩy nhưng không phải là không làm cho trong lòng tê tái.

       Khổ thứ ba của bài thơ là vế  dành cho sự lãng mạn, là vế thơ vỗ về người đọc bớt đi giá rét trong lòng, bước vào khung trời buồn nhưng thi vị của cuộc đời hay của thi nhân:

               Có tháng bảy nào mà mưa không rơi
               Bạn bè tôi ơi, ướt nhoẹt hết rồi
               Chân bước phiêu bồng mòn khuya nhầu tóc
               Thuốc lá vàng tay có  tím làn môi !

              Ôi cuộc đời, mưa tháng bảy rơi rơi  ! ...

     Những câu thơ của khổ cuối nhắc đến bạn bè trong mưa những buổi chơi khuya, nhắc đến thuốc lá vàng tay và làn môi tím lạnh, là nhắc đến những kỷ niệm thân thương rất đẹp trong thời kỳ gian khổ và  kết tứ bài thơ bằng một câu thơ mở, rất gợi "Ôi cuộc đời, mưa tháng bảy rơi rơi! ... ". Kỷ niệm nầy càng có bạc tiền thì càng khó thể nào có được. Không còn là cảm xúc thơ ưu tư dằn vặt mà là một khổ thơ hoài cảm, hoài cảm một thời không phải vàng son trong cuộc sống vật chất nhưng có lẽ vàng son trong nhiều mặt của tâm hồn người thi sĩ. Đem sự hoài cảm trong lòng mình đưa vào khổ chót của bài thơ là làm cho bài thơ không trở nên sướt mướt theo tiến độ xoắn ốc, tăng cấp  như những lối viết thường tình, mà đưa cảm xúc quay lại ở trạng thái nhẹ nhàng như giây phút ưu tư ban đầu. Tuy thế. ở phần đầu, tác giả đặt cảnh đẹp trong hoàn cảnh buồn, còn ở phần cuối tác giả lại đặt cảnh buồn của mưa gió trong hoàn cảnh đẹp của tình bạn từng gắn bó bên nhau, từ đó cả ý thơ và cách kết cấu bài thơ đều linh động.  

     Bài thơ có ba khổ, khổ giữa mẹ gánh toàn bộ nỗi ưu tư của tác giả, hai vế kia là em và bạn với nỗi ưu tư nhẹ hơn vì có xen vào những hình ảnh kỷ niệm êm đềm. Mẹ  là trung tâm của chủ đề bài thơ, em và  bạn là khung tô điểm hai bên làm cho bài thơ  được kiến tạo hài hòa những hình ảnh thân yêu, và nhờ đó người đọc thấy tâm hồn mình êm ái . Vậy cho nên bài thơ “Tháng bảy trời mưa” có thể gọi là bài thơ trữ tình, thứ tình yêu thương trong veo, sáng láng của thơ, không gợn gì sự bi lụy khóc than làm khổ đau thêm nữa mà gợi khắc một nỗi buồn làm đẹp, làm thanh cao tâm hồn con người.                                                       

                                                                                                                                 Châu Thạch

(*) Link: Lê Thiên Minh Khoa: Cảm xúc miền Trung                    
READ MORE - Châu Thạch đọc THÁNG BẢY TRỜI MƯA, thơ Lê Thiên Minh Khoa

THƯ MỜI VIẾT BÀI CỘNG TÁC - Vũ Thu Vân, Thư ký Ban biên soạn Công trình sách "Ký ức người lính"


THƯ MỜI VIẾT BÀI CỘNG TÁC

Kính gửi: Quý Cơ quan.

Đồng kính gửi: Các nhà văn, nhà báo, các cựu chiến binh và đông đảo quý độc giả.

Hiện nay Công ty Cổ phần truyền thông Nghĩa tình đồng đội chúng tôi đang thực hiện công trình sách “Kí ức người lính”, là nội dung thực hiện chương trình phối hợp hoạt động tuyên truyền giai đoạn 2011 – 2015 của Bộ thông tin Truyền thông và Tổng cục Chính trị phối hợp chỉ đạo; Và tiếp tục cải tiến về nội dung và hình thức website http://nghiatinhdongdoi.vn theo hướng hiện đại, hiệu quả và thân thiện hơn.

Để xây dựng nội dung công trình sách “Kí ức người lính” và website, chúng tôi kính đề nghị các nhà văn, nhà báo, quý bạn đọc, các đồng chí Cựu chiến binh viết bài cộng tác.

Nội dung các bài viết là những kí ức, những kỉ niệm, chiến công, cảm xúc, tình cảm… của các cựu chiến binh và hậu phương trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; quá trình trở lại đời thường lập nghiệp của mỗi người lính; những trăn trở với xã hội và sự nhắn gửi, kì vọng vào thế hệ con cháu; tình cảm đồng chí của người lính trẻ hôm nay... Với mong muốn ghi dấu lại những năm tháng hào hùng của những con người làm nên lịch sử dân tộc nhằm giao lưu, chia sẻ những kí ức, kỉ niệm của những người trong cuộc, tưởng nhớ những người đã khuất và hơn hết nhằm lưu giữ như một tài sản vô gái cho thế hệ sau.

Ban Biên tập chúng tôi trân trọng kính mời Quý bạn đọc, cựu chiến binh, người lính... gửi bài cộng tác. Tin, bài, ảnh và các ý kiến hưởng ứng, đóng góp, chia sẻ của Quý vị xin gửi về địa chỉ 
email: kyucnguoilinh@gmail.com 
hoặc newtoanphong@gmail.com  
hoặc thư về địa chỉ: Ban biên tập Công ty Nghĩa tình đồng đội, Số 55/85 Trung Tả, Khâm Thiên, Hà Nội; ĐT: Ms Thu Vân 0982332793.

Chúng tôi  mong Quý bạn đọc, CCB trong cả nước tham gia viết bài, đóng góp ý kiến, chia sẻ các nội dung chuyên môn để Công trình sách “Ký ức người lính” đạt chất lượng xứng tầm lịch sử.

Thông tin liên quan, xin vui lòng tham khảo tại Website http://www.nghiatinhdongdoi.vn/

Trân trọng,
BAN BIÊN TẬP


Người gởi đăng: Vũ Thu Vân, Thư ký Ban biên soạn Công trình sách "Ký ức người lính".
ĐT: 0982332793. 
Email: kyucnguoilinh@gmail.com


READ MORE - THƯ MỜI VIẾT BÀI CỘNG TÁC - Vũ Thu Vân, Thư ký Ban biên soạn Công trình sách "Ký ức người lính"

Trần Thị Quỳnh Hoa - SỨC MẠNH ĐỒNG TIỀN


SỨC MẠNH ĐỒNG TIỀN
(Thủ vĩ liên hoàn)

Gớm thay sức mạnh của đồng tiền
Xô ngã người đời cảnh đảo điên
Mua đứt thanh gưom tay hảo hán
Bẻ cong ngòi bút bọn văn biền
Giai nhân dễ hóa trong thành đục
Thức giả mau thay trắng đổi đen
Là cái khiên che bao tội ác
Gớm thay sức mạnh của đồng tiền.

                                QUỲNH HOA
READ MORE - Trần Thị Quỳnh Hoa - SỨC MẠNH ĐỒNG TIỀN

Lê Thiên Minh Khoa - THÁNG BẢY TRỜI MƯA

Lê Thiên Minh Khoa


THÁNG BẢY TRỜI MƯA                
Tặng Nguyễn Đình Vinh

Biết bây giờ là tháng bảy trời mưa
Áo mỏng em tôi ướt đã mấy lần ?
Chân bước ngập ngừng lối về hoa rụng
Ngõ cũ còn hằn dấu vết người đi ?

Dạo này nhà mình còn ăn khoai mì ?
Gánh than ướt đầm mẹ chắc nặng lắm ?
Chân bước âm thầm dốc dài tóc trắng
Có bóng cây nào để mẹ nghỉ không ?

Có tháng bảy nào mà mưa không rơi
Bạn bè tôi ơi, ướt nhoẹt hết rồi
Chân bước phiêu bồng mòn khuya nhầu tóc
Thuốc lá vàng tay có  tím làn môi !

Ôi cuộc đời, mưa tháng bảy rơi rơi ! ...

LTMK
READ MORE - Lê Thiên Minh Khoa - THÁNG BẢY TRỜI MƯA