|
Tác giả Trương Đình Phượng |
Trương Đình Phượng
NIỆM
KHÚC MÙA ĐÔNG
Có một
ngày tôi bỗng muốn vắt kiệt
máu mình hòa thành mực và
lấy tâm hồn mài thành ngọn bút để viết
nên một cái gì đó, cho ra
viết. Nhưng rồi tôi chả
làm được gì. Vẫn âm thầm ngồi
bên khung cửa nhỏ nhìn nắng chết
ngoài hiên. Mùa đông về
không dự báo. Những chiếc lá cạn
nhựa rưng rưng giã biệt
cành. Từng phím gió len
vào căn gác nhỏ gờn gợn những
xúc cảm lạnh lùng. Lặng lẽ. Tĩnh mịch.
Một
con chim be bé sà xuống
cành nhãn còi, khe khẽ dạo một bản
nhạc buồn buồn. Tôi bước
ra ngoài lan can, hòa mình vào không gian chiều
u uẩn.
Nhà bên, bà cụ
già lặng lẽ ngồi bên mái hiên còm cõi. Hai bàn tay xương xẩu chậm
rãi gom nắng tàn. Tiếng thở dài nghe như
một niệm khúc xót xa.
Một thằng bé ăn mày, tay cầm mẩu bánh mỳ thừa,
dừng nơi vỉa hè chếnh
choáng gió, ngắt một bông hoa cúc đưa lên mũi ngửi, một nét cười
hiện ra trên khóe môi tím
bầm vì lạnh.
Bóng chiều
loảng nhanh. Một ông cụ chậm rãi nhặt
từng bước chân run run trên con ngõ
nhỏ gầy mòn.
Tôi quay vào trầm
lặng như lúc tôi đi ra. Tâm hồn tôi lại bó gọn
trong khung cửa nhỏ. Lá vàng chừng rơi nhiều
hơn. Từng sợi tối
dần đan lên mảnh không gian thinh mịch.Con chim nhỏ đã bỏ đi. Chỉ
còn những cành nhãn còi
run rẩy theo làn gió tê
tê.
Chiếc
radio cũ của mẹ tôi đang phát chương trình dân ca và nhạc cổ truyền,tiếng ru con à ơi nhè nhẹ thẩm thấu
vào trái tim tôi.Tôi chợt
nhận ra dẫu có bao lâu, và có cố gắng thế
nào tôi cũng không bao giờ
đi qua hết được chiều dài con đường
suy tưởng.
Thời
gian vẫn trôi. Nhịp đời vẫn
chảy, như dòng sông kia ngàn đời không ngừng thở. Đôi khi muốn
ôm trọn muôn nỗi niềm nhân thế
vào lòng, ngỡ có thể mổ xẻ
những niềm đau, tiêm vào đó một liều kháng sinh bình yên, hạnh phúc... Có được
chăng?
Hòn đá kia có bao giờ
mềm? Bàn chân ấy biết khi nào có thể
trở nên cứng cỏi như
lời ca dao tự xa xưa?
Mưa có
bao giờ khô? Nắng có bao giờ ướt? Những
giấc mơ khuyết tật
hình hài muôn đời vẫn mò mẫm dò đường
trong đêm trường u tối.
Làm sao tích giữ
chất diệp lục cuộc
trần bằng hai bàn tay bé nhỏ? Cánh đồng nào chả đến thời
kỳ cạn kiệt huyết tương
hi vọng, đợi chờ?
Tại
sao tôi cứ ngây thơ nghĩ sẽ có lúc thay đổi
được quy luật bất biến
đã di tồn hàng tỷ năm?
Đã lâu rồi,
tôi cũng chẳng nhớ nổi, từ
khi nào, nước mắt tôi không còn vận hành qua khóe mi, nó lặn sâu vào tận cùng đáy huyệt tâm tư, ở
đó, lặng lẽ khởi sinh rồi
cũng lặng lẽ trút hơi thở.
Và cũng từ rất lâu rồi, nụ
cười không còn ghé về thăm tôi. Nó đã đi xa, xa lắm, xa mút tầm níu gọi của
lòng tôi.
Tôi lục
lọi trong chiếc hòm cũ tìm những bài thơ cũ, cũ như ký ức đã bị
chôn vùi vào một đêm xưa, khi người từ giã phố
ra đi, để mặc tôi một mình chết
sững giữa bao la sầu muộn. Những
bài thơ chất ngất hoài đau buốt
nhớ. Những bài thơ thầm lặng
trôi qua dòng đời không
nhân ảnh đồng điệu.
Những
bài thơ hay ấy chính là những tiếng than van của
một trái tim ngục tù, mệt mỏi.
Làm sao thẩm thấu tảng đá cõi đời
chai lạnh?
Liệu
có khi nào, một chiếc linh hồn rớt, một
khóm tình rũa sắc, một sợi máu ngừng
run … của một cá nhân nào đó sẽ tạo ra cơn
địa chấn cho cả mạch
nguồn nhân thế?
Có một
lần nào đó, tôi về ngang triền mơ tuổi
nhỏ, cánh diều năm xưa đã từ
biệt cuộc chơi trần
tục, và cánh chim ước vọng cũng đã ngừng
hót từ lâu, lặng lẽ tôi nhặt
lên một cọng cỏ buồn,
đứng dưới khung chiều đầm đẫm
cô liêu, tôi tưởng niệm ngày biếc. Rồi đêm xuống,
tôi gối đầu lên đám sao, mơ về bóng dáng thiên đường.
Tôi choàng tỉnh dậy, khuya lắm, khuya lắm rồi. Nơi
nách tường già cỗi, con dế già vẫn còn ôm chiếc
đàn mục rền rĩ niệm khúc vạn
năm.
Tôi bỗng
muốn vắt kiệt máu mình hòa thành mực và lấy
tâm hồn mài thành ngọn bút để viết
nên một cái gì đó, cho ra
viết. Nhưng rồi, tôi lại
ngồi im lặng, lắng nghe dòng đời
trôi, miên miết, vô định… ai biết ngày mai, tôi về đâu, những nhân ảnh ngoài kia về đâu?
AI BIẾT
?
TĐP