Xanh Rêu 1 - 21.“Nhớ Quê”… nhớ nhất bóng hìnhCây Đa rợp bóng, mái Đình xanh rêu“Nhớ Quê”… biết mấy mùa yêuCổng làng, giếng nước, cánh diều nghiêng chao…Nắng sông óng ánh lụa đàoNgàn dâu lá biếc, xanh xao góc trờiBến sông, nước chảy bồi hồiSóng xô nhịp phách, ru hời thinh khôngSông quê nước chảy xuôi dòngChuồn chuồn rợp nắng, cánh đồng làng taThoảng hương Cỏ Mật, Cỏ GàTrôi theo dòng nước, cánh hoa bềnh bồng…Lúa về đòn gánh oằn congTiếng kêu “kĩu… kịt”, tiếng đồng reo vangMuộn chiều, cánh gió lang thangMùi hoa Sen nở, ao làng hương sayTóc mây… dài lắm sợi mâyEm ngồi gội tóc cuối ngày tịch liêuMẹ về quảy gánh liêu xiêuĐường xa, đồng vắng… đò chiều sang sông…2.Lũy tre “kẽo… kẹt” giữa đồngTrưa hè nắng lửa, mắt trông xa vờiNhớ quê mùa nắng dữ rồiMồ hôi nhỏ giọt, rơi rơi má đàoMồ hôi mặn chát tuôn tràoĐể câu Lục Bát ngọt ngào Nghĩa - NhânNghĩa tình, Tình nghĩa phân vânĐồng xanh chưa chín, ngại ngần lo âuNhớ quê miền nhớ thâm sâuLòng yêu còn tím hơn màu hoa Xoan…Qua sông, nước mắt hai hàngCó người viễn xứ quá giang… đi rồiDòng sông, nước chảy bồi hồiNhớ thương câu hát buông trôi dặm dàiSông buồn, ai nhớ nhớ aiGió xuôi rét ngọt, u hoài nắng xiêu…Bóng Quê… Bóng Mẹ xế chiềuNhớ Quê, nhớ Mẹ, nhớ nhiều… Mẹ ơi!Mẹ giờ vĩnh biệt… lên TrờiCho con nỗi nhớ bời bời trong tim…Nha Trang, tháng 7. 2024Lê Kim Thượng
TRANG THUẦN TÚY VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CỦA NGƯỜI QUẢNG TRỊ VÀ NGƯỜI YÊU MẾN QUẢNG TRỊ.
Chúc Mừng Năm Mới
Tuesday, July 9, 2024
XANH RÊU – Thơ Lê Kim Thượng
PHÂN BIỆT CÁC MÓN ĂN "SỦI CẢO, HÁ CẢO VÀ HOÀNH THÁNH" CỦA NGƯỜI HOA - La Thụy sưu tầm và biên tập
Sủi cảo, há cảo và hoành thánh là những món ăn người Hoa khá phổ biến và được yêu thích ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người nhầm lẫn cho rằng chúng chỉ là một loại nhưng có nhiều tên gọi đó thôi. Thực sự, sủi cảo, há cảo và hoành thánh là những món ăn khác nhau có thể phân biệt được.
1/ SỦI CẢO
Theo Wikipedia:
Sủi cảo 水餃 có âm Hán-Việt là thủy giáo
Sủi cảo được chia làm bốn loại khác nhau tùy thuộc vào cách nấu bánh:
- Sủi cảo luộc shuǐjiǎo 水餃 (âm Hán Việt thủy giáo).
2/ HÁ CẢO
Há cảo, là một món ăn có nguồn gốc từ Triều Châu, Trung Quốc và rất phổ biến ở Việt Nam.
Há cảo (giản thể: 虾饺; phồn thể: 蝦餃; âm Hán-Việt: hà giáo; nghĩa đen: (bánh) bột tôm) là một món ăn có nguồn gốc từ Triều Châu, Trung Quốc và rất phổ biến ở Việt Nam.
Nước dùng để trộn bột làm vỏ bánh phải là nước nóng. Bột sau khi nhào xong sẽ được chia thành từng viên, sau đó cán mỏng thành từng miếng bột tròn và cho nhân vào.
Nhân há cảo khá đơn giản gồm: tôm băm hoặc cắt nhỏ, thịt băm, gia vị và các loại rau củ theo sở thích.
Ở VN món mì hoành thánh có hai cách gọi chính: hoành thánh (miền Nam) và vằn thắn (miền Bắc) là một món ăn gốc Quảng Đông, Trung Quốc phổ biến ở nhiều nước Á Đông. Cách gọi “vằn thắn” hoặc “hoành thánh” được cho là xuất phát từ âm Quảng Đông của chữ 雲吞 ([wɐn˨˩ tʰɐn˥]), mà âm Hán Việt là “vân thôn”, có nghĩa là “nuốt mây”. Ngoài khu vực Quảng Đông người Tàu gọi là 餛飩 (pinyin: hún tún, âm Hán Việt: “hồn đồn”). Món vằn thắn theo người Hoa du nhập vào Việt Nam vào khoảng thập niên 1930, biến đổi thành món mì vằn thắn không còn hoàn toàn giống với món ăn nguyên gốc Trung Hoa.
Hoành thánh là món ăn quen thuộc và phổ biến ở nước ta, có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc. Bạn có thể tìm được món ăn này ở khắp các quán ăn lớn nhỏ, từ quán hủ tiếu gõ ven đường cho đến những nhà hàng sang trọng.
Hoành thánh có thể chế biến bằng cách luộc để ăn chung với nước dùng, hoặc chiên lên đều được.
Hoành thánh có dạng viên nhỏ vừa ăn, với lớp vỏ ngoài màu vàng đẹp mắt. Vỏ của nó được làm từ bột mỳ, bột gạo và hột gà, sau đó cán thành lớp mỏng và cắt ra thành những miếng vuông.
Nhân hoành thánh bao gồm những nguyên liệu đơn giản như: thịt băm, nấm mèo, gia vị.
Cách gói hoành thánh cũng rất đơn giản. Bạn có thể gấp 4 mép hoành thánh lại hay tạo hình theo kiểu thỏi vàng đều được.
Nhân hoành thành đơn giản hơn, chỉ gồm thịt xay và nấm mèo, trong khi sủi cảo luôn có tôm tươi bên trong và nhiều loại thành phần khác. Chính vì thế, hoành thánh có kích thước nhỏ nhắn, vừa ăn từng miếng một. Hoành thánh chiên hay mì hoành thánh đều được ưa chuộng.
SỰ KHÁC NHAU GIỮA SỦI CẢO, HÁ CẢO VÀ HOÀNH THÁNH
1/ Khác biệt về vỏ bánh:
Hoành thánh có thể chế biến bằng cách luộc để ăn chung với nước dùng, hoặc chiên lên đều được.
Nhân hoành thánh bao gồm những nguyên liệu đơn giản như: thịt băm, nấm mèo, gia vị.
Cách gói hoành thánh cũng rất đơn giản. Bạn có thể gấp 4 mép hoành thánh lại hay tạo hình theo kiểu thỏi vàng đều được.
- Hoành thánh thường có hình dạng nhỏ gọn, với lớp vỏ màu vàng hấp dẫn. Vỏ hoành thánh được làm từ bột mì, bột gạo và lòng đỏ trứng gà, sau đó cán thành lớp mỏng và cắt thành các miếng vuông.
- Sủi cảo có vẻ bề ngoài khá giống hoành thánh với lớp vỏ màu vàng, tuy nhiên, kích thước của nó lớn hơn một chút và cũng có chứa bột mì và trứng gà. Vỏ của sủi cảo thường có màu vàng.
- Vỏ bánh của há cảo mềm mại, đàn hồi, có màu trắng pha vàng nhạt. Vỏ bánh được làm từ bột gạo, bột mì pha với một ít bột năng. Vỏ của há cảo thì lại màu trắng và trong suốt.
Phần nhân sủi cảo bao gồm: tôm tươi nguyên con đã lột vỏ, thịt băm, cải thảo và gia vị. Khi ăn sủi cảo bạn sẽ cảm nhận được rõ hương vị của từng miếng tôm và thịt riêng biệt, chứ không bị trộn lẫn như ở há cảo.
- Há cảo thường có nhân là tôm băm hoặc cắt nhỏ, thịt băm, và các loại rau củ theo khẩu vị và gia vị riêng.
- Hoành thánh thường có nhân làm từ thịt băm, nấm mèo và các loại gia vị. Một số địa điểm còn thêm khoai và các loại rau khác.
- Cách gói sủi cảo khá đơn giản, bạn chỉ cần đặt các nguyên liệu vào sau đó nhấn nhẹ phần vỏ bánh cho chúng có nếp gấp và kết dính lại với nhau là xong.
Ngoài ra nếp gấp gói nhân ở lớp vỏ bên ngoài của sủi cảo cũng có phần đơn giản và ít cầu kỳ hơn so với há cảo
Há cảo sau khi tạo hình có thể đem đi hấp hoặc chiên đều rất ngon.
Há cảo thường có dạng tròn phổ biến.
- Sủi cảo thường được làm chín bằng cách luộc. “Sủi” 水 âm Hán Việt là thủy
có nghĩa là nước, tức là thay vì món
ăn được hấp như há cảo thì sủi cảo sẽ được luộc chín.
Do khi luộc, các chất dinh dưỡng, gia vị và chất ngọt trong sủi cảo tan ra nước khá nhiều, nên người ta thường dùng cảo chung với nước, chứ ít ai ăn cảo khô.
- Há cảo được làm chín bằng cách hấp, nên tất cả hương vị ngon ngọt của viên há cảo vẫn được giữ vẹn nguyên trong nhân. Há cảo thông dụng là món há cảo hấp, ngoài ra còn món há cảo chiên.
6/ Khác biệt về kích thước
Người ta dễ dàng phân biệt sủi cảo, há cảo và hoành thánh bằng kích thước và hình dạng của từng loại
Sủi cảo có kích thước lớn nhất, hoành thánh có kích thước nhỏ nhất
Sủi cảo có kích thước lớn nhất, hoành thánh có kích thước nhỏ nhất
Nói chung, sủi cảo, há cảo và hoành thánh, những món này của người Hoa ăn rất ngon đúng như câu nói: “ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật, đi xe Hoa Kỳ”
Ghi chú:
1.
Bột tàn mì là gì?
Bột tàn mì chính là tinh bột của bột mì. Bột còn có tên gọi tiếng Anh là wheat starch, là loại bột có chất mịn, có màu trắng và không mùi. Loại bột mì này đã được loại bỏ hoàn toàn gluten.
2.
Bột tàn mì có công dụng gì?
Bột tàn mì thực chất là tinh bột của bột mì và chúng có một số công dụng như sau:
- Tạo độ dai và cải thiện màu sắc (trắng)
Bột tàn mì khi hấp sẽ cho độ dai và màu trắng đặc trưng nên được dùng để làm các loại bánh như: Há cảo, bún, bánh phở, bánh canh,...
- Tạo độ giòn, xốp
Cho bột tàn mì vào các loại như bánh pía, bánh bông lan sẽ khiến chúng nở và xốp hơn.
- Tạo độ cứng cho nhân đậu xanh
Bột tàn mì giúp nhân đậu xanh khi nướng giữ được độ cứng mà không làm mất đi mùi vị thơm ngon của đậu xanh.
Nhãn:
Há cảo,
Hoành thánh,
La Thụy,
Sủi cảo,
SƯU TẦM,
VĂN HÓA ẨM THỰC
Subscribe to:
Posts (Atom)