TRANG THUẦN TÚY VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CỦA NGƯỜI QUẢNG TRỊ VÀ NGƯỜI YÊU MẾN QUẢNG TRỊ.
Chúc Mừng Năm Mới
Thursday, August 18, 2016
KHÚC CA PHÚ THIỆN QUÊ MÌNH - thơ Bùi Khắc Phúc
Kính
tặng nhân dân
các
dân tộc huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai)
Có
ai về Phú Thiện quê tôi
Nghe
trong veo giọng nói tiếng cười
Cùng
vít cong cạn cần chiêng ché
Xa
xa kia cánh cò trắng bay
Xa
xa kia cánh cò trắng bay.
Phú
Thiện ơi
Ớ
ơ
Dòng
Ayun xanh xanh
Hay
làn tóc em xanh
Về
bên em ta chia nỗi nhớ
Về
bên nhau ta chung tiếng cười
Ơi
Em
gái Tày ơi
Em
gái Tày ơi
Em
hát điệu Then(1)
Em
hát điệu Then
Tính
tẩu(2) em vang rồi xòe(3) xoang(4) nhịp nhàng
Chàng
trai Jơ rai múa cùng chiêng trống
Lúng
la lúng liếng mắt hội vào đêm
Lúng
la lúng liếng tìm nhau ta tìm(5)
Yun
Hạ ơi
Ánh
điện sáng lung linh
Cho
lúa ngô xanh rờn
Một
màu xanh bát ngát
Lúa
ngô xanh
Một
dòng trăng lấp lánh
Mắt
sao rơi
Ơi,
gươm thần(6) núi thiêng
Gươm
thần núi thiêng
Mưa
về với sông
Gió
về bên núi
Đời
như sông núi
Ơi
Pơ Tao(7), Chư Tao Yang(8)
Ơi
Pơ Tao, Chư Tao Yang
Ơi
Pơ Tao, Chư Tao Yang
Ơi
rừng xanh
Ớ
ơ rừng xanh
Ngủ
vùi triệu năm đáy sông núi cao vực sâu chót vót
Tạc
nên dáng tiên đắm say hồn ai chất ngất
Từ
lòng núi Athai này(9).
Ơi
Phú
Thiện ơi
Thướt
tha dáng tiên đắm say ngất ngây hồn ai chất ngất
Nơi
thiên đường.
Tết
Nguyên đán Bính Thân (2016)
-----------------------------------------
Chú
thích:
(1):
Then là một điệu hát truyền thống của người Tày,
Nùng;
(2):
Đàn tính là nhạc cụ truyền thống không thể thiếu khi
hát Then;
(3):
Xòe là một điệu múa truyền thống đặc sắc của dân
tộc Thái;
(4):
Xoang là điệu nhảy múa tập thể truyền thống đặc sắc
của người Jrai, Bana, … trong các đêm hội;
(5):
Cả khổ thơ này ẩn ý nói về sự giao lưu, giao thoa văn
hóa giữa các dân tộc (Jrai, Bana, Tày, Nùng, Mường, Thái,
Kinh, …) cùng chung sống trên địa bàn huyện Phú Thiện;
(6):
Theo truyền thuyết thì Gươm Thần được hai anh em T’
Dia và T’ Diêng rèn từ một hòn đá lấy về từ miệng
núi lửa ở Hàm Rồng (Plei Ku). Gươm thần dùng để cho
các Vua lửa cầu mưa;
(7):
Pơ Tao là Vua lửa (theo cách gọi của người Jrai) - vị
vua không có ngai vàng và thực quyền, cùng làm việc, sinh
con và sống nghèo khổ như buôn làng. Pơ Tao chỉ có vai
trò dùng Gươm Thần để cầu mưa;
(8):
Chư Tao Yang là ngọn núi thiêng - nơi cất giấu Gươm
Thần. Núi này nằm tại làng Plei Ơi (xã Ayun Hạ);
(9):
Theo nhiều nguồn tài liệu thì đá gỗ (mộc thạch) ở
vùng núi Chư Athai được hình thành là do một số loại
gỗ cực tốt bị vùi sâu trong lòng đất trong một thời
gian dài do quá trình vận động của vỏ trái đất cách
đây hằng triệu năm. Khổ thơ này ẩn ý nói về quá
trình hình thành đá gỗ là một sản phẩm nổi tiếng
của huyện Phú Thiện. Mộc thạch dùng để tạc nên
những tác phẩm mĩ nghệ đẹp như tiên giáng trần.
Tác
giả: Bùi Khắc Phúc
Trường
PTDT Bán trú THCS Nguyễn Bá Ngọc - Phú Thiện - Gia Lai
Website:
http://www.facebook.com/HOANGSADATNUOCTAOI.THOBUIKHACPHUC
THÀNH PHỐ KHÔNG ANH - thơ Trương Thị Thanh Tâm
Thành
phố không anh những ngày mưa vội
Mây
giăng giăng mù mịt lối thu xưa
Đường
bằng lăng bâng khuâng chiều buông xuống
Bến
sông buồn đã rớt hạt mưa thưa
Con
đường cũ chỉ một lần chung bước
Dấu
chân như quấn quýt bóng ai về
Tôi
vẫn đợi dù người đi biền biệt
Tóc
thề buông níu lại tuổi đam mê
Quán
ven sông bây giờ còn đâu nữa
Vườn
hoa ngày nào thiếu vắng mùi hương
Ghế
đá công viên chẳng còn nghe tiếng nhạc
Gío
sông về man mác ánh trăng suông
Người
đã đến chốn thành đô hoa lệ
Bỏ
lại đây phố nhỏ ánh đèn vàng
Thời
gian trôi đi nỗi buồn chim sáo
Sang
sông rồi bước lỡ chuyến đò ngang
Thôi
trả lại ai mảnh tình trong hư ảo
Thuyền
ra khơi chưa hẹn một ngày về
Hương
yêu cũ chôn sâu vào dĩ vãng
Người
xa rồi mang cả mối tình si!
Trương Thị Thanh Tâm
Mỹ Tho
HƯƠNG CỐ NHÂN - thơ Trúc Thanh Tâm
Tác giả Trúc Thanh Tâm |
HƯƠNG CỐ NHÂN
Mùa đã thay rồi em biết chưa
Phía em trời nắng phía anh mưa
Tiếng chim vườn cũ quên tiếng hót
Từ lúc xa người xa phố xưa
Đường của thuở nào lá me rơi
Bên nhau anh thấy mắt em cười
Gió ru khe khẽ lời âu yếm
Quyện cả trời tình em với tôi
Mây của ngàn năm còn bay mãi
Làm sao quên được nụ hôn đầu
Một nửa của nhau dành kiếp khác
Chôn vào quên lãng một niềm đau
Chiều nay mây tím cũng bâng khuâng
Hàng cây dài mãi những bước chân
Mà như đâu đó còn kỷ niệm
Hương của hôm nào hương cố nhân
Thời gian từng giọt mặn bờ môi
Mưa vùi tan tác cánh hoa rơi
Anh còn đi mãi trời dâu bể
Thương nhớ ngày xưa trả lại người !
TRÚC THANH TÂM
Mùa đã thay rồi em biết chưa
Phía em trời nắng phía anh mưa
Tiếng chim vườn cũ quên tiếng hót
Từ lúc xa người xa phố xưa
Đường của thuở nào lá me rơi
Bên nhau anh thấy mắt em cười
Gió ru khe khẽ lời âu yếm
Quyện cả trời tình em với tôi
Mây của ngàn năm còn bay mãi
Làm sao quên được nụ hôn đầu
Một nửa của nhau dành kiếp khác
Chôn vào quên lãng một niềm đau
Chiều nay mây tím cũng bâng khuâng
Hàng cây dài mãi những bước chân
Mà như đâu đó còn kỷ niệm
Hương của hôm nào hương cố nhân
Thời gian từng giọt mặn bờ môi
Mưa vùi tan tác cánh hoa rơi
Anh còn đi mãi trời dâu bể
Thương nhớ ngày xưa trả lại người !
TRÚC THANH TÂM
( Châu Đốc )
THỀM RÊU - tản văn của Phan Nam
Thềm
rêu có tự bao lâu
Mà
sao nhân thế khổ đau trùng trùng?
1. Con đường này, không biết tôi đã đi qua đi lại bao nhiêu lần. Có lẽ cát bụi đã bào mòn đôi dép của những bước chân trót vương cuộc đời. Tôi đang hình dung về một con đường tuổi thơ một bên là bậc rêu xanh màu lá, một bên là cánh đồng lúa thăm thẳm ngút ngàn. Rêu muôn đời xanh, mặc đời lúa bao lần luân chuyển...
Cung đường cát bụi, dĩ nhiên là muôn trùng cát bụi và lô nhô đá sỏi. Chỉ chừng đó thôi cũng đã góp nhặt vô số mảnh rời ký ức đã ăn sâu vào tiềm thức. Thuở mẹ tôi còn mưu sinh từ rừng sâu nước độc. Thuở mẹ tôi còn nhọc nhằn quang gánh trong những buổi chợ sớm. Thuở cha ông lưu dấu nơi đây, hình thành nên con đường làng.
Và bậc rêu gắn liền với con đường. Tôi không rõ ai sắp xếp như vậy, để rêu đá và cát bụi hòa quyện vào nhau.
2. Bậc rêu có chức năng gì? Hay chỉ để hóa đó, phủ xanh màu đá. Rong rêu chỉ là một sinh vật sống bám, muôn đời bám vào đá sỏi. Thế nhưng tại sao đôi mắt của ta chỉ ngắm nhìn rêu mà không thể nhìn thấy linh hồn của đá?
Đá
sinh ra để rong rêu có thể sinh tồn. Vậy đá ra đời
trước hay rong rêu có mặt trước, một kiếp rêu dâng
hiến màu xanh. Còn kiếp người vẫn phải sống, sống
cho trọn một tình yêu. Như hơi thở không thể đứt
quãng. Như hoa dại muôn đời vẫn là hoa dại. Như ánh
sáng tái tạo diệp lục.
Một chiều nắng phả vào lòng người hương đồng gió nội. Có cô gái đang “tự sướng” bên thềm rêu. Và cô chẳng thể biết được, tối qua một gã say rượu đã ngủ tại đây, ngủ như chưa bao giờ được ngủ...
Phan
Nam
MƯA ĐÊM XA XỨ - thơ Võ Quốc Tuấn
Đêm thao thức nghe đồng hồ gõ nhịp
Càng chạnh lòng bởi “tí tách” mưa rơi
Người xa xứ đủ để lòng não nuột
Vô tình chi hay lạc lối mưa ơi!
Phố vắng tanh, bốn bề mưa rả rích
Côn trùng đêm ca hát gọi bạn tình
Chú ểnh ương giọng buồn đầy nội lực
Cất tiếng rền, vang dội cả vào tim.
Vài tiếng xe như xé cả mà đêm.
Khách lỡ bước vì áo cơm xuôi ngược?
Hay như ta nhớ nhà không ngủ được
Mặc cho mưa quyết chí tìm lối về?...
Ta đang nằm trong nệm ấm chăn êm
Mà sao lạnh, mà nhớ thương từng phút!
Thế mới biết gia đình là hạnh phúc
Là niềm vui dù có thể ta nghèo.
Võ Quốc Tuấn
Gửi từ: quoctuan100@gmail.com;
Huyền Hội, Càng Long, Trà Vinh.
THƠ VIẾT CHO MỘT NGƯỜI - Thơ Nguyễn An Bình
Nhà thơ Nguyễn An Bình
THƠ VIẾT CHO MỘT NGƯỜI
*Nhớ Nắng Hồng những ngày xưa cũ
Thơ
viết cho một người
Sao
thấy lòng buồn thế
Xe
lăn giữa dòng đời
Hình
như còn đọng lệ.
Nhớ
người đã rất xa
Ven
đường vương bụi đỏ
Đất
trời quá bao la
Đâu
bóng hình của nhỏ.
Đi
qua bao mùa ngâu
Mưa
bùi ngùi tháng bảy
Giữ
nhau chút duyên đầu
Tím
cầu vồng cách biệt.
Thơ
viết cho một người
Mười
năm rồi đó nhỏ
Mảnh
tình thật nhỏ nhoi
Giữa
cuồng phong bão tố.
Đời
không là dâu bể
Sao
núi xanh bạc đầu
Cuộc
đời nhiều điên đảo
Mơ
chi ấn công hầu.
Sông
dài bao nhánh rẽ
Tình
thôi là phù vân
Bàn
tay đan chỉ rối
Nhỏ
sương khói giữa trần.
Nguyễn An Bình
ĐÈN SÀI GÒN - thơ Trúc Thanh Tâm
ĐÈN SÀI GÒN
Sài Gòn, tôi về nắng trưa
Cầu Chữ Y, nỗi buồn gió táp
Cái đầu tiên mà tôi bắt gặp
Là sự nhỏ nhoi, nỗi khổ riêng mình!
Đèn Sài Gòn ngọn đỏ, ngọn xanh
Đâu đủ sáng cho mình mơ ước
Mưa, là cái khôn tắm mát
Nhưng con người, đôi lúc lại sợ mưa!
Mắt, bị che chiếc lá sái mùa
Đường thẳng cứ lờ mờ, quanh quẩn
Tôi thấy bước chân mình khá nặng
Mang trên vai một túi nghiệp văn chương!
Bạn bè, ly rượu tứ phương
Ở quán cóc, góc vỉa hè tận hưởng
Là sự thật, là tận cùng ham muốn
Là trái tim còn nét thật con người!
TRÚC THANH TÂM
Sài Gòn, tôi về nắng trưa
Cầu Chữ Y, nỗi buồn gió táp
Cái đầu tiên mà tôi bắt gặp
Là sự nhỏ nhoi, nỗi khổ riêng mình!
Đèn Sài Gòn ngọn đỏ, ngọn xanh
Đâu đủ sáng cho mình mơ ước
Mưa, là cái khôn tắm mát
Nhưng con người, đôi lúc lại sợ mưa!
Mắt, bị che chiếc lá sái mùa
Đường thẳng cứ lờ mờ, quanh quẩn
Tôi thấy bước chân mình khá nặng
Mang trên vai một túi nghiệp văn chương!
Bạn bè, ly rượu tứ phương
Ở quán cóc, góc vỉa hè tận hưởng
Là sự thật, là tận cùng ham muốn
Là trái tim còn nét thật con người!
TRÚC THANH TÂM
(Châu Đốc)
t
KHÔNG ĐỀ - Thơ Phan Thạch Nhân
Tác giả Phan Thạch Nhân
KHÔNG ĐỀ
Hỏi mùa thu
Còn bao nhiêu sóng gió
Cho tôi lái đò thăm bến cũ sông xưa
Lối nhỏ em về ngõ vắng có còn mưa
Tôi câm lặng thả hồn theo mơ tưởng.
Còn bao nhiêu sóng gió
Cho tôi lái đò thăm bến cũ sông xưa
Lối nhỏ em về ngõ vắng có còn mưa
Tôi câm lặng thả hồn theo mơ tưởng.
Hỏi mùa thu
Chiều nay sao gió chướng
Thổi lá bay vàng lối một con đường
Bên phố chiều tôi đếm bước tha phương
Ly rượu đắng cay
Thương chiều nay tháng tám
Chiều nay sao gió chướng
Thổi lá bay vàng lối một con đường
Bên phố chiều tôi đếm bước tha phương
Ly rượu đắng cay
Thương chiều nay tháng tám
Hỏi mùa thu
Trời hôm nay sao màu xám
Mây trắng bay hoài bay mãi lại về đâu
Sao lại buồn? Mưa đổ suốt đêm thâu
Để ướt áo ai kia
Trôi lớp bụi trần
Đứng ngẩn ngơ
Ngẩn ngơ chờ ai bên ngoài sân vắng.
Trời hôm nay sao màu xám
Mây trắng bay hoài bay mãi lại về đâu
Sao lại buồn? Mưa đổ suốt đêm thâu
Để ướt áo ai kia
Trôi lớp bụi trần
Đứng ngẩn ngơ
Ngẩn ngơ chờ ai bên ngoài sân vắng.
Phan Thạch Nhân
Xuân Lộc, 18/8/2016
HÀ NỘI CỨ MƯA LÀ NGẬP - Thơ Nguyễn Khôi
Tác giả Nguyễn Khôi
HÀ NỘI CỨ MƯA LÀ NGẬP
Tặng BNN
Hà Nội 19-8-2016, cơn bão số 3
NGUYỄN KHÔICác "dự án" lấy Ruộng để xây các khu Đô thị mới đền bù 80 triệuVNĐ/1 sào =360 m2, xây lô bán 7 triệu VNĐ /1m2 .
ĐỔI NGƯỢC - Truyện ngắn của Thủy Điền
Tác giả Thủy Điền
ĐỔI NGƯỢC
Những tiếng lộp độp trên mái nhà, những dòng
nước chảy từ máng xối ào ạt vào hồ, trận mưa rào vào buổi chiều tháng bảy.
Quang và Linh đang ngồi ăn bữa cơm chiều, vừa ăn, vừa nhìn ra ngoài ngõ. Linh
cứ than thở .Tất cả đều là tại mình cả.
Sau vài năm. Đất nước hòa bình Quang đưa vợ
con từ Sài gòn về quê nhà sinh sống, chàng ngỡ rằng về quê bám lấy thửa ruộng,
miếng vườn của cha mẹ để lại cuộc sống sẽ an nhàn và khấm khá hơn so với những
năm làm công nơi thị thành xa lạ. Ai ngờ! Về quê gần hai năm nay, cuộc sống
càng ngày càng bị lụn bại và cơ cực hơn nhiều. Nhiều lúc Quang muốn quây lại
Sài gòn, nhưng quá trễ. Sài gòn bây giờ không dễ như xưa, muốn ra khỏi thì dễ,
muốn vào thì khó lắm. Hơn nữa tiền túi của Quang đã cạn sạch cả rồi.
Ngoài đường thiên hạ khe khẽ nhau
chuyện người bị bắt, chuyện người đi lọt, chuyện người vượt biên, tiếng to,
tiếng nhỏ dần hồi trở thành quen thuộc. Quang nhiều đêm suy nghĩ về cuộc sống
hiện tại, chàng moi trong trí và tìm cách vượt biên, có như thế mới hầu thoát
khỏi cảnh u tối nầy.
Nhân dịp cùng vài ba người thân lên Tỉnh dự
đám cưới đứa cháu gái, Quang gặp một người chị họ. Họ cũng có ý định như Quang.
Lời qua, tiếng lại hai người đã thuận ý, người có của, kẻ giúp công. Quang về
bàn với Linh và hai vợ chồng nhất trí.
Vài hôm sau, chàng trở lại Tỉnh và
tiến hành công việc. Một đêm u tối chiếc tàu của Quang và những người đồng hành
đã âm thầm vượt ra biển khơi, hai ngày, hai đêm là Quang đã đến Indonesia một
cách an toàn như giấc mộng. Chàng thở phào và cảm ơn trời đất, vì chàng vừa
thoát khỏi cảnh nghèo nàn, vất vả.
Ở Đảo gần một năm, gia đình Quang được
chính phủ Đức đón nhận trên tinh thần nhân đạo. Một ngày cuối tháng mười một
1981 gia đình Quang đã có mặt tại Frankfurt - Đức rồi lần lượt đưa từ các trại
tỵ nạn nầy, đến trại tỵ nạn khác và cuối cùng gia đình Quang được định cư chính
thức tại một thành phố lớn của Tiểu bang Niedersachsen. Sau chín tháng học
tiếng Đức Quang xin vào một Xí nghiệp chế biến Thực phẩm và làm việc cho đến
hôm nay.Vợ Quang ngoài việc chăm sóc gia đình, nàng cũng làm thêm vài công việc
phụ, để phụ đấp thêm phần kinh tế gia đình.
Sau mười năm làm việc, hai người đã dành dụm
được số tiền Quang và Linh có ý định trở về Việt nam thăm gia đình một chuyến,
vì hiện tại các con đã lớn cả. Chúng có thể tự lo cho mình trong vòng một tháng
mà không cần đến mẹ cha.
Mùa Hè năm 1991 hai người trở
lại Việt nam.Về đến ngõ quê Quang nửa vui, nửa buồn.Vui vì được gặp lại tất cả
người thân, buồn vì quê mình còn nghèo quá, nghèo đến nỗi các cháu muốn đến
trường mà cha mẹ không có tiền mua sách vở và quần áo mặc. Kinh tế gia đình thì
thiếu thốn mọi bề, cửa nhà thì rụi dần theo thời gian không cách nào sửa chữa
được.
Một tháng về thăm quê trong chớp mắt. Quang
trở lại Đức, chàng suy nghĩ đến những đứa cháu đang lớn, không tương lai. Những
suy nghĩ cứ dằn vặt trong tâm trí hết ngày nầy, sang ngày khác.Cuối cùng chàng
quyết định bỏ một ít tiền nhờ người về cưới hộ đứa cháu gái của mình vừa tròn
hai mươi tuổi. Trước tiên là giúp đỡ gia đình được rảnh tay và tương lai của
cháu mai sau. May ra, đời cháu sau nầy sẽ được xán lạn hơn. Chàng vừa đi làm,
vừa hỏi quanh bạn bè đây đó cuối cùng cũng có người ưng thuận. Chàng mừng quá,
về bàn với vợ và Linh cũng thuận lòng.
Gần một năm rưởi vừa làm giấy tờ, vừa chờ
đợi. Đứa cháu gái của Quang
đã được đến Đức với diện đoàn tụ vợ chồng.Tiền bạc sòng phẳng như đã giao kèo.
Đúng ba năm sau. Đứa cháu của Quang ly dị chồng và về sống chung với gia đình
Quang. Quang xem cháu từ lúc qua Đức cho đến nay như con ruột trong gia đình,
hai bên chưa một lời to tiếng. Cuộc sống gia đình Quang vẫn bình thường như xưa
nay, chỉ có điều là tăng thêm hộ khẩu. Còn cháu gái bây giờ đã xin vào được một
hãng làm bánh kẹo, lương bổng không cao lắm, nhưng một mình cháu sống rất dễ
chịu và hàng tháng còn gởi ít tiền và quà cáp về gia đình giúp cha mẹ, anh em.
Thấy cháu làm được chuyện Quang mừng ra mặt vì chàng đã cứu sinh được những con
người khốn khổ.
Kể từ năm 2000 trở về sau, gia đình Quang và
cháu gái thường hay trở về Việt nam thăm quê. Càng về nhiều lần nhìn thấy cảnh
xã hội càng ngày càng phát triển cộng với năm tháng sống nơi phương trời Âu
lạnh lẽo, tâm trí Quang dần dà hướng về cố quốc. Mỗi lần về, rồi lại ra Quang
thường hay bàn bạc với Linh, các con lớn cả, có gia đình hết rồi thôi mình dành
dụm ít tiền, thu góp hành trang trở về Việt nam sống trong những ngày còn lại.
Thoạt đầu Linh không đồng ý, chống cự quyết liệt. Nhưng chàng cứ thỏ thẻ hết
ngày nầy, sang ngày khác và cuối cùng Linh đành phải xuôi lòng.
Năm 2007 chàng trở lại Việt nam và quyết
định mua miếng đất đối diện nhà cô em gái và dự định ít năm nữa sẽ về và cất
một căn nhà ở luôn. Vì hiện tại Quang đã sáu mươi mốt tuổi chỉ còn hai năm nữa
là chính phủ Đức sẽ cho Quang về hưu theo luật định hiện hành.
Đúng sáu mươi ba tuổi, Quang cầm trong tay
tờ giấy báo hưu trí, Quang mừng quá và bảo vợ chuẩn bị lên đường, tất cả những
gì còn lại bên Đức Quang bàn giao hết cho đứa cháu gái của mình. Về Việt nam
Quang cất một ngôi nhà thật lớn, tiện nghi đầy đủ như ở phương Tây không thiếu
món gì, ngày ngày chỉ
biết ngủ, ăn và đi dạo mát. Hai vợ chồng bây giờ sống như
một ông vua nho nhỏ trong làng.
Ngỡ rằng mọi việc đã yên, về Việt nam sống
gần cô em gái trong những lúc tuổi già. Ai ngờ! Hai tháng sau đứa cháu gái đã
lãnh mẹ của nó sang Đức theo diện đoàn tụ gia đình ( mẹ con), mà trước đó nó
chẳng thèm nói một lời nào với Quang và Linh. Vì hiện tại đứa cháu gái đã đủ
đìều kiện nuôi mẹ như: Nhà ở và có công việc làm vững chắc.
Trước khi lên đường định cư tại Đức cô em
gái Quang có ghé sang từ giã và nhờ anh chị trông hộ ngôi nhà giùm em, thỉnh
thoảng em về quê thăm anh chị ,chúc anh chị ở lại vui vẻ. Linh vừa nghe nói
xong nàng ngã ra xỉu và chẳng nói được lời nào.Quang vừa nâng vợ ngồi dậy và ôm
đầu Tất cả đều tại Tôi...!
THỦY ĐIỀN
QUẢNG TRỊ KHÚC TÌNH CA - Thơ Hoàng Yên Lynh
Nhà thơ Hoàng Yên Lynh năm 1971
QUẢNG TRỊ KHÚC TÌNH CA
" Mẹ thương con ra cầu Ái Tử
Vợ trông chồng lên núi Vọng Phu "
Câu hò quê hương theo tôi quảng đời xa xứ
Quảng Trị ân tình dãi đất buồn hiu
Tôi lớn lên bên chuông chiều Cam Lộ
Bao nghĩa tình trên đồng khô ruộng cạn
Tôi lớn lên trong nhọc nhằn nắng hạn
Trong đạn bom chinh chiến tự thuở nào
Quê hương ơi khổ đau từ giọng nói
Tan tác,chia lìa phiêu bạt khắp noi
Ơi câu hò lắng sâu trong nước mắt
Thấm vào tôi tự thuở nằm nôi
Nắng lửa hướng tây,bão cát hướng đông
Gió rét mưa dầm quanh năm gió lộng
Quảng Trị ơi cực chi mà cực rứa
Từ bao đời dồn dập những tai ương
Quảng Trị ơi ngày biệt ly cất bước
Pháo trên đầu và máu nhuộm ven sông
Tôi ra đi lòng ước hẹn với lòng
Ngày trở lại tắm trên dòng sông Hiếu
Đời bể dâu tháng năm qua biền biệt
Vẫn chưa về tìm lại bến sông xưa.
Nợ áo cơm đời tha phương xứ lạ
Đêm ngậm ngùi dõi mắt ngóng sao xa
Nơi cố xứ còn ai thương ai nhớ
Còn bạn bè...
Phố nhỏ...quán mưa bay
Ngôi trường cũ...
Nhớ tôi ngày tuổi nhỏ.
Quảng Trị ơi gọi tên trong da diết
Đất với trời gieo chi oan nghiệt
Người với người khổ đau ly biệt
Cả một đời chưa trọn nghĩa thương yêu.
Tôi ra đi lúc đầu xanh tuổi trẻ
Đếm thời gian tóc đã trắng sương chiều
Đã bao lần tôi hỏi với lòng tôi
Đời xa xứ vẫn là tôi Quảng Trị
Vẫn ngày xưa từ lời ru giọng nói
Đêm mơ về quê cũ mái nhà xưa
Đêm bình yên vọng chuông chùa xa vắng
Đêm gió đùa xao xác những hàng tre
Dõi bước chị về áo bạc chân quê...
Tôi hỏi bến sông xưa hỏi người cố quận
Hỏi những con đường còn nhớ tôi không
Biết bao điều thầm nhớ thầm mong
Ngày trở lại...vẫn tình quê Quảng Trị.
Quảng Trị ơi mấy mươi năm xuôi ngược
Nợ với đời và nợ cả quê hương
Nợ mắt ai buồn... đẫm lệ nhớ thương
Tôi trở về vầng trăng xưa còn đó
An Lạc ân tình vào trang viết thơ tôi
Con phố buồn tìm lại mắt ai quen
Hàng phượng đỏ áo thư sinh hò hẹn
Tôi trở về... có ai chờ ai đợi
Dõi mắt buồn thầm gọi cố nhân ơi
Tôi trở về... mòn mỏi bước tha hương
Và em nữa... nhớ gọi tôi người Quảng Trị.
Hoàng Yên Lynh
MÙA TRĂNG NHỚ BẠN CHƠI - thơ Nguyễn Văn Gia
MÙA TRĂNG NHỚ BẠN CHƠI
Nhớ hôm còn khỏe
Bạn đến chơi
Rượu
Thơ
Tán dóc ...
Đến tận trời
Mới đó mới đây mà biền biệt
Rượu
Trăng
Giờ chỉ một ta thôi .
LẬP THU
Áo tím ai về bên thềm cũ
Dễ nắng vàng phai cũng tương tư
Chưa xanh thạch thảo vàng hoa cúc
Mà sao lòng mình đã lập thu.
MÙA VÀNG
Minh mang đi giữa mùa lá rụng
Không sao chạm nỗi sắc thu vàng
Phải lòng buồn quá không nghe được
Tiếng mùa thầm thỉ giữa hư không.
Nguyễn Văn Gia
Subscribe to:
Posts (Atom)