Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Friday, November 10, 2023

TIẾNG BOM “SA DIỆN” HAY “SA ĐIỆN” ? – La Thụy



Mấy anh em văn nghệ chúng tôi trong một lần trà dư tửu hậu nêu thắc mắc: “Tiếng bom Sa Diện” (Tiếng bom Phạm Hồng Thái) hay “Tiếng bom Sa Điện”.

Bây giờ trên mạng ghi nhan nhản là Sa Điện. Điều đáng nói đó là những trang nghiên cứu lịch sử và giải đáp thắc mắc, trang mạng đề cương ôn thi sử cho hs, thậm chí còn là trang từ điển mạng nữa. Xin dẫn vài đường links:

- Yếu tố nghịch lý và chân lý trong tiếng bom Sa Điện của Phạm Hồng Thái

http://btxvnt.org.vn/chuyen-de-toa-dam-khoa-hoc-ve-pham-hong-thai-post2130?fbclid
 
- Sự kiện tiếng bom Sa Điện (Quảng Châu- Trung Quốc) vào tháng 6/1924 gắn liền với tên tuổi của...

https://hoc247.net/cau-hoi-su-kien-tieng-bom-sa-dien-quang-chau-trung-quoc-vao-thang-6-1924-gan-lien-voi-ten-tuoi-cua-qid16076.html

 - Sự kiện tiếng bom Sa Điện (Quảng Châu- Trung Quốc) vào tháng 6/1924 gắn liền với tên tuổi của ai?

(Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm sử 9 bài 15 : Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất 1919 - 1925)

https://doctailieu.com/trac-nghiem/su-kien-tieng-bom-sa-dien-quang-chau-trung-quoc-vao-thang-6-1924-gan-lien-voi-99858?

- Tiếng bom Sa Điện là gì? Nghĩa của từ “tiếng bom Sa Điện” trong tiếng Việt – Từ điển Việt Việt (VIETTUDIEN.COM)

https://vtudien.com/viet-viet/dictionary/nghia-cua-tu-ti%E1%BA%BFng%20bom%20sa%20%C4%91i%E1%BB%87n?fbclid

Trước 1975, chúng tôi học sử là “Tiếng bom Sa Diện”. Vậy thì “Sa Diện” hay “Sa Điện”, tên gọi nào mới đúng?

*
Xin nêu ngắn gọn về lịch sử “Tiếng bom Sa Diện” hay “Tiếng bom Phạm Hồng Thái”
 
Phạm Hồng Thái và tiếng bom thức tỉnh chân lý

“Một tiếng lôi đình kinh vũ trụ
Tấm gương trung nghĩa động thần minh.”
 
Hơn 90 năm trước, một tiếng nổ đã vang lên tại Quảng Châu [Trung Quốc] làm chấn động dư luận quốc tế. Lịch sử sẽ không quên khoảnh khắc ngày 19/06/1924, khi tiếng bom ám sát viên toàn quyền Đông Dương Merlin vang lên tại khách sạn Victoria, thuộc địa phận tô giới Sa Diện. Vị anh hùng đã tạo nên sự kiện ấy, đã đánh một mốc son trong lịch sử Việt Nam cận đại ấy là Phạm Hồng Thái (1895-1924), người con của mảnh đất Do Nha, nay là xã Hưng Nhân huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
 

Tuy nhiên, vụ ám sát không thành; Merlin thoát chết. Năm người tử vong là: vợ chồng P. C. Demaretz, Giám đốc hãng General Silk Importing Co. of New York; E. Rougeau, phụ tá cho Ngân hàng Đông Dương; Pelletier, phụ tá cho hãng Varenne & Proton và E. Gerin của hãng Messrs. Gerin, Dreward & Co. Toàn quyền Merlin dù thoát nạn nhưng vẫn bị thương nhẹ.
Phạm Hồng Thái thoát được khỏi khách sạn nhưng bị truy đuổi gắt gao. Vì không muốn bị bắt nên ông đã nhảy xuống dòng Châu Giang và bị nước cuốn trôi vì kiệt sức. Sự kiện này được đã làm chấn động thời sự trong vùng.


Nhân dân Quảng Châu cho đó là hành vi nghĩa liệt, đưa thi thể Phạm Hồng Thái mai táng ở chân đồi Bạch Vân.
Vào tháng 12 năm 1924, mặc cho sự phản đối của chính quyền Pháp tại Đông Dương, chính quyền Tôn Trung Sơn của Trung Hoa Dân Quốc vẫn mai táng thi hài của Phạm Hồng Thái tại khu vực nghĩa trang liệt sĩ Hoàng Hoa Cương, thành phố Quảng Châu, sau này được gọi là Nghĩa trang Trung ương Hoàng Hoa Cương, mộ của ông nằm bên cạnh các Liệt sĩ Trung Quốc, mộ chí ghi “Việt Nam Phạm Hồng Thái Liệt sĩ chi mộ”


*
Tra cứu sách vở, tôi thấy chỉ có địa danh Sa Diện mới có ý nghĩa. Còn Sa Điện là cách gọi trại đi không có ý nghĩa rõ ràng
 
SA DIỆN  沙面
 
Sa Diện (沙面) là một đảo sông nhân tạo dạng cồn cát thuộc quận Lệ Loan, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. “Sa Diện” nghĩa là “bề mặt cát”, ý chỉ đặc điểm của đảo này.
 
Năm 1859, Anh Quốc và Pháp đào một con kênh nhân tạo tách vùng đất mà nay là đảo Sa Diện khỏi đất liền. Nhà Thanh giao vùng đất này làm tô giới cho Pháp và Anh Quốc chia nhau mãi đến năm 1943. Vì vậy, hòn đảo mang trong mình bề dày lịch sử gợi nhớ đến giai đoạn nửa thuộc địa qua những con phố đi bộ yên ả rợp bóng cây; hai bên đường là những toà nhà từng một thời là tổng lãnh sự quán và các tiệm buôn của nhiều nước châu Âu và Nhật Bản. Trên đảo còn có vài khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng và các tiệm bán đồ lưu niệm hoặc đồ cổ.
 
Đảo Sa Diện có diện tích 0.3 km², dài 900 m tính từ đông sang tây và rộng 300 m tính từ bắc xuống nam. Đảo này nằm cách đất liền bởi một con kênh đào ở phía bắc, còn phía nam là dòng Châu Giang.
 
Mời xem video clip của chính người Trung Quốc đăng:

广州市-沙面 Đảo Sa Diện - Thành phố Quảng Châu
https://www.facebook.com/watch/?v=1205552802941049
 
Hình ảnh Sa Diện 沙面, là khu du lịch, khu phong cảnh, thắng cảnh nổi tiếng ở Quảng Châu. Mức độ xanh hóa tốt, có đến hơn 150 cây cổ thụ, không khí trong lành, vệ sinh môi trường tốt, có thể xứng với cái tên chốn bồng lai tiên cảnh ở Quảng Châu. Về kiến trúc, nó được xây dựng chủ yếu vào cuối thế kỷ 19 và mang đậm phong cách phương Tây, về cơ bản đều là kiến trúc văn vật.

Sa Diện (沙面) hôm nay

SANG QUẢNG CHÂU ĐÁNH HÀNG KẾT HỢP VUI CHƠI THÌ ĐI ĐÂU? Có giới thiệu về Sa Diện:

https://www.viettrungcompany.com/vi/tin-tuc/sang-quang-chau-danh-hang-ket-hop-vui-choi-thi-di-dau-54.html
 
*
Tra từ Hán Việt thì ĐIỆN không có nghĩa thích hợp trong từ Sa Điện.
 
殿 điện [điến, đán]: Cung điện, Toán quân đi sau, Công lao của cấp dưới
 điện [thịnh, điền]:
- Vùng quanh thành của nhà vua cách 500 dặm gọi là điện.
- Một âm là điền. Thuế điện (Thuế điền)
- Săn bắn.
 
Ta có thể khẳng định TIẾNG BOM SA DIỆN mới là cách gọi đúng của TIẾNG BOM PHẠM HỒNG THÁI.
                                                                                
La Thụy

READ MORE - TIẾNG BOM “SA DIỆN” HAY “SA ĐIỆN” ? – La Thụy