Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Saturday, March 16, 2013

TÔI VỀ ĐÂY KHÔNG EM! - Châu Thạch

                             

Tôi về đây không em !
Đường Cổ Thành vắng vẻ
Đêm càng khuya sao rụng càng nhiều
Trăng tàn úa trôi đi lặng lẽ
Bước thời gian làm run nhẹ màn nhung.

Tôi về đây không em!
Ngày tháng muôn trùng
Rêu thương nhớ chập chùng lên mái phố
Và xa vắng con đường cổ độ
Đã vì em vỡ lở một chiều.

Tôi về đây không em!
Cả vũ trụ cô liêu
Hồn muôn vật tiêu điều gối mộng
Buồn da diết những đêm mưa gió lộng
Nghe hồn ai rỉ rả khóc ngoài hiên
Tôi đi vào trong thương nhớ vô biên
Giữa cô độc riêng nghe hồn gió lốc .

Và tâm tư tê tái
Và băng hoại tâm can
Tình hỏa thiêu còn lại chút tro tàn
Khi hồi tưởng mở toang vòm đáy mộ.

Tôi về đây không em !
Không em !
Không em !
                                Châu Thạch
                                truongvantran@hotmail.com
READ MORE - TÔI VỀ ĐÂY KHÔNG EM! - Châu Thạch

Vũ Miên Thảo - EM VÀ NÚI VÀ THÁNG TƯ

Tác giả Vũ Miên Thảo


núi tháng tư hoa cỏ thơm hương
em về chốn xưa
hoa môi chiều rực nắng
lãng mạn mùa yêu, gió hát
hây hây má hồng
nắng chải sợi cô đơn.

núi tháng tư
ngắt cành hoa cúc dại
chiều không anh
thơ thẩn bước chân buồn
khẻ khàng đau từ nỗi buồn quay lại
núi xa người
xám nắng má cô đơn

mây tháng tư
rớt nồi buồn, rối tóc
xoã ưu tư
rưng rức giọt mi rơi
biêng biếc xuân ...
nay hanh  hao môi ngọc
tháng tư - buồn
đau nhói  áng mây rơi!

VMT
READ MORE - Vũ Miên Thảo - EM VÀ NÚI VÀ THÁNG TƯ

EM CÒN CHI ... ? - Thy Lệ Trang

 HỌA BÀI THƠ "NGHIÊNG GẦN ĐI EM" CỦA CHÂU THẠCH

Tác giả Thy Lệ Trang


Em còn chi nửa hở anh?
Có chăng chỉ chút mộng lành về đêm
Trong mơ anh vẫn nhớ em
Vẫn thương ánh mắt êm đềm ... nhìn lên ...
Bao năm tình ngỡ lãng quên
Chênh vênh bóng nhỏ, sầu tênh cuộc đời
Em còn chi hởi người ơi ?
Chỉ đầy tiếc nuối, chỉ vơi xuân thì
Ngỡ ngàng lệ đẫm tràn mi
Xót xa từ thuở chia ly cuộc tình
Mất rồi tháng mộng, ngày xinh
Vườn xưa bướm lạc, hoa trinh nghẹn ngào
Em còn chi ... giữa ba đào ...
Lang thang đi kiếm vì sao cuối trời
Mênh mông tiếng vọng à ơi
Khuất trong gió núi những lời đêm ru
Trước sau,sau trước mịt mù
Trăng mùa Thu khóc lá Thu úa màu
Em còn chi ... cuộc tình đau
Lần theo hoang vắng ... chìm vào hư vô ...
Hồn thơ đầy ắp một bồ
Trải theo mây nước Tây hồ lặng yên
Em mơ một cõi thần tiên
Có anh đứng đón về miền thương yêu

Ngàn năm sau tuổi  về chiều
Chỉ xin một chổ tịch liêu ... ta nằm ...

              THY LỆ TRANG
Massachusets
   
READ MORE - EM CÒN CHI ... ? - Thy Lệ Trang

Minh Tâm và Quỳnh Hoa PHỤNG HỌA THƠ CỤ QUANG MINH



DI THƠ CỦA CỤ QUANG MINH :



Bà già đi lượm mù u,

Bỏ quên ống ngoáy chổng khu la làng:



Bớ hỡi làng ơi, ống ngoáy tôi

Quân gian nó cướp mất đâu rồi!

Mù u tôi lượm bên vườn quýt,

Chày cối nó mò gốc gáo đôi.

Nhịn đói cả ngày còn sống được,

Ghiền trầu nửa bữa chết đi thôi...

Leng keng xét lại, còn trong túi,

Lẩm cẩm, già nôn khúc khích cười.



QUANG MINH






BÀI HỌA CỦA MINH TÂM



Bà già đi lượm mù u,

Bỏ quên ống ngoáy chổng khu la làng:



Ống ngoáy nơi nào, chỉ giúp tôi...

Có ai chơi xấu lấy đi rồi!

Trầu xanh mềm mượt nằm cô lẻ,

Cau trắng nồng nàn đợi có đôi.

Răng cỏ không còn, nhai chẳng được,

Đồ nghề đánh mất, nhịn mà thôi...

Sờ tay vô túi nghe cồm cộm,

May quá còn đây, thích chí cười



MINH TÂM





BÀI HOẠ CỦA QUỲNH HOA



Bà già đi lượm mù u,

Bỏ quên ống ngoáy chổng khu la làng:



Trời ơi bạn thiết của đời tôi !

Ống ngoáy thương yêu bị trộm rồi

Nhớ lúc trầu xanh tiêm thắm lá

Thèm khi cau nghĩa quệt thành đôi

Thiếu tình ý ngọt còn qua được

Vắng chất vôi nồng chịu chết thôi

Tìm đổ mồ hôi, la khản tiếng

Giở thùng thấy bậu, ngẩn ngơ cười.



TT.QUỲNH HOA
READ MORE - Minh Tâm và Quỳnh Hoa PHỤNG HỌA THƠ CỤ QUANG MINH

NHÂN SINH QUAN TRONG PHẬT GIÁO - Lê Hoàng


                                                         
     Phàm trong cuộc sống hiện tại, con người phải liên hệ với xã hội, công ăn việc làm, cấp trên, thuộc cấp, bạn bè, anh em,và hầu như đủ thành phần trong xã hội mà công việc hằng ngày mình cần phải tiếp xúc ... thế là nhiều phiền toái, rắc rối thường hay xẩy ra cho cuộc sống. Con người phải chịu nhiều điều giáng lên trên cuộc sống, phần nhiều là đau khổ, phiền não hơn là cái hạnh phúc mưu cầu hàng ngày.

    Khi về hưu, về già tâm hồn con người thường lắng đọng, tư tưởng có kẻ yếm thế, có người thì lạc quan, có khi đâm ra trầm cảm. Thơ, văn, nhạc ... thường là những thứ làm cho con người nhẹ bớt đi những điều đang mang nặng trong lòng. Họ có thể tụ họp thành từng "nhóm" để cùng nhau đối ẩm trong những lúc "trà dư, tửu lạc". Cùng nhau ca hát, hay ngâm thơ, xướng họa v.v... Ngày nay, nhờ mạng internet nên cho dù xa cách hàng vạn dặm vẫn cứ ngỡ như là gần bên nhau để cùng nhau trao đổi tâm tình qua thi ca, thơ, nhạc v.v...
     Tuy vậy, không phải trong lòng con người ai cũng "cỡi mở", cũng thoái mái giao lưu một cách rộng lượng.
      Những điều hỷ, nộ, ái, ố.... lẻ tất nhiên phải xẩy ra ... nhưng lắm ai bỏ chín làm mười mà hầu như bản chất: tham, sân, si lúc nào cũng tồn tại không ít trong lòng họ.
    Càng về tuổi già, con người càng trầm lặng và dễ tha thứ, chịu đựng hơn tuổi trẻ . Sau đây, tôi xin trình bày qua một vài điều khái niệm về "nhân sinh quan " qua Phật pháp trong giáo lý của  đức Phật .
      Theo định nghĩa của Phật giáo: "Phật pháp" là :  Giáo pháp do đức Phật Thích Ca nói ra với mục đích chỉ dạy về vấn đề chân lý của vũ trụ và nhân sinh. Giáo pháp của đức Phật nói ra rất nhiều, về sau các đệ tử Phật kế tập, ghi chép lại thành ba tạng kinh điển. Nhưng giáo pháp đức Phật nói ra tóm lại có bốn thứ đạo lý căn bản rất quan trọng, bốn điều đạo lý này, tât cả hai phái Đại Thừa và Tiểu Thừa đều phải ghi nhận, làm nấc thang chính cho bước đường tu học để tiến tới Phật quả.
     Bốn thứ đạo lý đó là :
      1/ Vô thường:  Hết thảy mọi sự vật trên thế gian này luôn luôn thay đổi, từng giây, từng phút không có gì tồn tại vĩnh cửu.Vì sự vật vô thường, biến đổi, nên con người phải: Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Thế giới thì: Thành, Trụ, Hoại, Không.
    Chúng ta, vì vọng tưởng mê chấp, không hiểu mà cho là thuờng trụ, không thay đổi, nên mới tham, cầu ... không biết thỏa mãn, rồi mê chấp, cái gì cũng cho là của mình (ngã chấp) để khởi ra những điều mê lầm, tạo ra những ác nghiệp, nên phải chịu luân hồi sinh tử, trong nhiều đời nhiều kiếp, không được giải thoát. Đức Phật chỉ dạy hai chữ VÔ THƯỜNG với mục đích muốn phá trừ những vọng chấp của con người. Khi chúng ta đã hiểu rằng tất cả những sự vật trên thế gian này đều là vô thường thì tất cả mọi sự mọi vật trên đời này cũng như mây trôi, nước chảy, không có gì là thực cả, như trong kinh Kim Cang chép: "Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điện, ưng tác, như thị quán" nghĩa là tất cả các Pháp hữu vi đều như là giấc chiêm bao, như bọt nuớc, như sương ban mai, như điện chớp, nên phải quán sát như thế.
    2/ Khổ :Chúng ta có hai thứ khổ căn bản . a/ Khổ về tâm. b/Khổ về thân. Khổ về tâm là: Tham, Sân, Si, Phiền Não; còn khổ về thân là:Già nua, Bệnh tật và Chết chóc. Nó cứ nối tiếp nhau gây nên sự đau khổ cho con người. Trong gia đình thì việc :"Cơm ăn, áo mặc, tiền bạc: khổ;  sinh ly, tử biệt: khổ; tranh đấu với nhau về vấn đề phải trái: khổ; oán ghét nhau mà đôi khi cũng phải gặp gở nhau trong công việc: khổ. Ngoài những thứ ấy ra, trong tâm ta mong muốn điều gì mà không được cũng mang khổ v.v... Con người sống trên đời mang rất nhiều thứ khổ. Nó luôn luôn khống chế ta, bắt buộc ta phải sinh hoạt theo cái khổ.
   Nếu biết khổ, quyết tâm tìm cách lìa cái khổ để tu học Phật pháp, tìm kiếm sự vui cho hết khổ. Đó là con đường tiến vào đạo Phật vậy.
    3/ KHÔNG: "Không"là gì ? Không là duyên khởi sinh ra tất cả những sự vật, tất cả những thứ gì có hình tướng trên thế giới đều do nhân duyên hòa hợp mới sinh ra. Nhân là điều kiện chủ yếu sinh ra sự vật, còn duyên là điều kiện hổ trợ để sinh ra sự vật. Nếu "duyên" còn thì sự vật còn tồn tại. Trái lại, nếu khi "duyên" hết thì sự vật sẻ bị tiêu diệt, tan rã, vì vật nên gọi là KHÔNG. Một khi đã do nhân duyên sinh, đến khi nhân duyên hết, nó sẽ không thể tồn tại. Cho nên, Phật đã dạy là KHÔNG. Như thân thể của ta do bốn đại: Đất, nước, lửa, gió ... kết thành. Khi bốn đại này ly tán, thì thân ta trở thành KHÔNG.
    4/ VÔ NGÃ:  Vô ngã là gì ?  Ngã là cái ta "le moi" . Vì chúng ta mê lầm nên chấp cái gì cũng thuộc về mình là NGÃ. Tức là chấp NGÃ . Những điều gì mình thấy biết gọi là ngã kiến, những sự thật kể cả thân thể của mình cũng không phải của mình, mà nó thuộc về bốn đại (đất, nước, lửa, gió). Người đời thường mê chấp cho nên mới nhận thân thể là của ta. Chứ theo lời Phật dạy thì thân thể chúng ta đều do năm uẩn kết lại hợp thành. Vậy năm uẩn đó là gì?  Là: "Sắc, Thụ, Tưởng, Hành, Thức". Sắc uẩn: thuộc về vật chất, còn Thụ,Tưởng, Hành và Thức thuộc về tinh thần. Năm uẩn kết thành thân thể của ta. Cũng chỉ là nhân duyên giã hợp, chứ không có thực thể, vì vậy, nó không thể tồn tại mãi mãi ... nên mới gọi là VÔ NGÃ.
     Triết lý Phật Giáo tuy cao siêu, không chỉ bàn về lý luận tôn giáo mà còn chú trọng về vấn đề thực hành, tức là muốn đem phát huy chân lý liễu ngộ của sự sinh hoạt thực tiễn hằng ngày để lý luận và phối hợp, có nghĩa là: Nói và làm phải hợp nhất thì mới đúng là chân chính phục vụ Phật Pháp.
   Sau đây qua một câu chuyện của Tô Đông Pha để chúng ta hiểu thêm về triết lý của Phật Giáo .
      Tô Đông Pha nguyên là một quan đại thần trong triều chức vụ  như bây giờ là bộ trưởng hay tương đương. Ông lại là một Phật tử rất thâm hiểu Phật pháp. Một hôm ông đến thăm ngài Phật Ấn.
     Đại Sư Phật Ấn nói "Ở đây, không có chỗ cho đại thần ngồi.(Vì trong lúc nầy vị đại sư đang thuyết pháp).Vì là người cao thâm hiểu rộng về Phật pháp nên Tô Đông Pha mới đáp lại như sau :"Tôi muốn mượn cái thân tứ đại của đại sư để làm ghế ngồi, đỡ một chút có được không ? (Đó là hai vị dùng ngôn ngữ "thiền" trong Phật giáo ).
    Đại sư trả lời :"Đại thần là người có nhiều công phu nghiên cứu Phật pháp, nên ông đã hiểu rỏ ý nghĩa cao sâu của đạo Phật rồi. Vậy tôi xin hỏi lại ngài, nếu ngài đáp lại được thì tôi sẵn sàng đem cái thân tứ đại cho ngài làm ghế ngồi. Nếu không trả lời được, thì ngài phải cởi bỏ aó mão mũ đai, huy hiệu nhà vua mà để lại ở đây.Ngài có đồng ý không?”.
     Tô Đông Pha đồng ý.
     Đại Sư hỏi: "Thưa đại thần: Đức Phật dạy:" Bốn đại đều KHÔNG, năm uẩn không phải của ta, vậy ông lấy cái gì để mà ngồi ?" Lẻ dĩ nhiên Tô Đông Pha chịu không trả lời được.
     Ông ta bèn cởi áo mũ, huy hiệu vua ban để lại như đã hứa.
     Đối với đức Phật, một bậc đã giác ngộ chân lý hoàn toàn tuyệt đối nên ngài đã đề xướng thuyết cao siêu mầu nhiệm, đó là thuyết "nhân duyên sinh" như mười hai nhân duyên hay nói cách khác là mười hai hữu chi. Hữu là tất cả sự vật trong thế giới. Chi tức là từng phần ... mà tất cả các loài chúng sinh cứ bị chìm đắm mãi mãi trong vòng luân hồi sinh tử vậy.
                                                               Lê Hoàng .
                                                             ( Alameda 15/3/2013).

READ MORE - NHÂN SINH QUAN TRONG PHẬT GIÁO - Lê Hoàng