Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Friday, June 30, 2023

HÒA CẢ LÀNG – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện

 

Võ Lâm Trung Nguyên thời nhà Nguyên sắp mạt, thì có một thông cáo thông chồn được phổ biến trên tivi trên đài phát thanh cho toàn thể các Bang, các Phái, các Đảo, các Động, các Giáo, các Trại nếu có nhã hứng thì tới đạo quán Võ Đang ở quận Tương Dương tỉnh Hồ Bắc để thảo luận “vấn đề Chính Tà hợp nhất”. Bang Phái nào loe ngoe vài mống thì khỏi, đồng ký tên trong ban vận động là Chơn Nhơn Trương Tam Phong chưởng môn phái Võ Đang, Thiền sư Không Văn phương trượng chùa Thiếu Lâm,Trương Vô Kỵ giáo chủ Minh Giáo đời thứ ba mươi tư. Ghi chú “đây chỉ là những người tự nguyện ăn cơm nhà vác ngà voi ký tên đứng ra mời gọi, không có nhiệm vụ trách nhiệm gì sứt cả gì cả”, các chức vụ sau này hoàn toàn không ăn lương nếu có thì sau khi họp toàn thể các vị lão hiệp, nam hiệp, nữ hiệp, trung hiệp và thiếu hiệp giới thiệu đề cử ra. Cuộc họp mặt là nhằm vào ngày Trung Thu năm nay còn tám tháng nữa, địạ điểm là núi Võ Đang.
 
Phiên họp đầu tiên khai mạc ngay đêm Trung Thu, đạo quán Võ Đang đứng ra quản lý tổ chức, nhưng tiền bạc bao ăn uống thì do Minh Giáo chi ra. Buổi họp trao đổi nhằm dẫn đên một sự hoà hợp hoà giài tích cực không đổ máu. Tuy nhiên cá nhân nào hay Bang Phái nào muốn đổ máu thì hẹn nhau một ngày đẹp trời nào đó ở một điạ điểm thuận lợi cùng đổ máu, mang về bệnh viện thí nghiệm, xem ai máu A, ai máu B và những ai máu Ô. Cuộc nói chuyện trao đổi hết sức là cởi mở, có tình bằng hưũ anh em, nói tận nơi tận chốn  nói rành mạch không úp mở, có sách có chứng không hoa hoè hoa sói, hoặc nói loanh quanh. Tuy nhiên những đại hiệp nào mù chữ, không bao giờ đọc sách, không biết lý lẽ phải quấy gì cả, thì cũng không nên phát biểu linh tinh làm chi cho mất thì giờ cuả tất cả mọi người. Các vị không hài lòng điều gì hay cá nhân nào, thì chỉ cần nói cho ban chủ toạ biết là “quí vị muốn động khẩu động võ với ai? Thì ban tổ chức sẵn sàng vui lòng chiều ý ngay tức thì. Tuy nhiên, cuộc động võ có làm biên bản và hợp đồng, đều cùng ký tên chấp nhận đánh chết bỏ mạng”.
 
Sau vài câu mời chào các vị lão đại hiệp, đại hiệp lên micro của Trương Chân Nhân chưởng môn phái Võ Đang. Không Văn thiền sư phái Thiếu Lâm lên mở màn chào mừng quan khách thiền sư nói:
- Nhân đây cũng xin đả thông cụm từ “Tà ma ngoại đạo” chúng ta không nên hiểu một cách giản dị bình dân dễ dẫn đến ngộ nhận. Nguyên uỷ cụm từ này chỉ có nghiã là “đạo bên ngoài thờ Thần Thánh” chứ không phải là thờ ma quỉ gì cả. Trước công nguyên năm thế kỷ vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, đức Khổng phu tử có soạn ra và rao giảng một nền luân lý thích ứng với đạo làm người, sau này nền đạo đức này được bổ sung và hoàn chỉnh do các đại đồ đệ cuả phu tử là thầy Mạnh Tử và “Thất Thập Nhị Hiền” có nghiã là dậy cho con người biết đạo làm con, trên thì thờ trời dưới thì thờ đất, phải hiếu với cha mẹ, phải trung với nước trung với vua, con gái thì phải tam tòng tứ đức. Song song với đạo Khổng Mạnh thì có nhiều đạo lắm, nhưng trội hơn cả là đạo Vô Vi cuả Lão Tử [họ Lý huý là Đam]. Đạo này sau này được bổ sung bởi thầy Trang Tử, là một đạo cao siêu, coi cõi trần hoàn là đồ bỏ, phải tu hành đạo đức, phải luyện đan dược uống vào rồi thành tiên. Đến cuối thế kỷ thứ năm đầu thế kỷ thứ sáu, thời nhà Đông Tấn thì Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma xứ Nepal [một xứ thuộc nước Ấn Độ] sang Trung Quốc truyền đạo, nói gần là đạo Phật nhưng theo pháp môn Thiền Tông. Trong đaọ Phật có bẩy Tông phái [phần này có dịp sẽ nói sau chớ nói bây giờ thì dài dòng văn tự lắm]. Thiền Tông là ngành tu cho chính bản thân của mình, có nghiã là ở yên trong Thiếu Lâm Tự tỉnh Hà Nam, cày cấy lấy mà ăn, tự túc cuộc sống, đọc kinh và hành đạo cho cá nhân cuả chính mình, không có đi truyền bá rộng rãi đạo Phật trong dân gian, không làm ma làm chay, có nghiã là không nhập thế, ai cần về đạo thì mình giải thích còn không thì thôi? Đến giữa đời nhà Đường thế kỷ thứ tám thì Hoả Giáo tức Manigiáo từ Tây Vực [Ba Tư] truyền qua. Giáo sau này cũng có nét tương đồng vơí Phật Giáo là chủ trương “ăn chay thờ ma” là thờ Thần. Tại sao lại như vậy? chẳng qua là những vùng đất đó, các vị giáo chủ ra đời nhận thấy chung quanh dân chúng nghèo khổ cả, đất đai cằn cỗi, thực phẩm thiếu thốn, thú vật hay súc vật chỉ để dùng phát triển sinh sôi nẩy nở để cho sữa nuôi trẻ sơ sinh phụ với luá gạo, nên không sát sanh [giết hại gia cầm gia súc]. Chỉ có thế chứ không phải là ăn rau cỏ để thờ ma? với nưã hai tôn giáo này chỉ có tính cách phục vụ đích thực cho tâm linh cuả con người? nên các chính quyền không dựa dẫm chi vào họ để lơị dụng. Đạo Khổng Mạnh thì được nhà Hán sửa chữa chút đỉnh coi là quốc giáo để cai trị tròn trịa Trung Quốc 400 năm, nào sửa lại là “Quân sử thần tử, thần bất tử bất Trung” có nghiã là vua bảo chết, thì phận bề tôi phải tuân theo, không tuân theo là bất Trung, bị  tru di tam tộc. Sau đó đến nhà Tống thì chuyển thành tru di cửu tộc. Nhà Đường thì họ Lý nhận bá vơ Thái Thượng Lão Quân Lão Tử Lý Đam là tổ tiên, nên Đạo giáo trở thành quốc giáo, vua kiêm luôn chức giáo chủ, có nghiã nhà cầm quyền và Đạo Lão là một. Sau đến thời nhà Tống thì tổ tiên nhà Tống là họ Triệu, thế mà vua Tống Huy Tôn vừa làm vua vừa làm Tiêu Dao giáo chủ đạo Vô Vi, thế là chả Ma chả Quỉ gì cả. Những tôn giáo nước ngoài truyền vào Trung Quốc được gọi nôm na là “ Tà Ma ngoại đạo”.
 
*
Thấy nói cũng hơi nhiều và dài dòng văn tự mà cũng chả đi đến đâu cả, với nữa cũng không phải là một cuộc đăng đàn thuyết pháp về Thiền Tông, mà mục đích chính là bàn thảo các môn phái để dẫn tới hoà giải Chính với Tà, nên đại sư Không Văn chào toàn thể quần hùng để micro xuống rồi rút lui. Tiếp theo là tả sứ Dương Tiêu cuả Minh Giáo. tả sứ nói từ tốn:
- Thực ra đây là đại chủ đề “Hoà Hợp Hoà Giải” cuả nhà đại văn hoá Kim Dung, cũng thật là oan uổng và tội nghiệp cho tại hạ. Một người nhân cách như tại hạ đường đường là tôn sư võ học và tả sứ cuả Minh Giáo, đôi khi còn kiêm nhiệm xử lý luôn cả chức vụ giáo chủ, thế mà Kim Dung cho tại hạ đi cưỡng bức Kỷ Hiểu Phù một nữ đồ đệ của phái Nga My để sinh ra cháu Dương Bất Hối.
Kế đó là Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn lên diễn đàn. Sư Vương ồm ồm nói:
- Cái chuyện Thiên Ưng Giáo tổ chức “Dương đao lập uy” ở Vương Bàn Sơn Đảo chỉ là chuyện phụ, chuyện nhỏ. Chuyện chính là để ta bắc cóc cưỡng ép hai người, nữ Ân Tố Tố là đường chủ Tử Vi Đường Thiên  Ưng Giáo một chi cuả Minh Giáo và nam Trương Thuý Sơn, đồ đệ thứ năm cuả phái Võ Đang lên thuyền dong ra Băng Hoả Đảo, chả khác gì mang hai con dê đực và dê cái đến tuổi dậy thì nhốt chung vào một chuồng? Chuyện sau này xẩy ra chả cần nói thì bàn dân thiên hạ đều rõ.
Kế đó là Ân Lục Hiệp pháiVõ Đang lên cầm micro nói có vẻ nghẹn ngào:
- Tại hạ hơn Dương Bất Hối trên hai chục tuổi, thế mà tiên sinh Kim Dung cũng mai mối cho tại hạ với Dương Bất Hối con gái cuả tả sứ Minh Giáo Dương Tiêu. Cuộc hôn nhân này nhằm để xoá tan những thù hận đời trước và hoà hợp hoà giải phái Võ Đang với Minh Giáo đời bây giờ.
Sau đó thì Bạch Mi Ưng Vương không leo lên diễn đàn nổi nữa vì quá già mà đứng ở dướí nói vang lên. Chỉ có ai ở gần lão đại hiệp mới rõ là lão đại hiệp nói cái gì ? Lão nói:
- Chính lão ra lệnh cho Thiên Ưng Giáo tách ra từ Minh Giáo bây giờ hoàn cảnh đổi thay, lão lại lệnh trở lại y như cũ, tên hiệu từ bây giờ trở đi trên giang hồ không bao giờ còn tên Thiên Ưng Giáo nưã.
Giáo chủ phái Côn Luân là Hà Thái Xung tiên sinh được phu nhân là Ban Thục Nhàn dìu đến chỗ phát biểu, lý do là dâm dục trác táng quá độ, một lúc mà có tới năm vị phu nhân, nhưng cũng phều phào nói:
- Võ Công và Võ Tư cuả cuả phái Côn Luân ngoài Tây Vực và phái Hoa Sơn ở Hà Nam Trung Thổ có nhiều điểm tương đồng, từ Lưỡng Nghi Kiếm Pháp đến Tứ Tượng Quyền Pháp đều như nhau? Vậy đề nghị hai phái chúng ta nhập chung lại làm một.
Sau rốt thì tổ sư Trương Tam Phong được hai đạo đồng Thanh Phong và Minh Nguyệt dìu lên diễn đàn. Tuy trên 100 tuổi nhưng tổ sư nói cũng rất rõ ràng:
- Thực ra thiên hạ cho lão phu thuộc vào loại “Bác đại Tinh thâm”, lão chỉ nói gọn vài câu ngắn thôi, nếu cứ chia rẽ phân Chính với Tà mãi  khôg bao giờ đại đoàn kết dân tộc lại được thì ngoaị tộc Liêu, Kim, Mông, cứ cai trị chúng ta [dân Hán] dài dài, chúng cứ thay nhau đứng trên đầu chúng ta mà đái xuống. Kẻ trí thức thì đi làm gia nô Hán gian cho chúng tiếp tay để làm khổ bá tánh. Còn bá tánh thì có cuộc sống ngang hàng với súc vật. Vậy kính mong các vị chưởng Môn, chưởng Phái, lão đại hiệp, trung hiệp và thiếu hiệp xin suy nghĩ lại?
 
chuvươngmiện

READ MORE - HÒA CẢ LÀNG – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện

TRĂNG NON – Thơ Lê Phước Sinh


   
TRĂNG NON
 
Như con Liềm gặt Lúa
Gió lùa từng lọn Mây
không khéo để hạt rơi
Lúa chét vàng tung toé...
 
            Lê Phước Sinh

READ MORE - TRĂNG NON – Thơ Lê Phước Sinh

THI 9 XU TRẦN VẤN LỆ | CÒN & MẤT - Thơ Chu Vương Miện



THI 9 XU TRẦN VẤN LỆ


hôm trước mạo muội làm 1 bài thơ

xưng tụng cụ Tản Đà là Thi Đồng

1 đồng là 10 hào "Hào ngang với Cắc"

do tiếng Qủang Đông gọi Hào là Giác

đều có nghĩa là 10 xu

Thi Đồng có nghĩa: "thi 10 Hào"

Đại thi Hào

*

tai "họa" sĩ Hồ Trọng Thuyên

vừa nhận sự vụ lệnh đi 

trình diện Quan Khu 5

Bà xã bán nhà về ở với con gái con rể

Bà điện thoại cho bạn bè đến nhận của

 hương hỏa do phu quân để lại 

Cvm đến trễ chỉ còn

3 cuốn truyện của nhà văn Đặng Phú Phong

7 cuốn thơ của Trần Vấn Lệ

tôi cho vào 1 thùng giấy

gửi chung trả lại dùm cho 2 người trên

*

sau 1975 do  cân đo đong đếm

"cầm cố bán chác" 

tôi CVM hoàn toàn thống nhì với Mc nhà văn

Nguyễn Ngọc Ngạn là ở hải ngoại chỉ duy nhất

có Trần Vấn Lệ làm thơ đọc đựoc?

riêng cá nhân tôi thi xếp TVL

vào loại thi sĩ 9 xu

năm nay cũng mi mí 8 bó

cố dựa tay vào vai ghệ

dựa lưng vào lưng ghệ

ngồi và đứng lên

kiếm chác chút nợ chút duyên

thêm 1 xu nữa là thi Cắc thi Hào.

còn muốn ngang ngửa với Tản Đà

thì đợi kiếp sau?



CÒN & MẤT


sự thật chả có cái gì 

còn & mất

như sống cùng chết

có sống thời có chết

chẳng qua nhớ và quên thôi?

như loài dưới nước

dở cạn dở nước

như cua cá mực bạch tuộc

tôm tép

dù lớn dù nhỏ

bị đồng loại & loài người nhai thịt

là chấm dứt?

nhưng rùa đồi mồi

đôi khi còn để lại mu và vỏ

để treo tường

riêng ốc thì chỉ cái ruột là vào bụng người

và tan ra khơi

con cái vỏ ở lại ngoài bãi biển đời đời

cho loài tôm nhện ký cư

danh nhân hào kiệt qua đời

có người nhớ ? có người quên?

những Thái Tổ Thái Tôn Thái Thượng Hoàng 

Thái Hậu Thái Giám Thái Thú

đều quên tất cả đều quên?

nhưng Thái Sơn Thái Hồ Thái Nguyên còn mãi mãi

ôi tên và tuổi

ôi nước và đá mòn

mất cùng còn?

Chu Vương Miện


READ MORE - THI 9 XU TRẦN VẤN LỆ | CÒN & MẤT - Thơ Chu Vương Miện

NHỮNG MÃNH GHÉP KÝ ỨC VỀ MỘT NGÔI TRƯỜNG (3) - Trương Ngọc Bỉnh



NHỮNG MÃNH GHÉP KÝ ỨC VỀ MỘT NGÔI TRƯỜNG

Trương Ngọc Bỉnh, 

cựu học sinh Trường Trung học Công lập Hải Lăng, 

Khóa 5, 1964 - 1968 


(Phần 3, tiếp theo)


     Về bộ máy quản lý trường học vào buổi sơ khai ấy, Thầy Nguyễn Thái Ngọc xử lý Quyền Hiệu trưởng. Mọi sự chỉ đạo về chủ trương chính các hoạt động giáo dục của các trường quận trong tỉnh Quảng Trị đều do Thầy Thái Mộng Hùng - Hiệu trưởng Trường Nguyễn Hoàng (gồm 2 cấp: đệ nhất và đệ nhị cấp) làm cố vấn, theo cơ chế ngành dọc của Nha Học chánh Trung nguyên và Cao nguyên Trung phần và của Bộ giáo dục và Tráng niên. (Tư liệu do người viết mày mò tìm hiểu và lời truyền đạt của Cố Giáo sư Lê Quang Thái vào ngày 9.6 2016). 

     Như vậy, dấu mốc lịch sử thành lập trường Trung học Công lập Hải Lăng kể từ năm học 1960 - 1961 và Thầy Nguyễn Thái Ngọc là người Hiệu trưởng đầu tiên - một công dân đất võ Bình Định, mang hào khí khởi nghĩa Tây Sơn của Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung! Hiện nay, cựu học sinh của trường không còn cơ may để tìm ra địa chỉ hoặc tông tích con cháu của Thầy. Theo ý nguyện người viết bài này: -Để ghi nhớ Thầy Hiệu trưởng đầu tiên, Ban liên lạc cùng toàn thể Cựu học sinh, Quý Thầy, Cô giáo... nên tổ chức, vận động thành lập "Quỹ học bổng Nguyễn Thái Ngọc" thay cho những lời ca ngợi tri ân ...

    Qua thông tin từ các niên huynh các Khóa 1 & 2 của trường và ý chủ yếu là "Quyển tự điển sống" - Cố giáo sư Lê Quang Thái - Thầy đã bật mí khi tôi tham vấn và nhờ đó tôi có thêm thông tin về cơ sở vật chất đầu tiên của trường Trung học Công lập Hải Lăng vào hai năm học: 1958 - 1959 và 1959 - 1960 thuộc Hệ Bán công và Thầy Nguyễn Văn Bé làm Hiệu Trưởng. Thầy Bé quê gốc miền Bắc, định cư ở Kim Long, Huế. Thầy Bé có mối dây quan hệ với Ông Nguyễn Tri Kiệt - dòng dõi quan đại thần Nguyễn Tri Phương, triều Nguyễn. Vào thời ấy, Ông Kiệt làm quận trưởng hành chánh quận Hải Lăng, có hai người con: Nguyễn Tri Hào và Nguyễn Thị Cẩm Vân theo học ở Hải Lăng. Ở làng Trường Sanh quê tôi cũng có mấy người ra học Trường Bán công Hải Lăng - là con của các vị chức sắc, thân hào trí thức: Tổng thư ký, Viên ấm, Thủ bộ làng ... có máu mặt, còn trâu trên, ruộng dưới, nhà ngói, nhà rường của thời nữa phong kiến nữa thuộc địa, còn của kho, mới có tiền của, có điều kiện phương tiện, mới trèo lên trường quận. Còn lớp con cái thành phần tá điền, bần nông ... thì "em đâu dám mộng mơ!".

(Còn tiếp.)


READ MORE - NHỮNG MÃNH GHÉP KÝ ỨC VỀ MỘT NGÔI TRƯỜNG (3) - Trương Ngọc Bỉnh

Thursday, June 29, 2023

Chùm ảnh HOA THƯỢC DƯỢC - Chu Vương Miện





 

READ MORE - Chùm ảnh HOA THƯỢC DƯỢC - Chu Vương Miện

GIÓ CUỐI MẶT SÔNG | VỀ LÀNG | PHỐ GIỜ XANH TRỞ LẠI - Chùm thơ Võ Văn Hoa

 


Gió cuối mặt sông


Nhâm nhi cà phê với bạn bè

Những chuyện cùng trời cuối đất

Những buồn vui rất thật

Gió cuối mặt sông.

*

Gió cuối mặt sông

Sẻ sàng đồng vọng

Lời của gió khi vô tình

Có thể làm ta quên dặm dài cố lý.

*

Nơi em tiễn chồng ra trận

Nơi mẹ u hoài đêm thâu

Đắng đót niềm đau

Đổi giá thanh bình!

*

Đêm nay

Chúng tôi nhìn lên bầu trời

Sao Thần nông vừa tắt

Gió heo may lạnh về…


29/3-20/4/2008


Về làng


Con đường ấy một thời ta đi học

Vĩnh Định ơi...ngụp lặn ký ức mùa

Ngày mới lớn nói chi điều khó nhọc

Để bây chừ thôi nhé... chào thua!

*

Con đường ấy trăng vàng nghiêng bóng

Chim cà lơi xây tổ sau vườn

Bến đỗ đời ta bao lần lóng ngóng

Em có về bên mẹ yêu thương?

*

Đi hái lộc xanh ở cuối cung đường

Mây ngũ sắc trong chiều rắc bạc

Thơ bay lên để em về ghép nhạc

Như hồng hoang sương khói quê nhà!

*

Ta trở về

hương lúa

xa xa...


Hải Vĩnh, 05/9/2010



Phố giờ xanh trở lại


Ta về bên Thành Cổ

Lặng nhìn nghĩa trang xanh

Mấy mùa rêu dấu tích

Cỏ lau trắng góc thành!

*

Ta về bên thị xã

Bến thả hoa ngày mưa

Phố bình yên đến lạ

Đèn hoa nói sao vừa!

*

Bắp Nhan Biều trổ cờ

Sắn Tích Tường xanh mướt

Như Lệ vẳng câu hò

Dấu chân ai lướt thướt

*

Ta về bên Cầu Ga

Thạch Hãn khúc tráng ca

Chiều lên soi bóng nước

Đá dựng cõi sơn hà!


VÕ VĂN HOA

READ MORE - GIÓ CUỐI MẶT SÔNG | VỀ LÀNG | PHỐ GIỜ XANH TRỞ LẠI - Chùm thơ Võ Văn Hoa

Wednesday, June 28, 2023

MẮT THỎ - Truyện cổ Triều Tiên - Nguyễn Khắc Phước kể

 


MẮT THỎ

Truyện cổ Triều Tiên


Thế giới Thủy Cung có lần gặp chuyện chẳng lành. Toàn bộ sinh vật có vây và đuôi đều lo lắng vì một tai nạn khủng khiếp đã khiến miệng vua của họ đang bị thương tích trầm trọng và vô cùng đau đớn.


Chuyện như thế này. Một ngày nọ, khi đang bơi quanh vùng nước bên ngoài cung điện, vua của các loài cá thấy một thứ gì đó lơ lửng trong nước trông có vẻ ngon lắm. Ngay lập tức, nhà vua ngoạm lấy nó. Thế là, ôi kinh khủng! Ông ta thấy mình suýt chút nữa đã nuốt vào bụng một chiếc lưỡi câu, may mà nó chỉ mắc kẹt cứng trong mang của ông ta. Ông đã mắc bẩy của một ngư dân đang ngồi câu trên một chiếc thuyền. Vua Thủy Cung đành ngậm thứ khủng khiếp trong miệng và cố bơi đi. Sợi dây đứt nhưng lưỡi câu vẫn còn, và ngay sau đó, nhà vua lên cơn sốt và đau đớn.


Làm thế nào để lấy cái móc sắt ra và chữa lành vết thương cho nhà vua là vấn đề quan trọng nhất bấy giờ. Tất cả những sinh vật khôn ngoan trong đại dương, từ rùa đến cá vược, từ cá heo đến cá voi, đều được triệu tập đến cung điện để xem có thể làm gì. Các ông cá chép uốn cong mình, chớp mắt và vẫy vây suy nghĩ trong khi hội đồng các bác sĩ đại dương hội chẩn. Rùa được coi là người uyên bác nhất trong đám ấy. Nhà vua được Bác sĩ Rùa bắt mạch và khám cổ họng. Cuối cùng, sau khi tham khảo ý kiến ​ của các bác sĩ có vây và đuôi, hoặc có vảy và vỏ, hội đồng y khoa quyết định rằng không gì tốt hơn một loại thuốc đắp làm từ mắt thỏ sẽ nới lỏng lưỡi câu và chỉ có cách đó mới lấy được lưỡi câu ra để chữa lành cho nhà vua. Vì vậy, Bác sĩ Rùa được lệnh lên bờ và mời cho được một con thỏ xuống Thủy Cung để lấy mắt thỏ làm thuốc và đắp hỗn hợp ấm lên cổ họng của nhà vua. Đến bãi biển, dưới chân một ngọn đồi cao, Bác sĩ Rùa nhìn lên phía xa, thấy anh Thỏ vừa ra khỏi hang và đang đi dạo dọc theo bìa rừng. Ngay lập tức, Bác sĩ Rùa đi lạch bạch qua bãi biển và cố leo dốc để lên đồi, cho đến khi anh bắt đầu hổn hển thở phì phò. Tuy nhiên, Rùa vẫn còn đủ hơi để chào anh Thỏ với lời chúc buổi sáng tốt lành. Thỏ đáp lại lời chào một cách rất lịch sự.


Trời nóng quá,” Bác sĩ Rùa vừa nói vừa rút chiếc khăn tay ra, lau vầng trán sừng và phủi cát bám trên móng của mình.


Ừ, nhưng phong cảnh đẹp quá. Bác sĩ Rùa này, chắc hẳn bạn rất vui khi được ra khỏi nước để nhìn thấy rừng núi đáng yêu này. Triều Tiên là một đất nước xinh đẹp, bạn không thấy sao? Không có vùng đất nào trên thế giới đẹp như đất nước của chúng ta. Những ngọn núi, những con sông, bờ biển, những cánh rừng, những bông hoa...” Nếu Bác sĩ Rùa để anh Thỏ tiếp tục ca ngợi đất nước thì Rùa sẽ quên nhiệm vụ của mình; nhưng Rùa luôn nghĩ đến vị vua cá đang khổ sở vì chiếc lưỡi câu độc ác trong miệng. ngắt lời Thỏ, Bác sĩ Rùa nói: “Ồ, vâng, đúng vậy, anh Thỏ. Phong cảnh và đất nước mình đều rất đẹp, nhưng không thể so sánh với châu báu và ngọc ngà, cây và hoa, mùi thơm ngào ngạt và mọi thứ đáng yêu trong thế giới dưới biển.” Lúc này, Thỏ vểnh tai lên. Tất cả thông tin đó đối với anh đều mới. Anh chưa bao giờ nghe nói rằng có thứ gì dưới nước ngoài cá và rong biển thông thường và khi những thứ này bị phân hủy và dạt vào bờ biển - vâng, theo anh thì chúng không có mùi ngọt ngào chút nào. Bây giờ, anh vừa nghe một câu chuyện khác. Sự tò mò của anh đã được đánh thức. “Những gì bạn nói với tôi thật thú vị. Kể tiếp đi." Bác sĩ Rùa tiếp tục kể về những ngọn núi và thung lũng tuyệt vời nhất dưới đáy biển sâu, với đủ loại thực vật nước quý hiếm, đỏ, cam, lục, lam, trắng; ngoài ra còn có những loại cây bằng vàng và bạc. những bông hoa đủ màu sắc và hương thơm quyến rũ. “Bạn làm tôi ngạc nhiên đấy,” Thỏ thích thú nói. “Vâng, và còn lắm thứ ngon lành để ăn và uống, với âm nhạc và khiêu vũ, những người giúp việc phục vụ xinh đẹp và mọi thứ khác đều tuyệt vời. Hãy đến và làm khách của chúng tôi. Vua của chúng tôi đã cử tôi đến mời bạn,” Rùa nói. "Liệu tôi có đến đó được không?” Thỏ vui mừng hỏi. “Vâng, ngay lập tức. tôi sẽ cõng bạn xuống nước.”


Vậy là Thỏ chạy và Rùa lạch bạch đến mép nước.


Rùa nói: “Bây giờ hãy giữ chặt vỏ trước của tôi, chúng ta sẽ đi xuống dưới nước." Dưới những làn sóng xanh, họ chìm dần cho đến khi đến cung điện của nhà vua. Ở đó Thỏ thấy mọi chuyện đều đúng như lời Rùa kể. Đầy đủ sắc màu và vô số những viên đá quý. Rùa giới thiệu Thỏ với một số hoàng tử và công chúa của vương quốc và những vị này đã dẫn khách của họ đến những điểm tham quan và kho báu của cung điện, trong khi Bác sĩ Rùa tham dự hội đồng bác sĩ để báo công. Nhưng trong khi Thỏ đang ngắm cái cung điện mà anh nghĩ rằng đây là nơi tuyệt vời nhất trên thế giới, anh may mắn tình cờ nghe lén được câu chuyện của họ. Anh ấy khám phá ra lý do tại sao họ lại đưa anh đến đây và dành cho anh những vinh dự như vậy.


Kinh hoàng trước thảm họa mất thị giác, Thỏ quyết tâm cứu lấy đôi mắt của mình, anh liền nghĩ ra một trò bịp bợm thông minh và anh bí mật thực hiện. Ngay sau đó, khi được các đao phủ hoàng gia thông báo một cách lịch sự rằng anh ta phải từ bỏ đôi mắt của mình để làm thuốc cho nhà vua. Thỏ làm ra vẻ tiếc nuối hết sức lịch sự:


Thực rất buồn khi biết tin Bệ Hạ lâm bệnh, xin thứ lỗi là tôi không thể giúp Ngài ngay lập tức, vì hiện tại hai mắt của tôi không phải mắt thật, mà chỉ là mắt thủy tinh. Vì sợ rằng nước biển sẽ làm hỏng thị giác của mình nên tôi đã lấy đôi mắt bình thường của mình ra, chôn chúng trong cát và đeo vào đôi mắt pha lê này, thứ mà tôi thường đeo trong không khí bụi bặm hoặc thời tiết ẩm ướt.”


Lúc này, mặt của các sĩ quan hoàng gia sa sầm. Làm sao họ có thể báo tin cho nhà vua vì tin này sẽ khiến ngài thất vọng? Thỏ làm bộ thực sự xin lỗi họ và nói:


Ồ, chuyện này có thể giải quyết được. Nếu các bạn cho phép tôi trở lại bãi biển, tôi sẽ đào chúng lên và quay lại kịp thời để làm thuốc đắp,” Thỏ nói. Vì vậy, trên lưng Bác sĩ Rùa, Thỏ không bao lâu đã lên khỏi mặt nước. Trong nháy mắt, Thỏ nhảy xuống, chạy vụt vào rừng, mất bóng. Bác sĩ Rùa đành ôm đầu khóc và quay về ấm ức kể hoài chuyện một con thỏ đã đánh lừa anh ta như thế nào.


&&&


Tên truyện: The Rabbit's Eyes

Tác giả: William Elliot Griffis

Nơi đăng: Fairytalez.com

READ MORE - MẮT THỎ - Truyện cổ Triều Tiên - Nguyễn Khắc Phước kể

Tuesday, June 27, 2023

TRĂNG LẠNH, GẶP LẠI NGƯỜI TRI KỶ – Thơ Nguyên Lạc


   
                     Nhà thơ Nguyên Lạc
 

TRĂNG LẠNH
 
Đêm nay trăng lạnh người có lạnh?
Điệp khúc hư không vọng muôn trùng
Lưu xứ nâng ly hồn cố thổ
Mời trăng tri kỷ rượu say chung!
 
 
GẶP LẠI NGƯỜI TRI KỶ
 
Kẻ sĩ thời mạt sĩ
Sá chi cái chữ nghèo
Gặp lại người tri kỷ
Vỗ vai nhau cười reo
 
"Cửu hạn phùng cam vũ
Tha hương ngộ cố tri" [1]
Không say thời mới lạ
Không xỉn thời mới kỳ
Tha hương gặp tri kỷ
Như trời hạn gặp mưa
Tình tràn theo ly rượu
Cạn bình đi đừng chừa!
 
Ly tràn bạn uống đi
Bao năm rồi phân kỳ
"Lận đận trời một lứa"
Quê người gặp mấy khi?
 
"Em ơi bình khô rượu
Lửa tắt... say với ai?" [2]
Nhớ không lời thơ ấy?
Sầu tình ta cùng say
Hết rồi thời tuổi mộng
Hai đứa cùng thở dài!
Phải không người tri kỷ
Không tình say với ai?
Cạn ly người tri kỷ!
"Ngàn chung ta không say"
 
Đời nhiều nỗi u hoài!
Tình mộng huyễn bi ai
Kẻ sĩ thời mạt vận
Bạc đầu ngắm mây bay
 
"Bạch vân không du du" [3]
Ngàn năm mây bay vù
Nhân sinh trò hư ảo
Còn nỗi sầu thiên thu!
 
Mạt sĩ ta mạt sĩ
Khó tìm người cùng say
Đời nhân cùng nghĩa tận
Toàn những chuyện bi hài!
 
Có rồi ta gặp lại?
Hai đứa cùng ngất say
Thất chí thời mạt sĩ
Thống hận kiếp lưu đày
 
Có rồi ta gặp lại?
Hai đứa cùng nhau say
Hay chỉ là độc ẩm
Hồ trường lệ đắng cay!
 
"Nào ai tỉnh, nào ai say,
chí ta ta biết, lòng ta ta hay
Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ,
hà tất cùng sầu đối cỏ cây" [4]
 
Lưu vong thất chí thở dài
Rượu sầu hai đứa cùng say
Đắng cay vọng về cố lý
Nỗi đau luân lạc đoạn đòi!
 
                      Nguyên Lạc
...........................
 
[1] thơ Uông Thù
[2] thơ Vũ Hoàng Chương
[3] thơ Thôi Hiệu
[4] Lời thơ Hồ Trường - Nguyễn Bá Trác

READ MORE - TRĂNG LẠNH, GẶP LẠI NGƯỜI TRI KỶ – Thơ Nguyên Lạc

Monday, June 26, 2023

TÌNH VIỄN PHƯƠNG - Thơ Mặc Phương Tử

 




TÌNH VIỄN PHƯƠNG

                                            

            Tạm biệt Chùa Kỳ Viên, South Dakota.



Từ lúc mây xa về phố núi

Chim trời cũng theo gió về xuôi.

Áo vai dù đã bao mưa nắng,

Lòng vẫn xanh theo những bước đời.


Đây mảnh vườn xuân rộn tiếng chim

Giữa trời phương thảo mấy chung riêng.

Ta nghe thanh thản đời hôm sớm,

Cả nhịp lòng theo khắp mọi miền.


Mấy độ đông tàn, mấy độ xuân

Mấy mùa hoa nở rụng bao lần.

Đó đây cũng lắm tuồng dâu bể,

Bao nỗi vui buồn chuyện thế nhân!


Một sớm ta rời nơi chốn cũ

Xa rồi miền gió núi mây ngàn.

Xa mùa tuyết trắng, sương mù đục,

Phố núi trời xưa, mấy điệu đàn.


Biết thế, lòng ta đâu phải thế!

Mai đây dù ở chốn quê hương.

Vẫn xanh cuộc lữ bao xuân trước,

Vẫn một tình xuân buổi viễn phương.


Florida, Tampa, 26/6/2023

MẶC PHƯƠNG TỬ












READ MORE - TÌNH VIỄN PHƯƠNG - Thơ Mặc Phương Tử

HẠ MUỘN - Chùm thơ Lê Thanh Hùng

 

Nhà thơ Lê Thanh Hùng



Hạ muộn


Lung linh nắng đong mùa thương nhớ

Cây phượng già nở muộn rưng rưng

Hoa từng cánh dịu dàng bung mở

Gói tiếng ve mùa cũ ngập ngừng


Liếng thoáng đôi chim sâu lích chích

Nhảy vô tư dưới tán lá xanh

Chợt cơn gió lạc mùa thổi nghịch

Bung biên bay chùm phượng đầu cành


Có cô bé ngượng ngùng lén ngắm

Cánh hoa rơi, một chút đắn đo

Trong bóng nắng buông chiều gạ gẫm

Âm thầm trôi, qua một hẹn hò


Vạt mây trắng giăng như dấu hỏi

Giữa trời xanh, lồng lộng tầm nhìn

Một tiếng vọng ngang đời níu gọi

Cánh phượng hồng, cháy đỏ hương trinh


Đôi mắt biếc buồn so vô cớ

Đưa cái nhìn rớt xuống thinh không

Quay ngoắt lại, xen chừng mắc cở

Khi anh nhìn, nắng chảy mênh mông…



Nhớ nắng


Anh đến Huế, mùa thu ẩm ướt

Mưa giăng giăng cả tháng lê thê

Đường thành nội, mờ trơn bước trợt

Khách đường xa, háo hức đi về

                     *

Mây loang tan đôi bờ phẳng lặng 

Tiếng chèo khua sương trên sông Hương

Cứ mê mãi miệt mài sâu lắng

Một tiếng hò xa nỗi nhớ thương

                    *

Dáng nhỏ qua Trường Tiền gợn gió

Áo mưa e ấp, nét hoa duyên

Chợ Đông Ba chắc còn để ngỏ

Dặm đời xa gồng gánh ưu phiền

                    *

Mưa dai dẳng, đoạn khoan đoạn nhặt

Bến sông xa, mờ tỏ nhọc nhằn

Mưa qua phố, màn trời xám ngắt

Sóng gọi bờ vọng đổ lăn tăn

                    *

Anh lặng lẽ ngồi đây bó gối

Chợt nhớ màu nắng ở phương nam

Nhớ quay quắt, vô chừng vô đổi

Nắng nồng nàn, nỗi nhớ miên man ...



Hà Nội - mùa hoa tháng sáu


Góc phố em, nhỏ là rất nhỏ

Lấm lem trong khuya sớm tảo tần

Sau khúc quanh, nhà em ở đó

Cây Lộc vừng, hoa rụng đầy sân

                    *

Tháng sáu Hà Nội còn bức bối

Nắng ong ong rót ngập lối đi

Lá chớm vàng, ngập ngừng cứu rỗi

Một mùa sen khoe sắc đương thì

                    *

Hoa trái chợt trở mình thức dậy

Bóng em lặng lẽ, gánh mùa đi

Trên khẩu trang, mắt tròn đen láy

Nghe tiếng rao mời gọi điều gì?

                    *

Chầm chậm bước, lắng trong phố cổ

Phượng cuối mùa trút cả sắc hoa

Tím biếc bằng lăng, màu cổ độ

Bong vỡ ngày, trưa nắng nhạt nhòa

                    *

Rưng rức cánh hoa muồng hoàng yến

Mong manh rơi, e ấp cong quăn

Hương cốm mới xanh hồn quê kiểng

Gánh hàng rong, nhẹ bẫng nhọc nhằn...



Giọt nước mắt em rơi


Nghệch bảng đèn quảng cáo

Hình như có một chút gì gượng gạo


Trong lời chia tay, sao ngắc ngứ rối bời

Biết không thể giữ em được nữa

Sao ngoảnh mặt lại nhìn, đôi mắt đen ngân ngấn nước - người ơi…



Em gấp vội trang đời, tuổi bốn mươi


Gói dĩ vãng trong cái nhìn trúc trắc

Miền ký ức, đan cài thưa nhặt


Đẫm một màu trăng năm cũ trêu ngươi

Lơ đãng gió lay tấm màn trống trải

Đổ xuống thềm sương từng giọt khóc cười


Lê Thanh Hùng

    Bắc Bình, Bình Thuận

thanhhungmtbb@yahoo.com.vn


READ MORE - HẠ MUỘN - Chùm thơ Lê Thanh Hùng