Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Wednesday, November 26, 2014

THƯƠNG LẮM TÓC DÀI - thơ Trần Ngọc Hưởng




Thương lắm tóc dài 

Phố trưa đọng nét u hoài,
Mua chi tóc rối tóc dài… mà rao.
Chao ôi dù sợi tóc nào,
Chẳng từ âu yếm ngọt ngào dài ra.

Săm soi từ tuổi mười ba,
Soi gương chải lược cài hoa thắm màu
Hương chanh, hương bưởi thơm lâu,
Hương bồ kết đến bạc đầu chưa nguôi

 Tóc tiên từ bén tay người,
Hân hoan hát mãi muôn lời vu vơ
Sợi dài sợi ngắn vào thơ,
Từng câu lục bát đôi bờ vấn vương

Bổng trầm điệu nhớ điệu thương,
Tóc tơ nồng đượm lửa hương một thời?
Sợi nào anh tỏ tình tôi,
Sợi nào phụ rảy để rồi lãng quên…

Sợi thao thức, sợi ngủ yên,
Sợi ngày xuân muộn, sợi đêm lỡ thì
Sợi nhận đươc, sợi cho đi
Sợi an trú dưới nhu mì của em …

Kể sao cho cạn nỗi niềm,
Từng dòng tóc rối truân chiên phận người …
Biết bao chìm lắng nổi trôi
Giá nào trả được hỡi người rao mua?


Trần Ngọc Hưởng
READ MORE - THƯƠNG LẮM TÓC DÀI - thơ Trần Ngọc Hưởng

Chùm thơ Hồng Tâm: NHỚ BẠN



Nhớ Bạn (1)
Thương tặng Trần Lý Ngọc Minh

Nhớ ngày nao mình học chung trường
Ngồi dưới gốc phượng hoa đỏ rực
Mùa thi đến ai cũng háo hức
Vội sẻ chia dòng lưu bút học trò

Hơn mười năm chúng mình xa cách
Hai đứa đôi nơi cách biệt phương trời
Nghe tin bạn thân mình đã mất
Trận bão dông ập giữa lòng tôi

Ngẫm lại mình tôi có lỗi bạn ơi
Cúi nhặt những đồng tiền giữa chợ
Hơn mười năm đến nơi xa lạ
Mình về đây, chưa kịp thắp hương

Tuổi hai mươi còn lắm ước mơ
Trên bục giảng có đàn em nhỏ
Định mệnh trời cao sắp đặt
Bạn ra đi tôi tiếc nuối vô cùng

Một mình suy nghĩ miên man
Nơi xa ấy, bạn ơi có hiểu
Dòng thời gian vô tình trôi mãi
Rơi xuống trang thơ viết một nỗi niềm

Đường đi đến lòng, đến với trái tim
Tôi chắp tay, cúi đầu niệm
Cầu nơi xa, nơi miền xa lắc
Mong hương linh siêu thoát, bình an



Tác giả Hồng Tâm


Nhớ Bạn (2)
Tặng lớp cũ

Mười năm rồi đấy bạn ơi!
Dòng lưu bút phai mờ nét mực
Lật từng trang sao lòng thổn thức
Từng phút giây nhớ lại một thời

Trường xưa ơi! Mới đó mà mười năm
Thương tà áo bay dưới trời nắng
Giờ ra chơi sao nhộn nhịp hẳn
Như đàn ong vỡ tổ  đùa vui

Phượng hồng nở, mùa chia tay đến
Ve râm ran nhắc nhở ôn bài
Lớp mình hứa làm bài điểm tốt
Đường tương lai đang vẫy đón chào

Mười năm cách biệt chân mây
Người làm chức to tôi làm thi sĩ
Trên nẻo đời có ai mà nghĩ
Gặp lại nhau ôn chuyện ngày xưa

Khó lắm bạn ơi! Trong mỗi cuộc đời
Đời tôi chông chênh, không bao giờ êm ả
Riêng tôi, bạn bè là tất cả
Dù xa nhau tôi vẫn nhớ mọi người

      Hồng Tâm 
(Lý Thị Minh Tâm - Bến Cầu- Tây Ninh)
Email : lyminhly456@gmail.com

Điện thoại :01285990757
READ MORE - Chùm thơ Hồng Tâm: NHỚ BẠN

SÁNG NAY VỀ ĐÓ CHO ANH GỬI... - thơ Phan Minh Châu




SÁNG NAY VỀ ĐÓ CHO ANH GỬI...

Sáng nay về đó cho anh gửi
Lời nhắn thân thương đến bạn bè
Lễ cưới anh không mừng cháu được
Cũng vì cách trở bấy nhiêu khê

Mới đó chừng như đã bấy năm
Nhớ về bạn hữu thuở xa xăm
Đèo heo hút gió sơn cùng tận
Lúa rợp đường quê trãi Phú Sen

Một xã nghèo trong những xã nghèo
Cả đời không hết thú thương đau
Cày sâu cuốc bẩm ngươi đâu ngại
Chỉ ngại đường xa lổm chổm đèo

Một dãi non xanh lắm hữu tình
Đường chênh vênh núi dốc chênh vênh
Đã dăm ba bận ta tìm bạn
Chân rũ đường quê dốc gập ghềnh

Sáng nay mơn mởn đường vô xóm
Lúa gợn đồng xa lúa phập phồng
Một chút heo may lồng khoé mắt
Ngươi tiễn con ngươi đi lấy chồng

Bày tiệc tưng bừng buổi tiễn dâu
Sao trong đôi mắt thấy ngươi sầu
Hay vì ngươi nhớ thương con trẻ
Sợ buổi mai kia lắm dãi dầu

Cũng đó duyên xưa của chúng mình
Cái thời trăng tỏ sáng lung linh
Ta rinh cô gái làng quê khác
Đặt xuống đời ta đỏ thắm tình

Một bức thư xanh chỉ bấy lời
Đôi dòng thăm hỏi chúc ngươi vui
Mai kia mốt nọ ta về đó
Rượu rót tràn khan bớt ngậm ngùi.

         PHAN MINH CHÂU

                Khánh Hoà
READ MORE - SÁNG NAY VỀ ĐÓ CHO ANH GỬI... - thơ Phan Minh Châu

TÌNH THƯ CỦA LÍNH - thơ Trúc Thanh Tâm



TÌNH THƯ CỦA LÍNH

Thư lính viết từng chặng đường gian khổ
Bước quân hành hương gió chở mùa thương
Mây tím ơi cho ta gởi nỗi niềm
Về phương đó có người yêu dáng nhỏ !

Đợi chờ anh đến thời gian vàng võ
Những giọt sầu rơi tí tách ngoài hiên
Bóng lung linh trong những tối lên đèn
Đọc thư lính em có hờn lên mắt !

Xin em hiểu dẫu xa lòng cách mặt
Tình ta bồi dù phía lở nhánh sông
Chiều ven biên màu nắng đẹp vô cùng
Đời xa cách nhưng tình thầm ước hẹn !

Giọt nước mắt của một lần đưa tiễn
Để thấy rằng lần tách bến đợi nhau
Mắt môi xưa quay quắt những giọt sầu
Vườn tương tư giấc chiêm bao bỏ ngõ !

Em yêu dấu đêm nay trời trở gió
Phía xa kia đan trắng một màu mưa
Mai anh về em ơi em đừng khóc
Cánh thiệp hồng thơm ngát giấc mơ xưa !

TRÚC THANH TÂM

( Châu Đốc )
READ MORE - TÌNH THƯ CỦA LÍNH - thơ Trúc Thanh Tâm

ĐÓA HỒNG TRONG MỖI CHÚNG TA - Thơ Trúc Thanh Tâm



          Tác giả Trúc Thanh Tâm


ĐÓA HỒNG TRONG MỖI CHÚNG TA

Trong mỗi chúng ta đóa hồng rạng rỡ
Hạnh phúc nâng niu chín tháng đợi chờ
Mẹ kết sữa thơm cha dầm mưa lũ
Mở mắt chào đời tiếng khóc ngây thơ !

Tôi có thương yêu mái trường kỷ niệm
Tôi có mùa xuân ở tuổi dậy thì
Gạo trắng nước trong hương đồng gió nội
Nuôi lớn đời mình từ những bước đi !

Con sông quê tôi hai mùa mưa nắng
Nước mắt nụ cười thơm phức nụ hôn
Chính là lúc tôi nhận ra nỗi khổ
Của mẹ cha của đất nước sinh tồn !

                           Trúc Thanh Tâm
READ MORE - ĐÓA HỒNG TRONG MỖI CHÚNG TA - Thơ Trúc Thanh Tâm

PHÊ BÌNH CUỐN SÁCH CHỮ NHO & ĐỜI SỐNG MỚI CỦA NGUYỄN NGỌC PHÁCH - BÀI II - Gs Minh Di

Lời giới thiệu của nhà thơ Kha Tiệm Ly:

 Kính gởi quý báo, 
Tôi hân hạnh đã đọc được những bài viết của GS Minh Di (Úc), và vô cùng thán phục kiến thức kinh người của GS. Nhờ đọc những bài viết nầy mà tôi mới thấy mình đã sai sót, quá yếu kém trong lãnh vực nghiên cứu văn học. Tuy nhiên, xin quý độc giả đọc với sự dè dặt.

Tôi trân trọng gởi đến quý báo bài đầu tiên, quý báo tùy nghi sử dụng.
                                                                         Kha Tiệm Ly



PHÊ BÌNH CUỐN SÁCH CHỮ NHO & ĐỜI SỐNG MỚI CỦA NGUYỄN NGỌC PHÁCH  - BÀI II                                                          
                                                                      Gs Minh Di



(Bài này Tạp Chí Dân Văn đã đăng lần 1, ngày 10.05.2008, lần 2 theo yêu cầu của độc giả, ngày 04.09.2014)

Kính thưa quí Độc giả các Diễn Đàn,

Thời gian truớc đây, Tạp Chí Dân Văn đã gởi đến quí độc giả bài phê bình cuôn sách "Chữ Nho & Đời Sống Mới" của Nguyễn Ngọc Phách, sau loạt bài phê bình này, chúng tôi chờ đợi sự lên tiếng của ông Nguyễn Ngọc Phách, cho đến hôm nay, ông Nguyễn Ngọc Phách cũng không có "một lời phản bác"...
Minh Di và Nguyễn Ngọc Phách đều cư trú tại Châu Úc, có lẽ 2 vị này "biết nhau".
Từ hơn 24 năm nay, TCDV chủ trương và cổ võ việc phê bình văn học, vì một cuốn sách "viết sai, dịch sai" sẽ di hại các thế hệ sau. Văn phong phê bình là của người viết, TCDV tôn trọng người phê bình và người "bị" phê bình, mong rằng người bị phê bình có óc cầu tiến và phục thiện để sửa chữa các "sai sót" khi tái bản tác phẩm...
Sau thời gian đi nghỉ hè, Minh Di đã trở lại xứ Úc, và gởi đến toà soạn bài viết dưới đây, được chia ra nhiều kỳ. Quí vị nào cần trọn bài xin liên lạc với TCDV, toà soạn sẽ gởi đến hầu Quí vị.
Trân trọng,
Germany, 10.05.2008 (lấn 1), 04.09.2014 (đăng lại, lần 2)
-        Điều Hợp Viên DĐ Ngôn Ngữ Việt,
-        Chủ Nhiệm TCDV,
Lý Trung Tín
------------------------------------------------------------------
Đậu Cành Chanh......
01 - 33 (36).
                          Con chim chích choè,
                          Nó đậu cành chanh,
                          Tôi ném hòn sành,
                          Nó quay lông lốc.
                          Tôi làm một chốc,
                          Được 3 mâm đầy.
                                                      Ông thầy ăn một,
                                                      Bà cốt ăn hai.
                                                      Cái thủ, cái tai,
                                                      Tôi đem biếu Chúa.
                                                      Chúa hỏi chim gì?
                                                      Con chim chích choè...

                                                      (Ca dao Việt Nam).  

                                                                           &
Tối thứ hai 21 tháng 4, tôi nhận được một lá thư ông Nguyễn Ngọc Bích gởi ông Phạm Văn Bân, dịch giả rất 'trứ danh' của cuốn 'Chân Lạp Phong Thổ Ký’ - kèm theo bài 'phản ứng' đầu tiên của ông dịch giả 'trứ danh' này sau khi tôi viết 1 vài giòng phê bình trình độ Hán văn, cũng như kiến thức Cổ học của ông ta.
                                                                           *
Lá thư, và bài phản ứng cay cú kể trên của Phạm Văn Bân, còn được Nguyễn Ngọc Bích gởi đến nhiều người và nhiều Diễn đàn. Tuy nhiều người biết nhưng tôi cũng xin dẫn lại đây.
Ông Nguyễn Ngọc Bích viết:
- 'Kính thưa ông Bân,
Bài ông gởi đến cho tôi đã khá lâu (từ tháng 1/2008), không hiểu sao đến hôm nay tôi mới trông thấy. Xin cám ơn Ông đã gởi cho tôi xem một bài rất có ý-nghĩa, vừa công bằng vừa may ra giải -quyết được phần nào những ngộ nhận trong giới học-thuật chúng ta.
Xin đa-tạ.
Bích.
4/21/08.
                                                                           *
Chuyện đã lâu rồi nhưng Nguyễn Ngọc Bích lại nêu lên không phải là không có lý dọ
- Trước hết, trong Bài phê bình Nguyễn Ngọc Phách trước đây tôi có nói những cái Sai, Lỗi của cuốn 'Chữ Nho & Đời Sống Mới’ không chỉ chừng đó; tôi còn nói nếu ông Nguyễn Ngọc Phách muốn thì tôi sẽ tiếp tục đưa ra những cái sai khác của ông ta.
Thế nhưng, thấy mấy tháng qua tôi không nói gì thêm, ông em Nguyễn Ngọc Bích cứ tưởng rằng tôi 'hù dọa’ ông anh mình, vì thế ông em mới 'quậy’ lên! Như thế không phải ông anh muốn, mà là ông em muốn tiếp tục.
- Kế tới, khi gởi kèm bài viết của Phạm Văn Bân, trong đó có những chỉ trích khả năng Hán văn của tôi, Nguyễn Ngọc Bích muốn 1 số người, bao nhiêu cũng được nghĩ rằng kẻ 'bịp bợm' Phạm Văn Bân nói đúng. Đáng tiếc, Phạm Văn Bân nói mà không chứng minh được, uổng công thôi!
Khi dùng tiếng 'ngộ nhận' trong lá thư gởi Phạm Văn Bân Nguyễn Ngọc Bích muốn nói thiên hạ xưa nay đã ngộ nhận về khả năng Hán văn của tôi. NN Bích 'đa-tạ’ Phạm Văn Bân là vì vậy!
Và, lý do nữa để Nguyễn Ngọc Bích gởi kèm Bài viết của Phạm Văn Bân đi các nơi cũng chỉ vì ở đoạn cuối Phạm Văn Bân lên tiếng bênh vực Nguyễn Ngọc Phách.
Có câu rằng - '1 tay không chống được trời’, Nguyễn Ngọc Bích có 2 tay bây giờ lại mượn thêm 2 tay của Phạm Văn Bân, 4 tay tưởng chống được trời chăng? Những bài viết của tôi còn đó như muốn phê bình, nếu có thực tài, thực học, thì cứ việc. Cỡ Nguyễn Ngọc Bích, Phạm Văn Bân cho dầu ngàn tay nữa cũng chẳng chống được trời đâu! Thiên hạ không toàn là người dốt đâu!
Sau hết, khi nói 'công bình' Nguyễn Ngọc Bích muốn thiên hạ nghĩ rằng những lời vu vơ, chẳng đưa ra được một chứng cớ cỏn con nào của Phạm Văn Bân, là những lời 'công bình', công bình khi phê bình tôi, và cũng công bình đối ông anh của ông tạ
Nguyễn Ngọc Bích muốn lấy lại sự 'công bình' cho ông anh ông ta, thế những người không rành chuyên môn, không rành Hán văn, chỉ vì tin Nguyễn Ngọc Phách mà gánh lấy những cái sai lầm của ông anh này, rồi ai lấy lại sự công bình cho họ đây?
Nguyễn Ngọc Bích nghĩ tôi 'hù dọa’, 'đánh phủ đầu’, và không tin rằng những cái Sai, Lầm của ông anh mình còn nhiều hơn như tôi đã phê bình.
- Trong lãnh vực học thuật 'hù dọa’, 'đánh phủ đầu’ là những trò bất lương, một người tự trọng không bao giờ làm.
Bài phê bình này tôi viết liền sau Bài phê bình đầu tiên hồi tháng Giêng năm nay, nhưng tôi vẫn để đó. Bây giờ Nguyễn Ngọc Bích muốn quậy thì tôi lôi nó ra. Ông có 'quậy’ thì cái Sai của ông anh ông vẫn không thành Đúng đâu! Thiên hạ bao la, có nhiều người học thức thấy được cái Sai của anh ông và Phạm Văn Bân, họ không nói, có lẽ vì ngại những 'trò’ của mấy người đó thôi! 
                                                                           &
(KỲ 1)

Bây giờ chúng ta tiếp tục điểm qua một số sai lầm nữa của cuốn 'Chữ Nho & Đời Sống Mới’.
Trước khi bắt đầu tôi xin có mấy lời như sau:
- Bài phê bình thứ nhất của tôi ông Nguyễn Ngọc Phách không trả lời thì độc giả và tôi biết ông đã rõ là mình sai! Giọng văn nặng nề đối với ông Nguyễn Ngọc Phách nhắm vào cái gì thì có lẽ độc giả đã rõ. Nhưng nặng gì thì nặng tôi chỉ nguyện độc giả hiểu cho đây chỉ là cái bên lề, việc trưng ra cái sai để tránh mới là chủ đích, không chỉ ở Bài này, Bài trước đây, mà ở tất cả những Bài phê bình về Cổ học của tôi! Chủ đích là để những người không đọc được Hán văn thấy được những sai lầm - nhất là đây lại là những sai lầm trầm trọng! 
Nguyễn Ngọc Phách muốn tái bản cuốn Sách của mình thì nên đọc kỹ hơn, biết thì nói, không rõ thì không viết, đừng suy đoán bừa bãi, và nhất là đừng lớn lối vô lối, dưới mắt không có ai, đừng có 'đậu cành chanh' nữa.
                                                                           *
Khổng Tử nói: 'Cổ chi học giả vị kỉ, kim chi học giả vị nhân'. (Luận Ngữ. Hiến Vấn. 24), nghĩa là 'Người đi học thời cổ là vì mình, (còn) người đi học thời bây giờ là vì người’.
Học vì mình là chuyên tâm học để tăng tiến kiến thức, đức hạnh của bản thân (không phải mong được lợi lộc vật chất......., tóm lại là danh, lợi), trong khi học vì người là học để người ta biết đến cái học của mình, học để được nổi tiếng. Cái học vì mình là thực học, cái học vì người là cái học phô trương nông cạn.
Cũng bởi nóng lòng được người biết đến mình cho nên sự chuyên tâm vào việc học lơi đi, để tâm cứ vẩn vơ nghĩ đến cái danh nhiều hơn!    
Trong cuốn Luận Ngữ Khổng Tử nhiều lần cảm thán về sự suy đồi của người thời ông, từ sự học đến tác phong đạo đức. Thời của chúng ta bây giờ cũng vậy.  
                                                                           &
Trước hết là một số sai lầm do không phân biệt giữa 2 tiếng Hán Việt đồng âm và Hán tự của những tiếng này. Tức không phân biệt những tiếng về phương diện Hán Việt thì đồng Âm, nhưng về mặt Hán tự thì viết khác. Ngoài ra còn 1 số sai lầm về âm đọc thông thường, và sai về Hán tự trong những trường hợp thông thường.
+ Công thành thân thối.
Nguyễn Ngọc Phách viết ở phần chú thích in chữ nhỏ ở dưới:
- 'Theo cổ-thư thì Phạm Lãi phò Câu Tiễn đánh nhau với Ngô-vương Phù Ta, .....'.
Tên vua Ngô ở đây không phải Phù Ta, mà là Phù Sai (? - 473 tr. Cn; tại vị: 495 - 473).
Ngô Phù Sai là con Ngô Hạp Lư (? - 496 tr. Cn; tại vị: 514 - 496), vị vua có uy thanh chấn động các chư hầu cuối thời Xuân Thu (770 - 403 tr. Cn) nhờ sự trợ giúp của Ngũ Tử Tư và nhất là của Quân sự gia nổi tiếng Tôn Vũ (tức Tôn Tử), người để lại 13 Thiên Binh pháp mà ngày nay giá trị  vẫn không suy giảm.  
+ Lạc thiên tri mệnh cố bất ưu.
Nguyễn Ngọc Phách chú thích ở phần dưới:
- 'Chữ (in chữ Hán) này không phải chỉ đọc là lạc (vui, pleasure) mà còn đọc là nhạc và khi đó có nghĩa khắc hẳn - là âm nhạc (music)... Chữ Nho có hàng ngàn trường-hợp như thế!
Thí dụ: chữ (in chữ Hán) hành (đi) còn có thể đọc là hàng (ngân hàng), hạng (nhất hạng), và hạnh (đức hạnh)......'.
Nguyễn Ngọc Phách sai ở chữ 'hạng (nhất hạng)' về 2 phương diện:
1). Sai về Âm đọc của chữ.
Chữ này phải đọc âm Hãng. Từ điển Từ Nguyên phiên thiết chữ này như sau:
- 'Hạ + Lãng thiết, Khứ, Đãng vận'.
- 'Phiên thiết là Hạ + Lãng, giọng Khứ thanh, vận của chữ Đãng'.
Chữ này nằm trong chữ đôi 'hãng hãng', có nghĩa là 'vẻ cương cường' (cương cường mạo).
Sách Luận Ngữ chép:
- 'Mẫn Tử thị trắc ngân ngân như dã, Tử Lộ hãng hãng như dã, Nhiễm Hữu, Tử Cống khản khản như dã.
Tử lạc: - Nhược Do dã, bất đắc kỳ tử nhiên!'.
                                   /  Luận Ngữ. Tiên Tấn. 12  /.
- '(Các đệ tử đứng chung quanh Thầy) Mẫn Tử dáng sắc vui vẻ, Tử Lộ thì dáng vẻ cương cường, Nhiễm Hữu, Tử Cống thì chính trực, cứng cỏi.
Thầy (thấy vậy mà) vui (nhưng nói): - Như (Trọng) Do thì (sợ là) sẽ chết không yên lành!'.
(Phụ chú.
Trọng Do (542 - 480 tr. Cn), tên Tự là Tử Lộ (còn một tên Tự nữa là Quí Lộ), quả nhiên sau này vì không theo Khổng Khôi phế Vệ Xuất công, lập Thái tử Quí Dị làm vua nước Vệ mà bị giết).
2). Sai về Nghĩa của chữ.
Chữ 'Hãng' ở đây Nguyễn Ngọc Phách đã đọc sai âm thành 'Hạng', lại còn nói chữ 'Hạng' này có nghĩa là thứ, hạng. Thực không gì sai cho bằng!
Chữ 'Hạng' là thứ hạng viết khác: bên trái là chữ Công (Thợ), bên phải là Bộ Hiệt (cái Đầu). 
+ Phong kiều dạ bạc.
Từ chữ Thuyền trong câu 'Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền' của Bài Phong Kiều Dạ Bạc mà Nguyễn Ngọc Phách nói chuyện về chữ thuyền. Ở phần chú thích cuối trang, ông viết:
- 'Dân mình thường dùng hình ảnh thuyền và bến để chỉ quan-hệ nam nữ. Cứ xem ba câu ca-dao [1] thuyền không lái như gái không chồng, [2] thuyền mạnh vì lái, gái mạnh vì chồng, [3] thuyền theo lái, gái theo chồng... thì sang thuyền chỉ có nghĩa là ''lấy chồng''.
Không biết hình ảnh trên có liên-hệ gì với chữ thuyền quyên (gái đẹp) hay chăng?'.
Vì chỉ căn cứ âm đọc Hán Việt cho nên Nguyễn Ngọc Phách đã lầm 2 chữ Thuyền (ghe, thuyền) và chữ Thuyền trong từ 'Thuyền quyên'. Chữ thuyền này âm Việt còn đọc là Thiền, Thiền quyên.
Về mặt Hán tự thì chữ Thuyền là ghe thuyền viết hoàn toàn khác chữ Thuyền (Thiền) trong tiếng Thuyền quyên. Vì không rõ điểm này cho nên Nguyễn Ngọc Phách mới đặt nghi vấn như trên.
Nói Hán tự, chữ Thuyền trong tiếng 'Thuyền quyên' gồm bên trái là Bộ NỮ (đàn bà, con gái) và bên phải là chữ Đơn (đơn độc).
Trong khi đó thì chữ Thuyền là ghe, thuyền gồm ở bên trái là Bộ CHU (chiếc ghe), ở bên phải là chữ Duyên (còn đọc âm Diên, nghĩa là Chì, 1 kim loại) viết tắt - Bộ Chu bên trái chỉ Nghĩa, chữ Duyên (giản lược) chỉ Âm đọc. Nhỏ thì gọi là CHU, mà lớn gọi là THUYỀN.
Về chữ Thuyền là ghe thuyền, tham khảo:
- Thuyết Văn Giải Tự Nghĩa Chứng. Qu. XXVI. Thuyền.
(Tác phẩm chú giải bộ Thuyết Văn Giải Tự nói trên do Quế Phức (1736 - 1805) soạn).
+ Tây phương tịnh thổ.
Tịnh Thổ, chữ Thổ (Đất) ở đây phải đọc âm Độ. Tịnh Độ là 1 Tông phái Phật giáo.
Người theo Phật giáo ai lại không biết phải đọc là 'Tịnh Độ.
Cho tới 1 điều căn bản như vậy, phổ thông như thế, mà Nguyễn Ngọc Phách cũng còn sai thì lúc ông ta lớn lối khoe rằng cuốn Sách của mình là một trong 'Văn phòng Ngũ bảo’ rồi chẳng riêng chi tôi mà người nào cũng nổi nóng thôi!
+ Vi chính dĩ đức.
Nguyễn Ngọc Phách viết trong phần chú thích ở dưới như sau:
- '*Nguyên văn cả câu này: Vi chính dĩ đức, thí như Bắc-thần , cư kỳ sở nhi chúng tinh cộng chi’.
Chữ 'Cộng' ở đây phải đọc là 'Củng', và 'Củng' ở đây có nghĩa là 'vây quanh', là 'chầu’.
Đây là trường hợp gọi là 'Giả tá’ trong Văn tự Trung Quốc, tức mượn 1 chữ để nói 1 chữ khác, do đó nghĩa cũng khác đi. Lấy 1 vài thí dụ:
- Mượn chữ 'Đại’ (lớn) để chỉ chữ 'Tháí (rất), lấy chữ 'Văn' (nghe) mà chỉ chữ 'Vấn' (hỏi), lấy chữ 'Y’ (áo) để nói chữ 'Ý’ (dựa theo), mượn chữ 'Quang' (sáng) để chỉ chữ 'Quảng' (rộng), lấy chữ 'Tẩý (rửa) để nói chữ 'Tiên' (trước), lấy chữ 'Vong' (quên) mà nói chữ 'Vô’ (không), mượn chữ 'Chúng' (đám đông) để nói chữ 'Chung' (cuối cùng).....
Ở đây, chữ 'Cộng' (cộng, thêm vào) được mượn để chỉ chữ 'Củng' (vây quanh, chầu).
Nguyễn Ngọc Phách không biết nguyên tắc 'Giả tá’, cứ nguyên chữ mà đọc cho nên mới sai.
                                                                           *
+ Vu oan giá họa.
Chữ 'Oan' (Hán tự) trong câu trên Nguyễn Ngọc Phách viết sai thành chữ 'Uổng', có các nghĩa 'Cong. Không ngay thẳng'.
+ Yếu thông kim cổ sự,
  Tu độc ngũ xa thự
Ở phần chú thích nói về 1 số Họa gia nổi tiếng Trung Quốc, Nguyễn Ngọc Phách đã đọc sai tên của 2 người:
- Hạ Quế (1194 - 1224). Đọc sai tên Quế, đúng là âm Khuê. Vậy tên đúng là Hạ Khuê.
Chữ Khuê này (bên trái Bộ Ngọc, bên phải chữ Khuê, là 1 loại ngọc) từ điển Trung Hoa ghi chú phải đọc Bình thanh, do đó, nếu đọc với 'Qu’ thì cũng là 'Quế’ chứ không thể là Quê được!
+ Ngoài ra, cần nói thêm là chữ Khuê với Bộ Ngọc trên đây chính là hình thức cổ của chữ Khuê không có bộ Ngọc, nói khác đi 2 chữ chỉ là một. Tóm lại, Họa gia trên đây tên Hạ Khuê.
- Trầm Chu (1427 - 1509). Đọc sai họ Trầm, chữ Trầm (chìm) này nếu là tên Họ thì phải đọc là âm Thẩm. Vậy tên đúng là Thẩm Chu.
Bộ Từ Nguyên giảng chữ 'Trầm' (Chìm) như sau:
- 'Trầm. 1. Trực Thâm thiết, bình, Thâm vận, Trừng.......      
2. Thức Nhậm thiết, thượng, Tẩm vận, Thẩm......
10/. Tính. Xuân Thu Sở hữu Thẩm Doãn Thú, Thẩm Chư Lương.
Dịch:
- Trầm. 1. Thiết âm là Trực Thâm, bình thanh, vận chữ Thâm, (phụ âm đầu) của chữ Trừng......
2. Thiết âm là Thức Nhậm, thượng thanh, vận chữ Tẩm, (phụ âm đầu) của chữ Thẩm.
10/. Tên Họ Thời Xuân Thu có các người tên Thẩm Doãn Thú, Thẩm Chư Lương'.
Rõ ràng, nếu là tên Họ thì chữ Trầm phải đọc theo thiết âm thứ 2. tức âm 'Thẩm' như bộ từ điển Từ Nguyên ghi trên đây.
[Phụ chú. Chữ trên đây có tất cả 3 âm đọc khác nhau: Trầm, Thẩm, Đàm.
Chữ Trầm có 7 nghĩa (ghi số hạng từ 1/. đến 7/.), Thẩm có 3 nghĩa (số hạng từ 8/. đến 10/.), chữ Đàm chỉ có 1 nghĩa trong tiếng đôi là 'Đàm Đàm', nghĩa là 'sâu thẳm'].
Trên đây là những sai lầm liên quan Chữ nghĩa, Âm đọc.
Về phương diện Hán học, chỉ cần coi 1 người ngắt câu ra làm sao, đọc âm như thế nào, người ta có thể có được một nhận định chính xác về khả năng của người này tới đâu. Bởi lẽ, đây là những điều tối căn bản người theo học thứ văn tự này phải biết trước khi đi xa hơn.
Tiếp theo đây là những sai lầm liên quan Kinh Sử, nói chung là Sách vở, từ đây có thể nhận định trình độ chuyên môn, ở đây là Hán học, của 1 người ở mức nào.
+ Bất học Thi vô dĩ ngôn.
Nguyễn Ngọc Phách giảng:
- 'Không học Kinh Thi thì không có chi để nói - một câu Khổng Khưu có lần nói với Bá Ngư, con trai ông, rõ-ràng đề-cao tác-dụng của văn-thơ’.
Ở dưới Nguyễn Ngọc Phách có đoạn nói thêm:
- '...... Theo sự tính toán của tôi thì ai đọc kỹ KINH THI có thể biết tên chừng 70 loại cây cỏ, 60 giống muông thú, và 20 loài sâu bọ...'.
Trước hết, ở đây Khổng Tử đề cao Kinh Thi nhưng đề cao những kiến thức trong đó, không luận Kinh Thi về phương diện văn thơ, tức nghệ thuật thi ca, cũng như tác dụng của bộ môn này.
Kế đến trong đoạn dưới Nguyễn Ngọc Phách nói về cây cỏ, động vật...... trong Kinh Thi, và như câu sau này thì ông Phách vốn đọc kỹ bộ Kinh này - đọc kỹ, cho nên mới có thể đưa ra số lượng 'chính xác' các loài cây cỏ, muông thú, sâu bọ....... trong đó! Ý 'đọc kỹ’ này càng rõ rệt hơn nữa qua câu Nguyễn Ngọc Phách nói là 'theo sự tính toán của tôi’.
(Câu trên nằm trong bộ Luận Ngữ, Thiên 'Quí Thí’, đoạn 13. MinhDi). 
Dĩ nhiên là tôi có bộ Kinh Thi nhưng chưa bao giờ tôi đếm các loài cây cỏ, động vật trong đó.
Có điều, tôi có một cuốn sách tựa là 'Thi Thảo Mộc Kim Thích', tác giả là Lục Văn Úc.
Tựa cuốn sách này có nghĩa là 'Chú thích về cây cỏ trong Kinh Thi theo ngày nay’.
Trong phần 'Tự Ngôn' (Lời Tựa) cho cuốn sách của mình Lục Văn Úc viết:
- 'Thi Kinh thị ngã Quốc tối tảo do văn tự kỷ lục hạ lai đích thi ca, lý biên bao hàm trước tại na thời hoàn cảnh thượng sở tập kiến đích thực vật hữu nhất bách tam thập nhị chủng'.
Dịch:
- 'Kinh Thi là tập thi ca được viết bằng chữ viết sớm nhất của Nước ta trong đó bao hàm những cây cỏ mà trong hoàn cảnh thời ấy người ta thường thấy, cộng được 132 giống'.
- Nếu Nguyễn Ngọc Phách chưa đọc, chưa đếm số cây cỏ trong Kinh Thi thì không ai bắt ông ta phải đọc (lại đọc kỹ nữa), phải đếm cả, nhất là xác định số lượng của từng loài nữa!
Giữa 2 con số 70 của Nguyễn Ngọc Phách và 132 của Lục Văn Úc có 1 sự sai biệt là 62 giống.
- Nếu thực sư. Nguyễn Ngọc Phách có đếm, và nếu có sơ suất, như đếm sót chẳng hạn, thì rồi sự xê xích chấp nhận được cũng chỉ năm ba giống mà thôi, có đâu sự xê xích lại quá lớn đến con số 62 giống cây cỏ như vậy, 1 sự xê xích gần gấp đôi!
Và như vậy thì độc giả có thể biết Nguyễn Ngọc Phách có 'đọc kỹ’ bộ Kinh Thi hay là không?
- Trở lại cuốn Sách của Lục Văn Úc, tác giả nói 'Chú thích theo ngày nay’ là nói chú thích theo những hiểu biết, viết theo ngôn từ của chúng ta ngày nay.
Chẳng hạn câu 'sâm si hạnh thái’ trong thiên 'Chu Nam', chú thích rau 'hạnh thái’ Lục Văn Úc cho chúng ta biết các chi tiết sau đây về thứ rau này:
1). Học danh (tên Khoa học).
(Như ở đây Lục Văn Úc cho biết 'hạnh thái’ tên khoa học là Nymphoides nymphaoedes Britton).
2). Hình thái. Đặc tính của cây, mô tả hình thể của cây.
3). Sản địa. Cây sống ở đâu, trong điều kiện nào? dưới nước hay trên cạn?
4). Dụng đồ. Có ăn được không? nấu nướng ra làm sao, nấu món gì?......
Và sau cùng là dược dụng, trường hợp cây cỏ có thể dùng trị bệnh, và trị bệnh gì?
Ngoài ra còn có hình vẽ của cây cỏ được mô tả nữa.  
+ Cửu chuyển công thành.
Trong phần nói thêm về chữ 'Cửu’ (số 9) trong các từ ngữ ghép với chữ này ở phía dưới, Nguyễn Ngọc Phách có chỗ giải thích tiếng Cửu ngũ như sau:
- 'Cửu ngũ hay cửu ngũ chí tôn: hào số 95 trong Kinh-Dịch, chỉ vua’.
Kinh Dịch có 64 Quẻ, lập thành từ 2 loại Nét gạch Đứt - - và Liền, được gọi là Hào.
Nét đứt là Hào âm, Nét liền là Hào dương. Mỗi Quẻ gồm 6 Hào, phối hợp cả Âm lẫn Dương, có những Quẻ âm nhiều hơn dương, có những Quẻ dương trội hơn âm, lại có những Quẻ âm, dương bằng nhau, trừ 2 Quẻ Càn Khôn là 2 Quẻ thuần dương và thuần âm, Quẻ Càn gồm 6 hào dương và Quẻ Khôn toàn 6 hào âm.
Thứ tư. Hào khởi từ dưới lên, Hào thứ nhất được gọi là Sơ, Hào thứ 6 được gọi là Thượng.
Còn 4 Hào nằm ở khoảng giữa (tức các hào 2, 3, 4, 5) hai Hào Sơ và Hào Thượng được gọi theo thứ tự của Hào trong Quẻ, như Nhị (2), Tam (3), Tứ (4), Ngũ (5).
Và khi nêu 1 Hào, ngoài Vị thứ người ta còn nêu cả Loại (tức âm dương), của Hào này nữa, Hào  âm thì gọi Lục (số 6), Hào dương thì gọi Cửu (số 9) - vì theo Kinh Dịch số 6 biểu tượng cho Âm và số 9 là số tượng trưng cho Dương. Lấy 1 thí dụ:
Quẻ Phục gồm 1 hào dương ở dưới cùng (hào 1), và 5 hào âm ở trên, các hào đọc như sau:
- Hào 1. Sơ Cửu. Sơ chỉ vị trí của Hào trong Quẻ - và đây vị trí khởi đầu của Hào, trong khi đó Cửu cho biết đây là 1 Hào dương.
- Hào 2. Lục Nhị. Lục cho biết đây là 1 Hào âm, còn Nhị cho biết đây là Hào thứ 2 trong Quẻ.
- Hào 3. Lục Tam.
- Hào 4. Lục Tứ.
- Hào 5. Lục Ngũ.
- Hào 6. Thượng Lục. Thượng biểu thị đây là Hào trên cùng, Lục cho biết đây là 1 Hào âm.
Tôi hơi dài giòng một chút là để cho thấy trong các Hào của Quẻ Dịch không có Hào nào gọi là hào số 95 như Nguyễn Ngọc Phách nói ở trên cả! Không rõ ông đọc được điều này ở sách nào?
Trở lại tiếng Cửu ngũ. Cứ những gì đã nói, Cửu ngũ đây tức Hào dương ở vị trí thứ 5 trong Quẻ.   
Quẻ có 6 Vị, và theo giới thuật số mỗi Vị tương ứng 1 đẳng cấp trong xã hội:
- 'Sơ vi Nguyên Sĩ, Nhị vi Đại Phu, Tam vi Tam Công, Tứ vi Chư Hầu, Ngũ vi Thiên Tử, Thượng vi Tông Miếú.
                    /  Dịch Càn Tạc Độ. Qu. Thượng  /.
- 'Vị Sơ là Nguyên Sĩ, Vị thứ 2 là Đại Phu, Vị thứ 3 là Tam Công, Vị thứ 4 là Chư Hầu, Vị thứ 5 là vị của Thiên Tử, Vị Thượng là Tông Miếú.
Ngoài ra, cũng Sách đã dẫn trên:
- 'Nhất Quái lục Hào, hào nhất nhật...... nhất nhật Thiên Vương, Chư Hầu dã, nhị nhật Đại Phu dã, tam nhật Khanh, tứ nhật Tam Công, ngũ nhật Tịch, lục nhật Tông Miếú.
                                                        /  Dịch Càn Tạc Độ. Qu. Hạ  /.   
- 'Một Quẻ có 6 Hào, mỗi hào ứng một ngày.... ngày 1 ứng Thiên Vương và Chư Hầu, ngày 2 là Đại Phu, ngày 3 là bậc Khanh, ngày 4 là Tam Công, ngày 5 là Vua, ngày 6 là Tông Miếú.
+ Trong 64 Quẻ thì có nhiều Quẻ có hào 5 là hào dương, chẳng hạn Càn, Lí, Tùy, Tiệm... nhưng Quẻ Càn là 1 trong 2 Quẻ cương lãnh của Dịch do đó các Dịch học gia đã lấy hào Cửu ngũ của Quẻ để chi? Quân vị, lại nữa hào Cửu ngũ của Quẻ là 'Phi long tại Thiên' rất hợp với địa vi. Vua.
+ Gia cấp nhân túc.
Nguyễn Ngọc Phách giảng:
- 'Nhà no người đủ - tức là một địa-phương thịnh-vượng, không có ai nghèo’.
Giảng là 'một địa-phương thịnh-vượng' thì chưa chính xác.
Câu trên chỉ sự thịnh vượng ở tầm mức Quốc gia, không hạn hẹp ở 1 địa phương.
- Ngoài ra, trong một số Sử sách - cũng ý trên nhưng lại được diễn tả qua những câu khác nhau như: 'nhân cấp gia túc', 'gia ân nhân túc', 'gia diễn nhân cấp'.
Sử gia Tư Mã Thiên viết:
- 'Hán hưng thất thập dư niên chi gian, Quốc gia vô sự, phi ngộ thủy, hạn chi tai, dân tắc nhân cấp gia túc'.
                /  Sử Ký. Qu. XXX. Bình Chuẩn Thư  /.
- 'Hán triều hưng thịnh trong khoảng hơn 70 năm, Quốc gia không xảy ra chuyện gì, nếu không gặp lụt lội, nắng hạn thì dân chúng người (người) no đủ, nhà (nhà) sung túc'.
Cũng Sử Ký:
- 'Hành chi thập niên, Tần dân đại duyệt, đạo bất thập di, sơn vô đạo tặc, gia cấp nhân túc, dân dũng ư công chiến, khiếp ư tư đấu, hương ấp đại trí.
                                      /  Sử Ký. Qu. LXVIII. Thương Quân liệt Truyện  /.
- '(Pháp Lệnh của Thương Quân) thi hành được 10 năm thì dân nước Tần rất vui mừng, (bởi lẽ) của rơi ngoài đường không ai lượm, tại các vùng Núi thì không có giặc cướp, nhà (nhà) sung túc người (người) no đủ, dân dũng cảm trong chiến tranh, nhát trong việc đấu đá cá nhân, làng xóm hết sức yên ổn'.
Cũng Sử Ký:
- 'Lâm Tri thậm phú nhi thực...... gia ân nhân túc'.
                                                  /  Sử Ký. Qu. LXIX. Tô Tần liệt Truyện  /.
- 'Lâm Tri rất giàu có và thịnh vượng...... nhà (nhà) sung túc người (người) no đủ’.
(Phụ chú.
+ Lâm Tri bấy giờ là Quốc đô của nước Tề. Ở đây lấy Lâm Tri để chỉ cả nước Tề.
+ Ân ở đây có nghĩa là giàu có đầy đủ).
 Hoàn Khoan (? - ?) thời Tây Hán viết:
- 'Biên hộ tề dân vô bất gia diễn nhân cấp'.
                                             /  Diêm Thiết Luận. Qu. I. Thông hữu đệ tam  /.
- 'Dân cư không nơi nào mà nhà (nhà) không sung túc, người (người) không no đủ’.
[Phụ chú.
+ Diễn ở đây có nghĩa phong phú, giàu thịnh].
+ Với những chứng cứ dẫn trên thì các thành ngữ 'nhân cấp gia túc', 'gia cấp nhân túc', 'gia ân nhân túc', 'gia diễn nhân cấp' đều chỉ sự thịnh vượng ở tầm mức Quốc Gia chứ không hạn hẹp ở 1 địa phương như ông Nguyễn Ngọc Phách giảng.
+ Hậu sinh khả úy.
Nguyễn Ngọc Phác giảng:
- 'Sinh sau thì đáng sợ - vì không ai biết người trẻ lớn lên sẽ làm gí.
Nguyễn Ngọc Phách giảng mà chẳng giảng gì hết!
Giảng nghĩa như trên thì 'kẻ sinh sau đáng sợ chỉ vì một lẽ hết sức giản dị, là người ta chẳng rõ sau này những kẻ 'sinh sau’ đó sẽ làm cái gì? (???).
Độc giả có thể nhận ra ngay giải thích nói trên không ổn.
Ngoài ra, Nguyễn Ngọc Phách chẳng nêu xuất xứ của câu nói, nếu biết xuất xứ của câu nói, hay nói khác đi, nếu đọc được những gì sách nói thì đã chẳng giảng giải như trên.
Câu trên xuất từ sách 'Luận Ngữ:
- 'Tử viết: - Hậu sinh khả úy, yên tri lai giả chi bất như kim dã? - Tứ thập, ngũ thập nhi vô văn yên, tư dịch bất túc úy dã dĩ!'.
                                            /  Luận Ngữ. Tử Hãn. 23  /.
- 'Thầy nói: - Kẻ sinh sau đáng sợ, làm sao mà biết được sau này họ lại chẳng (giỏi) hơn những người hiện giờ? - (Nhưng) đến khoảng 40, 50 tuổi mà chẳng nghe họ có tiếng tăm gì thì bấy giờ họ cũng chẳng còn đáng sợ nữa!'.
Nếu đọc được đoạn trên đây Nguyễn Ngọc Phách đã chẳng giảng một cách lơi khơi như trên.
Ở dưới, ông Nguyễn Ngọc Phách nêu lên một số từ ngữ có chữ 'Hậu’ (Sau), trong số này có các câu 'tại ngoại hậu cứu hay tại ngoại hậu tra’.
Đã nói trong Bài phê bình trước đây, càng muốn chứng tỏ mình biết nhiều, hiểu rộng, nhất là về phương diện Hán học - để chú thích thêm, giảng giải rộng thêm thì rồi ông Nguyễn Ngọc Phách càng phạm sai lầm, càng để lộ cái thiếu chuyên môn về Hán học của ông mà thôi!
- Chữ 'Hậu’ trong các tiếng 'tại ngoại hậu tra’ không phải là chữ 'Hậu’ có nghĩa là 'Sau’, như Nguyễn Ngọc Phách nghĩ, mà là chữ 'Hậu’ có nghĩa là 'Chờ, Đợi’, là 'Thời tiết'...
Chữ 'Hậu’ (Chờ) ở đây chính là chữ 'Hậu’ trong các tiếng 'Khí hậu’, 'Hậu điểu’, 'Hậu trùng'...
Trước kia, và tới giờ, có người vẫn nói lầm là 'tại ngoại hầu tra’ - 'hầu tra’ thay vì 'hậu tra’, và
Nguyễn Ngọc Phách có rõ tại sao hay không?
Chữ Hậu (Chờ) và chữ Hầu (tước Hầu, như nói Công Hầu) giống hệt nhau, chỉ khác là chữ Hậu có thêm 1 nét dọc ngắn ngay bên mặt Bộ 'Nhân' (người), nhìn thoáng qua rất dễ lầm. Trước đây bởi nhận lầm chữ 'Hậu’ này ra chữ 'Hầu’ cho nên mới có chuyện lầm 'Tại ngoại hậu tra’ thành 'Tại ngoại hầu tra’. Tóm lại, lầm lẫn ở đây khởi đi từ sự nhận sai tự dạng (mặt chữ) mà ra.
- Trong câu 'Tại ngoại Hậu tra’, nếu chữ 'Hậu’ có nghĩa là 'Sau’ thì không thể giải thích được tại sao lại có sự lầm lẫn âm 'Hậu’ lại thành âm 'Hầu’.
Các tiếng 'Hậu bổ (chẳng hạn như 'Tri huyện hậu bổ, 'Trường Hậu Bổ’), 'Hậu tuyển' chính là chữ 'Hậu’ có nghĩa là 'Chờ là 'Đợi’ nói trên.
+ Họa hổ, họa bì, nan họa cốt.
Nguyễn Ngọc Phách ghi xuất xứ câu này là trong sách của '[Trang Châu]', tức 'Trang Tử.
Ở phía dưới Nguyễn Ngọc Phách còn diễn giải thêm:
- '*Thành ngữ này rút trong một bài thơ của Trang Châu (369-268 tr .Tl.), một hiền-triết thuộc phải vô-vi. Một hôm có người đàn bà vừa góa chồng đã vội ra quạt mồ cho mau khô - để còn tái giá - Trang Châu đã bất bình và ngâm bài thơ sau đây:
                             Sinh tiền cá cá thuyết ái ân,
                             Tử hậu nhân nhân dục phiến văn.
                             Họa hổ, họa bì, nan họa cốt,     
                             Tri nhân tri diện bất tri tâm'.
Cứ những gì Nguyễn Ngọc Phách viết trên đây thì Trang Chu còn làm thơ nữa - điều mà tôi đây chưa được biết, mà cũng biết là chẳng bao giờ có trong Văn học sử Trung Quốc!
Tôi đã nói, ông Nguyễn Ngọc Phách nếu viết bớt lại sai lầm sẽ ít đi, trái lại, nếu càng viết nhiều sai lầm càng tràn lan!
- Câu dẫn trên không nằm ở một Thiên nào trong 33 Thiên sách 'Trang Tử’ hết, nói thẳng ra là bộ 'Trang Tử’ làm gì có câu nói trên! 
Đọc cuốn Sách của Nguyễn Ngọc Phách tôi thấy rất rõ 1 điều là khi viết ra Nguyễn Ngọc Phách thường đã không kiểm chứng lại những gì mình đọc, trong phạm vi có thể, như trường hợp ở đây bộ 'Trang Tử’ đã được dịch ra Việt ngữ, chỉ cần chịu khó rà lại là biết ngay!
Nguyễn Ngọc Phách muốn nổi tiếng, nhưng lại không chịu mất thời giờ, không chịu khó - đây là chuyện không bao giờ có!
+ Họa hổ loại cẩu.
Nguyễn Ngọc Phách giảng:
- 'Vẽ cọp ra chó - như họa hổ bất thành hổ, VẼ RỒNG NÊN GIUN, ham làm việc quá sức nên đâm ra HƯ BộT HƯ ĐƯờNG'.

- Nguyễn Ngọc Phách đã tự chỉ trích mình mà không hay biết: - 'ham làm việc quá sức' cho nên viết tới đâu ông Nguyễn Ngọc Phách sai lầm tới đó.
Câu trên Nguyễn Ngọc Phách giải cũng không chính xác. Chính xác thì câu này hàm ý ham làm những chuyện cao xa nhưng không có tài để thực hiện, để rồi ngược lại bị chê cười.
Câu trên là 1 câu trong 1 lá thư Mã Viện gởi cho Nghiêm Đôn, con của anh mình:
- 'Hiệu Quý Lương bất đắc, hãm vi thiên hạ khinh bạc tử. Sở vị họa Hổ bất thành, phản loại cẩu giả dá’.
         /  Hậu Hán Thự Qu. XXIV. Mã Viện truyện  /.
- 'Bắt chước Quý Lương mà không được, để rồi thành 1 kẻ khinh bạc trong thiên hạ. Đây gọi là vẽ Cọp không giống, trái lại giống như con chó.
Quí Lương tức Đỗ Bảo, là Việt ky. Hiệu úy thời Hán Quang Vũ (06 tr. Cn - 57; tại vị: 25 - 57), là người hào hiệp, chuộng nghĩa. Sau bị kẻ thù tố cáo là khinh bạc mà mất chức.
- Ở đây Mã Viện khuyên cháu đừng làm việc quá sức mình để rồi bị thiên hạ chê cười, làm gì có cái ý 'hư bột hư đường' ở đây như Nguyễn Ngọc Phách giảng!
+ Họa long điểm nhãn.
Nguyễn Ngọc Phách giảng:
 - 'Vẽ rồng cốt chấm con mắt - như họa long điểm tình (con ngươi), làm văn phải nắm được chỗ cốt-yếu, hay ám-chỉ  đoạn văn thật hay’.
Mỗi thành ngữ liên quan 1 cố sự, 1 sự việc nào đó, khi giảng 1 thành ngữ điều quan trọng là nêu cho người đọc biết được cố sự, biết được sự việc đó. Vì vậy có những cuốn sách nói về thành ngữ của Trung Hoa thường có Tựa đề là 'Thành Ngữ Cố Sự’.
Ở đây cũng như ở câu 'Họa hổ loại cẩu’ trước đây Nguyễn Ngọc Phách rồi chỉ cho độc giả thấy Hán học không là sở trường của ông ta.
Câu 'họa long điểm nhãn' bắt nguồn từ một giai thoại kể trong tác phẩm luận Hội Họa trứ danh tựa là 'Lịch Đại Danh Họa Ký’ của Trương Ngạn Viễn (? - ?) cuối đời Đường (618 - 907).
Trương Ngạn Viễn viết:
- 'Trương Tăng Dao......
Hựu Kim Lăng An Lạc Tự tứ bạch long, bất điểm nhãn tình. Mỗi vân: - Điểm tình tức phi khứ!
Nhân dĩ vi vọng đản, cố thỉnh điểm chị - Tu du lôi điện phá bích, lưỡng long thừa vân đằng khứ thướng thiên. Nhị long vị điểm nhãn giả kiến tại’.
                           /  Lịch Đại Danh Họa Ký. Qu. VII. Lương. Trương Tăng Dao  /.
- 'Trương Tăng Dao......
Rồi ở Chùa An Lạc, tại thành Kim Lăng, ông vẽ 4 con rồng trắng, không con nào ông điểm con mắt cả. Ông thường nói: - Chấm mắt thì rồng sẽ bay mất!
Người ta ai cũng cho là chuyện hoang đường, cố nài ông điểm con mắt. - (Ông vừa chấm xong) thì chỉ 1 lúc sau sấm sét nổi lên, phá nát vách chùa, 2 con rồng cỡi mây bay lên trời. 2 con rồng chưa chấm con mắt thì vẫn còn (trên vách) đó.
1 giai thoại thú vị, và trứ danh, trong 1 Tác phẩm trứ danh đến như vậy mà Nguyễn Ngọc Phách cũng không biết! Không biết cũng chẳng ai trách, vì chẳng ai đi trách, chẳng ai khắt khe đến độ đi bắt lỗi 1 kẻ đọc chưa tới, nhất là lại không đủ khả năng, và trình độ để đọc sách Hán văn như Nguyễn Ngọc Phách đây. Có trách là trách cái học vấn Nguyễn Ngọc Phách chưa tới đâu mà đã quá lớn lối, tự khen những gì mình viết ra là 'QUÍ GIÁ’, trách đây là trách cái thái độ kiêu căng không phải lối, cũng như không tự lượng, đó!
Nguyễn Ngọc Phách viết cả Lời Tựa lẫn Lời Bạt cho cuốn sách của mình, để khoe khoang, để tự ca tụng. Người viết viết lời Tựa cho sách của mình thì đã đành, nhưng lại viết cả lời Bạt, nhất là để ca tụng mình 'thêm 1 lần nữa’, như Nguyễn Ngọc Phách đây, thì tôi chưa hề thấy một tác giả tự trọng nào làm cả!
Háo danh chi mà tợn thế!  
Hành vi này chẳng những đáng trách mà đôi lúc còn 'đáng ghét' nữa!
- 'Học vô chỉ cảnh'. Cái học của Nguyễn Ngọc Phách còn thấp như vậy mà không tự biết, lại cứ tưởng đã tới 'chỉ cảnh'. 
+ Họa xà thiêm túc.
Ở đây Nguyễn Ngọc Phách cũng không biết xuất xứ của Thành ngữ này, và phần giải thích cũng không chính xác lắm:
- 'Vẽ thêm chân cho rắn - tức là làm chuyện thừa, chỉ gây thêm phiền hà cho người khác......'.
Nguyễn Ngọc Phách giải thích là 'làm chuyện thừa’ thì đúng, nhưng tiếp đó lại thêm là điều này rồi 'chỉ gây thêm phiền hà cho người khác' thì điều này bậy. Rốt cục, chính Nguyễn Ngọc Phách vướng vào điều gọi là 'Vẽ rắn thêm chân' mà không tự biết!
Về xuất xứ, Thành ngữ này bắt nguồn từ Tập 'Chiến Quốc Sách'.
Câu chuyện như sau:
- 'Chiêu Dương vi. Sở phạt Ngụy, phúc xa sát tướng đắc bát thành, di binh nhi công Tề.
Trần Chẩn vi. Tề vương sứ, kiến Chiêu Dương tái bái hạ chiến thắng, khởi nhi vấn:
- Sở chi pháp, phúc xa sát tướng, kỳ quan tước hà dã?
Chiêu Dương viết:
- Quan vi Thượng Trụ Quốc, tước vi Thượng Chấp Khuê.
Trần Chẩn viết:
- Dị quí ư thử giả hà dã?
Viết:
- Duy Lệnh Doãn nhĩ!
Trần Chẩn viết:
- Lệnh Doãn quí hĩ! Vương phi trí lưỡng Lệnh Doãn dã, thần thiết vị công tỉ khả dã.
Sở hữu từ giả, tứ kỳ xá nhân chi tửu. Xá nhân tương vị viết: - 'Sổ nhân ẩm chi bất túc, nhất nhân ẩm chi hữu dư, thỉnh họa địa vi xà, tiên thành giả ẩm tửú.
Nhất nhân xà tiên thành, dẫn tửu thả ẩm chi, nãi tả thủ trì chi, hữu thủ họa xà, viết: - 'Ngô năng vi chi túc'.
Vị thành, nhất nhân chi xà thành, đoạt kỳ chi viết: - 'Xà cố vô túc, tử yên năng vi chi túc'.
Toại ẩm kì tửu. - Vị xà túc giả, chung vong kỳ tửu. Kim quân tướng Sở nhi công Ngụy, phá quân sát tướng, đắc bát thành, bất nhược binh, dục công Tề, Tề úy Công thậm! Công dĩ thị vi danh cư túc hĩ. Quan chi thượng phi khả trọng dã, chiến vô bất thắng nhi bất tri chỉ giả, thân thả tử, tước thả hậu qui, do vi xà túc dã!
Chiêu Dương dĩ vi nhiên, giải quân nhi khư.
        /  Chiến Quốc Sách. Qu. IX. Tề Sách 2. Chiêu Dương vi. Sở phạt Ngụy  /.
- 'Chiêu Dương vì nước Sở đánh nước Ngụy, phá xe trận giết tướng, chiếm được 8 thành, tiếp đó chuyển quân định đánh nước Tề.
Trần Chẩn là sứ giả của nước Tề đến gặp Chiêu Dương, trước hết là chúc mừng chiến thắng của Chiêu Dương, tiếp đến hỏi:
- 'Chế độ nước Sở, phá xe trận, giết tướng (địch), quan tước được thưởng ra sao?
Chiêu Dương nói:
- Quan thì phong Thượng Trụ Quốc, tước thì phong Thượng Chấp Khuê.
Trần Chẩn (lại) hỏi:
- Còn quan tước khác quí như vừa nói là chức gì?
(Chiêu Dương) nói:
- Chỉ có chức Lệnh Doãn thôi!
Trần Chẩn nói:
- Chức Lệnh Doãn quả là quí! Vua thì không đặt 2 chức Lệnh Doãn, tôi có thể vì ông mà đưa ra 1 thí dụ.
Nước Sở có tế tự, ban cho các xá nhân 1 vò rượu. Các xá nhân nói với nhau: - 'Mấy người uống thì không đủ, 1 người uống thì dư, chúng ta xin vẽ rắn trên đất, ai vẽ xong trước thì uống rượu’.
Có 1 người vẽ xong trước cầm lấy vò rượu sắp sửa uống, tay trái thì cầm vò rượu, tay mặt vẽ rắn và nói: - 'Tôi còn vẽ được chân rắn nữa’.
Người này vẽ (Chân rắn) chưa xong thì 1 người khác vừa vẽ xong con rắn, giật ngay lấy vò rượu nói rằng: - 'Rắn vốn không có chân, sao ông lại vẽ chân'.
Nói xong cầm vò rượu uống. - Vì vẽ chân rắn mà rốt cục mất uống rượu. Bây giờ ông làm tướng nước Sở đánh nước Ngụy, phá xe trận, giết tướng (Ngụy) chiếm được 8 thành, binh lực (như vậy) chẳng phải yếu, bây giờ định đánh Tề, nước Tề rất sợ ông. Với chiến thắng đó tiếng tăm của ông cũng đã đủ. Chức quan cao nhất không đáng trọng, đánh đâu thắng đó mà không biết dừng thân mình rồi chết, mà tước phong rồi trả lại cho triều đình, sự việc rồi cũng như chân rắn thôi!
Chiêu Dương cho là phải, triệt quân trở về.
[Chú thích.
+ Chiêu Dương (? - ?). Tướng của Sở Hoài vương (? - 296 tr. Cn; tại vị: 328 - 299).
+ Trần Chẩn (? - ?). Tung hoành gia cùng 1 thời với Trương Nghi (? - 310 tr. Cn). Lúc đầu, ông thuyết phục Ngụy liên kết với Yên, Triệu ở mặt Bắc, uy hiếp Tề vào thế liên minh chống Tần, sau lại hiến kế cho Tần Huệ Văn vương (? - 311 tr. Cn; tại vị: 337 - 311) ngồi coi 2 nước Hàn, Ngụy đánh nhau để thủ lợi.
+ Xá nhân. Thời Chiến Quốc (403 - 221 tr. Cn) và trải tới đầu thời Hán (206 tr. Cn - 220) trong phủ thự các bậc Vương, Công, và các chức quan cao trọng đều có các xá nhân, hoặc cũng gọi là môn khách.
Đây là những người thất cơ lỡ vận, hay trốn tránh pháp luật, trốn tránh kẻ thù mà tới nương nhờ những bậc quyền quí nói trên.
Do đó, xá nhân thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội! Đã ăn cơm của người thì phải giúp người cho nên trong những xá nhân người tài trí thì giúp kế mưu, kẻ giỏi nghiệp võ thì giúp những việc cần đến sức mạnh, có tài văn học thì giúp việc trứ tác... tóm lại có tài gì thì giúp nấy! Chuyện về Mạnh Thường Quân đã thuật trước đây là 1 thí dụ. Hoặc, như trường hợp 2 Tác phẩm lừng danh là 'Lữ Thị Xuân Thu’ và 'Hoài Nam Tứ’ (còn gọi 'Hoài Nam Hồng Liệt') theo truyền thuyết là do môn khách của Lữ Bất Vi (? - 235 tr. Cn) và Lưu An (179 - 122 tr. Cn) viết, không phải tự tay Lữ Bất Vi và Lưu An soạn.
Những bậc quyền quí nói trên có nhiều người nuôi tới vài ngàn môn khách trong nhà, tiền bạc và tài sản đổ ra rất nhiều, bởi vậy có lúc tiền cũng cạn. Như trường hợp Mạnh Thường Quân có lần phải sai một môn khách tên Phùng Hoãn về Ấp Tiết đòi nợ để chi dùng, kể trong bộ 'Sử Ký’. 
Từ câu chuyện Ngụ ngôn trên mà sau này Trung Hoa có các Thành ngữ như 'Họa xà trứ túc', và 'xà túc', bên cạnh Thành ngữ 'Họa xà thiêm túc', tất cả được dùng để chỉ việc làm dư thừa.
- Độc giả có thấy trong câu chuyện ngụ ngôn 'vẽ rắn vẽ thêm chân' dẫn trên đây có 1 cái ý nào gọi là 'gây thêm phiền hà cho người khác' như ông Nguyễn Ngọc Phách đã giải thích chăng?

(KỲ 2)

Mạnh Tử (390 - 305 tr. Cn) nói 'Tận tín thư bất như vô thư’. (Mạnh Tử. Tận Tâm hạ. 03). 
Cùng đọc một thứ chữ, đọc tận gốc đây mà còn không 'tin hết' được nữa là đọc qua sách dịch!
+ Ích giả tam hữu.
Nguyễn Ngọc Phách giảng:
- 'Trong bạn bè, có ba hạng có ích - những người khuyên ta làm phải, những người can gián ta đừng làm bậy, và những người chỉ-trích những sai trái của ta’.
+ Ở đây, Nguyễn Ngọc Phách bởi không biết xuất xứ của Thành ngữ trên đây từ Sách nào mà ra cho nên mới giảng sai hoàn toàn như trên.
Thành ngữ 'Ích giả tam hữu’ xuất từ sách 'Luận Ngữ’:
- 'Khổng Tử viết: - Ích giả tam hữu, tổn giả tam hữu.
Hữu trực, hữu lượng, hữu đa văn, ích hĩ! Hữu phiên tị, hữu thiện nhu, hữu phiên nịnh, tổn hĩ!'.
                                                           /  Luận Ngữ. Quí Thị. 04  /.
- 'Khổng Tử nói: Có 3 loại bạn có ích, (và) có 3 loại bạn có hại.
Những người bạn ngay thẳng, những người bạn thành thực, những người bạn học rộng thì đây là những người Bạn có ích! (Còn) những thứ bạn khéo đón ý, nói hùa theo, những thứ bạn khéo léo mặt ngoài mà trong lòng lại không thành thực, những thứ bạn nói thì hay mà chẳng có Thực học thì đây là những thứ bạn có hại’.
Học giả Chu Hi chú giải về 3 thứ bạn có hại như sau:
- 'Phiên tị, vị tập ư uy nghi nhi bất trực, thiện nhu, vị công ư mị duyệt nhi bất lượng, phiên nịnh, vị tập ư khẩu ngữ nhi vô văn kiến chi thực. Tam giả tổn, ích chính tương phản'.
Dịch:
- 'Phiên tỵ là nói mặt ngoài ra vẻ (đàng hoàng) mà (lòng dạ thì) không ngay thẳng, thiện nhu là nói khéo làm vui lòng người mà tâm địa thì không thành thật, phiên nịnh là nói miệng thì ba hoa mà chẳng có học vấn thực sự. 3 loại bạn có hại và 3 loại bạn có ích rồi trái ngược nhau’.   
- Có lẽ không cần nói độc giả cũng thấy ngay Nguyễn Ngọc Phách đã giảng tầm bậy! Chẳng rõ Nguyễn Ngọc Phách đã chép lại ở đâu, hay suy đoán, mà sai lạc quá sức như vậy.
Trích dẫn thiếu đã đành mà giảng lại sai, không đúng với những gì nguyên tác nói nữa.
1 tầng thiếu, thêm 1 tầng sai, cái khả năng của Nguyễn Ngọc Phách theo đó mà thêm thấp đi.  
- Đây là chứng cứ hiển nhiên cho thấy Nguyễn Ngọc Phách không đọc cuốn 'Luận Ngữ’, vì nếu có đọc thì chẳng đến giảng sai lạc như đã thấy. Lại nữa, nếu đã đọc Sách 'Luận Ngữ’ thì hẳn là không thể bỏ qua câu 'Tổn giả tam hữu’, vì đây là một cặp: - Một bên nói về loại bạn ích lợi, và một bên nói về loại bạn có hại.
Ở trang 294, dưới từ mục 'Ngũ kinh tứ truyện', trong phần chú thích in chữ nhỏ ở dưới, Nguyễn Ngọc Phách có viết 1 câu:
- 'Khi đọc sách LUẬN-NGỮ, tôi đặc biệt chú-trọng những câu nói của Khổng Khưu với học trò’.
Thế nhưng, qua những dẫn chứng của tôi trong bài này và bài trước đây, người ta có thể thấy rõ Nguyễn Ngọc Phách đã sai rất nhiều câu khi trích dẫn sách Luận Ngữ. Như vậy nghĩa là sao?
- Nguyễn Ngọc Phách chẳng thực sự đọc sách Luận Ngữ, nếu đọc thì đã không sai rất nặng như tôi dẫn chứng.
Nguyễn Ngọc Phách cứ làm như thiệt vậy! Những người không biết hẳn đến phục một người đầy  một bụng chữ nghĩa Thánh Hiền như ông ta lắm! 
+ Kim chi nhân ngu nhi trá.
Nguyễn Ngọc Phách giảng:
- 'Người đời nay vừa ngu lại vừa gian - một cách nói về CÁCH-BIỆT THẾ-ĐẠI (generation gap)
[Khổng Khưu]'.
Ở đưới Nguyễn Ngọc Phách chú giải thêm:
- '*Khái-niệm thế-đại cách-biệt còn được diễn-tả với thành-ngữ kim thị tạc phi, nay phải xưa trái > phải trái mỗi đời, mỗi nơi một khác (Pháp: vérité en deçà, erreur en delà)'.
Tôi không tưởng là Nguyễn Ngọc Phách lại có thể 'nguy hiểm' đến thế!
Trước hết, không rõ Nguyễn Ngọc Phách chép lại từ đâu mà sai lạc như thế! Chính xác, câu này là 'Kim chi ngu dã tra’ - tức Nguyễn Ngọc Phách thừa ra chữ 'nhân' và sai chữ 'nhi’. Và đây là chưa nói câu này mới là 1 vế trong 1 mệnh đề so sánh, do đó đây chỉ là 1 vế nói về 'kim', còn vế nói về 'cổ’ nữa, đây là điều người đọc muốn biết.  
Sách 'Luận Ngữ’ chép:
- 'Tử viết:
~ Cổ giả dân hữu tam tật kim dã hoặc thị chi vô dã! Cổ chi cuồng dã tứ, kim chi cuồng dã đãng; cổ chi cần dã liêm, kim chi cần dã phẫn lệ; cổ chi ngu dã trực, kim chi ngu dã trá nhi dĩ hĩ!'.
                                        /  Luận Ngữ. Dương Hóa. 16  /.
- 'Thầy nói:
~ Người thời xưa có 3 cái tật mà người thời nay đến chẳng có cái nào! Cuồng nhân thời xưa tính  không nệ tiểu tiết, cuồng nhân thời nay thì buông thả, chẳng câu thúc; người uy nghiêm thời xưa không ai dám đến gần, người uy nghiêm thời nay thì ưa nóng giận và chẳng biết lý lẽ; người ngu thời xưa thì chất phác, thành thực, còn người ngu thời nay thì chỉ mỗi gian trá mà thôi!'.
+ Đoạn trên đây là Khổng Tử so sánh về sự Suy đồi trong Phong tục, trong tính tình phong cách của con người thời ông và con người thời trước ông.
Qua giọng điệu Khổng Tử thì '3 cái tật' của người xưa ở đây là '3 cái tật' đáng yêu, cái 'tật' mà không phải là cái tật.
Nói cuồng nhân thời ông 'chẳng câu thúc' là nói khi nổi cơn 'cuồng' thì cuồng nhân thời ông có những hành vi vượt ngoài vòng lễ giáo! Trong khi đó, người xưa tuy 'cuồng' nhưng cuồng trong một giới hạn nào đó có thể chấp nhận được.
+ Nguyễn Ngọc Phách đã trích dẫn sai lạc, do đó làm sao giải thích cho chính xác được!
Khi lấy Câu 'kim thị tạc phí’ để giải thích thêm cho câu (sai) 'Kim chi nhân ngu nhi tra’ ta thấy Nguyễn Ngọc Phách chẳng rõ câu này là của ai, nếu biết thì đã không lấy để giải thích như thế.
Trong bài 'Qui Khứ Lai Tứ’ Đào Tiềm (365 - 427) có câu: 'Ngộ dĩ vãng chi bất gián, tri lai giả chi khả truy, thực mê đồ kỳ vị viễn, giác kim thị nhi tạc phí, nghĩa là 'Hiểu ra hành vi trước đây là sai, biết được tương lai còn sửa lại được, đây là chưa đi xa vào nẻo sai lầm để thấy được rằng bây giờ là đúng mà trước kia là sai’.
- Trước đây Đào Tiềm ra làm quan, bây giờ thấy làm quan mà phải lòn cúi thì nghĩ lại mà thấy quyết định trước đây là sai, bây giờ quyết định từ quan là đúng. Ở đây là cái đúng, cái sai riêng trong quyết định của 1 cá nhân, chẳng liên quan chi tới câu nói của Khổng Tử hết!      
Tóm lại, càng giảng Nguyễn Ngọc Phách càng sai! Cái sai của ông ta quả là 'nguy hiểm'!          
Những đám đàn em, đệ tử của Nguyễn Ngọc Phách lãnh đủ trước. Và còn thế hệ sau nữa!
+ Kính quỉ thần nhi viễn chi.
Nguyễn Ngọc Phách chú thích như sau:
- '*Cả câu là: Sự quỉ kính thần nhi viễn chi’.
Tôi đã đôi lần nói, nếu Nguyễn Ngọc Phách tự biết trình độ còn giới hạn thì nên tránh nói nhiều nhằm chứng tỏ mình thông thạo Hán học có lẽ còn khá, sai, lầm sẽ bớt đi, ngược lại, càng muốn chứng tỏ cho thiên hạ biết là mình thông thái thì càng lún sâu dưới vũng sai lầm.
Như ở đây, Nguyễn Ngọc Phách dẫn sai nguyên văn mà không biết.
Câu 'Kính quỉ thần nhi viễn chi’ là 1 câu trong đoạn Phàn Trì, học trò Khổng Tử, hỏi thầy mình về cái Trí. Cả đoạn như sau:
- 'Phàn Trì vấn Trí.
Tử viết: - Vụ dân chi nghĩa, kính quỉ thần nhi viễn chi, khả vi. Trí hĩ!'.
                                                /  Luận Ngữ. Ung Dã. 20  /.
- 'Phàn Trì hỏi về cái Trí.
Thầy nói: - Dồn tâm trí khiến dân theo điều Nghĩa, tôn kính quỉ thần nhưng xa họ ra, (làm được 2 điều này) đã có thể gọi là Trị 
Cứ để nguyên thì đâu đến nỗi, ghi chú là 'Sự quỉ kính thần nhi viễn chi’ rồi chỉ lòi ra cái Sai! 
+ Nghĩa vô phản cố.
Nguyễn Ngọc Phách không biết xuất xứ câu này. Nếu có học vấn thực sự thì đã cho biết câu này nguyên văn là 'nghĩa bất phản cô’, đồng thời có thể trích lại cả đoạn mà thành ngữ này là 1 câu thành phần.
Câu này là một câu trong Bài gọi là 'Dụ Ba Thục Hịch' ('Bài Hịch phủ dụ dân Ba Thục') của Tư Mã Tương Như (179 - 117 tr. Cn) thời Tây Hán (206 tr. Cn - 08 Cn):
- 'Xúc bạch nhận, mạo lưu thỉ, nghĩa bất phản cố, kế bất tuyền chủng'.
                                /  Sử Ký. Qu. CXVII. Tư Mã Tương Như truyện  /.
- 'Lao mình vào đao kiếm, xông pha giữa lằn tên, vì đạo nghĩa mà không trở đầu lại, mà (cũng) không tính đường tháo lui’.
Ở phía dưới Nguyễn Ngọc Phách lại nói giông dài:
- '*Trong mấy cước-chú trước, tôi đã đề-cập khá chi-tiết về chữ nghĩa (bất-vụ-lợi: non-profit) nhưng vẫn còn thắc mắc không biết độc-giả đã nắm vững khái-niệm đó chưa nên sau đây, tôi xin lập một danh-sách những chữ phần nào có liên-hệ đến các hoạt-động bất-vụ-lợi đời trước: ở phía nhà cầm quyền thì có những bình-chuẩn thương và nghĩa thương, giữ nhiệm-vụ bán giá vốn hay phát không thóc gạo cho lê-dân những năm đói kém......'.
Cứ mỗi lần Nguyễn Ngọc Phách cảm thấy mình sao mà bác học đa văn quá thì lại hừng chí tuôn chữ nghĩa ra ào ào........ Đáng tiếc, càng hừng chí bao nhiêu thì cái Sai của Nguyễn Ngọc Phách càng nhiều bấy nhiêu!
Chẳng hạn về cái gọi là 'bình chuẩn thương' của Nguyễn Ngọc Phách trên đây.
Gọi là 'cái gọi là’, gọi là 'của Nguyễn Ngọc Phách' vì rằng tự bao giờ trong Lịch sử Trung Hoa chưa từng có cái gọi là 'Bình chuẩn thương' với 'nhiệm-vụ bán giá vốn hay phát không thóc gạo cho lê-dân những năm đói kém' như Nguyễn Ngọc Phách viết tầm bậy! Viết bậy vì không hiểu ý nghĩa của tiếng 'Bình Chuẩn'. Nếu có đọc 'Sử Ký’ của Tư Mã Thiên thì đâu đến nỗi!
Sử gia Tư Mã Thiên viết:
- 'Nguyên Phong nguyên niên, Bốc Thức biếm trật vi Thái Tử Thái phó, nhi Tang Hoằng Dương vi Trị Túc Đô Úy - lãnh Đại Nông, tận đại Hán quản thiên ha. Diêm Thiết! Hoằng Dương dĩ chư quan các tự thị, tương dữ tranh, vật cố đằng dược, nhi thiên ha. Phú thâu hoặc bất thường kỳ tựu phí, nãi thỉnh trí Đại Nông Bộ Thừa sổ thập nhân, phân bộ chủ quận quốc, các vãng vãng huyện trí Quân Thu Diêm Thiết quan, lệnh viễn phương các dĩ kỳ vật quí thời, thương cổ sở chuyển bản giả vi phú nhi tương quán thu. Trí Bình Chuẩn vu kinh sư đô thụ thiên hạ ủy thu, triệu công quan trị xa chư khí giai ngưỡng cấp Đại Nông. Đại Nông chi chư quan tận lung thiên hạ chi hóa vật - quí tắc mại chi, tiện tắc mãi chi! Như thử phú thương đại cổ vô sở mâu đại lợi, tắc phản bản, nhi vạn vật bất đắc đằng dũng. Cố ức thiên hạ vật danh viết Bình Chuẩn'.
                   /  Sử Ký. Qu. XXX. Bình Chuẩn Thư  /.
- 'Năm đầu tiên Niên hiệu Nguyên Phong, Bốc Thức bị giáng chức về làm Thái tử Thái phó, còn Tang Hoằng Dương thì nắm giữ chức 'Trị Túc Đô Úý - quản tri. Điền Thổ, toàn quyền đại diện Hán triều, quản trị các nghề làm muối, chế luyện sắt! Hoằng Dương thấy các quan mỗi người tự kinh doanh theo cách của mình, cạnh tranh nhau, vật giá vì thế mà tăng vọt trong khi thâu nhập của Thuế ruộng có khi rồi không đủ bù đắp chi phí chuyển vận hàng hóa do đó xin đặt ra chức Đại Nông Bộ Thừa tất cả mười mấy người chia ra điều hành việc vận chuyển trong toàn quốc và tại phần lớn các huyện đều có chức quan Quân Thu Diêm Thiết Quan, trông coi việc chuyển vận trong các ngành làm Muối và chế luyện Sắt, lệnh cho các địa phương xa lúc vật giá mắc mỏ các thương buôn chuyển hàng tới bán thì tính tiền chuyên chở của họ là tiền thuế. Thiết lập Cơ quan Bình Chuẩn tại Kinh Đô để nhận mọi việc chuyển vận, sai quan chức bên Bộ Công chế tạo xe cộ và các khí dụng, mọi chi phí cho việc chế tạo đều do bên Cơ quan Đại Nông đài thọ! Quan chức bên Đại Nông, như vậy, tóm thâu hết hàng hóa trong thiên hạ - để lúc giá cao thì đổ ra bán, lúc giá thấp thì thu mua vào! Các tay phú thương cũng như các con buôn, từ đó, không có cơ hội mà thủ lợi, do đó thiên hạ trở lại cái Gốc (là nghề Nông), đồng thời vật giá không tăng vọt. Cho nên điều hành giữ chừng cho vật giá ở mức ổn định được gọi là Bình Chuẩn'.
[Chú thích.
+ Nguyên Phong (110 - 105 tr. Cn). Niên hiệu của Hán Vũ đế (156 - 87 tr. Cn; tại vị: 141 - 87).
Năm đầu nói đây tức năm 110 trước Công nguyên.
+ Tiền vận chuyển hàng hóa được tính vào giá cả, người tiêu thụ dĩ nhiên phải gánh phí tổn này  cho thương buôn, vật giá do đó tăng, càng ở vùng xa mức tăng càng cao! Bây giờ, với biện pháp tính tiền chuyên chở của thương buôn như là tiền thuế thì 'triệt tiêú được Phí khoản chuyên chở vật giá do đó sẽ giảm xuống.
Ngoài ra, cứ như đoạn trên thì hàng hóa của Chính quyền bán ra cho dân phí khoản vận chuyển không tính vào giá bán, nói khác đi Chính quyền chịu khoản này cho dân].
Qua đoạn văn trên đây thì có thể thấy Bình Chuẩn là 1 Cơ quan Quản tri. Kinh Tế của triều đình và, tuy phần nào có tính cách Xã hội nhưng 'tuyệt đối’ không phải là 1 Cơ quan 'phát chẩn' như Nguyễn Ngọc Phách vì không đọc tới nơi tới chốn bởi vậy viết sai lạc. Trong lịch sử Trung Quốc không có 1 cái 'KHO’ nào gọi là 'bình chuẩn thương' như Nguyễn Ngọc Phách nói cả!
KHO phát chẩn thì có 'Nghĩa Thương', bên cạnh đó lại có 'Thường Bình Thương', là 1 loại Kho nặng về mặt xã hội.
- Viết ra điều chi thì cũng phải có chứng cứ, có Sách, thì mới thuyết phục người đọc được, do đó tiếp theo đây tôi sẽ dẫn chứng 1 số Sách vở nói về Thường Bình Thương và Nghĩa Thương.
Thường Bình Thương được thiết lập dưới thời Hán Tuyên đế (90 - 49; tại vị: 74 - 49 tr. Cn), theo kiến nghị của quan Đại Tư Nông Cảnh Thọ Xương (? - ?).
Về Thường Bình Thương, bộ Hán Thư chép:
- 'Tuyên đế tức vị dụng lại đa hiền lương, bách tính an thổ, tuế sác phong nhương, cốc chí Thạch ngũ tiền, nông nhân thiểu lợi! Thời 'Đại Tư Nông Trung thừá Cảnh Thọ Xương dĩ thiện vi toán năng thương công lợi, đắc hãnh ư thượng......
Thọ Xương toại bạch lệnh biên quận giai trúc thương, dĩ cốc tiện thời tăng kỳ giá nhi địch, dĩ lợi nông, cốc quí thời giảm giá nhi địch, danh viết Thường Bình Thương'.
                  /  Hán Thư Qu. XXIV Thượng. Thực hóa chí. Thượng  /.
- 'Tuyên đế tức vị dùng quan lại đa số là người tài năng đức độ, dân chúng yên ổn (các vụ mùa) mỗi năm thường trúng mùa, giá lúa gạo 1 Thạch chỉ có 5 tiền, lợi tức người làm ruộng chẳng có là bao! Bấy giờ quan 'Đại Tư Nông Trung Thừá Cảnh Thọ Xương giỏi tính toán về mối lợi của buôn bán, được vua tin yêu......
Thọ Xương do đó tâu xin ra lệnh cho các biên quận lập kho - gặp khi lúa gạo rẻ thì tăng giá mà mua vào, lúc lúa gạo mắc thì hạ giá mà bán ra, Kho này gọi là Kho Thường Bình'.
[Chú thích.
+ Thạch. 1 Thạch đời Tây Hán = 10 Đấu, 1 Đấu = 10 Thăng, vậy 1 Thạch = 100 Thăng.
1 Thăng thời này tính ra hệ thống SI là 0.3425 Lít. Vậy 1 Thạch = 0.3425 x 100 = 34.25 Lít.
Tính ra Kí lô: 34.25 x 3 / 4 = 25.65 kg]. 
Thường Bình, như danh xưng cho thấy, có nghĩa 'thường ở một mức ngang bằng' nào đó - ở đây là nói về vật giá.
Qua đoạn dẫn trên thì thấy Thường Bình là một tổ chức nhằm mục tiêu ổn định giá cả thị trường để giúp đỡ dân nghèo trong những lúc vật giá tăng vọt. 
Tổ chức Nghĩa Thương được thiết lập đầu tiên năm thứ 3 Niên hiệu Khai Hoàng (581 - 600), tức năm 583, dưới thời Tùy Văn đế (541 - 604; tại vị: 581 - 604).
Nghĩa Thương còn gọi là Nghĩa Lẫm (Lẫm = Kho), lập ở các thôn, trấn thì gọi là Xã Thương.
Về Nghĩa Thương, bộ 'Tùy Thư’ chép:
- 'Trưởng Tôn Bình tư. Xử Quân, Hà Nam Lạc Dương nhân dã.....
Khai Hoàng tam niên, trưng bái Độ Chi Thượng Thự Bình kiến thiên ha. Châu Huyện đa la thủy hạn, bách tính bất cấp, tấu lệnh dân gian mỗi thu gia xuất túc, mạch nhất Thạch dĩ hạ, bần, phú sai đẳng, trừ chi lữ hạng dĩ bị hung niên, danh viết Nghĩa Thương'.
                         /  Tùy Thư Qu. XLVI. Trưởng Tôn Bình truyện  /.
- 'Trưởng Tôn Bình tên Tự là Xử Quân, người đất Lạc Dương, tỉnh Hà Nam......
Năm thứ 3 Niên hiệu Khai Hoàng, Trưởng Tôn Bình bị trưng dụng, bái làm Độ Chi Thượng Thự Trưởng Tôn Bình thấy các Châu Huyện thường gặp lụt lội, hạn hán, dân chúng thiếu hụt nên tâu xin ra lệnh cứ đến mùa thu dân xuất ra một số lúa gạo từ 1 Thạch trở xuống, tùy giàu, nghèo mà mức độ đóng góp có khác, cất để dành trong thôn xóm phòng năm đói kém, Kho này được gọi là Nghĩa Thương'. 
[Chú thích.
+ Độ Chi Thượng Thự Gọi gọn là Độ Chi, là chức quan chuyên việc thống kê tài chánh, thuế vụ cũng như mức chi thu của quốc giạ
+ Thạch. 1 Thạch đời Tùy cũng bằng 100 Thăng, 1 Thăng thời này = 0.5944 Lít. 
Vậy 1 Thạch ở đây bằng: 0.5944 x 100 = 59.44 Lít, tính ra Kí lô: 59.44 x 3 / 4 = 44.58 kg].
+ Mạnh Thường Quân.
Nguyễn Ngọc Phách giảng:
- 'Mạnh Thường Quân - Tể-tướng nước Tề, lúc nào trong nhà cũng tiếp cả ngàn văn hữu......'.
Tôi chẳng rõ căn cứ vào đâu Nguyễn Ngọc Phách nói là trong nhà Mạnh Thường Quân 'lúc nào trong nhà cũng tiếp cả ngàn văn-hữu’.? Văn hữu đâu mà lắm thế?
Tư Mã Thiên chép:
- 'Mạnh Thường Quân tại Tiết chiêu trí chư hầu tân khách, cập vong nhân hữu tội giai qui Mạnh Thường Quân. Mạnh Thường Quân xả nghiệp hậu ngộ chi, dĩ cố khuynh thiên hạ chi sĩ thực khách sổ thiên nhân, vô quí tiện nhất dữ Văn đẳng....! Mạnh Thường Quân tằng đãi khách dạ thực, hữu nhất nhân tế hỏa quang, khách nộ, dĩ phạn bất đẳng, triệt thực từ khứ. Mạnh Thường Quân khởi tự trì kỳ phạn tỉ chi. Khách tàm, tự cảnh'.
                   /  Sử Ký. Qu. LXXV. Mạnh Thường Quân truyện  /.
- 'Mạnh Thường Quân ở ấp Tiết mời gọi được tân khách ở các nước chư hầu, và tới cả những kẻ phạm tội bỏ trốn đều về với Mạnh Thường Quân! Mạnh Thường Quân dốc hết gia sản mà đãi họ hậu hĩ, vì vậy, kẻ có tài trong thiên hạ và những kẻ đến ăn nhờ lên tới mấy ngàn người, và bất kể sang, hèn Văn đều đối đãi ngang bằng mình.....! Mạnh Thường Quân có lần đãi khách ăn tối, có 1 người vì ánh đèn bị che khuất, không nhìn rõ, tức giận, cho là thức ăn của mình không như của Mạnh Thường Quân, bỏ ăn cáo từ ra về! Mạnh Thường Quân đứng dậy tự cầm thức ăn của mình đem lại so. Khách hổ thẹn, tự đâm cổ chết (để tạ tội)'.
[Chú thích.
+ Văn đều đối đãi ngang bằng mình. Văn là tên của Mạnh Thường Quân; nguyên tên của ông là Điền Văn. Thân phụ tên là Điền Anh, phong hiệu Tĩnh Quách Quân, là Tướng quốc nước Tề.
Cha của Điền Văn là con 1 người thiếp của Tề Uy vương (? - 320 tr. cn; tại vị: 356 - 320), là em  cùng cha khác mẹ với Tề Tuyên vương (? - 301 tr. Cn; tại vị: 319 - 301) - đây là vị Vua đã từng thú nhận với Mạnh Tử (390 - 305 tr. Cn):
- 'Quả nhân hữu tật, quả nhân hiếu sắc'. ('Quả nhân có cái tật, quả nhân thích gái đẹp'). (Tham khảo Mạnh Tử. Lương Huệ vương. Hạ. 5).
Trong Cung Oán Ngâm Khúc Nguyễn Gia Thiều (1741 - 1798) có câu:
                                                  Tai nghe nhưng mắt chưa nhìn,
                                                  Bệnh Tề Tuyên đã nổi lên đùng đùng.
Như vậy, Mạnh Thường Quân gọi Tề Tuyên vương là bác họ.
+ Ấp Tiết. Là phong Ấp của Điền Anh. Điền Anh chết, Điền Văn thế cha hưởng thực ấp này].
- Có Câu nào trong đoạn dẫn trên của 'Sử Ký’ nói Mạnh Thường Quân 'lúc nào trong nhà cũng tiếp cả ngàn văn-hữu’ như Nguyễn Ngọc Phách viết đâu.
Sử gia Tư Mã Thiên chỉ nói chung chung là Mạnh Thường Quân thu nhận rất nhiều khách thuộc nhiều thành phần trong xã hội từ các nơi, các nước, tìm đến, không chỉ riêng 1 giới học thức như Nguyễn Ngọc Phách có thể làm độc giả hiểu lầm.  
Sau này Tể tướng Vương An Thạch (1021 - 1086) đã phê bình Mạnh Thường Quân như sau:
- 'Thế giai xưng Mạnh Thường Quân năng đắc sĩ, sĩ dĩ cố qui chi, nhi tốt lại kỳ lực dĩ thoát ư hổ báo chi Tần. Ta hồ, Mạnh Thường Quân đặc 'kê minh, cẩu đạó chi hùng nhĩ - Khởi túc dĩ ngôn đắc sĩ. Bất nhiên, thiện Tề chi cường, đắc nhất Sĩ yên, nghi khả dĩ Nam diện nhi chế Tần, thượng hà thủ kê minh cẩu đạo chi lực tai!
Phù kê minh cẩu đạo chi xuất kỳ môn, thử sĩ chi sở dĩ bất chí dã!'.
/  Vương Lâm Xuyên Toàn Tập. Qu. LXXI. Tạp trứ 2. Độc Mạnh Thường Quân truyện  /.
- 'Người đời đều nói Mạnh Thường Quân biết thu phục kẻ tài sĩ, cho nên kẻ tài sĩ về theo, nhưng rốt cục lại nhờ vào sức của bọn có tài vặt để thoát khỏi tay hung bạo của vua Tần! Hỡi ơi, Mạnh Thường Quân chỉ là anh hùng của bọn 'gà gáy, trộm cắp' mà thôi - lẽ nào đáng nói là thu phục được kẻ có tài! Nếu không, để cho nước Tề hùng mạnh, được 1 người có Tài thôi thì Tề đã có thể xưng vương mà chế ngự Tần, cần chi nhờ đến sức của bọn tài vặt, trộm cắp!
Kìa bọn tài vặt, trộm cắp đầy trong nhà Mạnh Thường Quân, đây chính là điều khiến cho những kẻ tài năng không tìm tới!'.
Nói như Vương An Thạch thì phần rất lớn những kẻ tới nương nhờ Mạnh Thường Quân là những hạng có tài vặt vãnh, điều này đã khiến những kẻ có thực tài không tìm đến. Phê bình đến nặng.
Năm 299 trước Tây lịch, theo lời thỉnh của Tần Chiêu vương (325 - 251 tr. Cn; tại vị: 306 - 251) Tề Mẫn vương (? - 284 tr. Cn; tại vị: 300 - 284) sai Mạnh Thường Quân qua nước Tần.
Sau có người nói với Tần Chiêu vương Mạnh Thường Quân là người hiền năng, lại là hoàng tộc nước Tề, bây giờ làm Tướng nước Tần thì hẳn phải vì nước Tề trước, sau mới tới Tần, và như thế nước Tần đến nguy mất! Do đó Tần Chiêu vương bãi chức Tướng Quốc của Mạnh Thường Quân và bắt bỏ ngục, dể sau sẽ giết đi. Mạnh Thường Quân sai người đến gặp thẳng 1 người thiếp yêu của Tần Chiêu vương nhờ giải nạn! Người thiếp yêu này bằng lòng giúp - nhưng, đổi lại, chỉ xin Mạnh Thường Quân 1 cái áo lông chồn trắng. Loại áo này hết sức quí, giá tới ngàn vàng, nhưng Mạnh Thường Quân chỉ có 1 cái và đã đem tặng Tần Chiêu vương lúc mới đến nước Tần. Không biết phải làm sao, sau nhờ có 1 người hèn mọn trong đám tân khách đi theo có tài ăn trộm, đang đêm lẻn vào cung ăn cắp được chiếc áo kia đem tặng người thiếp yêu của Tần Chiêu vương. Nhờ người thiếp này nói vào Tần Chiêu vương thả Mạnh Thường Quân ra.
Vừa được thả, Mạnh Thường Quân thay giấy tờ qua dịch trạm, sửa đổi danh tánh, chạy trốn gấp để đến nửa đêm thì tới Hàm Cốc Quan.
Về phần Tần Chiêu vương, thả Mạnh Thường Quân rồi sau nghĩ lại mà hối, do đó cho người đến bắt Mạnh Thường quân lại, nhưng Điền Văn đã đi mất. Tần Chiêu vương ra lệnh đuổi theo gấp.
Còn đám Mạnh Thường Quân sau khi vào Hàm Cốc Quan thì kẹt không ra được, vì qui định của cửa Quan chờ lúc gà gáy mới mở cửa thành cho người ta qua lại. Mạnh Thường Quân lại nhờ có 1 người biết giả tiếng gà gáy, người này gáy thì gà xa gần đều gáy theo. Tưởng trời đã sáng, cửa thành mở, nhờ đó Mạnh Thường Quân thoát đi được, và trở về nước Tề năm 298 trước Tây lịch.
(Tham khảo Sử Ký, cũng trong phần Truyện Mạnh Thường Quân đã dẫn ở trên).
Minh Di án.
Theo Sử Ký: 'Tề Mẫn vương nhị thập ngũ niên phục tốt sử Mạnh Thường Quân nhập Tần'.
Nhưng Tề Mẫn vương tại vị chỉ có 17 năm! Có lẽ nào 'nhị thập ngũ niên' nói đây là nói tuổi của Tề Mẫn vương? điều trái với nguyên tắc ghi chép thời điểm của sự kiện trong Sử thư Trung Hoa.
Các tiếng 'kê minh, cẩu đạo’ sau này được dùng để chỉ những hạng có tài vặt vãnh.
+ Miêu khốc lão thử.
Nguyễn Ngọc Phách dịch:
- 'Mèo khóc chuột già’.
Nếu 'lão thử’ mà là 'chuột già’ như Nguyễn Ngọc Phách dịch thì tôi đây 'lo lắng' lắm - vì có lẽ rồi mớ sách chữ Hán của tôi đến liệng đi hết!
Nguyễn Ngọc Phách không biết rằng chữ 'Lão’ ở đây là 1 trợ từ, không có nghĩa gì hết!
- Tiếng 'lão thử’ ở đây chỉ có nghĩa là 'con chuột', đây là cách nói của người Hoa, cũng như họ gọi con cọp là 'lão hổ’, gọi con mèo là 'lão miêu’, gọi con chim ưng là 'lão ưng'......
Nguyễn Ngọc Phách nói là ông ta có bộ 'Từ Nguyên', sao không giở ra mà tra cho biết?
Bộ 'TỪ NGUYÊN' định nghĩa tiếng 'Lão thử’ như sau:
- 'Lão thử. Thử đích thông xưng'.
Dịch:
- 'Lão thử. Tiếng thông thường gọi con chuột'.
(Bộ Từ Nguyên này do Thương Vụ Ấn Thư Quán xuất bản năm 1987 ở Hương Cảng).
 Bộ 'Từ Vị' giảng tiếng 'Lão thử’ như sau:
- 'Lão thử. Thứ.
Dịch:
- 'Lão thử. Con chuột'.
Cũng bộ 'Từ Vị' kể trên giảng tiếng 'Lão hổ’ như sau:
- 'Lão hổ. Hố.
Dịch:
- 'Lão hổ. Con cọp'.
(Bộ Từ Vị  dẫn trên do Văn Hóa Đồ Thư Công Ty xuất bản năm 1985 tại Đài Loan)
Bộ 'Từ Hải’ liệt kê tất cả 17 nghĩa của chữ 'Lão’, nghĩa thứ 15 như sau:
- '15. Tác trợ từ, tại tiền. Như lão Trương, lão nhị; lão hổ, lão thứ.
Dịch:
- '15. Dùng làm trợ từ, đứng trước. Như (nói) họ Trương, chú hai; con cọp, con chuột'.
[Phụ chú.
Người Trung Hoa gọi anh lớn là 'lão đại’, tương đương với tiếng 'anh hai’ ở miền Nam, và tiếng 'anh cả’ ở miền Bắc Việt Nam. Ở đây tôi dịch 'lão nhị’ là 'chú hai’ để tránh hàm hồ].
(Bộ Từ Hải này do 'Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xá xuất bản năm 1987 tại Lục địa).
+ Chi tiết về những bộ từ điển dẫn trên đây, như nhóm chủ biên, nhà xuất bản, năm xuất bản, và nơi xuất bản đều ghi rõ ở Mục Nói Có Sách cuối bài.
- Tóm lại, người Hoa khắp nơi - từ Đại lục ra tới Đài Loan, Hương Cảng, không một người nào hiểu 'lão thử’ là con 'chuột già’ cả, rốt cục rồi chỉ mỗi ông Nguyễn Ngọc Phách là cứ nhất định hiểu 'lão thử’ là con 'chuột già’ mà thôi!
+ Mỗi ngôn ngữ có 1 tinh thần riêng, cách nói riêng..., vì thế khi chuyển qua một ngôn ngữ khác cũng nên để ý, không phải lúc nào cũng có thể dịch từng chữ một như trường hợp ở đây! 
+ Phi lễ vật thị, phi lễ vật thanh,
    phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động.
Nguyễn Ngọc Phách giảng:
- 'Cái gì không đúng lễ-pháp thì không nhìn, không nghe, không nói, không làm - vì có thế thì mới giữ được tư-cách của bậc quân-tử [LNgữ]'.
Trước hết, Nguyễn Ngọc Phách sai ở câu trích dẫn thứ 2. Câu đúng là 'Phi lễ vật thính'.
Điều đáng ngạc nhiên là, chúng ta thấy Nguyễn Ngọc Phách dịch đúng là 'không nghe’, vậy mà vẫn cứ viết là 'vật thanh'. Nếu Nguyễn Ngọc Phách viết lầm tiếng Việt 'Thính' ra 'Thanh' thì về mặt Hán tự tại sao lại viết rành rành là chữ 'Thanh' (âm thanh)?

Mấy câu dẫn trên đây nằm trong đoạn mở đầu của Thiên Nhan Uyên (521 - 481 tr. Cn), là đoạn Nhan Uyên hỏi Thầy mình về đức Nhân:
- 'Nhan Uyên vấn Nhân, Tử viết:
~ Khắc kỉ phục lễ vi nhân. Nhất nhật khắc kỉ phục lễ thiên hạ qui nhân yên, vi nhân do kỉ, nhi do nhân hồ tai?
Nhan Uyên viết:
~ Thỉnh vấn kỳ mục?
Tử viết:
~ Phi Lễ vật thị, phi Lễ vật thính, phi Lễ vật ngôn, phi Lễ vật động.
Nhan Uyên viết:
~ Hồi tuy bất mẫn, thỉnh sự tư ngữ hĩ!'.
                      /  Luận Ngữ. Nhan Uyên XII. 1  /.
- 'Nhan Uyên hỏi về đức Nhân. Thầy nói:
~ Khắc phục bản thân để theo điều lễ là nhân. Một ngày khắc phục (được) bản thân theo điều lễ thì (một ngày) thiên hạ theo điều nhân, sống theo điều nhân là do mình, có đâu là do người?
Nhan Uyên nói:
~ Xin hỏi về chi tiết?
Thầy nói:
~ Việc gì trái Lễ thì không nhìn, việc gì trái Lễ thì không nghe, việc gì trái Lễ thì không nói, việc gì trái Lễ thì không làm.
Nhan Uyên nói:
~ Hồi tuy chẳng sáng dạ nhưng xin làm theo lời này!'.
Lại nữa, Nguyễn Ngọc Phách nói mấy câu kể trên liên quan 'tư cách của bậc quân-tử’ thì, một là ông ta không rõ cả đoạn tôi vừa dẫn trên, hai là ông ta đồng hóa bậc quân tử và đức nhân - hay nói rõ hơn ông ta nghĩ quân tử thì đương nhiên có đức nhân. Suy nghĩ sau này sai hoàn toàn.
Cũng sách 'Luận Ngữ’:   
- 'Tử viết:-  Quân tử nhi bất nhân dã hữu hĩ phù, vị hữu tiểu nhân nhi nhân giả dã!'.
                                               /  Luận Ngữ. Hiến Vấn. 06  /.
- 'Thầy nói: - Quân tử mà không đạt được đức nhân thì cũng có đấy, (nhưng) chưa hề có chuyện tiểu nhân mà có đức nhân (bao giờ)!'.
Ở đây ý Khổng Tử là tiểu nhân thì không bao giờ đạt được đức Nhân.
+ Sự bán công bội.
Nguyễn Ngọc Phách giảng:
- 'Làm một nửa mà ăn công gấp bội - gần như LÀM CHƠI ĂN THẬT'.
Tôi có nói mỗi Thành ngữ xuất từ 1 điển cố, 1 câu nói, cho nên muốn hiểu chính xác ý nghĩa của Thành ngữ thì phải rõ điển cố đó, câu nói đó từ đâu mà ra.
Nguyễn Ngọc Phách vì không rõ xuất xứ của Thành ngữ 'Sự bán công bội’ nên đã giảng sai.
Câu 'Sự bán công bội’ xuất từ sách 'Mạnh Tử’, thiên Công Tôn Sửu, phần Thượng:
- 'Khổng Tử viết:
< Đức chi lưu hành tốc ư trí bưu nhi truyền mệnh! Đương kim chi thời, vạn thặng chi Quốc hành nhân chính, dân chi duyệt chi do giải đảo huyền dã. Cố sự bán cổ chi nhân, công tất bội chi >'.
                                      /  Mạnh Tử. Công Tôn Sửu - Thượng  /.
- 'Khổng Tử nói:
< [Chính Trị] nhân đức lưu hành thì nhanh hơn là dùng dịch trạm truyền lệnh! Như thời bây giờ 1 Quốc gia (lớn) có vạn cỗ xe thi hành Chính trị nhân đức thì dân chúng vui mừng như được cứu khỏi cảnh khốn khổ. Cho nên việc làm chỉ bằng nửa cổ nhân mà công thì gấp đôi >'.
Chú giải câu 'Sự bán công bội’, Chu Hi viết:
- Sở thi chi sự bán ư cổ nhân nhi công bội ư cổ nhân, do thời thế dị nhi đức hành tốc dá.
Dịch:
- 'Sự việc thi hành bằng nửa người xưa mà công gấp đôi người xưa, (đây là) do thời thế dễ dàng cho nên Chính trị nhân đức lưu hành nhanh chóng'.
 Tiêu Tuần (1763 - 1820), Kinh học gia Thanh triều (1644 - 1911) giải thích câu trên như sau:
- 'Đương kim sở thi ân huệ chi sự bán ư cổ nhân nhi công bội chi hĩ, ngôn kim hành chi dị dá’.
                         /  Mạnh Tử Chính Nghĩa. Công Tôn Sửu - Thượng  /.
- 'Những việc thực thi ân huệ ngày nay chỉ bằng có 1 nửa người xưa mà rồi công lại bằng hai, ý nói (những việc này) ngày nay làm thì dễ (hơn ngày xưa)'.
Cứ những gì dẫn trên thì câu 'sự bán công bội’ không có nghĩa như Nguyễn Ngọc Phách giảng.
Câu này có nghĩa làm một việc gì đó, công sức đổ ra ít mà hiệu quả thâu vào được nhiều, đây là giải thích ghi trong từ điển Từ Hải:
- 'Sự bán công bội..... Vị phí lực thiểu nhi thu hiệu đại’.
- 'Sự bán công bội..... Ý nói công sức đổ ra ít mà hiệu quả thu vào nhiều’.  
Nói tóm lại, giải thích của Nguyễn Ngọc Phách ở đây nói về buôn bán, dịch vụ, là những chuyện chẳng liên quan gì tới câu nói của Mạnh Tử hết! 
 + Táng khí đãi thời.
Nguyễn Ngọc Phách giảng:
- 'Giấu chí khí để chờ thời-cơ thì mới hành động'.
Ở đây Nguyễn Ngọc Phách không ghi chú xuất xứ của câu dẫn trên, và chắc cũng không biết, cứ thấy sách chép làm sao ghi lại làm vậy.
Nguyễn Ngọc Phách không biết là câu trên chính xác là 'Tàng khí đãi thời’.
- Chữ 'Tàng' đây có nghĩa là 'Cất giấu’, thuộc Bộ 'Thảo’ (Cỏ).
- Chữ 'Khi’ ở đây là 'Đồ dùng', như nói 'Khí cụ’, 'Khí dụng'....., thuộc Bộ 'Khẩu’ (cái Miệng).
Ở đây Nguyễn Ngọc Phách đã sai 2 chữ trước:
1). Chữ 'Tàng' chứ không là chữ 'Táng'
Chữ 'Táng' (Bộ 'Thảo’) Nguyễn Ngọc Phách viết ở đây có nghĩa là 'chôn cất người chết'.
Ở đây không phải là 1 cái sai nhỏ nhặt từ dấu Huyền ra dấu Sắc (Tàng ra Táng) mà là cái sai từ chữ này qua chữ khác về mặt Hán tự. Cần nói rõ, không nói, độc giả không biết chữ Hán có thể  nghĩ đây là 1 sơ suất vì đánh máy lầm, từ đó nghĩ tôi bắt lỗi nhỏ nhen.  
2). Chữ 'Khi’ Nguyễn Ngọc Phách viết ở đây nghĩa là 'Hơi’, là 'Hơi thở’...., thuộc Bộ 'Khi’, chứ không là chữ 'Khi’ nghĩa là 'Đồ dùng', thuộc Bộ 'Khẩu’ (Miệng) tôi đã nói ở trên! Tức tuy cùng là 'Khi’, âm đọc Hán Việt như nhau, nhưng 2 chữ viết khác nhau, tức đồng âm dị tự. 
Thành ngữ 'Tàng khí đãi thời’ xuất từ 1 câu trong Kinh Dịch:
- 'Quân tử tàng khí ư thân đãi thời nhi động'.
                                /  Dịch. Hệ Từ Hạ. V  /.
- 'Quân tử cất giấu đồ dùng trong người, chờ thời mà hành động'.
('Đồ dùng' ở đây ngụ ý 'tài năng').
Tác giả bộ 'Bản Thảo Thập Dí’ là Trần Tàng Khí (? - ?), là một danh y đời Đường. Tên của ông chính là 2 chữ Tàng Khí nói trên của Kinh Dịch.
Nguyễn Ngọc Phách khoe là có bộ từ điển 'Từ Nguyên' cho nên tôi cũng xin nói để độc giả rõ là trong bộ từ điển 'Từ Nguyên' có ghi rành rành thành ngữ 'Tàng khí đãi thời’, vậy xin độc giả cứ thử hỏi thẳng ông Nguyễn Ngọc Phách sao không lấy bộ từ điển nói trên ra tra để viết cho trúng để đừng truyền bá cái sai lầm cho các bạn trẻ Việt Nam ở hải ngoại của ông ta.
Ở đây độc giả thấy ngay cái sai của Nguyễn Ngọc Phách quá là trầm trọng, không thể bỏ qua!
+ Thiện bất tích, bất túc dĩ thành danh
    Ác bất tích, bất túc dĩ diệt thân.
Nguyễn Ngọc Phách giải thích:
- 'Điều lành mà không làm thì không sao có tên tuổi với đời, còn cái ác mà không dồn góp lại thì không đến nỗi diệt vong - tức là phải làm điều lành và tránh điều ác'.
 Nguyễn Ngọc Phách giảng giải như trên, nói rằng sai thì cũng không hẳn, mà nói đúng thì cũng không biết phải nói sao! Câu trên nằm trong một đoạn nói về lý 'Tiệm', 1 trong những Tư tưởng cực quan trọng của Dịch Kinh, giảng đoạn này thì không thể nói về tư tưởng Tiệm biến.
Cả đoạn như sau:
- 'Thiện bất tích bất túc dĩ thành danh, ác bất tích bất túc dĩ diệt thân! Tiểu nhân dĩ tiểu thiện vi vô ích nhi phất vi dã, dĩ tiểu ác vi vô thương nhi phất khử dã, cố ác tích nhi bất khả yêm, tội đại nhi bất khả giải dá.
                            /  Dịch. Hệ Từ Hạ. V  /. 
- 'Việc thiện không tích lũy thì chẳng đủ để được tiếng [tốt], việc ác không tích lũy thì chẳng thể tới phải bỏ mạng! Hạng tiểu nhân cho rằng việc thiện nhỏ là vô ích cho nên chẳng làm, cho rằng việc ác nhỏ là vô hại cho nên chẳng trừ bỏ, để rồi, việc ác cứ ngày một chồng chất mà không sao che lấp được, tội lỗi (ngày một) lớn nặng mà không sao hóa giải được'.
Sở dĩ 'việc ác ngày một chồng chất, tội lỗi ngày một lớn nặng' là do không biết biện biệt ngay từ lúc đầu.
Hào Sơ Lục Quẻ Khôn (Khôn / Khôn) nói:
- 'Lý sương kiên băng chi’
- 'Sương (tuyết) rơi, rơi mãi mà thành băng cứng'.
Giải thích Hào này, phần Văn Ngôn viết:
- 'Tích thiện chi gia tất hữu dư khương, tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương. Thần thí kì quân, tử thí kì phụ phi nhất triêu nhất tịch chi cố, kì sở do lai giả tiệm hĩ - do biện chi bất tảo biện dá’.
Dịch văn:
- 'Nhà mà tích lũy điều thiện thì chắc chắn rồi gặp việc tốt lành - nhà mà tích lũy điều bất thiện thì chắc hẳn rồi chuốc lấy tai ương. Bề tôi giết vua, con giết cha, tất cả đều không phải là chuyện một sớm một chiều mà nên, do lai của sự việc đã tiệm tích mà thành - tất cả cũng bởi không biết biện biệt ngay từ lúc đầú.
Đại Tượng từ Quẻ Tụng (Càn / Khảm) cũng nói:
- 'Thiên dữ Thủy vi hành, Tụng, quân tử dĩ tác sự mưu thủý.
- 'Trời và Nước vận hành đôi ngả - là Quẻ Tụng, bậc quân tử coi đó mà khi làm chuyện gì cũng toan tính kĩ lúc mới vào việc'.
Có toan tính kĩ lúc đầu thì sau mới không xảy tranh chấp, kiện tụng. Khổng Tử nói:
- 'Thính tụng, ngô do nhân dã, tất dã sử vô tụng hồ?!'.
                                /  Luận Ngữ. Nhan Uyên. 13  /.
- 'Xử kiện thì ta cũng xử được như ai, nhưng nếu như đừng để xảy ra kiện tụng thì cũng chẳng là hơn sao?!'.
  Và ở 1 đoạn khác:
- 'Kỳ Sơ nan tri, kỳ Thượng dị trí.
                                                    /  Dịch. Hệ Từ Hạ. IX  /.
- 'Hào Sơ thì khó biết, Hào Thượng thì dễ biết'.
Hào Sơ chỉ lúc đầu của sự việc, Hào Thượng chỉ lúc sự việc đã kết thúc. Lúc ban đầu thì sự việc chưa rõ rệt, tác động qua lại giữa những điều kiện chung quanh chưa đủ nhiều chưa đủ mạnh để có thể thấy chân tướng của sự tình, để có thể nhận ra động hướng diễn tiến của sự việc.
- Cũng bởi tiểu nhân cho rằng cái ác nhỏ thì vô hại cho nên cứ làm, để từ đó cái ác có điều kiện mà tích lũy ngày một nhiều! Tuy đoạn trên cũng hàm ý làm thiện tránh ác, nhưng ý cốt lõi ở đây vẫn là sự tiệm tích, vẫn là lý tiệm biến! Đây cũng chính là tư tưởng gọi là 'Thận vi’ đã nói trong bài phê bình trước đây.  
Cho nên, để thấy được cốt lõi, cái hàm ý sâu xa của Câu nói, của Thành ngữ, nhiều lúc phải dẫn hết cả đoạn, chỉ dẫn ngang xương như Nguyễn Ngọc Phách ở đây thì không sao giảng giải tận ý của tác giả. Có những câu chỉ có thể giảng cho rốt ráo nếu đặt vào vị trí xuất xứ của chúng, hay nói rõ hơn, câu chỉ là 1 mảnh, 1 bộ phận trong  toàn thể, tách rời bộ phận để giảng thì nhiều lúc không nắm bắt được cái ý đích thực. Bởi gặp đâu chép đó, không đọc thẳng nguyên văn, cho nên Nguyễn Ngọc Phách có nhiều chỗ giảng giải nông cạn, thậm chí sai lạc, đây là một trong những khuyết điểm lớn của cuốn 'Chữ Nho & Đời Sống Mới’.

(KỲ 3, chót)

+ Xuất môn như kiến đại tân.
Sau khi dịch nghĩa câu trên, Nguyễn Ngọc Phách chú thích ở dưới như sau:
'*Cả câu là: Xuất môn như kiến đại tân, sử dân như thừa đại tế, kỷ sở bất dục vật thi ư nhân'.
Sau câu vừa dẫn ông Nguyễn Ngọc Phách mở ngay cái ngoặc đơn và dịch qua tiếng Anh, không giảng tiếng Việt. Độc giả rồi không biết Nguyễn Ngọc Phách muốn nói gì ở đây?
Hơn nữa, 'cả câu’ không chỉ bấy nhiêu như Nguyễn Ngọc Phách dẫn trên. Cả câu như sau:
- 'Trọng Cung vấn Nhân. Tử viết:
Xuất môn như kiến đại tân, sử dân như thừa đại tế, kỷ sở bất dục vật thi ư nhân. Tại bang vô oán tại gia vô oán.
Trọng Cung viết: Ung tuy bất mẫn, thỉnh sự tư ngứ.
                                /  Luận Ngữ. Nhan Uyên. XII. 02  /.
- 'Trọng Cung hỏi về điều Nhân. Thầy nói:
Ra khỏi cửa thì như đi gặp khách quí, sai sử dân thì như cử hành một buổi tế lễ lớn, điều gì mình không muốn người làm cho mình thì đừng làm cho người. (Có như thế thì) trong nước không oán mà trong nhà cũng không oán.
Trọng Cung nói: - Ung tuy không sáng dạ nhưng cũng xin làm theo lời này’.
'Trong nước', Nước đây là nước Chư hầu; và 'trong nhà’, Nhà ở đây chỉ nhà của bậc Đại phu, ý nói làm việc cho vua Chư hầu, hay bậc Đại phu thì cũng cư xử thận trọng, nghiêm trang, bởi thế bản thân không có gì phải oán hận, mà cũng người làm việc chung cũng không oán hận!
Ở đây, Khổng Tử lấy chữ 'Kính' để giảng đức Nhân. 'Kính' là 1 nội dung của đức Nhân. Trong khi làm việc thì lúc nào cũng 1 chữ 'Kính' cho nên bản thân mình không có gì phải oán hận, mà người làm việc chung cũng không oán hận mình. 

+ Yếu thông kim cổ sự,
    Tu độc ngũ xa thự
Nguyễn Ngọc Phách giảng:
- 'Muốn hiểu chuyện đời xưa và đời nay thì phải đọc cả năm xe sách - tức là muốn thức thời mẫn thế thì phải đọc báo, đọc sách'.
Ở đây Nguyễn Ngọc Phách không biết 'ngũ xa thự’ là 1 Thành ngữ.
Đây là chữ từ sách 'Trang Tử’:
- 'Huệ Thi đa phương, kỳ thư ngũ xá.
                               /  Trang Tử. Ngoại Thiên. Thiên Hạ  /.
- 'Cái học của Huệ Thi bao quát nhiều phương diện, sách vở ông ta có đến 5 xé.
Thành ngữ 'Ngũ xa thự’ ý nói sách vở rất nhiều. Sau này có thêm thành ngữ 'Học phú ngũ xá’, ý nói là đọc nhiều sách, ngụ ý học rộng.
Giảng như Nguyễn Ngọc Phách đại khái cũng được.
Nhưng, điểm chủ yếu của 1 cuốn từ điển Thành ngữ Điển tích là ở chỗ trưng ra cho độc giả thấy những câu chuyện thú vị, những lời nói sâu xa của người xưa, điều này giúp người đọc rõ hơn về Thành ngữ, đồng thời giúp cho việc nhớ Thành ngữ dễ dàng hơn!
Từ điển Thành ngữ khác với Từ điển thường là không chỉ giảng Chữ, mà còn giảng Điển Cố, tức giảng xuất xứ của Thành ngữ. Với từ điển thông thường, việc giảng Điển Cố không bó buộc, như  giảng thêm càng tốt, nhưng với Từ điển Thành ngữ thì không vậy.
Một trong những khuyết điểm chính của Tập 'Chữ Nho & Đời Sống Mới’ là ở điểm nói trên.
Kế đến, ở đây Nguyễn Ngọc Phách giảng giải hơi dài về Thư pháp, Hội họa Trung Hoa, mỗi thứ đề cập một chút! Sơ sài thì có sơ sài, điều này không đáng trách, nhưng có chỗ cũng sai nặng.
Ở một đoạn Nguyễn Ngọc Phách dẫn Nguyễn Du mô tả Thư pháp của Thúy Kiều:
                                             ''Khen rằng: 'Bút-pháp đã tinh,
                                             So vào với thiếp Lan-đình nào thưa?''.

Và Nguyễn Ngọc Phách thích các tiếng 'thiếp Lan-đình' như sau:
- 'Trong câu thơ trên, thiếp là do chữ bi thiếp - bi là bia > khắc chữ vào đá, thiếp là làm bản vỗ - và thiếp Lan-đình là bản vỗ bài tựa một tập thơ do Vương Hy-chi đời Tấn viết chữ thảo ở Lan -đình. Về sau được truyền tụng là thư-pháp có mẫu mực'.
Trong đoạn chú thích trên đây Nguyễn Ngọc Phách đã sai nặng 2 điểm:
1). 'Lan Đình Thiếp' là 1 Bài văn ngắn tự thuật lại buổi họp mặt gia tộc, bạn bè Vương Hi Chi ở Lan Đình, không là 'bài tựa một tập thơ’ như Nguyễn Ngọc Phách chú thích! Tên tựa đầy đủ của bài văn đã nói rất rõ: 'Lan Đình Tập Tứ’ (Tự Thuật về Buổi Họp Mặt ở Lan Đình).
2). Vương Hi Chi viết 'Lan Đình Tập Tứ’ theo Thể 'Hành thứ’, là Thư thể chủ lưu của Thư pháp đương thời (thời Đông Tấn), không phải là 'chữ thảo’ như Nguyễn Ngọc Phách chú thích sai.
Sau đây tôi dẫn lại phần cuối của Bài 'Lan Đình Kiển Chí’ - một Bài nói về Thư pháp Việt Nam của tôi - sơ lược về buổi họp mặt nói trên, và vài chi tiết về Bài 'Lan Đình Tập Tứ’ trứ danh này của 'Thư Thánh' Vương Hi Chi. 
- 'Vĩnh Hòa cửu niên, tuế tại Quí Sửu, mộ xuân chi sơ, hội vu Cối Kê, Sơn Âm chi 'Lan Đình' tu Hệ sự dã. Quần hiền tất chí, thiếu trưởng hàm tập thử địa........ Thị nhật dã, thiên lãng khí thanh, huệ phong hòa sướng - ngưỡng quan vũ trụ chi đại, phủ sát phẩm loại chi thịnh....'.
Dịch văn:     
- 'Năm thứ 9 Niên hiệu Vĩnh Hòa, vào năm Quí Sửu, khoảng đầu cuối xuân, tụ tập ở 'Lan Đình' tại Sơn Âm, Cối Kê, làm lễ tẩy trần. Hiền năng tới đủ, lớn nhỏ đều hội lại đây...... Ngày hôm nay trời trong khí mát, gió đưa thư thái - nhìn lên, vũ trụ bao la, dòm xuống, vạn vật tốt tươi...'.
Năm thứ 9 Niên hiệu Vĩnh Hòa (345 - 356) triều Tấn Mục đế (343 - 361; tại vị: 345 - 361) - vào ngày 3 tháng 3, năm Quí Sửu, Vương Hi Chi cùng bạn bè thân thích, và các con ông, cộng tất cả 41 người - kể cả ông là 42, họp mặt ở Lan Đình, huyện Sơn Âm, quận Cối Kê, để xuống sông mà làm Lễ rũ sạch bụi bặm trên người, theo phong tục cổ (gọi là Lễ 'Phất hế). Chính trong dịp này Vương Hi Chi đã viết một bài văn ngắn tự thuật lại cuộc hội họp kể trên và Bài văn này chính là bài 'Lan Đình Tứ, hoặc còn gọi là 'Lan Đình Yến Tập Tứ, 'Lan Đình Tập Tứ, 'Lâm Hà Tứ và các tên 'Hệ Tứ, 'Hệ Thiếp'. Đoạn dẫn trên là đoạn mở đầu của bài 'Tứ’ trứ danh này.
(Về năm sinh, năm tử của Vương Hi Chi có 1 số thuyết khác nhau: - Có thuyết nói 303 - 361, có thuyết nói 307 - 365, có thuyết nói 321 - 379. Điểm chắc nhất là ông qua đời năm 59 tuổi).
Về đất Lan Đình, Tiền Vịnh (1759 - 1844) viết:
- 'Lan Đình tại Sơn Âm huyện Tây nam nhị thập thất lý. Kỳ địa tương truyền vi Việt vương Câu Tiễn chủng Lan xứ, nhân danh, Tấn Vương Hữu Quân 'Khúc Thủy Thi Tứ tức vu thử tác dã! Do Lâu công độ xả chu nhi đồ, ước hành ngũ, lục lý tức Thiên Chương tự. Đình tại Tự đông'.
                      /  Lí Viên Tùng Thoại. Qu. XVIII. Cổ Tích - Lan Đình  /.
- 'Lan Đình ở mạn Tây nam huyện Sơn Âm 27 Dặm. Đất này tương truyền xưa là nơi Việt vương Câu Tiễn trồng lan, nhân sự việc này mà Đất được gọi là Lan Đình, Bài 'Khúc Thủy Thi Tứ của Vương Hữu Quân đời Tấn chính đã sáng tác tại đây. Từ bến đò Lâu công bỏ thuyền lên bộ, đi độ 5, 6 dặm thì tới chùa Thiên Chương. Đình ở về phía đông Chùa’.  
Lan Đình, cũng được gọi là Lan Chử, hoặc Lan Thượng Lý, là Tên một cái đình ngày nay ở cách huyện Thiệu Hưng 27 dặm (15.552 cây số) về phía Tây Nam, tỉnh Chiết Giang.
'Khúc thủy Thi Tứ Tiền Vịnh đề cập đây tức chỉ bài 'Lan Đình Tập Tứ’ - Khúc thủy có nghĩa là khúc quanh của sông.
Thời cổ, khi hành lễ Phất hệ người ta tụ tập tại một khúc quanh của giòng sông, đứng dàn thành 2 hàng, tay cầm một cành Lan để trừ điều bất tường, mỗi người thả li rượu của mình xuống nước cho trôi đi, li ngừng ở chỗ nào thì vớt lên uống. - Đây là điều Vương Hi Chi đã viết trong bài Tự 'Lan Đình': - 'Hựu hữu thanh lưu kích thoan, ánh đái tả hữu, dẫn dĩ vi lưu thương khúc thủy’. ('Lại có giòng nước trong chảy xiết 2 bên, lấy đây làm khúc quanh thả rượu’). 
Bài 'Lan Đình Tập Tứ’ cộng tất cả 324 chữ, phân ra 28 hàng, được viết trên loại giấy đặc chế từ kén con tằm (kiển chỉ); về lông bút thì đây là những sợi râu mép con chuột (thử tu).
Cứ truyền thuyết thì Vương Hi Chi thảo Bài 'Lan Đình Tứ’ trong lúc say! Sau đó, lúc đã tỉnh táo ông đã viết lại hơn chục bản nữa, nhưng vẫn không sao hơn được Sơ bản viết lúc say. 
Chữ viết theo lối Hành thư, là Thư thể chủ yếu của triều Đông Tấn (317 - 420). Trong bài những chữ trùng điệp như 'Chí, 'Dí, 'Ví, 'Dá - nhiều nhất là chữ 'Chí ( tất cả 20 Chữ ), mỗi chữ là 1 tư thái, 1 kết cấu khác nhau, biến hóa sinh động
Trải các triều đại sau đó, từ Đường triều (618 - 907) trở đi, và cho tới cả ngày nay, bức Tự thiếp 'Lan Đình Tập Tứ’ đã được các Thư pháp gia mệnh danh là 'Thiên Hạ Đệ Nhất Hành Thư’ - và
Thư pháp gia trứ danh học theo tờ Tự thiếp này thời nào cũng có. 
Đổng Kỳ Xương (1555 - 1636), Thư Họa gia trứ danh Minh triều, viết:
- 'Cổ nhân luận Thư dĩ chương pháp vi nhất đại sự, cái sở vị hành gian mậu mật thị dã...
Hữu Quân 'Lan Đình Tứ chương pháp vi cổ kim đệ nhất, kỳ tự giai ánh đái nhi sinh, hoặc tiểu hoặc đại, tùy thủ sở như, giai nhập pháp tắc, sở dĩ vi Thần phẩm dá’.
                             /  Họa Thiền Thất Tùy Bút. Qu. I. Bình Thư pháp  /.
- 'Cổ nhân luận Thư pháp (vẫn) nhận định là cách Bố Cục là việc quan trọng, nói bố cục đây là nói khoảng cách khít khao giữa các chữ....
Bố cục trong bức thiếp 'Lan Đình Tứ’ của Hữu Quân đứng đầu trong thiên hạ, vị trí của các chữ liên lạc chặt chẽ, chữ này nối tiếp chữ kia, hoặc nhỏ hoặc lớn, tùy thủ mà đúng như ý, tất cả đều hợp với phép tắc, tờ Tự thiếp này là 1 Thần phẩm là ở chỗ đó.                       
Trong tập 'Họa Thiền Thất Tùy Bút', Đổng Kỳ Xương cũng còn gọi tờ thiếp 'Lan Đình Tứ’ qua 2 danh xưng khác là 'Hệ Thiếp', 'Hệ Tứ, căn cứ việc Vương Hi Chi hội họp bạn bè thân thích ở Lan Đình để hành lễ 'Phất Hệ’.
Trong tập Tùy Bút vừa kể trên (ở Quyển I, phần luận về Thư pháp), Đổng Kì Xương đã đề cập tờ Tự thiếp 'Lan Đình Tứ’ tất cả 15 lần:
Mục 'Bình Thư Pháp' 2 lần, mục 'Bạt Tự Thứ’ 8 lần, mục 'Bình Cổ Thiếp' 5 lần.
Về phương diện Thư Pháp, trước thời Đường thiếp Lan Đình vốn không được quí trọng lắm.
Tờ 'Lan Đình Tứ’ này vẫn là Vật gia truyền trong nhà Vương Hi Chị Truyền cho tới đời thứ 7 là Vương Trí Vĩnh (? - ?), là một hòa thượng. Trí Vĩnh xuất gia ở chùa Vĩnh Hân, thụ Pháp danh là Pháp Cực, tục thường gọi ông là Vĩnh thiền sư, hay Vĩnh Sự
Trí Vĩnh xây một căn gác riêng chỉ để cất giữ tờ thiếp Lan Đình. Căn gác này rất cao, nằm ở mé sau Chùa Vân Môn, có tất cả 7 phòng. Khoảng đất ở mặt sau Gác toàn là trúc, trúc mọc lan đến tận đỉnh núi.
Trí Vĩnh là một Thư pháp gia nổi tiếng triều Trần (557 - 589) - Nam Bắc triều (420 - 589) và đã từng truyền thụ yếu quyết 'Vĩnh Tự Bát Pháp' cho Ngu Thế Nam (558 - 638), một Thư pháp gia trứ danh đầu triều Đường. Người tới Chùa Vĩnh Hân nhờ Trí Vĩnh viết chữ đông như đi chợ.
Là kẻ xuất gia, chẳng người thừa tự, Trí Vĩnh thiền sư viên tịch, bức thiếp truyền qua tay đệ tử là Biện Tài, họ là Viên. Biện Tài làm 1 cái hốc thật kín trên rường phòng ngủ của mình để cất giấu tấm Tự thiếp quí này.
Cho tới đời Đường Thái tông (599 - 649; tại vị: 627 - 649).                                                
Vị hoàng đế này vốn say mê Thư pháp, nhất là của Vương Hi Chi, sưu tập rất nhiều Tự thiếp của  danh gia các đời trước đó trong số này Bút tích của Vương Hi Chi có hơn 3000 tấm, chỉ thiếu có mỗi tấm thiếp 'Lan Đình Tứ’. 
Sau biết được tấm Thiếp ở trong tay Biện Tài, Lí Thế Dân sai Giám Sát Ngự Sử Tiêu Dực tính kế gạt gẫm Biện Tài mà đoạt được. Có thuyết nói Tiêu Dực giả làm kẻ thương buôn đến chùa lân la làm quen với Biện Tài, dò la được chỗ giấu bức Thiếp Lan Đình rồi thừa cơ lấy trộm đưa về cho Lí Thế Dân (tên của Đường Thái tông).
Sự việc này, qua sự lược thuật của Tào Chiêu (? - ?) đời Minh (1368 - 1644) thì như sau:
Tấm thiếp Lan Đình gặp lúc Lương triều (502 - 557) suy loạn đã từ nhà Vương Hi Chi truyền ra bên ngoài! Khoảng Niên hiệu Thiên Gia (560 - 566) thời Trần (557 - 589) thì về tay Trí Vĩnh, và  sau đó không bao lâu Trí Vĩnh dâng cho Trần Tuyên đế (? - 582; tại vị: 569 - 582) trong khoảng Niên hiệu Thái Kiến (569 - 582). Sau đó, Tùy triều (589 - 618) tiêu diệt Trần triều, tờ Thiếp này chạy về tay Tấn vương Dương Quảng (569 - 618; tại vị: 604 - 618), có điều, Dương Quảng cũng không quí trọng lắm. Sau có một vị tăng tên Quả đã mượn tấm thiếp để mô phỏng. Sau khi tức vi. Dương Quảng cũng đã không đòi lại. Tăng Quả viên tịch, thiếp để lại cho đệ tử là Biện Tài.
Trong khi đó, thời còn là Tần vương, Đường Thái tông vì đã được thấy Bản mô phỏng mà biết là Chân Bản do Biện Tài cất giữ cho nên đã sai Tiêu Dực tìm cách chiếm lấy. Năm thứ 4 Niên hiệu Vũ Đức (618 - 626) đời Đường Cao tổ (566 - 635; tại vị: 618 - 626), năm 621, tờ thiếp Lan Đình nhập Tần phủ.
Cho tới năm thứ 10 Niên hiệu Trinh Quan (627 - 649), là năm 636, khi đã lên ngôi được 10 năm Đường Thái tông (599 - 649; tại vị: 627 - 649) mới cho mô phỏng Chân bản Thiếp Lan Đình để ban cho cận thần.
Còn về ngôi chùa Trí Vĩnh thiền sư tu thì sách 'Vân Lộc Mạn Sao’ của Triệu Cảnh An dẫn dã sử đời Đường nói là chùa Vân Môn, trong khi sách Địa phương chí quận Cối Kê thì nói Trí Vĩnh và anh là Huệ Hân vốn trú tại chùa 'Gia Tường' trong quận. Chùa này trước kia vốn là nhà cũ của Hữu Quân (tức Vương Hi Chi). Sau đó, nhân sự kiện hai anh em đều xuất gia theo Phật, cho nên Lương Vũ đế (464 - 549; tại vị: 502 - 549) đã ghép Tên 2 anh em này lại, đổi lại Tên chùa thành Chùa Vĩnh Hân.
(Tham khảo 'Cách Cổ Yếu Luận'. Qu. II. Cổ Mặc Tích Luận, phần Thượng).           
Quyển II của tập 'Cách Cổ Yếu Luận' gần hết là tự thuật về tờ thiếp Lan Đình; vì lẽ là phần này quá nhiều, dẫn hết ra đây thì quá dài giòng cho nên tôi chỉ dẫn 1 vài điều như trên. 
Triệu Cảnh An, tác giả 'Vân Lộc Mạn Saó sách 'Cách Cổ Yếu Luận' nhắc trong đoạn văn trên tức Triệu Ngạn Vệ (~ 1140 - 1210), đời Triệu Tống. Cảnh An là tên Tự của Triệu Ngạn Vệ.
Về chuyện Đường Thái tông chiếm lấy tờ thiếp Lan Đình của Biện Tài thì tập Bút kí nói trên của Triệu Ngạn Vệ đã cho biết 1 số chi tiết lí thú, lược thuật lại như sau:
- Dã sử đời Đường chép là trong khoảng niên hiệu Trinh Quan Thái tông thường luận Thư pháp với Ngụy Trưng (580 - 643), Ngụy Trưng nói với Thái tông là Thiếp Lan Đình Vương Hữu Quân viết vào dịp lễ Phất hệ vào tháng cuối Xuân năm thứ 9 Niên hiệu Vĩnh Hòa và viết lúc đã say, và bấy giờ có Bạch Vân Tiên Sinh giáng hạ tấm tắc khen.
Tờ Thiếp này lưu truyền đến Trí Vĩnh, cháu 7 đời của Hữu Quân, là một hòa thượng trú tại chùa Vân Môn đất Việt Châu. Khi Trí Vĩnh viên tịch bức Thiếp truyền cho đệ tử là Biện Tài. Nghe vậy Thái tông muốn xuống ngay Chiếu chỉ mà thu lấy thì Ngụy Trưng can rằng Biện Tài quí trọng tờ Thiếp đó như quí trọng cái đầu và con mắt của mình, không thể đòi hỏi gấp tới vậy được. Sau đó Thái tông cho triệu Biện Tài tới Trường An, đưa ra 1 bức Thiếp Lan Đình giả để thử thì Biện Tài nói là thiếp Lan Đình củaVương Hữu Quân gồm  375 chữ, trước đó đã mộng thấy Thiên Thai Tử Chân truyền thu. Bút quyết lấy chữ 'Vĩnh' làm qui phạm. Biện Tài nói Bản của Thái tông cho coi chỉ là Bản người đời sau mô phỏng thôi, và còn nói là rất tiếc Chính bản mình có được để trong 1 cái hộp đá cất tại chùa trước đây vì binh lửa đời Tùy đã thất lạc tới nay vẫn chưa tìm lại được. Thái tông ngầm cho người lẻn vào chùa lục lạo nhưng cũng chỉ lấy được bức thiếp Thiên Tự Văn của Trí Vĩnh đưa về. Sau đó, Biện Tài viện cớ bệnh xin trở về núi.
Thái tông có một đêm cầu trời cho mình tìm được Chân bản thiếp Lan Đình, và ngay đêm đó thì mộng thấy Thần thủ hộ cung điện về cho biết tấm Lan Đình Tự vẫn còn trên thế gian. Thái tông sau đó xuống lệnh cho quan Tây Đài Ngự sử Tiêu Dực mang theo Bức tranh 'Sơn Thủy Đố của Lương Nguyên đế (508 - 554; tại vị: 552 - 554) vẽ cùng với tờ thiếp 'Bát Nhã Tâm Kinh' của Đại Lệnh như? Biện Tài, nhằm gạt gẫm để lấy tờ Thiếp Lan Đình đem về dâng.
Tiêu Dực tới Việt Châu trọ tại khách sạn tại Phường Tĩnh Lâm. Tiêu Dực đến chùa xin được gặp Biện Tài, nói gạt là mình có í muốn xuất gia, vì vậy mà được ở lại chùa. Sau đó Tiêu Dực đem tờ thiếp 'Tâm Kinh' và Bức 'Sơn Thủy Đố tặng Biện Tài. Biện Tài nói rằng tờ Thư, Bức Họa của Tiêu Dực thực khó mà có được! Năm ngoái Thái tông đưa ra Bản mô phỏng tấm Thiếp Lan Đình chỉ ông ta biết là giả; định lấy giả làm chân, coi thường người hiểu biết thì sao được đây?
Một ngày kia, Biện Tài cầm Bát vào thành, dẫn Tiêu Dực theo; nửa chừng Tiêu Dực thì tìm cách lén quay trở về Chùa, nói gạt thằng nhỏ giữ phòng là Biện Tài sai mình về lấy khăn lau, nhờ vậy mà lấy trộm được chân bản 'Lan Đình Tập Tứ, đồng thời thu hồi lại 'Sơn Thủy Đố cũng như tờ thiếp 'Bát Nhã Tâm Kinh' trở về quán trọ; lúc ấy Tiêu Dực mới thay triều phục Quan Sát Sứ đến hậu đình sai người gọi Biện Tài đến gặp, đưa chiếu chỉ của Thái tông ra. Biện Tài kinh hãi phục xuống đất hồi lâu mới tỉnh hồn.
Ngày hôm sau Tiêu Dực đưa tờ thiếp Lan Đình về triều. Thái tông thắp hương để tiếp nhận - và đình thần cũng đến chúc mừng.
Xong việc, Tiêu Dực được phong tước 'Hiến Thư Hầu’, được thưởng 1 khu nhà và 1 số tiền.
Còn về Biện Tài thì được cấp 1000 hộc gạo, 200 000 tiền.
Tuy nhiên, ở đoạn cuối, Triệu Ngạn Vệ đã nêu lên tất cả 7 điểm phi lí trong Câu chuyện nói trên của Dã Sử, tóm lược như sau:
1/. Thời Đường Thái tông (599 - 649; tại vị: 627 - 649) làm gì có chức Quan Sát Sứ.
Chức quan này tới năm thứ 3 Niên hiệu Chí Đức (756 - 758), tức năm 758 mới có.
2/. Thời Thái tông làm gì có chức Tây Đài Ngự Sử.
Năm thứ 2 Niên hiệu Long Sóc (661 - 663) thì đổi cơ quan Môn Hạ Tỉnh thành 'Đông Đàí, và  cơ quan Trung Thư Tỉnh thành 'Tây Đàí.
3/. Theo sách 'Tam Tạng Ki’ năm thứ 19 Niên hiệu Trinh Quan (627 - 649), năm 645, vào ngày 6 tháng 2 Trần Huyền Trang phụng sắc dịch Phật Kinh ở Hoằng Phúc Tự, và dịch tất cả 650 Bộ trong đó có bộ 'Tâm Kinh'. Cứ đó thì rõ thời Vương Hi Chi làm gì có bộ Tâm Kinh để Tiêu Dực mang theo tấm thiếp Tâm Kinh nhử Biện Tài?
4/. Thời Đường Thái tông việc ghi chép sự việc tường tận hơn hết trong các triều, cho nên những sự việc như phong Tiêu Dực chức Hiến Thư Hầu, và cấp nhà cho, đình thần vào triều chúc mừng Thái tông được tờ thiếp Lan Đình.... những chuyện như vậy lẽ nào Sử lại không chép?
5/. Làm gì có những chuyện như Bạch Vân Tiên Sinh, Thiên Thai Tử Chân, cũng như câu chuyện Thần hộ thủ Cung điện?
6/. Tiêu Dực thân là Ngự Sử mà đi ra ngoài, tới 1 ngôi chùa làm thị giả cho 1 hòa thượng mà rồi trong triều, ngoài triều không ai hay biết, làm gì có 1 chuyện như vậy?
7/. Đường Thái tông là 1 ông vua nho nhã, lẽ nào tới đỗi gạt gẫm 1 nhà sư để chiếm đoạt vật mà chơi như vậy! Hơn  nữa, xét văn từ thì trong đoạn tự thuật dẫn trên đây của Dã sử có 1 số từ ngữ như 'trám thú’ (lấy bằng cách lừa gạt), 'nghê tú tài’ (coi thường người hiểu biết)....... rồi đều là phương âm vùng Chiết Giang thì có thể biết chắc người viết là người ở đất Cối Kê đặt chuyện ra để thần kì hóa sự việc, đây là điều không thể không biện biệt.  
(Tham khảo Vân Lộc Mạn Sao. Qu. VỊ 12).
Có được Lan Đình Thiếp, Thái tông ở tại nội điện ngày đêm học tập. Học thành, mô phỏng 1 vài bản cho Âu Dương Tuân (557 - 641) và một vài cận thần mà thôi. Đường Thái tông quí nhất vẫn là tờ Thiếp này, luôn luôn để bên cạnh chỗ ngồi, ngày đêm cứ ngắm nghía mãi quên thôi.
Sau đó Thái tông còn sai một số Thư pháp gia như Triệu Mô, Hàn Đạo Chính, Chư Cát Trinh và  Phùng Thừa Tố........ mô phỏng Bút pháp của Vương Hi Chi viết lại tờ thiếp Lan Đình, viết thành nhiều bản, để cho hoàng tử và cận thần. Hoàng đế thì giữ Chân bản để thưởng thức riêng.
Trong tập Bút kí 'Tùy Đường Gia Thoại’ (Qu. Hạ), Lưu Tốc (? - ?), thời Đường, cho biết là vào năm thứ 10 Niên hiệu Trinh Quan Thái tông đã cho viết 10 bản ban cho cận thần, và cũng chính trong tập Bút kí này (cũng Qu. Hạ) Lưu Tốc cũng chép rõ Tăng Quả đã hỏi mượn Dương Quảng tờ thiếp Lan Đình, và Biện Tài là đệ tử của ông chứ không phải của Trí Vĩnh.
+ Lưu Tốc là con của Sử học gia trứ danh Lưu Tri Cơ (661 - 721), tác giả bộ 'Sử Thông'.
Về Lan Đình Thiếp, coi thêm: 'Thư Uyển Tinh Hoa’ của Trần Tư (? - ?) đời Nam Tống.
Hiện nay còn 3 bản Lan Đình Tập Tự do 3 Thư pháp gia trứ danh đời Đường viết lại:
(1). Bản của Ngu Thế Nam (558 - 638).
(2). Bản của Trữ Toại Lương (596 - 658).
(3). Bản của Phùng Thừa Tố (? - ?).
Bản này, vì lẽ có dấu Ấn nhỏ của Đường Trung tông (656 - 710; tại vị: 683 - 684, và: 705 - 710) khắc 2 chữ 'Thần Long' cho nên được mệnh danh là 'Thần Long Bản Lan Đình Tứ - đây là bản trứ danh nhất trong các Bản mô phỏng 'Lan Đình Tập Tứ.
(Thần Long. Niên hiệu của Đường Trung tông từ đầu năm 705 tới tháng 9 (Âm lịch) năm 707).
Bản này ngang 69.9 cm., dọc 24.5 cm., hiện lưu trữ tại Cố Cung Bác Vật Viện, Bắc Kinh.
Bản này trải các đời đã qua tay nhiều người, nhiều Phủ thự....... sưu tập, mỗi người, mỗi Phủ thự đều đóng ấn triện riêng trên tờ thiếp, do đó hiện nay trên tờ thiếp Lan Đình Tự, chồng lên chữ là các dấu Triện Son của Triệu Tử Ngang (1254 - 1322), của Dương Sĩ Kỳ (1365 - 1444), cũng như của Hạng Nguyên Biện (1525 - 1590)..... của Hồng Vũ Nội Phủ, Càn Long Nội Phủ..., tất cả đều là những nhân vật nổi tiếng, giá trị của Lan Đình Tập Tự cũng nhờ đó mà tăng thêm.
3 bản 'Lan Đình Tập Tứ’ trên đây tuy chỉ là những Bản mô phỏng nhưng giá trị hết sức cao, đến thời Bắc Tống (960 - 1127) giá của tờ Tự thiếp này đã được tính bằng giá vàng.
Từ sau triều Đường không thiếu Thư pháp gia mô phỏng 'Lan Đình Thiếp' nhưng vẫn không sao hơn được các Bản đời Đường.                                                                                               
Lúc sắp chết, Đường Thái tông ra lệnh cho con là Đường Cao tông (628 - 683; tại vị: 649 - 683) đem tờ thiếp ông ta rất quí đó chôn theo mình ở Chiêu Lăng.
Từ đó tờ thiếp 'Lan Đình Tập Tứ’ đã tuyệt tích trên thế gian.
Sự việc kể trên đã được khá nhiều thi văn nhắc lại. Tô Thức (Tô Đông Pha. 1036 - 1101) mở đầu bài 'Tôn Tân Lão Cầu Mặc Diệu Đình Thí với 2 câu:
                                     Lan Đình kiển chỉ nhập Chiêu Lăng,
                                     Thế gian di tích do long đằng'.
                                                               Lan Đình giấy kén nhập Chiêu Lăng,
                                                               Dấu xưa rồng đó đã phiêu đằng.
                                                                           &
Những cái sai trong cuốn 'Chữ Nho&Đời Sống Mới’ của Nguyễn Ngọc Phách vẫn chưa hết.
Về cuốn sách kể trên của Nguyễn Ngọc Phách, viết ra là 1 chuyện dài.....
Dài mấy cũng có lúc hết, 2 bài phê bình Nguyễn Ngọc Phách của tôi cũng đã dài nhưng chưa đủ dài để tới lúc đó.
- 'Con chim chích choè..... Tôi làm một chốc, được ba mâm đầy’.....
Những cái Sai của N N Phách trong cuốn 'Chữ Nho&Đời Sống Mới’ thì chưa biết rồi làm được bao nhiêu 'Mâm', nhưng tôi thấy là không dưới '3 Mâm'. Mâm này mới là Mâm thứ 2.
Lần này, anh em ông Nguyễn Ngọc Phách, Nguyễn Ngọc Bích có nghĩ là tôi 'hù’ không? Tôi đã nói trong lãnh vực học thuật 'hù hè’, 'đánh phủ đầu’ là những trò bất lương, chỉ có những hạng như Phạm Văn Bân, dịch giả cuốn 'Chân Lạp Phong Thổ Ký’, mới muối mặt làm thôi. Tôi chưa đụng tới Bản dịch kể trên của Phạm Văn Bân vì chưa rảnh đó thôi. Mà có gì phải gấp gáp, cuốn sách của Nguyễn Ngọc Phách và Phạm Văn Bân luôn ở đó, có chạy đi được ngã nào mà Sợ, như ở đây, bài viết này là một chứng cứ cụ thể nhất, phê bình lúc nào mà chẳng được!
Tự ái của anh em Nguyễn Ngọc Phách, của Phạm Văn Bân, có lớn tới đâu đi nữa, có muốn dùng đủ trò thiếu lương thiện để bảo vệ 'cái tôi’ của mình thì trước sau vẫn còn thiếu một điều để làm chuyện đó: Thiếu thực học, thực tài. Cho nên càng nói, càng viết để mong đỡ 'mất mặt' thì càng chìa cái kém cỏi, cái bất tài của mình cho người thấy, từ đó càng mất mặt hơn mà thôi! Thiên hạ chẳng phải 'mắt ngờ nghệch, tai nghễnh ngãng' cả, như Phạm Văn Bân, Nguyễn Ngọc Bích vẫn nghĩ đâu! Nghĩ thế thì không gì bất trí hơn! Nếu không thì cũng là thiếu lương thiện!
Nếu người phê bình đúng thì nên lặng thinh sửa lại, để sau này có in lại những gì mình viết cuốn sách sẽ chính xác hơn, đây là con đường duy nhất đỡ mất mặt hơn hết.
                                                                           *
- 'Mùa Thu đến, trăm sông nhỏ đổ vào Sông, nước chảy mênh mang, 2 bên bờ nhìn rồi chẳng rõ đâu là bò, đâu là ngựa! Bởi thế Thần Sông (Hà Bá) hí hửng vui thầm, nghĩ rằng cái hay, cái đẹp trong thiên hạ rồi dồn hết nơi mình! Xuôi giòng về Đông, đổ ra Biển Bắc, nhìn qua hướng Đông thì chẳng thấy bến nước là đâu! Bấy giờ Thần Sông mới ngoảnh mặt lại nhìn Thần Biển mà than rằng: - Lời tục có câu: 'Nghe Đạo mới một phần trăm thì đã cho rằng chẳng ai bằng mình', đây chính là trường hợp của tôí.
Nguyễn Ngọc Phách nên đọc lại thiên 'Thu Thủy’ trong sách 'Trang Tử’.
Trên đây là chuyện Đông.
Còn muốn nói chuyện Tây thì lúc nhỏ tôi có đọc một câu chuyện trong Cuốn sách giáo khoa của Claude Auger:
- 'Thần Mercure có lần giả người trần thế dạo chơi. Tới 1 tiệm bán tượng kia ghé vào coi. Tiệm bán tượng của tất cả các Thần. Thấy tượng của cha mình, mẹ mình là Jupiter và Junon, Mercure hỏi chủ tiệm mỗi tượng là bao nhiêu, chủ tiệm nói tượng Jupiter 9 đồng, tượng Junon 6 đồng. Và Mercure lại thấy tượng của mình ở 1 góc, nghĩ thầm 'mình là Thần buôn bán, tượng mình hẳn là phải mắc hơn hết thảy’. Hỏi giá thì chủ tiệm nói:
- 'Nếu ông mua 2 tượng kia, tôi biếu ông tượng này’.'.
(Chuyện này đọc 50 năm trước, giá tiền trong chuyện tôi không nhớ, đặt vào vậy thôi).
Minh Di.
24. 01. 2008.
24. 4. 2008.
Nói Có Sách.
(Hán văn).
[1]. Chu Dịch Vương Hàn Chú (Tướng Đài Nhạc thị Bản).
Tam Quốc - Ngụy. Vương Bật chú (Kinh).
Tấn. Hàn Khang Bá chú (Hệ Từ Truyện).
+ Chu Dịch Lược Lệ của Vương Bật. (Hình Thọ đời Đường chú).
Tân Hưng Thư Cục (ĐL)      1961 / Khuyết.
[2]. Dịch Càn Tạc Độ.
Khuyết danh.
Vĩ Thư Tập Thành Bản.
Nhật Bản. An Cư Hương Sơn & Trung Thôn Chương Bát tập lục.
Hà Bắc Nhân Dân Xuất Bản Xã      1994 / Sợ
(Vĩ Thư là danh xưng chỉ chung những Sách viết ra nhằm giảng rộng ý của nghĩa Kinh, chủ yếu căn cứ Kinh nghĩa Nho gia, do người thời Hán soạn, nhưng lại mượn danh Khổng Tử! Nội dung Vĩ thư phần lớn có tính chất thêm thắt, luận cát hung, họa phúc, suy trắc Thời trị loạn, hưng phế trong phạm vi nhân sự, đa số là những luận đàm quái đản vô căn cứ.
Danh xưng 'Ví là nhằm đối với danh xưng Kinh - như những sợi dệt dọc (Kinh) giao với những sợi dệt ngang (Vĩ) trên 1 tấm vải.
Thời Hán có 7 tác phẩm được liệt loại Kinh: Dịch. Thự Thị Lễ. Nhạc. Xuân Thụ Hiếu, cho nên Vĩ thư cũng có 'Thất Ví, mỗi Vĩ lại phân nhiều Tập, mỗi Tập có một danh xưng khác! Vì lượng các Tập khá nhiều không tiện liệt kê hết ra đây, tôi chỉ nêu tổng số Tập của mỗi Vĩ như sau:
Dịch 28 tập. Thư 29 tập. Thi 04 tập. Lễ 04 tập. Nhạc 04 tập. Xuân Thu 29 tập. Hiếu 15 tập.
[3]. Chiến Quốc Sách.
Tây Hán. Lưu Hướng tập lục.
Triệu Tống. Diêu Hoằng tục chú & Bảo Bưu tân chú.
Nguyên. Ngô Sư Đạo bổ chính.
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1985 / Sợ
[4]. Sử Ký.
Tây Hán. Tư Mã Thiên.
Lưu Tống. Bùi Ân tập giải. (Bùi Ân, Ân cũng đọc âm Nhân).
Đường. Tư Mã Trinh sách ẩn. Trương Thủ Tiết chính nghĩa.
Thượng Hải Thư Điếm (TQ)      1988 / Sợ
[5]. Hán Thự
Đông Hán. Ban Cố.
Đường. Nhan Sư Cổ chú.
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1983 / 4.
[6]. Hậu Hán Thư Tập Giải.
Lưu Tống. Phạm Việp.
Thanh. Vương Tiên Khiêm tập giải.
Dân Quốc. Hoàng Sơn hiệu bổ.
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1984 / Sợ
[7]. Tùy Thự
Đường. Ngụy Trưng.
Nhị Thập Ngũ Sử Bản.
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1991 / 8.
[8]. Văn Hiến Thông Khảo (Đệ nhi. Bản).
Nguyên. Mã Đoan Lâm.
Chiết Giang Cổ Tịch Xuất Bản Xã      2000 / Sợ
[9]. Khổng Tử Gia Ngữ.
Thanh. Trần Sĩ Kha tập.
Thượng Hải Thư Điếm (TQ)      1987 / Sợ
[10]. Tứ Thư Tập Chú.
Nam Tống. Chu Hi tập chú.
Thái Bình Thư Cục (HC)      1986 / 7.
[11]. Mạnh Tử Chính Nghĩa.
Thanh. Tiêu Tuần.
Thượng Hải Thư Điếm      1992 / 2.
[12]. Trang Tử Bổ Chính.
Dân Quốc. Lưu Túc Nhã (Văn Điển) bổ chính.
Tân Văn Phong Xuất Bản Công Ty (ĐL)      Dân Quốc năm 64 (1975) / Sơ bản.
[13]. Vân Lộc Mạn Sao.
Triệu Tống. Triệu Ngạn Vệ.
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1998 / 2.
[14]. Lịch Đại Danh Họa Ký.
Đường. Trương Ngạn Viễn.
Tần Trọng Văn. Hoàng Miêu Tử điểm hiệu.
Nhân Dân Mỹ Thuật Xuất Bản Xã      1983 / 2.
[15]. Họa Thiền Thất Tùy Bút.
Minh. Đổng Kỳ Xương.       
[16]. Lí Viên Tùng Thoại.
Thanh. Tiền Vịnh.
Bút Kí Tiểu Thuyết Đại Quan Bản.
Giang Tô Quảng Lăng Cổ Tịch Khắc Ấn Xã      3 & 4/ 1984 / Sợ
[17]. Thư Uyển Tinh Hoạ (Ngoại thập nhị chủng).
Nam Tống. Trần Tự
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1991 / Sợ
[18]. Trung Quốc Cổ Đại Thư Pháp Sử.
Chu Nhân Phụ
Bắc Kinh Đại Học Xuất Bản Xã      1997 / 2.
[19]. Cách Cổ Yếu Luận (Tân tăng Bản).
Minh. Tào Chiêu biên.
Vương Tá hiệu tăng.
Bắc Kinh Thị Trung Quốc Thư Điếm      1987 / Sợ
[20]. Vương Lâm Xuyên Toàn Tập.
Bắc Tống. Vương An Thạch.
Quảng Trí Thư Cục (HC)      Nhà xuất bản này không bao giờ ghi năm xuất bản.
[21]. Tô Thức Thi Tập Hợp Chú.
Bắc Tống. Tô Thức.
Thanh. Phùng Ứng Lựu tập chú.
Hoàng Nhiệm Kha. Chu Hoài Xuân hiệu điểm.
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      2001 / Sợ
[22]. Cổ Văn Quan Chỉ.
Thanh. Ngô Sở Tài tuyển.
Dân Quốc. Tống Tinh Như chú dịch.
Thượng Hải Thư Điếm (TQ)      1982 / Khuyết.
[23]. Thi Thảo Mộc Kim Thích.
Lục Văn Úc.
Vạn Diệp Xuất Bản Xã (HC)      Không ghi năm xuất bản.
[24]. Giản Minh Trung Quốc Lịch Đại Quan Chế Từ Điển.
An Tác Chương chủ biên.
Tề Lỗ Thư Xã      1990 / Sợ
[25]. Tiên Tần Chư Tử Hệ Niên (Tăng định Bản).
Tiền Mục (Đài Loan).
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1985 / Sợ
[26]. Trung Quốc Lịch Đại Danh Nhân Từ Điển.
Nam Kinh Đại Học Lịch Sử Hệ Biên Tả Tổ.
Giang Tây Nhân Dân Xuất Bản Xã      1982 / Sợ
[27]. Kinh Giải Nhập Môn.
Thanh. Giang Phiên.
Phương Quốc Du hiệu điểm.
Thiên Tân Thị Cổ Tịch Thư Điếm      1990 / Sợ
[28]. Thuyết Văn Giải Tự Chú.
Đông Hán. Hứa Thận.
Thanh. Đoàn Ngọc Tài chú.
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      2006 / 15. Sơ bản in năm 1988.
[29]. Thuyết Văn Giải Tự Nghĩa Chứng.
Đông Hán. Hứa Thận.
Thanh. Quế Phức.
Tề Lỗ Thư Xã (TQ)      1987 / Sợ
[30]. Khang Hi Tự Điển.
Thanh. (Thánh tổ) Khang Hi sắc soạn.
Lăng Thiệu Văn đẳng toản tụ
Cao Thụ Phiên trùng tụ
Linh Ký Xuất Bản Hữu Hạn Công Ty (HC)      1981 / Sợ
[31]. Từ Hải (Hợp đính Bản. 1947 Bản).
Chủ biên. Thư Tân Thành. Thẩm Dị Từ Nguyên Cáo. Trương Tướng.
Trung Hoa Thư Cục (HC)      1983 / Trùng ấn.       
[32]. Từ Hải (1979 Bản).
Từ Hải Biên Thẩm Ủy Viên Hội.
Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã      1987 / 8.
[33]. Từ Nguyên.
Quảng Đông. Quảng Tây. Hồ Nam. Hà Nam Tu đính tổ.
Thương Vụ Ấn Thư Quán (HC)      1987 / Sơ.
[34]. Từ Vị.
Biên tập. Văn Hóa Đồ Thư Công Ty Biên Thẩm Ủy Viên Hội.
Chủ biên. Lục Sư Thành.
Văn Hóa Đồ Thư Công Ty (ĐL)      Dân Quốc năm 74 (1985) / Khuyết.


READ MORE - PHÊ BÌNH CUỐN SÁCH CHỮ NHO & ĐỜI SỐNG MỚI CỦA NGUYỄN NGỌC PHÁCH - BÀI II - Gs Minh Di