Kính
tặng nhân dân
các
dân tộc huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai)
Có
ai về Phú Thiện quê tôi
Nghe
trong veo giọng nói tiếng cười
Cùng
vít cong cạn cần chiêng ché
Xa
xa kia cánh cò trắng bay
Xa
xa kia cánh cò trắng bay.
Phú
Thiện ơi
Ớ
ơ
Dòng
Ayun xanh xanh
Hay
làn tóc em xanh
Về
bên em ta chia nỗi nhớ
Về
bên nhau ta chung tiếng cười
Ơi
Em
gái Tày ơi
Em
gái Tày ơi
Em
hát điệu Then(1)
Em
hát điệu Then
Tính
tẩu(2) em vang rồi xòe(3) xoang(4) nhịp nhàng
Chàng
trai Jơ rai múa cùng chiêng trống
Lúng
la lúng liếng mắt hội vào đêm
Lúng
la lúng liếng tìm nhau ta tìm(5)
Yun
Hạ ơi
Ánh
điện sáng lung linh
Cho
lúa ngô xanh rờn
Một
màu xanh bát ngát
Lúa
ngô xanh
Một
dòng trăng lấp lánh
Mắt
sao rơi
Ơi,
gươm thần(6) núi thiêng
Gươm
thần núi thiêng
Mưa
về với sông
Gió
về bên núi
Đời
như sông núi
Ơi
Pơ Tao(7), Chư Tao Yang(8)
Ơi
Pơ Tao, Chư Tao Yang
Ơi
Pơ Tao, Chư Tao Yang
Ơi
rừng xanh
Ớ
ơ rừng xanh
Ngủ
vùi triệu năm đáy sông núi cao vực sâu chót vót
Tạc
nên dáng tiên đắm say hồn ai chất ngất
Từ
lòng núi Athai này(9).
Ơi
Phú
Thiện ơi
Thướt
tha dáng tiên đắm say ngất ngây hồn ai chất ngất
Nơi
thiên đường.
Tết
Nguyên đán Bính Thân (2016)
-----------------------------------------
Chú
thích:
(1):
Then là một điệu hát truyền thống của người Tày,
Nùng;
(2):
Đàn tính là nhạc cụ truyền thống không thể thiếu khi
hát Then;
(3):
Xòe là một điệu múa truyền thống đặc sắc của dân
tộc Thái;
(4):
Xoang là điệu nhảy múa tập thể truyền thống đặc sắc
của người Jrai, Bana, … trong các đêm hội;
(5):
Cả khổ thơ này ẩn ý nói về sự giao lưu, giao thoa văn
hóa giữa các dân tộc (Jrai, Bana, Tày, Nùng, Mường, Thái,
Kinh, …) cùng chung sống trên địa bàn huyện Phú Thiện;
(6):
Theo truyền thuyết thì Gươm Thần được hai anh em T’
Dia và T’ Diêng rèn từ một hòn đá lấy về từ miệng
núi lửa ở Hàm Rồng (Plei Ku). Gươm thần dùng để cho
các Vua lửa cầu mưa;
(7):
Pơ Tao là Vua lửa (theo cách gọi của người Jrai) - vị
vua không có ngai vàng và thực quyền, cùng làm việc, sinh
con và sống nghèo khổ như buôn làng. Pơ Tao chỉ có vai
trò dùng Gươm Thần để cầu mưa;
(8):
Chư Tao Yang là ngọn núi thiêng - nơi cất giấu Gươm
Thần. Núi này nằm tại làng Plei Ơi (xã Ayun Hạ);
(9):
Theo nhiều nguồn tài liệu thì đá gỗ (mộc thạch) ở
vùng núi Chư Athai được hình thành là do một số loại
gỗ cực tốt bị vùi sâu trong lòng đất trong một thời
gian dài do quá trình vận động của vỏ trái đất cách
đây hằng triệu năm. Khổ thơ này ẩn ý nói về quá
trình hình thành đá gỗ là một sản phẩm nổi tiếng
của huyện Phú Thiện. Mộc thạch dùng để tạc nên
những tác phẩm mĩ nghệ đẹp như tiên giáng trần.
Tác
giả: Bùi Khắc Phúc
Trường
PTDT Bán trú THCS Nguyễn Bá Ngọc - Phú Thiện - Gia Lai
Website:
http://www.facebook.com/HOANGSADATNUOCTAOI.THOBUIKHACPHUC
No comments:
Post a Comment