|
Nhà bia tưởng niệm Liệt sĩ được xây dựng gần khu vực cầu Khánh Khê, nơi gắn với
những chiến công vang dội của Sư đoàn 337 - Ảnh: Nguyên Phong từ Báo Thanh Niên Online
|
TƯỞNG NIỆM LIỆT SĨ Ở KHÁNH KHÊ
Đỗ Phấn Đấu
Đại tá-chính ủy sư đoàn 337
Đại tá Đỗ Phấn Đấu, Chính uỷ Đoàn KT-QP 337 đọc bài văn
tưởng niệm các liệt sĩ trong buổi lễ Khánh thành bia chiến thắng mặt trận
biên giới phía Bắc, 27/7/2012 . (Ảnh: Nguyên Phong từ Báo Giáo Dục Việt Nam:
http://giaodục.net.vn)
Hỡi ôi
Đất nước ngàn năm gây dựng, công lao bao đấng tiền nhân
Biên cương muôn thuở vững bền, máu xương mấy tầng đất đỏ!
Cây muốn lặng, gió chẳng đừng
Nước muốn trong, nguồn dâng lũ...
Nhớ mùa Xuân một ngàn chín trăm bảy chín:
Đất nước mới thoát họa chiến chinh
Giang sơn đang hồi sinh rạng rỡ
Rừng biên cương chưa kịp vào xuân
Lộc hạnh phúc chỉ vừa hé nụ...
Bọn phản động đê hèn tráo trở, bất luận nghĩa nhân
Lũ bất lương lộ rõ lòng tham, đâu cần quốc sỉ.
Vậy nên
Như hàng ngàn năm trước, giang sơn bỗng gặp bước nguy nan
Nghe trống trận rền vang, chim Lạc lại trùng trùng vượt lửa.
Sư đoàn 337 chúng ta
Rạo rực trong tim thắm đỏ, thiêng liêng dòng máu Lạc Long
Bừng bừng ngọn lửa ngoan cường, khí phách anh hào Nguyễn Huệ
Không thể để quân thù lấn chiếm giang sơn
Chẳng cho kẻ xâm lăng xéo dày mồ mả.
Diệu kỳ như binh pháp Hưng Đạo Vương thuở nào
Thần tốc như chiến dịch Hồ Chí Minh năm ấy
Gĩa biệt dòng Lam xanh - thành phố đỏ, quân ta cấp tốc hành
quân lên Đồi Ngô, Lục Nam.
Đến tả ngạn sông Thương - điểm dừng chân, lệnh trên bất ngờ
chuyển hướng về Văn Quan, Đồng Mỏ.
Đặt ba lô chưa kịp nghỉ chân
Đã bật dậy ầm ầm súng nổ
Tiếp ứng cho Trung đoàn 197/ Thái Nguyên tiêu diệt quân thù
Phòng ngự tuyến Tu Đồn - Điềm He - Khánh Khê, kiên cường
chống giữ
Đánh trận đầu quyết thắng, chiến sĩ nhìn lên, lòng không
thẹn với cờ
Đập tan lũ ngông cuồng, Sư đoàn báo công cùng liệt tông,
liệt tổ
Ngày 26 tháng 2 Trung đoàn 4 nổ súng trận đầu, diệt quân
địch, bắt sống tù binh, đất Nhạc Kỳ kiêu hãnh chiến công
Ngày 28 tháng 2, đoàn 52 phòng ngự kiên cường, pháo Thần Vũ
đập nát kẻ thù, cầu Khánh Khê vững vàng đất mẹ...
Kẻ thù cậy quân đông, như biển kiến ngập tràn
Quân ta tựa lòng đất như Sơn tinh chặn lũ
Điềm He, Khuông Rì, điểm cao 559, đất sũng máu người
Khuông Luông, Chu Túc, điểm cao 649, cây rừng bốc lửa
Địch cậy lắm xe tăng, pháo binh, toan lấy thịt đè người
Ta dựa vào thế trận lòng dân, chí nhân thay cường bạo
Biết tiến, biết dừng, đập nát mưu toan hòng chia cắt quân ta
Truy kích, phản công, bẻ gãy mũi vu hồi của bầy xảo trá
Mười hai ngày đêm máu trộn đất rừng!
Một trận thư hùng, vang trời sấm nổ
Vạn tinh binh giặc cỏ, ngông cuồng như lũ trâu điên
Cánh cửa thép Lạng Sơn, thế trận hiên ngang thành lũy
Tổ quốc lại lần nữa ngân vang lời Đại cáo bình Ngô
Dân tộc thêm một kỳ hừng hực khí Lam Sơn tụ nghĩa.
Hỡi ôi!
Để giang sơn sạch quân xâm lược, bao chiến sĩ kiên trinh ngã
xuống đất này
Cho biên cương yên ả thái bình, bao đứa con hiếu trung không
được về với mẹ...
Sông Kỳ Cùng đâu thể phách, đâu máu đỏ dòng xanh
Rừng xứ Lạng đâu cốt nhục, đâu bụi mờ núi thẳm
Máu xương các anh không hề uổng, bia ghi công đây sáng chói
từng dòng
Trận chiến ngày ấy không thể mờ, chuyện năm xưa đã tạc vào
sách sử.
Tổ quốc vẫn khắc ghi:
Trần Minh Lệ dũng lược, ngoan cường; cùng Trung đội đập tan
18 đợt tiến công của địch, giữ chốt mấy ngày đêm
Lịch sử mãi lưu truyền:
Vi Văn Thắng táo bạo, kiên gan; hết đạn, vẫn dương lê lao
lên tả đột, hữu xung, khiến quân thù khiếp sợ
Đất Hồng Phong đời đời ghi nhớ chiến công
Rừng Bình Trung mãi mãi tri ân Liệt sĩ
Đất nước thanh bình
Có người về được quê hương, lòng đất mẹ vỗ về ôm ấp
Có người yên giấc nghĩa trang, được Tổ quốc ghi công muôn
thuở
Nhưng cũng còn:
Người ra đi không để lại hình hài
Mây gió hồng hoang, cỏ cây là bạn
Phiêu diêu hồn phách, sông suối là nhà
Anh em chúng tôi:
Nặng nghĩa tử sinh, sâu tình đồng đội
Chung tay, góp sức dựng NHÀ BIA
Hôm nay
Chúng tôi, những đồng đội từng một thời nằm gai nếm mật với
các anh
Chúng tôi, những chiến sĩ hôm nay tiếp nối ngọn lửa thiêng
Sư đoàn 337
Chúng tôi, những cán bộ, công nhân Công ty thủy điện Thác
Xăng
Cùng lãnh đạo, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang
Lạng Sơn, Cao Lộc, Văn Quan - "địa linh nhân kiệt"
Trước tấm bia công tích
Xin cúi lạy vong linh các liệt sĩ anh hùng
Lễ bạc, lòng thành
Mấy dòng tưởng niệm...
Uống nước nhớ nguồn, chốn dương trần đồng bào, đồng đội mãi
tri ân
Tổ quốc ghi công, nơi chín suối liệt sĩ ngậm cười yên giấc
ngủ
Cầu mong
Đất nước thái bình
Giang sơn vạn thuở
Biên cương thành lũy vững bền
Tổ quốc vẹn toàn lãnh thổ!
Kính cáo!
ĐPĐ
Bài do Mai Thị Cúc, giáo viên trường THCS Thạch Linh, TP Hà
Tĩnh (bút danh MaiMai1960) gởi đăng từ email maicuc02@gmail.com.
TRỐN TÌM
Mai Thanh
Nhớ hồi lên năm, lên sáu
Em trốn để anh đi tìm
Góc bếp, chái nhà, bờ giậu
Đâu rồi bóng dáng cô em?
Lớn lên ta vẫn trốn tìm
Anh nơi chân trời khói lửa
Em giấu mình sau khung cửa
Trong mơ hướng ấy, em tìm
Đi trong mộng du, em lên đồi sim
Nơi ấy có lần em tìm anh trốn
Trăng rải xuống đồi khuya bồn bộn
Lần vết chân xưa thổn thức em tìm…
Khói lửa tan rồi, đất nước bình yên
Em vẫn tìm anh miền xưa khói lửa
Trong lòng đất, anh nằm đâu đó:
Ta vẫn theo nhau mãi mãi trốn tìm.
MT
maithanh40@gmail.com
VỀ VỚI QUẢNG TRỊ
Trường Hải- Lê Văn Đông
(Nguyên giáo viên THPT )
Kính tặng Quảng Trị anh hùng
Quảng Trị ơi –đây mảnh đất, bầu trời,
Nơi khốc liệt nhất của một thời đánh Mỹ!
Nơi hai phía đọ nhau bằng vũ khí,
Tám mươi mốt ngày đêm thành cổ đỏ máu người!
Bom đạn xới cày từng xăng-ti mét,
Đến hạt cát tròn cũng bị xẻ làm đôi!
Mỏng làn khói bom - thoáng hiện nụ cười,
Anh lính trẻ vẫn vững vàng tay súng!
Đồng đội thay nhau, người người ngã xuống,
Nhưng niềm tin chiến thắng hãy còn đây!
Lịch sử mãi ghi mùa hè 72 này,
Máu thắm đỏ thêm sắc cờ Tổ quốc!
QuảngTrị ơi! Hơn bốn mươi năm trước,
Mất mát đau thương xen lẫn tự hào,
Nay Thành cổ vết thương lành, xanh áo,
Trời đất bình yên ru giấc ngủ anh hùng!
Thăm thẳm cõi lòng, thao thức nhớ thương,
Người mẹ, người em…về
thăm Quảng Trị,
Nơi gửi gắm dòng máu đào yêu quý,
Dẫu không chôn rau, nhưng gửi cả cuộc đời!
TH LVĐ
Đỉnh Sơn, Anh Sơn, Nghệ An, 23/7/2013
ledong6853@gmail.com.
ĐT: 0946734715
CHUYỆN VỀ ÔNG THƯƠNG BINH
Nguyễn Hồng Trân
(Nguyên giảng viên Đại Học Huế)
Tôi rất thân quen với một ông thương
binh tên là Lê Tại. Người làng Thượng Xá, Hải Thương, Hải Lăng, Quảng Trị. Ông
ấy hiện nay đang sống ở phường Trường An tp. Huế(2.Ngõ 12.Kiệt 293 Điện Biên
Phủ). Ông là một cựu chiến binh thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông Tại
là cựu bộ đội trinh sát của Trung đoàn 95. Ông Tại đã bị thương gãy tay phải do
bị trúng mìn của đồn giặc ở vùng Thượng Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên.
Ông thuộc thương binh loạị 51%. Hiện nay tay phải của ông không cầm nắm được các
đồ vật, nên ông thường dùng tay trái mà thôi. Tuy ông có khó khăn về thương
tích như thế, nhưng ông không bao giờ thấy buồn phiền cho thiệt thòi của mình
trong cuộc sống đời thường hàng ngày mà trái lại ông rất yêu đời, yêu cuộc sống
hiện tại của mình.
Ông thường nói với bà con và bạn bè rằng: “Tôi luôn thấm thía câu
bác Hồ nói: “Thương binh tàn nhưng không phế”. Tôi còn làm được nhiều việc cho
gia đình, quê hương và dân tộc. Hơn nữa tôi nghĩ rằng tôi còn may mắn hơn một
số chiến hữu của tôi đã hy sinh trong thời chiến, khi họ còn rất trẻ, chưa có
vợ con. Ngay cái đêm làm nhiệm vụ trinh sát đồn giặc, tổ chúng tôi 3 người đi
trinh sát bị trúng mìn quân giặc thì hai bạn tôi đã hy sinh tại chỗ, còn tôi bị
thương, may mà tôi vẫn còn sống cho đến bây giờ. Thế là phúc lắm rồi!”
Ông Lê Tại hay nói với mọi người như thế và ông sống rất
giản dị, chân thật, không công thần. Ông ấy không bao giờ kêu ca, than thở khi
đời sống có khó khăn, chật vật. Tuy hiện nay tiền lương ông còn thấp, nhà cửa
thì đơn sơ loại nhà cấp 4, ở khu tập thể cơ quan, nhưng ông vẫn yên tâm sống
vui vẻ với người vợ già một cách yêu thương tình cảm.
Tôi không phải là em ruột của ông ấy, nhưng ông bà ấy
coi tôi như một người em ruột vậy. Vì tôi có cái duyên được gặp gỡ chuyện trò
với ông từ thời còn nhỏ ở quê, cho đến khi ra tập kết ở miền Bắc ở Nghệ -Tĩnh,
rồi ra Hà Nội và sau này khi đất nước hòa bình thống nhất Bắc Nam, tôi về Huế
dạy trường Đại học Tổng hợp Huế. Gia đình vợ con tôi về Huế, gia đình ông Tại
cũng về Huế. Cho nên ông và tôi lại được gần gũi nhau và có nhiều cơ hội chuyện
trò tâm sự nhiều chuyện về gia đình, bà con họ hàng, làng xóm. Hàng tuần, tôi
đều ghé đến nhà ông bà Tại thăm chơi và đưa sách báo cho ông đọc.
Tuy ông tuổi đã cao
(đến 90), nhưng ông rất minh mẫn và thích đọc sách về Lịch sử, Văn hóa-Nghệ
thuật. Đặc biệt là ông rất thích ca hát về những bài ca đi theo năm tháng. Mỗi
lần đến chơi với ông Tại là hai ông và tôi cùng nhau hát lại những bài ca từ
ngày xưa thời trai trẻ và cả những bài về sau này. Những bài ca luôn luôn đọng
lại mãi trong lòng chúng tôi là những bài như: Thiên Thai (của Văn Cao), Xuân
và Tuổi trẻ(của La Hối), Đàn chim Việt (của Văn Cao), Nụ cười Sơn cước(của Tô
Hải), Sơn nữ ca(của Trần Hoàn), Câu hò bên bờ Hiền Lương(của Hoàng Hiệp), Tình
ca(Hoàng Việt), Những ánh sao đêm(của Phan Huỳnh Điểu), Khúc tâm tình của người
Hà Tĩnh (của Hoàng Vân), Ông thương binh về làng(của Nguyễn Đức Toàn),v.v…
Hiện nay tuy ông
tuổi già sức yếu, nhưng ông rất cố gắng sinh hoạt trong câu lạc bộ “Ca hát
những bài ca đi cùng năm tháng” của tp. Huế. Câu lạc bộ này do ông nguyễn Thế
Linh phụ trách. Mỗi tháng CLB sinh hoạt một lần ca hát cùng nhau rất vui vẻ và
họ chia sẻ với nhau qua lời ca, tiếng hát một cách thiết tha, đậm đà tình nghĩa
mà quên bớt những lo lắng, ưu phiền riêng tư, gia đình, xã hội…
Vào những dịp lễ Quốc khánh 2-9, lễ Giải phóng miền Nam
thống nhất đất nước 30-4, ông
rất nhiệt tình đi tập hát mấy buổi liền ở CLB ca hát để kịp biểu diễn vào dịp
lễ ở thành phố. Điều đó làm cho tôi rất xúc động. Tôi nghĩ rằng, chắc quỹ thời
gian của cuộc đời ông còn quá ngắn ngủi nên ông muốn thể hiện sự cố gắng về
tinh thần của ông rất lạc quan yêu đời để cho con cháu ông yên tâm, phấn khởi.
Không những thế, ông còn lo chăm sóc sức khỏe cho bà Trần Thị Cưu(vợ ông) khi
ốm đau, bệnh tật. Ngoài ra, ông rất quan tâm đến bà con trong khối phố. Ông
sống rất gần gũi, tôn trọng ý kiến của dân nên được dân chúng rất quý trọng.
Đối với con cháu, ông luôn tâm tình khuyên răn nhẹ nhàng để con cháu biết được
điều hay lẽ phải mà sống cho tốt với mọi người, với bà con, xóm làng.
Càng được gần ông Tại, tôi đã học được nhiều đức tính tốt của
ông. Nhất là tính bình tĩnh ôn hòa, không bao giờ bức xúc lên tiếng to quát
mắng con cháu hoặc nổi nóng với ai cả. Ông dùng những lời lẽ ôn tồn để thuyết
phục, khuyên bảo mà thôi. Mặt khác, ông còn là người thương binh rất chịu khó
tập thể dục và giữ vệ sinh cho bản thân và nhà cửa của gia đình cũng như của
tập thể rất chu đáo.
Nhiều người bà con, bạn bè, quen biết ông và dân
chúng trong khu phố đều nói
ông là người thương binh rất hiền hậu, mẫu mực trong mọi sinh hoạt, phong trào
công tác ở khu dân cư. Thật là xứng đáng là người cựu chiến binh của lính cụ Hồ.
NHT
Khu Đô thị Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội
25-7-2013
nghongtran38@gmail.com
ĐI TÌM LIỆT SỸ VÔ DANH
(Kỷ niệm ngày thương binh, liệt sỹ 27/07, viết tặng chị
Maimai1960 có người anh trai đã hy sinh chiến trường Quảng trị, tưởng nhớ đến
các anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh gìn giữ hòa bình cho
đất nước)
Chiến tranh đi qua
Vết thương lành da, nổi đau còn nhức nhối
Bao người mẹ mất con
Vợ mất chồng
Con mất cha
Em gái mất anh
Đồng đội mất nhau
Vẩn âm thầm tìm kiếm
Hành trình tìm mộ các anh
Từ mái tóc xanh nay bạc màu sương khói
Có những người em đi tìm anh trai
Qua bao đồng hoang cỏ vắng
Qua bao nắng cháy da người
Qua lớp lớp trùng trùng
Mộ phần của những người đã khuất
Hy vọng mong manh
Tìm được mộ phần anh
An ủi người mẹ già
Suốt cuộc đời mỏi mòn trong chờ đợi
Nước mắt mẹ qua những đêm đông
Chảy dài thành sông, thành suối
Mong đón nhận đứa con lần cuối
Trở về với nấm đất
quê hương …
Đi tìm mộ liệt sỹ vô danh
Tên tuổi các anh sống mãi cùng đất nước
Đã bao năm kiếm tìm vô vọng
Thịt xương các anh hòa vào sông núi
Hồn thiêng các anh trong lòng dân tộc
Cho muôn đời đất nước được bình yên
Để hôm nay con, cháu thắp lửa thiêng
Ghi nhớ công ơn: Anh hùng Liệt sỹ
Mãi sáng bảng vàng: Tổ quốc ghi công.
Sài Gòn 26/07/13
Hương Bình
binhgiang29@yahoo.com.vn